Xu Thế Phát Triển Của Hình Thức Tập Đoàn Kinh Tế Hiện Nay


tiềm lực mạnh về vốn, công nghệ…thực hiện đầu tư vốn để các công ty con chiếm lĩnh thị trường, cử người vào các công ty con để tham gia điều hành theo số vốn của mình. Cách thức này được gọi là chia tách hoặc chia nhỏ công ty. Thứ ba là các cổ đông đầu tư thành lập công ty mẹ ban đầu. Công ty mẹ này tiếp tục đầu tư vào các công ty con.

Trong các cách thức hình thành tập đoàn kinh tế nêu trên, các biện pháp như hợp nhất, sáp nhập, thôn tính, mua lại…nhằm tăng quy mô, mở rộng ngành nghề, tăng năng lực cạnh tranh, tìm kiếm thị trường mới…được cả công ty mẹ và các công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

Thứ hai, tập đoàn kinh tế được hình thành trên cơ sở đầu tư của Chính phủ: Chính phủ đầu tư vốn và thành lập các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoạt động trong một số lĩnh vực trọng yếu hoặc độc quyền nhà nước, sau một quá trình hoạt động. Chính phủ cơ cấu lại khu vực này và mô hình tập đoàn kinh tế là một trong những lựa chọn. cách thức này cần có giai đoạn chuyển tiếp cần thiết, từ việc đa dạng hóa sở hữu, tạo lập mối liên kết, đầu tư, tổ chức lại theo mô hình mới đến cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy các tập đoàn kinh tế hình thành và phát triển.

Việc Chính phủ quyết định thành lập một số tập đoàn trong thời gian qua không phải là biện pháp mang tính cá biệt của Việt Nam. Chính phủ các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Braxin, Venezuela và đặc biệt là Trung Quốc đã từng đầu tư xây dựng các mô hình kinh doanh quy mô lớn thuộc sở hữu nhà nước với những tên gọi khác nhau và kết quả rất khả quan. Nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ, một số tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc như China National Petrolium khó có thể được xếp hạng trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới do Fortune bình chọn. 7

Hai phương thức này đều có ưu điểm, nhược điểm riêng, song thực tế đã chứng minh những tập đoàn kinh tế được hình thành bằng con đường truyền thống tỏ ra ưu việt hơn bởi sự ra đời của chúng phù hợp với các quy luật của thị trường, tận dụng được nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh, kỹ năng quản lý. Tuy nhiên sự thành

7 http://money.cnn.com/magazines/fortune/global500/2008/full_list/


công của các tập đoàn kinh tế không phụ thuộc vào việc chúng hình thành bằng cách nào bởi lịch sử cho thấy có rất nhiều tập đoàn hình thành bằng con đường truyền thống đã phá sản và cũng không ít các tập đoàn hình thành bằng đầu tư của Chính phủ đạt được những thành công. Như vậy mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ, điều kiện kinh tế cần phải định hướng và sử dụng linh hoạt mỗi phương thức để từ đó mới có sự thành công.

3.3. Xu thế phát triển của hình thức tập đoàn kinh tế hiện nay


Hiện nay trên thế giới có hai xu thế phát triển chính của các hình thức tập đoàn kinh tế.

Thứ nhất là hình thành do mở rộng quy mô và chia nhỏ công ty: Hình thức hình thành tập đoàn một cách tự nhiên là dựa trên sự mở rộng quy mô của công ty tiến tới tách ra thành một số công ty hoạt động trên một lĩnh vực nhất định. Giữa các công ty mới được thành lập và công ty ban đầu (công ty mẹ) tồn tại các mối liên hệ kinh tế - tài chính chặt chẽ. Nhiều tập đoàn của Nhật Bản được hình thành theo phương thức này. Có thể so sánh quá trình lớn lên và tách ra các công ty con giống như một quá trình phân bào sinh học, tuy nhiên, các tế bào con mới hình thành bị chi phối và kiểm soát bởi “tế bào” ban đầu - tức là công ty mẹ.

Thứ hai là xu hướng liên kết, mua lại và sát nhập. Đây là con dường hình thành các tập đoàn kinh doanh đầu tiên trong lịch sử. Một số công ty có những liên hệ nhất định về thị trường, sản phẩm, nguyên liệu hoặc công nghệ tự nguyện liên minh lại theo kiểu Cartel hay Trust. Trong quá trình phát triển, nhiều tổ chức Catel, Trust đã tan vỡ, nhưng cũng có nhiều tổ chức loại này được cơ cấu lại và phát triển. Ngày nay, các tập đoàn kinh tế ở trên thế giới vẫn tăng cường sáp nhập thành các tập đoàn lớn. Tập đoàn P&G mua lại hãng dầu gội đầu Clairo vào năm 2001, Wella vào năm 2003 và 2005 với thương vụ mua lại Gillette, đã trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới trong ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, nâng doanh thu từ 55 tỷ đô/năm lên 70 tỷ đô/năm 8. Năm 2008, tập đoàn hàng không lớn thứ ba Mỹ, Delta


8 P&G annual report 2008


Airlines đã mua lại Northwest Airlines để trở thành tập đoàn khổng lồ hàng đầu thế giới về dịch vụ vận tải hàng không 9. Ở Châu Âu, ngân hàng Italy UniCredit và Capitalia đã sáp nhập với nhau vào năm 2007 để cho ra đời một tập đoàn ngân hàng lớn thứ nhì Châu Âu tính theo thị giá. Tuy không phải tất cả các tập đoàn đều liên kết, mua lại và sát nhập đều lớn mạnh thành công vượt trội nhưng xu hướng phát triển của mô hình tập đoàn ngày càng ghi nhận thêm nhiều thương vụ sáp nhập và liên kết.


Chương II: Thực trạng hoạt động của một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam‌

1. Giới thiệu tổng quan về lịch sử ra đời và sự phát triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

Mô hình tập đoàn ở Việt Nam đã được hình thành, vận dụng triển khai từ nhiều thập kỷ qua theo điều kiện thực tế của Việt Nam. Khởi đầu là mô hình liên hiệp các xí nghiệp và tổng công ty với 2 chức năng vừa quản lý Nhà nước vừa kinh doanh. Theo đó, vào ngày 22 tháng 3 năm 1989 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 27/HĐBT (hiện nay đã không còn hiệu lực mà thay băng Nghị định 199/CP) về điều lệ của các xí nghiệp liên hiệp quốc doanh. Thời kỳ sau đó, do hiệu quả và hoạt động thấp và sự phân tán trong sản xuất kinh doanh, ngày 7 tháng 3 năm 1994 Nhà nước thực hiện sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp và các tổng công


9 http://vneconomy.vn/60520P0C99/vu-sap-nhap-lich-su-trong-nganh-hang-khong-my.htm


ty theo chủ trương mới với 2 quyết định: Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước dẫn đến sự ra đời của các tổng công ty 90, 91; và quyết định số 91/TTg về thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế trên cơ sở các tổng công ty Nhà nước có quy mô lớn tiềm lực mạnh (có ít nhất 7 doanh nghiệp thành viên, tổng số vốn ít nhất là 1.000 tỷ đồng). Theo đó Chính phủ đã thành lập 74 Tổng công ty 90 và 18 Tổng công ty 91, hoạt động trong hầu hết các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân. Sau hơn 10 năm hoạt động, các tổng công ty đã dần nổi lên sự khác nhau về khả năng phát triển và trình độ tổ chức. Trong nhóm các tổng công ty 90, 91 có một số tổng công ty đã thể hiện sự phát triển vững chắc, có triển vọng trở thành tập đoàn kinh tế.

Nhận thấy tiềm năng đó, Thủ tướng đã quyết định phê duyệt thành lập 8 tập đoàn kinh tế quốc doanh đầu tiên dựa trên những tổng công ty đó bao gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT- Quyết định thành lập tập đoàn số 58/2005/QĐ-TTg ), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin- Quyết định thành lập tập đoàn số 345/2005/QĐ-TTg), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN- Quyết định thành lập tập đoàn số 147/2006/QĐ-TTg), Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin- Quyết định thành lập tập đoàn số 103/2006/QĐ-TTg), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex- Quyết định thành lập tập đoàn số 314/2005/QĐ-TTg), Tập đoàn Công nghiệp Cao su (VRG- Quyết định thành lập tập đoàn số 248/2006/QĐ-TTg ), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam- Quyết định thành lập tập đoàn số 198/2006/QĐ-TTg) và Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt- Quyết định thành lập tập đoàn số 310/2005/QĐ-TTg)

Bảng 2.1: Quy mô các tập đoàn kinh tế Nhà nước tại thời điểm thành lập


Số TT


Tập đoàn


Thời điểm thành lập


Số đơn vị thành viên

Tổng tài sản

(tỷ đồng)


Lao động (người)


Doanh thu (tỷ đồng)

1.

VNPT

3/2005

40 (171/16/7)

30.000

100.000

33.000

2.

Vinacomin

8/2006

51 (44/4/3)

8.525

90.000

15.390

3.

Bảo Việt

11/2005

32 (11/19/2)

13.725

5.191

5.846

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Sự phát triển của mô hình tập đoàn ở Việt Nam - Thực trạng và hướng phát triển - 5


4.

Vinatex

12/2005

66 (39/20/7)

10.000

105.000

16.500

5.

Vinashin

5/2006

58 (412/11/6)

15.000

31.000

32.000

6.

EVN

6/2006

49 (38/6/5)

108.603

78.000

37.800

7.

Petro Vietnam

8/2006

27 (223/2/3)

53.940

19.000

75.885

8.

VRG

10/2006

46 (314/11/4)

8.797

85.000

10.000


Thấp nhất


27

8.528

5.191

5.846


Trung bình


46 (30/11/5)

31.074

64.149

28.303


Cao nhất


66

108.603

105.000

75.885

(Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu các tập đoàn )


Chú thích:

o Trong ngoặc () là số công ty con/ công ty liên kết/ đơn vị sự nghiệp.

o 1Trong 17 công ty con của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông có 4 tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với 54 công ty con.

o 2Trong 41 công ty con của Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy có 8 tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

o 3Trong 23 công ty con của Tập đoàn Dầu khí có 4 tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

o 4Trong 31 công ty con của Tập đoàn Cao su có 3 tổng công ty và 1 công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Bên cạnh đó, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp tư nhân cũng rầm rộ phát triển, tích tụ vốn và không ngừng tăng trưởng, mở rộng quy mô và hình thành nên các tập đoàn kinh tế tư nhâm như Tập đoàn FPT, Hòa Phát, Vincom, Kinh Đô, Phú Thái… Điều này tạo nên sự đa dạng trong các loại hình doanh nghiệp cho Việt Nam, đồng thời cho thấy Việt Nam đang đi từng bước đi đúng đắn trên con đường phát triển kinh tế.‌

2. Thực trạng hoạt động và phát triển của tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của một số tập đoàn Nhà nước và tư nhân


2.1.1 Tập đoàn Nhà nước


2.1.1.1 Về quy mô:


Các tập đoàn đều có quy mô lớn về số lượng đơn vị thành viên, vốn và tài sản, lao động, doanh thu.

Nhìn vào bảng 2.1 trên ta có thể thấy 8 tập đoàn tại thời điểm thành lập có số lượng đơn vị thành viên rất lớn, thấp nhất là Tập đoàn Dầu khí với 27 đơn vị thành viên, cao nhất là Tập đoàn Dệt May với 66 đơn vị thành viên, tính trung bình các tập đoàn Nhà nước có 46 đơn vị thành viên, một con số không hề nhỏ nếu so với các tập đoàn trên thế giới. Về tổng tài sản thì giữa các tập đoàn còn chênh lệch nhau khá nhiều, tập đoàn thấp nhất là Tập đoàn cao su với 8.528 tỷ đồng trong khi tập đoàn Điện lực lên tới 108.603 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu so sánh với các tập đoàn ở những nước trên thế giới với tổng tài sản mấy trăm tỷ đô thì sẽ thấy một sự khập khiễng rõ ràng. Doanh thu và lao động của các tập đoàn cũng không nhỏ nếu so với các doanh nghiệp khác ở Việt Nam, trung bình là hơn 28 nghìn tỷ đồng với 64.149 người. Nói chung, quy mô của các tập đoàn Nhà nước tại thời điểm thành lập là tương đối cao song theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì phần lớn các tập đoàn Nhà nước này chưa thực sự đủ lớn để công nhận là tập đoàn kinh tế.

2.1.1.2 Về quy mô vốn:


Về tổng nguồn vốn (Tổng nguồn vốn = Tổng tái sản = Vốn Nhà nước + Vốn tự bổ sung +Vốn khác + Nợ phải trả), các tập đoàn Nhà nước giai đoạn 2005-2007 có tốc độ tăng trưởng khá cao, quy mô tăng tương đối nhanh.

Bảng 2.2: Tăng trưởng quy mô vốn của các tập đoàn Nhà nước giai đoạn 2005-2007 (Đơn vị: tỷ đồng)


VRG


Vinashin


EVN

10.236

16.985


36.049


80.938


114.569


184.910


Bo Vit

6.755


Năm 2005


Năm 2007

27.300


Vinatex

12.547


63.354


VNPT

57.504

57.876


Vinacomin


PVN

16.010

21.655


106.341


165.843


(Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu từ các tập đoàn)


Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn của các tập đoàn đều tăng khá nhiều, thấp nhất là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) với mức tăng 0,65% từ 57.504 tỷ đồng năm 2005 lên 57.876 tỷ đồng năm 2007, cao nhất là Tập đoàn Dệt - May với mức tăng 404,93% từ 12.547 tỷ đồng năm 2005 lên 63.354 tỷ đồng vào năm 2007. Ngoài ra còn không ít tập đoàn có mức tăng trưởng vốn cao như Tập đoàn Bảo Việt tăng hơn 300%, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin tăng 124%... Tính trung bình qua hai năm 2005 đến 2007, khối 8 Tập đoàn quốc doanh đã tăng được 258.849 tỷ đồng tương ứng với mức 71,90%. Năm 2008, tuy khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, tập đoàn nói riêng song theo báo cáo không chính thức của các tập đoàn quốc doanh thì tổng nguồn vốn vẫn không ngừng tăng trưởng.

2.1.1.3 Về quy mô doanh thu:


Cùng với quy mô vốn và tốc độ tăng trưởng vốn khá cao, doanh thu của các tập đoàn quốc doanh cũng rất lớn và tốc độ tăng trưởng cũng tương ứng.

Bảng 2.3: Doanh thu của các tập đoàn Nhà nước giai đoạn 2005-2008 (tỷ đồng)


Tập đoàn

2005

2006

2007

2008

Tập đoàn Dầu khí

153.351

180.188

213.453

280.050

Tập đoàn Than- Khoáng sản

27.500

28.978

32.800

42.968

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

33.353

38.329

45.300

55.500

Tập đoàn Dệt may

16265

19101

22.348


Tập đoàn Tài chính-Bảo hiểm

6.100

6.872

7.800

9.182

Tập đoàn Điện lực

40.600

44.921

58.204

66.371

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy

7.800

11.479

22.800

32.538

Tập đoàn Cao su

7.511

12.900

15.693

12.900

Tổng cộng

292.480

342.768

418.398

499.509

(Nguồn: Báo cáo tài chính các tập đoàn và nghiên cứu)


Qua bảng trên ta thấy, doanh thu của khối tập đoàn Nhà nước là rất lớn so với các khu vực doanh nghiệp khác, chỉ riêng 8 tập đoàn kinh tế Nhà nước đã có tổng doanh thu lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, điển hình có Tập đoàn Dầu khí doanh thu qua các năm luôn chiếm gần một nửa tỷ trọng tổng quy mô doanh nghiệp của toàn khối tập đoàn Nhà nước. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng của các tập đoàn này cũng khá cao. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin có mức tăng cao nhất: 47,16% vào năm 2006, năm 2007 lên tới tận 98,63%, năm 2008 cũng giữ ở mức 42,71%. Có duy nhất năm 2008, tập đoàn Cao su có mức tăng trưởng âm (-17,8%), còn lại qua 4 năm từ năm 2005 đến năm 2008, các tập đoàn đều có một tốc độ tăng trưởng doanh thu tương đối cao, trung bình là 23%. Tổng doanh thu 8 tập đoàn năm 2005 là 292.480 tỷ đồng lên tới gần 500 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2008 chưa tính tập đoàn Dệt may, mức tăng là hơn 70,78%. .

2.1.1.4 Về lợi nhuận:

Kể từ khi hình thành và phát triển, các tập đoàn Nhà nước cũng thu về được những khoản lợi nhuận đáng kể qua các năm.

Bảng 2.4: Lợi nhuận trước thuế của các tập đoàn giai đoạn 2005 -2008 (Tỷ đồng)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022