Hệ Thống Asxh, Bhxh Trên Thế Giới Và Việt Nam

nhà kinh tế học cổ điển luôn nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Luận điểm này cũng được Adam Smith ủng hộ mạnh mẽ “loài người đừng có hy vọng, trông chờ vào lòng từ thiện và lòng nhân ái của con người mà hãy nói tới lợi ích của họ. Đặc trưng của con người là luôn bị thúc đẩy bởi động cơ lợi ích cá nhân theo nguyên tắc bỏ ra ít mà thu về nhiều .

Thuật ngữ “lựa chọn trong thuyết sự lựa chọn duy lý của người tiêu dùng được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử d ng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được m c tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi của m c đích đây không chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần. Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích của xác suất thành công của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành động đó là lớn nhất. Tức là Homans đã nhấn mạnh đến đặc trưng thứ hai của sự lựa chọn hợp lý là quá trình tối ưu hoá. Weber nhấn mạnh, các cá nhân hành động không chỉ ảnh hưởng bởi động cơ duy nhất là lợi ích mà còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, tinh thần [13]. Trong lý thuyết hành động tổng quát, Parsons mượn quan điểm của Weber: cốt lòi của mọi hành động xã hội là ý nghĩa, do đó để hiểu được hành động phải hiểu được ý nghĩa gắn với hành động đó. Mặt khác, Parsons cũng chấp nhận quan điểm của Durkheim rằng có một trật tự đạo đức điều khiển xã hội. Từ đó, Parsons xây dựng khái niệm "khung tham chiếu hành động", c thể hóa hơn lập luận của Weber, để hiểu hành động cần hiểu được bản chất chủ quan của hành động, tức là hiểu ý nghĩa của nó nhưng tiếp đó phải tiến đến phân tích các m c tiêu và phương tiện xung quanh hành động, những điều này nảy sinh trong bối cảnh các giá trị và chuẩn mực hình thành một cách tập thể. Đây chính là khung tham chiếu hành động, trong đó là sự định hướng mang tính chuẩn mực của con người định hướng vào các niềm tin, giá trị, chuẩn mực. Weber cho rằng giá trị, chuẩn mực xã hội cũng là những yếu tố chi phối sự lựa chọn cá nhân Như vậy, nếu ý nghĩa là thành phần cơ bản của hành động trong quan niệm

của Weber thì đối với Parsons chính cái định hướng chuẩn mực nói trên mới là thành phần cơ bản của hành động.

Parsons đưa ra quan niệm "voluntarism", theo nghĩa như là những quá trình ra quyết định mang tính chủ quan của chủ thể, nhưng những quyết định này lại là kết quả của những câu thúc mang tính chuẩn mực cũng như của tình huống. Cấu trúc xã hội và những thể chế lớn luôn hàm chứa những tương tác của con người với xã hội và vai trò của nhà xã hội học là quy những khái niệm thành những hành động xã hội có thể nhận thức được

Các nhà khoa học cho rằng “xã hội hiện đại mang đặc điểm bằng sự hợp lý “tính toán có cân nhắc, thực tế phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện một mục tiêu cụ thể bất kỳ và trong xã hội hiện đại, chính trị kinh doanh và thậm chí các mối quan hệ cá nhân đều tính đến hoạt động nhằm m c đích tạo ra những kết quả c thể (Weber), sau này S. Popkin tiếp t c phát triển và đưa ra khái niệm về “con người kinh tế , theo đó, con người kinh tế (economic man) được hiểu là một giả thuyết trong lý thuyết kinh tế, đòi hỏi các cá nhân hành động một cách hợp lý để minh định m c tiêu và có quyết định phù hợp với m c tiêu đó. Như vậy, một nhà doanh nghiệp sẽ đề ra một m c tiêu tối đa hoá lợi nhuận và sẽ điều chỉnh sản lượng và giá cả để hoàn thành m c tiêu đó; người tiêu th sẽ tìm cách tối đa hoá tiện ích hoặc thoả mãn

và sẽ xác định sức mua theo thị hiếu đối với các sản phẩm và giá cả tương ứng của các sản phẩm đó3. Về cơ bản lý thuyết sự lựa chọn hợp lý được sử d ng để giải thích hành vi của con người dựa trên cơ sở của sự tính toán hợp lý giữa “cái được và “cái mất khi quyết định thực hiện hành vi hay nói cách khác, hành vi của con người luôn luôn được thực hiện dựa trên sự tính toán, cân nhắc trước khi hành động. Do vậy, trong quá trình xem xét cá nhân người lao động và người sử d ng lao động lựa chọn tham gia hoặc không tham gia BHXH (kể cả trốn tham gia BHXH) được

nhìn nhận dựa trên giữa tính toán về lợi ích được và mất mà theo họ là có lợi nhất cho mình khi tham gia BHXH. Điều này cũng được xem xét gắn với các đặc trưng của quan hệ lao động trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với các chính sách về lao động, an sinh xã hội của Nhà nước, nơi mà các thay


3 Christopher Pass, Bryan Lowes, Leslie Davies (1994): Từ điển kinh tế (tài liệu lưu hành nội bộ), Trung tâm nghiên cứu và đào tạo khoa học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

đổi của thị trường không phải hoàn toàn thuần tuý xuất phát từ các quan hệ thị trường mà còn có vai trò của nhà nước trong định hình các thể chế, chính sách để đảm bảo các m c tiêu phát triển bền vững về mặt xã hội, công bằng xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

2.2.3. Lý thuyết vòng đời

Cách tiếp cận lý thuyết vòng đời cho biết cuộc đời con người là một quá trình cho biết cuộc đời con người là một quá trình sống gồm nhiều giai đoạn, m i giai đoạn đòi hỏi một số loại chính sách ASXH khác nhau, chia làm 5 nhóm:

Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội - 8

- Lứa tuổi trước khi đến trường bao gồm giai đoạn bào thai và thơ ấu. Giai đoạn này đòi hỏi các chính sách ASXH như chế độ thai sản, trợ cấp trẻ em, trợ cấp tử tuất (khi bố mẹ mất, con hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng cho đến năm 18 tuổi).

- Lứa tuổi đến trường đòi hỏi chính sách ASXH trong giáo d c như h trợ học bổng, chính sách trợ cấp trẻ em mồ côi và trợ cấp tử tuất.

- Lứa tuổi thanh niên, tham gia thị trường lao động, với các rủi ro thất nghiệp, ốm đau, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đòi hỏi các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm ốm đau/bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

- Lứa tuổi lao động đòi hỏi hầu hết các chính sách ASXH như bảo đảm việc làm, thu nhập, giảm nghèo đến trợ giúp xã hội đột xuất, thường xuyên, BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

- Lứa tuổi già với nhiều rủi ro có thể có như suy giảm khả năng lao động, sức khoẻ giảm sút, bệnh tật, giảm/không có thu nhập, giảm vai trò, vị thế xã hội nên đòi hỏi các chính sách ASXH về hưu trí, trợ cấp cho người cao tuổi và các trợ giúp xã hội cần thiết khác [15].

Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP, 2015) khi đánh giá về hệ thống ASXH ở Việt Nam đã nhận định “không phải tất cả các giai đoạn của vòng đời con người đều được hỗ trợ… Hệ thống ASXH bỏ sót nhóm giữa , tức là ít/ chưa quan tâm đến người lao động trong độ tuổi lao động trong khu vực phi chính thức, không có quan hệ lao động, do vậy, đa số người cao tuổi Việt Nam sẽ không có bảo hiểm hưu trí khi hết tuổi lao động (nam: 60 tuổi; nữ: 55 tuổi).

Theo lý thuyết vòng đời, mức độ tiết kiệm của cá nhân không chỉ ph thuộc vào thu nhập theo quy luật tâm lý do M. Keynes phát hiện, mà còn ph thuộc vào

các yếu tố khác như mức của cải, thu nhập kỳ vọng trong tương lai và tuổi tác của họ và các yếu tố khác của hệ thống ASXH (thể chế, chính sách về ASXH, thể chế tài chính, các đối tác tham gia: nhà nước, khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, hiệp hội, tổ chức từ thiện…) [12]. Có một quy luật được rút ra là hệ thống ASXH chính thức của nhà nước càng yếu kém thì người dân các phải dựa vào hệ thống ASXH phi chính thức của họ. Do vậy, trong nghiên cứu này, việc xem xét lại thực trạng hệ thống BHXH trong doanh nghiệp nhằm tìm kiếm các giải pháp mở rộng độ bao phủ của BHXH trong khu vực chính thức, có quan hệ lao động nhằm thực hiện m c tiêu hướng tới một hệ thống BHXH hiện đại, có chất lượng, bền vững và toàn dân.

2.3. Hệ thống ASXH, BHXH trên thế giới và Việt Nam

Với ý nghĩa là thước đo trình độ phát triển của một quốc gia, ASXH luôn là m c tiêu phấn đấu của tất cả các quốc gia, dù ở bất kỳ thể chế chính trị nào. Từ phương diện tiếp cận quyền con người, quyền công dân, chính sách ASXH của quốc gia chính là sự phúc đáp của nền quản trị, nhà nước đối với các quyền cơ bản, thiết yếu của con người, của công dân, mà ở đó, cử tri đánh giá, cảm nhận về sự chăm lo của nhà nước thông qua chính chất lượng cuộc sống của mình.

Đảng Cộng sản Việt Nam cũng ban hành nhiều quan điểm, đường lối về xây dựng và phát triển hệ thống ASXH phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Điều 34 của Hiến pháp (2013) đã ghi nhận “Công dân có quyền được đảm bảo ASXH . Tuy nhiên, hệ thống chính sách ASXH, BHXH của Việt Nam còn rất non trẻ, mặc dù đã tiến gần tới các nguyên tắc của hệ thống ASXH, BHXH hiện đại nhưng vẫn cần được cải cách liên t c để phù hợp với chuẩn mực quốc tế và đảm bảo m c tiêu công bằng xã hội, bảo đảm quyền ASXH cho người dân, phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước.

2.3.1. Hệ thống ASXH, BHXH trên thế giới

Sự phát triển của hệ thống ASXH nói chung và hệ thống BHXH nói riêng gắn với 2 mô hình Nhà nước xã hội của Otto Von Bismark (Đức) và mô hình Nhà nước phúc lợi của Lord Beverodge (Anh).

- Giai đoạn hình thành

Giai đoạn từ những năm 80 của thế kỷ 19 đến những năm 20 của thế kỷ 20 được cho là giai đoạn hình thành với khởi đầu là việc thiết lập hệ thống BHXH dựa

trên luật pháp của nước Đức. Nhà nước Đức đã ban hành liên t c ba luật (1) Luật bảo hiểm y tế năm 1883; (2) Luật bảo hiểm tai nạn lao động năm 1884; (3) Luật bảo hiểm cho người tàn tật và người cao tuổi năm 1889. Ba luật này được coi là mở màn cho việc hình thành hệ thống BHXH, mặc dù tỷ lệ hưởng chỉ ở mức thấp bằng khoảng 30-40% lương, nhưng đã đánh dấu việc hình thành chính sách bảo hiểm xã hội với bản chất cơ bản là sự kết hợp hài hòa giữa nghĩa v và quyền lợi, với m c tiêu cơ bản là giải quyết các n i lo về rủi ro, về tương lai của các thành viên tham gia vào hệ thống BHXH. Đến năm 1927, do tình trạng nhiều lao động mất việc làm, thất nghiệp, Nhà nước đã ban hành Luật bảo thiểm thất nghiệp, dựa trên sự kết hợp giữa dịch v hướng nghiệp, sắp xếp việc làm và trả một phần nhỏ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Nhìn chung, chính sách BHXH của Đức giai đoạn này đã thể hiện được nguyên tắc cơ bản là “phát huy công bằng xã hội , nghĩa là chính sách BHXH dựa trên sự tương ứng giữa quyền lợi bảo hiểm và quá trình đóng góp và sau này cũng là một nguyên tắc cơ bản của Đức khi xây dựng “mô hình nhà nước xã hội .

Tại Mỹ, đến năm 1935, đã ban hành “Luật ASXH , lần đầu tiên đề cập tới khái niệm về ASXH, thiết lập hệ thống ASXH. “Luật ASXH Mỹ bao gồm 5 nội dung liên quan tới người cao tuổi, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp người khiếm thị nghèo, trợ giúp người cao tuổi nghèo và trẻ chưa thành niên không người chăm sóc. Luật ASXH của Mỹ đã xác định BHXH làm một thành phần quan trọng của hệ thống ASXH quốc gia, khẳng trách nhiệm trọng đại của Nhà nước và xã hội trong việc cung cấp các dịch v ASXH, và quyền lợi cơ bản của các thành viên trong xã hội khi nhận được các h trợ từ hệ thống này. Mức trợ giúp và chất lượng trợ giúp đều được nâng cao; hơn nữa hợp phần BHXH được đánh giá thật sự có ý nghĩa khi mà độ bao phủ, tính phổ biến và giá trị h trợ đều cao hơn so với hợp phần trợ giúp xã hội, từ đó những thành viên trong xã hội đã đạt được tới mức độ được bảo đảm an sinh phổ biến [12].

- Giai đoạn phát triển

Giai đoạn này bắt đầu từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2, năm 1948, lần đầu tiên trong lịch sử ASXH, nước Anh tuyên bố thành lập “Nhà nước phúc lợi .

Năm 1944, thủ tướng Anh lúc đó là Winston Churchill đã giao cho học giả kinh tế Beveridge soạn thảo “kế hoạch an sinh công của nước Anh (sau này được gọi là “Báo cáo Beveridge ) dựa trên hai báo cáo nghiên cứu nổi tiếng là “BHXH và những dịch v đồng nhất (1942) và “Việc làm đầy đủ trong xã hội tự do (1944) của Beveridge. Ý tưởng chủ yếu của báo cáo là đề ra những nguyên tắc về một nhà nước phúc lợi, đó là (1) phải đảm bảo cho toàn dân không lâm vào cảnh bệnh tật, đói nghèo, thất nghiệp và lâm vào cảnh khốn cùng vì những rủi ro; (2) Nhà nước phải đảm bảo cho mọi công dân từ lúc sinh ra cho tới lúc chết đi đều được đảm bảo an toàn, phòng tránh được những rủi ro và bất hạnh trong cuộc sống, và chủ trương thiết lập một chế độ BHXH toàn dân.

Ngày 25/6/1952, Hội nghị toàn thể thành viên của ILO đã thông qua Công ước số 102 - Công ước về qui phạm tối thiểu. Công ước này được coi là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phát triển hệ thống ASXH trên thế giới, đánh dấu ASXH đã trở thành một sự nghiệp toàn cầu hóa, không chỉ ở các quốc gia đã phát triển mà những quốc gia đang phát triển cũng đã thiết lập cho quốc gia mình một hệ thống ASXH. Nội dung của ASXH bao gồm 9 chế độ trợ cấp c thể, đó là: 1). Chăm sóc y tế - 2. Trợ cấp ốm đau - 3. Trợ cấp thất nghiệp - 4. Trợ cấp tuổi già (hưu bổng) - 5. Trợ cấp tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp - 6. Trợ cấp thai sản - 7. Trợ cấp tàn tật -

8. Trợ cấp tiền tuất - 9. Trợ cấp gia đình.

Trong số 9 chế độ này trừ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình, 7 chế độ còn lại đều dùng trợ cấp bằng tiền mặt. Tuy nhiên, Công ước cũng chỉ rò do điều kiện kinh tế - xã hội của m i nước khác nhau nên sự đáp ứng các chế độ của hệ thống ASXH cũng có phạm vi rộng hẹp khác nhau. Vì vậy mà Công ước 102 cũng chỉ đưa ra những qui phạm tối thiểu về ASXH, hơn thế nữa, Công ước cũng qui định rò các nước phê chuẩn Công ước này phải thiết lập ít nhất 3 chế độ trong 9 chế độ và phải đảm bảo bao gồm: hoặc chế độ trợ cấp thất nghiệp, hoặc trợ cấp tuổi già, hoặc trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hoặc trợ cấp tàn tật, hoặc trợ cấp tiền tuất, tuỳ theo sự lựa chọn của m i quốc gia.

ASXH đã được tất cả các nước thừa nhận như là một trong những quyền của con người. Ngày 25/6/1952 Hội nghị toàn thể thành viên của ILO đã thông qua

Công ước số 102 - Công ước về qui phạm tối thiểu. Nội dung của ASXH bao gồm 9 chế độ trợ cấp c thể:

1. Chăm sóc y tế.

2. Trợ cấp ốm đau.

3. Trợ cấp thất nghiệp.

4. Trợ cấp tuổi già (hưu bổng)

5. Trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

6. Trợ cấp thai sản.

7. Trợ cấp tàn tật.

8. Trợ cấp tiền tuất

9. Trợ cấp gia đình

Trong số 9 chế độ này trừ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình, 7 chế độ còn lại đều dùng trợ cấp bằng tiền mặt. ASXH hiện nay đã được áp d ng ở hầu hết các nước. Tuy nhiên, Công ước cũng chỉ rò do điều kiện kinh tế xã hội của m i nước khác nhau nên sự đáp ứng các chế độ của hệ thống ASXH cũng có phạm vi rộng hẹp khác nhau. Vì vậy mà Công ước 102 cũng chỉ đưa ra những qui phạm tối thiểu về ASXH, hơn thế nữa, Công ước cũng qui định rò các nước phê chuẩn Công ước này phải thiết lập ít nhất 3 chế độ trong 9 chế độ và phải đảm bảo bao gồm: hoặc chế độ trợ cấp thất nghiệp, hoặc trợ cấp tuổi già, hoặc trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hoặc trợ cấp tàn tật, hoặc trợ cấp tiền tuất, tuỳ theo sự lựa chọn của m i quốc gia.

Như vậy, nếu xem xét nội dung của ASXH dưới góc độ các chế độ thì ASXH được cấu thành cơ bản bởi 9 chế độ. Song qua các tài liệu nghiên cứu của ILO thì ASXH được biết đến với những bộ phận như sau:

- BHXH

Đây là bộ phận chủ yếu, tr cột, đóng vai trò quyết định của hệ thống ASXH. BHXH là sự bảo vệ mang tính chất xã hội đối với người lao động và gia đình họ thông qua việc đóng góp vào Quỹ BHXH để trợ cấp cho người lao động trong các trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập gây ra bởi các biến cố như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già, thất nghiệp...

- Cứu trợ xã hội (Trợ giúp xã hội)

Đây chính là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bất hạnh rủi ro, nghèo đói không đủ khả năng để tự lo cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Nguồn tài chính đảm bảo thực hiện cứu trợ xã hội được hình thành chủ yếu từ Nhà nước, sự hảo tâm, từ thiện của các tổ chức, cộng đồng dân cư mà đối tượng hưởng không phải đóng góp trực tiếp.

- Trợ cấp từ quĩ công cộng

Hình thức trợ cấp này cho phép tất cả công dân và cả những người đã định cư dài hạn trong khu vực gặp phải những khó khăn, bất hạnh được hưởng các trợ cấp, trước tiên là người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, goá b a... Nét đặc biệt của hệ thống này là nguồn tài chính được đảm bảo bởi Nhà nước, toàn bộ hoặc phần lớn được lấy từ các quĩ công cộng mà đối tượng không phải đóng góp, mức trợ cấp thường là đồng nhất. Một số nước phát triển còn thiết lập các dịch v y tế, chăm sóc sức khoẻ miễn phí toàn dân hoặc một số dịch v chăm sóc khác mà chi phí phần lớn từ các quĩ công cộng, còn lại đối tượng đóng góp một phần...

- Trợ cấp gia đình

M c đích của Trợ cấp gia đình nhằm đáp ứng một nhu cầu xã hội, làm giảm bớt sự phân biệt mức sống giữa các gia đình đông con, ít con và các gia đinh khác, tạo sự bình đẳng, cơ may trong đời sống cho mọi trẻ em. Mức trợ cấp gia đình ở phần lớn các nước là thấp và thường do chủ sử d ng lao động đóng góp có sự đỡ đầu của Nhà nước. Một số nước tiến bộ có hệ thống trợ cấp gia đình do Nhà nước thiết lập và thực hiện dựa trên nguyên tắc dịch v công cộng với danh nghĩa bù đắp chi tiêu gia đình, không liên quan đến lao động, việc làm.

- Chế độ bảo vệ của chủ sử dụng lao động

Chế độ bảo vệ của chủ sử d ng lao động được hình thành trên cơ sở trách nhiệm của chủ sử d ng lao động đối với các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra với người lao động trong quá trình lao động. Hầu hết các nước đều qui định chủ sử d ng phải trả một khoản trợ cấp và chăm sóc y tế cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Người sử d ng lao động có thể tự chi trả các cơ quan bảo hiểm bằng việc mua trước bảo hiểm cho người lao động.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí