Những Tác Động Cơ Bản Của Tập Đoàn Kinh Tế Việt Nam


gây không ít trở ngại khó khăn cho những doanh nghiệp này hòa nhập với môi trường hội nhập quốc tế.

2.3.2 Về cơ chế công khai tài chính

Cách thức duy nhất để tập đoàn công khai tài chính là công bố rộng rãi báo cáo tài chính ra công chúng. Ở Việt Nam chất lượng, độ chính xác của các báo cáo tài chính hợp nhất trong tập đoàn kinh tế đã ít nhiều đã có chuyển biến tích cực. Các tập đoàn tư nhân với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đã và đang cung cấp cho các nhà đầu tư các bản báo cáo tài chính minh bạch, giúp cho các quyết sách kinh doanh đầu tư trở nên kịp thời. Các tập đoàn tư nhân cũng như Nhà nước đã dần dần hợp tác với các công ty kiểm toán uy tín hàng đầu thế giới như tập đoàn FPT, Vinashin chỉ định KPMG làm kiểm toán độc lập, Hòa Phát và Deloitte ký hợp đồng kiểm toán, Petro Vietnam cũng có quyết định chọn một trong 4 đại gia của Big4 làm kiểm toán độc lập...Tuy nhiên, hiện nay còn khá nhiều tập đoàn chưa công khai báo cáo tài chính hợp nhất kịp thời, các tập đoàn Nhà nước thì hầu như không công bố, báo cáo tài chính sau khi được kiểm toán lại phát hiện rất nhiều sai phạm như doanh thu, lợi nhuận thường giảm đi so với báo cáo chưa kiểm toán, lỗ trong các tập đoàn lại được biến thành lãi, hoặc báo cáo lãi thành lỗ để trốn thuế hay đòi hỏi yêu sách trợ giúp từ Nhà nước…Chẳng hạn, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, năm 2007, EVN đã bỏ sót hơn 600 tỷ đồng lợi nhuận (Số liệu tập đoàn công bố là 4.216,5 tỷ đồng trong khi báo cáo kiểm toán là 4.376,4 tỷ đồng) 13. Một ví dụ khác nữa về thiếu công khai trong các tập đoàn là Tập đoàn Mai linh công bố Báo cáo tài chính 2007 tiêu đề thì ghi Báo cáo tài chính đã kiểm toán nhưng nội dung lại không chịu đưa ra báo cáo ý kiến của kiểm toán viên hòng che mắt các nhà đầu tư về khoản lỗ của mình. Điều này sẽ gây ra những hiểu lầm và đánh giá sai lệch tình hình kinh doanh của các tập đoàn và là nguyên nhân sâu sa của các rủi ro tài chính cũng như sự kém phát triển trong nền kinh tế quốc gia.

2.4. Những tác động cơ bản của tập đoàn kinh tế Việt Nam


2.4.1 Khuyến khích cạnh tranh


13 http://kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1873


Từ khi xuất hiện các tập đoàn Nhà nước cũng như tư nhân đã tạo ra được doanh nghiệp quy mô lớn, đa ngành nghề, đặc biệt tập đoàn tư nhân còn đa sở hữu. Chính điều này đã tạo ra động lực cạnh tranh không chỉ giữa các tập đoàn mà còn với cả các thành phần kinh tế khác. Mà trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu được, nó giúp cho các doanh nghiệp phát triển, nâng cao khả năng kinh doanh, không ngừng đổi mới, vươn lên để bắt kịp, để vượt qua đối thủ và tập đoàn cũng không nằm ngoài quy luật này. Trong thời gian qua với việc các tập đoàn như FPT, EVN, VNPT đều cùng kinh doanh dịch vụ viễn thông, cạnh tranh lẫn nhau, cạnh tranh với Tổng công ty viễn thông Quân đội Viettel đã giúp cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn dịch vụ, được hưởng những dịch vụ hiện đại, cải tiến liên tục và giá cả phù hợp hơn.

2.4.2 Tạo tiền đề cho tình trạng độc quyền


Bên cạnh việc khuyến khích cạnh tranh, các tập đoàn ở Việt Nam cũng gây ra rất nhiều tình trạng độc quyền. Trong nhiều trường hợp, các tập đoàn kinh tế điển hình là tập đoàn Nhà nước lại đóng góp tài chính cho các tiến trình chính trị, qua đó chúng gây áp lực nhất định với bộ máy quyền lực nhằm đảm bảo những lợi ích kinh doanh. Luật Cạnh tranh đã chính thức có hiệu lực từ 1/7/2005 là rất cần thiết nhưng chưa đủ để tạo môi trường cạnh tranh công bằng và kiểm soát mọi hành vi độc quyền. Các tập đoàn đặc biệt tập đoàn Nhà nước đã cho thấy hầu hết các đơn vị này đang chi phối thị trường trong những ngành, lĩnh vực hoạt động chính của mỗi tổng công ty. Ngay cả tập đoàn tư nhân là FPT cũng được trao quyền cung cấp quyền dùng sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ Internet cùng với Viettel, VNPT mà không phải trả giá dưới bất cứ hình thức nào.

Một thực trạng của tình trạng độc quyền hiện nay là sự “độc quyền được ban tặng” cho khu vực tập đoàn Nhà nước trong khi lại không có bất cứ sự hỗ trợ nào cho khu vực tập đoàn tư nhân. Nếu như các tập đoàn lớn (từng phải hầu tòa vì độc quyền như tập đoàn điện thoại Bell, tập đoàn phần mềm Microsoft hay mới đây nhất vào tháng 5 năm 2009 là tập đoàn Intel) đã phải trải quan quá trình cạnh tranh khốc liệt để vươn lên chiếm lĩnh thị trường thì các tổng công ty, một số tập đoàn kinh tế


nước ta đặc biệt là các tập đoàn Nhà nước lại được Nhà nước giao mà không kèm bất cứ nghĩa vụ nào. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong hoạt động của các tổng công ty Nhà nước, tập đoàn kinh tế Nhà nước. Nhìn từ góc độ độc quyền, sự tăng trưởng mạnh của một số tập đoàn kinh tế Nhà nước trong thời gian qua không phải do năng lực quản lý, trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh…mang lại mà do vị thế độc quyền. Viễn thông, điện lực đều có tốc độ tăng trưởng cao nhưng giá dịch vụ còn cao hơn so với khu vực mặc dù giai đoạn gần đây đã giảm giá khá nhiều lần và mức đầu tưu rất lớn từ Nhà nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phân bố nguồn lực toàn xã hội và năng lực cạnh tranh của các ngành liên quan. Sự tăng trưởng của ngành độc quyền cần được xem xét kỹ hơn khi các yếu tố đầu vào vẫn đang được bao cấp về giá.‌

3. Đánh giá chung


3.1 Những kết quả đạt được sau khi một số tập đoàn ra đời


Qua quá trình hoạt động của một số tập đoàn trong thời gian qua cho thấy, mô hình tập đoàn đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp lớn cho nền kinh tế, đồng thời là một phần công cụ để điều tiết vĩ mô hiệu quả. Các tập đoàn nhà nước với việc nắm giữ những ngành, lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế luôn duy trì tăng trưởng cao so với khu vực doanh nghiệp Nhà nước nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Quy mô vốn tăng trưởng liên tục ở mức cao đã dần khắc phục một phần tình trạng thiếu vốn cố hữu và quy mô vốn nhỏ trong mô hình này. Các tập đoàn tư nhân cũng không phải là ngoại lệ, với sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn, tài sản, quy mô và danh tiếng đã cho thấy hiệu quả của mô hình tập đoàn và đóng góp được một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước.

3.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối khả quan


Từ khi ra đời các tập đoàn đã đạt được rất nhiều kết quả kinh doanh khả quan. Về quy mô vốn, các tổng công ty 91 với tiêu chí 1.000 tỷ đồng vốn pháp định áp dụng với tổng công ty 91 trong Quyết định 91/TTg thì đến năm 2005, chỉ duy nhất tổng công ty Cà phê Việt Nam không đạt tiêu chí về vốn nhưng nếu tính mức bình


quân thì quy mô vốn mỗi tổng công ty khá lớn, đạt 25 nghìn tỷ đồng (năm 2005). Các doanh nghiệp tư nhân theo điều tra năm 2006 có đến 96,81% doanh nghiệp tư nhân có lao động dưới 300 người và vốn dưới 625 ngàn USD. Nhưng đến khi các tập đoàn ra đời, quy mô vốn đã tăng vượt bậc, chẳng hạn như Tập đoàn Dầu khí năm 2008 có tổng nguồn vốn lên tới mấy trăm ngàn tỷ đồng,

Các tập đoàn cũng đóng góp được khá nhiều cho nền kinh tế quốc gia. Năm 2008, khối 18 tập đoàn và tổng công ty Nhà nước đạt tổng doanh thu 753 ngàn tỷ đồng, đóng góp đến 40% GDP toàn quốc, lợi nhuận đạt 111 ngàn tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 150 ngàn tỷ đồng chiếm khoảng 37% tổng nộp ngân sách Nhà nước. Riêng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có doanh thu lên tới hơn 280 ngàn tỷ đồng, chiếm trên 20% GDP toàn quốc, nộp ngân sách đạt 121,8 ngàn tỷ đồng, chiếm trên 31% tổng thu ngân sách Nhà nước, kim ngạch xuất khẩu đạt 11,15 tỷ USD, chiếm trên 18% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Các tập đoàn tư nhân cũng tăng trưởng khá nhanh, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cao dẫn đến nguồn nộp ngân sách cũng tăng cao lên.

3.1.2 Hiệu quả kinh doanh của một số tập đoàn cũng khá cao:


Sức sản xuất của vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt 1,44 năm 2005; 1,23 vào năm 2006, tập đoàn Than khoáng sản là 0,92 năm 2006, các tập đoàn tư nhân thì lại càng cao, FPT năm 2005- 2008 sức sản xuất của vốn đều từ 2,5 đến 3,8. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng chứng minh một mức độ tăng trưởng khá tốt ở các tổng công ty tập đoàn Nhà nước cũng như tư nhân.

Bảng 2.11: Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu năm 2005 - 2008



Tập đoàn

2005

2006

2007

2008

Tập đoàn Dầu khí

13.18%

12.61%

8.98%


Tập đoàn Than - Khoáng sản

11.38%

9.17%

9.30%

11.64%

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

23.93%

28.98%

21.51%

23.96%

Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm

0.00%

0.00%

0.00%

5.28%

Tập đoàn Điện lực

9.94%

4.56%

5.93%

1.75%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Sự phát triển của mô hình tập đoàn ở Việt Nam - Thực trạng và hướng phát triển - 8


Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy

6.13%

5.59%

3.16%

2.64%

Tập đoàn Công nghiệp Cao su


31.78%

33.14%

30.34%

Tổng công ty Hàng hải

6.62%

4.90%

5.88%


Tổng công ty Hàng không

2.62%

1.44%

1.72%

0.90%

Tập đoàn FPT

4.15%

5.16%

7.42%

7.43%

Vincom

51.66%

61.03%

73.85%

25.04%

Hòa Phát

0.29%

12.05%

11.23%

10.21%

Kinh Đô

13.47%

17.01%

18.09%

9.95%


(Nguồn: Báo cáo tài chính các tập đoàn và nghiên cứu)


Bảng trên đây đã cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của khối tập đoàn tương đối cao. Đặc biệt VNPT tỷ suất trong 4 năm 2005 – 2008 đều ở mức gần 30%, cá biệt tập đoàn Vincom lên tới trên 50% trong 3 năm liền.

Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của các tập đoàn ở mức cao so với khu vực doanh nghiệp khác, các chỉ số kinh tế đều thể hiện được kết quả kinh doanh khả quan cũng như sự tăng trưởng tích tụ và nỗ lực của bản thân mỗi tập đoàn.

3.1.3 Quy mô tăng trưởng rất nhiều so với trước khi thành lập


Trong Quyết định 91/TTg với tối thiểu 7 đơn vị thành viên thì đến thời điểm thành lập con số này đã là 46 - gấp hơn 6 lần và đến nay con số này vẫn đang tăng. Tập đoàn Dầu khí tại thời điểm thành lập năm 2006 có 27 đơn vị thành viên thì đến nay Tập đoàn đã có 5 tổng công ty và công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ; 14 tổng công ty, công ty do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; 6 công ty liên kết do công ty mẹ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, 4 đơn vị trực thuộc, đầu tư vào rất nhiều công ty liên doanh khác. Tập đoàn Điện lực khi thành lập có 49 đơn vị thành viên và đến giờ tăng lên thành 53 đơn vị thành viên. Đặc biệt Tập đoàn Vinanshin khi thành lập chỉ có 58 công ty con và liên kết thì đến năm 2008 con số này cũng đã tăng lên thành hơn 200. Các tập đoàn tư nhân thì từ những công ty đơn lẻ đã chia tách, mở rộng và phát triển thành Tập đoàn có số lượng thành viên tăng nhanh. Hiện tại tập đoàn FPT bao gồm 12 công ty thành viên, 3 công ty liên kết, 3 đơn vị trực thuộc còn tập đoàn Hòa Phát cũng có 11 đơn vị thành viên, con số này ở


Kinh Đô là 14 công ty thành viên. Nhìn chung, các tập đoàn tư nhân quy mô còn nhỏ hơn các tập đoàn quốc doanh rât nhiều song sự tăng trưởng mở rộng vẫn luôn lan rộng, tạo tiền đề cho một sự tích tụ tập trung bền vững để phát triển tập đoàn.

3.1.4 Thu hút lực lượng lao động đông đảo


Với quy mô lớn, các tập đoàn cũng thu hút được lượng lao động rất lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân. Năm 2005, tổng số lao động trong 18 tổng công ty 91 là 950.672 lao động, trung bình mỗi tổng công ty có gần 52.815 người, cao hơn số lao động bình quân của một số tập đoàn kinh tế của một số quốc gia trong khu vực. Đến năm 2008, lao động trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông là 81.700 người, Tập đoàn Điện lực là 85.432 người, Tập đoàn Công nghiệp Cao su là 88.600 lao động, đặc biệt tập đoàn Dệt May có gần 111 ngàn lao động. Các tập đoàn tư nhân cũng thu hút số lao động tương đối lớn: Tập đoàn FPT năm 2008 có số lao động 9.344 người, tập đoàn Hòa Phát gần 6000 người. Ngoài số lao động làm việc trực tiếp trong các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tập đoàn còn thu hút được lực lượng lao động khổng lồ dưới nhiều hình thức khác nhau như khoản thời vụ, hợp đồng theo công việc, hợp đồng theo sản phẩm. Nếu như quy mô vốn và tài sản trong các tập đoàn tăng nhanh thì số lượng lao động có xu hướng ổn định. Điều này cho thấy đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa các yếu tố đầu vào trong nội bộ tập đoàn, theo đó, yếu tố vốn ngày càng có vị trí quan trọng, cùng với nó là các yếu tố như trình độ công nghệ, trình độ quản lý.

3.1.5 Về đóng góp cho nền kinh tế:


Một số tập đoàn kinh tế đã tạo được những cơ sở ban đầu để phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế và đáp ứng được nhu cầu cung cấp sản phẩm cho quốc gia. Tập đoàn Điện lực cung cấp cho nền kinh tế 94% sản lượng với hệ thống phân phối tới 100% các huyện trên toàn quốc; Tập đoàn Than và khoáng sản cung cấp trên 97% tổng lượng than tiêu thụ trong nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng; Còn đối với các tập đoàn tư nhân, tuy không được hưởng những sự ủng hộ lớn lao hay những độc quyền kinh doanh ban tặng từ Nhà nước song trình độ tích tụ tập trung sản xuất cũng khá cao. Khá nhiều doanh nghiệp tư nhân nắm giữ tỷ trọng thị


phần lớn trong các ngành kinh doanh, sản xuất, dịch vụ tạo nên thế và lực giúp cho tập đoàn tư nhân hình thành và cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thương trường trong nước cũng như quốc tế. Tập đoàn Hòa Phát với công ty ống thép Hòa Phát đã khẳng định được vị thế số 1 về sản xuất và tiêu thụ ống thép tại Việt Nam. Năm 2007, Hòa Phát chiếm giữ đến 40% thị phần sản phẩm ống thép mạ kẽm và 18% thị phần ống thép đen. Các thương hiệu khác của Hòa Phát như điện lạnh, nội thất, máy xây dựng cũng đều giữ vị trí đứng đầu hoặc Top 5 thương hiệu dẫn đầu thị trường. Tập đoàn FPT với công ty con FPT Telecom chiếm 22% thị phần tên miền “.vn”, công ty phân phối FPT chiếm đến 90% thị phần điện thoại tại Việt Nam. Ngoài ra không chỉ chiếm thị phần gần như tuyệt đối ở thị trường nội địa, các tập đoàn nước ta còn dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt các tập đoàn quốc doanh. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Tập đoàn Dầu khí đạt 11,15 tỷ USD, Tập đoàn Dệt may đạt 9,12 tỷ USD. Ngoài ra, các tập đoàn Việt Nam còn trở thành cầu nối, là đối tác để thu hút các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào Việt Nam.

Như vậy, hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam đã có những cơ sở mầm mống, tiền đề và kết quả nhất định. Tuy nhiên, ngoài môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh chung, các yếu tố bên trong của các tập đoàn có khoảng cách đáng kể. Ở một số tập đoàn như FPT, Hòa Phát, Điện lực, Dầu khí, Bưu chính, Hàng không…đã hội tụ cơ bản một số yếu tố ban đầu thì ở một số tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp tư nhân khác, các yếu tố đó mới đang định hình hoặc chưa xuất hiện. Vấn đề không nằm ở tên gọi hay quyết định hành chính mà ở thực lực, ở sức mạnh nội tại, ở khả năng cạnh tranh và năng lực điều hành, ở thương hiệu và chất lượng sản phẩm…nhằm tạo ra lợi nhuân lớn nhất và từng bước xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh ở Việt Nam.

3.2 Một số hạn chế


Bên cạnh một số kết quả ban đầu, sự phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế của các doanh nghiệp còn gặp khá nhiều trở ngại, khó khăn và tồn tại không ít hạn chế. Hàng loạt các thách thức đặt ra cho nền kinh tế nước ta trong quá trình hình thành và phát triển tập đoàn.


Thứ nhất, các tập đoàn đầu tư quá dàn trải và nhiều vào các lĩnh vực rủi ro trong khi xao lãng các ngành mũi nhọn.

Kinh nghiệm của các tập đoàn lớn trên thế giới cho thấy đa dạng hóa danh mục đầu tư là điều cần thiết giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn vốn sẵn có của mình. Tuy nhiên, hiện nay các tập đoàn nước ta lại chỉ chạy đua theo phong trào đa dạng hóa này mà không chú tâm đúng mức vào việc phát triển các ngành nghề mũi nhọn, cốt lõi của tập đoàn. Theo công bố của Bộ tài chính thì hiện tại có 13 Tập đoàn và tổng công ty đầu tư vào các quỹ chứng khoán và quỹ đầu tư tài chính với tổng giá trị đầu tư 1.061 tỉ đồng ; 19 tập đoàn , tổng công ty góp vốn thành lập Ngân hàng thương mại với tổng giá trị 4.426 tỷ đồng ; 13 tập đoàn, tổng công ty gớp vốn thành lập 15 công ty chứng khoán với tổng giá trị 420 tỷ đồng và 18 tập đoàn , tổng công ty nhà nước gớp vốn đầu tư vào bất động sản với tổng giá trị 1.463 tỷ đồng. Tổng số vốn kể trên (7.370 tỉ đồng) đã chiếm 2,16 % vốn chủ sở hữu và 0,92 % tổng giá trị tài sản doanh nghiệp 14. Theo số liệu năm 2007, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư vào các công ty con là trên 57.078 tỷ đồng. Các công ty liên kết là trên 34.482 tỷ đồng và đầu tư dài hạn khác trên 33.545 tỷ đồng. Như vậy số vốn được coi là “đầu tư mạo hiểm” trên tuy chỉ tỷ lệ chưa cao lắm, nhưng nó gây ra nhiều sự việc bất cập ví dụ: việc đầu cơ bất động sản, đầu cơ chứng khoán...

Thêm nữa, với việc đầu tư đa dạng hóa thái quá như hiện nay các tập đoàn sẽ bị phân tán nguồn lực, không đủ sức, năng lực phát triển cho lĩnh vực nòng cốt của mình. Chẳng hạn như năm 2007, Tập đoàn EVN mặc dù chỉ đầu tư 3.590 tỷ đồng vào lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản…và chỉ chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư nhưng số tiền đầu tư ngoài ngành này đủ để EVN xây một nhà máy điện 50-60 MW 15 trong khi tình trạng thiếu điện, tăng giá điện để bù lỗ vẫn xảy ra thường xuyên. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự với các Tập đoàn khác như Dầu khí, năm 2009 bị phản ánh là không cung cấp đủ nhu cầu khí phục vụ cho các nhà máy điện, Tập đoàn Than- Khoáng sản thì vẫn còn để tình trạng khai thác và xuất


14 Báo cáo “Tình hình hoạt động của khu vực doanh nghiệp Nhà nước 6 tháng đầu năm 2008”

15 http://kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1873

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí