công nhiệm vụ cụ thể, tập trung vào các nội dung như ủy thác, phối hợp…công ty mẹ có thể cung cấp thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, thủ tục cho các công ty con thông qua cá phòng, ban, chức năng. Nhiệm vụ trọng tâm của các công ty mẹ là đầu tư vào các công ty con nhằm nhiều mục tiêu, trong đó tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu quan trọng hàng đầu.
Trong giai đoạn đầu các công ty mẹ ở các tập đoàn nên vừa trực tiếp thực hiện sản xuất kinh doanh, vừa đầu tư vốn như các tập đoàn FPT, Hòa Phát…hiện nay đang làm. Với những tỷ lệ vốn góp khác nhau, công ty mẹ có thể thực hiện quyền giám sát hoặc kiểm soát công ty con tùy trường hợp cụ thể và tùy vào mục tiêu của công ty mẹ. Mỗi công ty mẹ có thể lựa chọn các tỷ lệ đầu tư khác nhau. Nắm giữ trên 50% đến 100% cổ phần trong trường hợp công ty mẹ muốn kiểm soát hoạt động của công ty con hoặc nắm giữ dưới 50% cổ phần trong trường hợp công ty mẹ chỉ thực hiện giám sát tài chính. Mục tiêu của công ty mẹ trong các quyết định đầu tư là nhằm tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động của công ty con hoặc đơn thuần với mục đích mua đi, bán lại. Nếu công ty mẹ thấy công ty con hoạt động không hiệu quả, quyết định đưa ra là rút vốn của mình bằng cách bán số cổ phần mà công ty mẹ sở hữu. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, trong nhiều trường hợp công ty mẹ nắm giữ dưới 50% cổ phần nhưng vẫn có thể thực hiện quyền kiểm soát hoạt động bởi công ty mẹ vẫn là cổ đông lớn nhất. Khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh và có sự liên minh chiến lược giữa các cổ đông, trường hợp công ty mẹ sở hữu dưới 50% chẳng hạn như tập đoàn FPT sở hữu 15% cổ phần tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong có thể không còn thực hiện quyền kiểm soát, lúc đó công ty mẹ có thể mua thêm cổ phần để thực hiện quyền này nếu thấy cần thiết.
Về HĐQT của công ty mẹ: Các tập đoàn đặc biệt các tập đoàn Nhà nước cần phải thay thế cơ chế bổ nhiệm hiện tại, cần bổ sung những quy định về quy trình lựa chọn, đối tượng lựa chọn theo hướng các tập đoàn tư nhân hiện nay để tìm kiếm những nhà quản trị tài năng.
Các công ty con được tổ chức dưới nhiều hình thức như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành
viên, công ty liên kết (liên kết bằng vốn hoặc hợp đồng, liên kết trong và ngoài nước…). Trong mọi trường hợp các công ty con phải tạo thu nhập cho công ty mẹ bằng cổ tức từ lợi nhuận, khoản hoa hồng trên các giao dịch mà công ty mẹ là người đại diện hay các khoản đóng góp dưới dạng quỹ.
Hội đồng quản trị của công ty con thì cần tổ chức và hoạt động theo quy định hiện hành. Riêng đối với công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn cổ phần không nên thành lập HĐQT bởi chỉ tồn tại mang tính hình thức, mọi quyết định của công ty con này đều do Hội đồng quản trị của công ty mẹ chi phối. Loại hình này công ty mẹ có thể thuê Giám đốc điều hành dưới sự kiểm soát trực tiếp của HĐQT công ty mẹ. Sau đó dần dần chuyển đổi thành các công ty con mà công ty mẹ nắm giữ ít hơn 50% vốn cổ phần.
Ngoài ra, các quy định liên quan đến quan hệ công ty mẹ - công ty con, giữa các công ty con với nhau, công ty mẹ với công ty liên kết, cơ chế tài chính và báo cáo tài chính hợp nhất trong tập đoàn…cần được quy định cụ thể thống nhất.
3.2.3 Về liên kết
Có thể bạn quan tâm!
- Những Tác Động Cơ Bản Của Tập Đoàn Kinh Tế Việt Nam
- Trình Độ Lao Động Của Tập Đoàn Hòa Phát Năm 2007-2008
- Thứ Hạng Một Số Tiêu Chí Môi Trường Kinh Doanh Của Việt Nam Năm 2008
- Một Số Kiến Nghị Đối Với Chính Phủ Và Nhà Nước
- Sự phát triển của mô hình tập đoàn ở Việt Nam - Thực trạng và hướng phát triển - 13
- Sự phát triển của mô hình tập đoàn ở Việt Nam - Thực trạng và hướng phát triển - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Tùy từng đặc điểm, ngành nghề, lĩnh vực có thể lựa chọn một trong các mô hình khác nhau.
Thứ nhất, mô hình với liên kết cùng ngành, tức liên kết ngang là chủ yếu. Mô hình này phù hợp cho các doanh nghiệp mà bản thân chúng có nhiều doanh nghiệp độc lập, cần có sự liên kết thống nhất, có định hướng chung để chống lại sự cạnh tranh như các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như than và khoáng sản, xi măng, giấy, lương thực, cà phê, cao su…Trong mô hình này, công ty mẹ thường nắm giữ các doanh nghiệp quan trọng, có thị phần lớn (công ty mẹ sản xuất) đồng thời điều phối, chỉ đạo, định hướng chung cho tập đoàn. Điểm gắn kết giữa công ty mẹ với các công ty con trong tập đoàn được thực hiện bằng quyền lực của công ty mẹ dựa trên năng lực sản xuất, thị phần, mức độ sở hữu công nghệ…
Thứ hai, mô hình với liên kết khác ngành, tức liên kết dọc là chủ yếu. Mô hình này phù hợp cho các doanh nghiệp mà trong bản thân chúng đã có những mối liên
kết giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau về công nghệ, thị trường tạo thành một liên hợp sản xuất kinh doanh, thương mại hoàn chỉnh. Các tập đoàn như Điện lực, Viễn thông, Công nghiệp tàu thủy và các tổng công ty như Đường sắt, khoáng sản…có thể đi theo mô hình này. Trong mô hình này, công ty mẹ thường nắm giữ khâu then chốt nhất trong quy trình sản xuất (điểm quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của tập đoàn), hoặc nắm giữ tài chính hay thị phần (công ty mẹ kinh doanh) đồng thời thực hiện điều phối, chỉ đạo, định hướng. Điểm gắn kết giữa công ty mẹ với các công ty con dựa trên tiềm lực tài chính hoặc quyền lực chi phối về sản xuất, về thị trường của công ty mẹ.
Thứ ba là mô hình với liên kết hỗn hợp, đa ngành: Đây là mô hình cho phép khai thác được lợi thế của cả mô hình liên kết cùng ngành và liên kết khác ngành, là mô hình các tập đoàn trên thế giới và một số tập đoàn tư nhân như FPT, Hòa Phát, Vincom…đang áp dụng và cũng là mô hình các tập đoàn kinh tế Việt Nam sẽ hướng tới trong quá trình phát triển. Trong mô hình này các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, có hoặc không có mối liên hệ về dây chuyền công nghệ, thị trường…nhưng có mối quan hệ chặt về tài chính liên kết với nhau. Tuy nhiên giai đoạn đầu, mở rộng các liên kết hỗn hợp trong tập đoàn cần chú ý đến năng lực quản lý, tiềm lực vốn, sức mạnh trong các ngành chủ lực.
Để phát huy thế mạnh của mỗi mô hình, lợi thế về quy mô, việc lựa chọn cần chú ý những điểm sau:
Các liên kết cùng ngành hay khác ngành hay hỗn hợp không phải là duy nhất trong tập đoàn, đó chỉ là những liên kết chủ yếu, ngoài ra còn có những liên kết khác tùy theo chiến lược và lựa chọn của mỗi tập đoàn.
Ngoài việc xây dựng và củng cố các liên kết bên trong, các tập đoàn cần được thúc đẩy các “liên kết ngoài” tạo điều kiện để các doanh nghiệp độc lập có cơ hội, có điều kiện hợp tác với các tập đoàn lớn, trở thành các khâu trong quy trình sản xuất quy mô lớn, tránh bị thôn tính hoặc trở thành thành các bộ phận của các tập đoàn nước ngoài.
3.2.4 Về cơ cấu sở hữu
Như đã trình bày ở chương 1, mô hình tập đoàn theo cấu trúc đa trung tâm sẽ có nhiều lợi thế nhất và tốt nhất cho các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam noi theo bởi nó đảm bảo được sự phát triển đồng thời của cả công ty mẹ- công ty con trong tập đoàn.
3.2.5 Quan hệ đầu tư
Có quan niệm cho rằng với hành lang pháp lý chưa phù hợp và hoàn thiện hiện nay, thì những mô hình tập đoàn với quan hệ đầu tư quá phức tạp giữa công ty mẹ và các công ty con, công ty cháu sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư ảo, vòng vo, khó kiểm soát. Quan hệ đầu tư phức tạp này sẽ dẫn đến xu hướng vay nợ lớn, gây ra nhiều rủi ro, đặc biệt nếu có vài công ty con cháu yếu kém, phá sản sẽ kéo theo khó khăn cho cả hệ thống tập đoàn. Nhưng cũng có quan niệm cho rằng qua hệ đầu tư giữa các công ty trong tập đoàn là quan hệ về vốn, mang tính thị trường và kèm theo đó là sự tự do hoàn toàn trong các mối quan hệ chồng chéo, qua lại giữa mẹ và con, giữa mẹ con và bên ngoài, giữa mẹ con trong nước với các định chế tài chính nước ngoài. Các mối quan hệ này không thể can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính hoặc những hạn chế không được thực tế kiểm chứng. Hai quan niệm đều có lý lẽ của mình, và thực tế thì các tập đoàn Việt Nam nên vận dụng linh hoạt hai mô hình này, có thể bước đầu tiên là đầu tư giản đơn khi mới thành lập tập đoàn, sau đó sẽ dần dần tích tụ, đa dạng hóa tiến tới tự do đầu tư vốn không chỉ các doanh nghiệp thành viên với nhau mà còn giữa tập đoàn với các thành phần bên ngoài. Nhưng việc vận dụng hai mô hình này đều phải đi kèm theo nó là sự đổi mới, hoàn thiện môi trường, chính sách đầu tư.
Việc lựa chọn mô hình tuy nhiên cũng không phải là giải pháp duy nhất khắc phục những nhược điểm hiện tại của mô hình tập đoàn hiện nay. Quá trình hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam không nên áp đặt thành mục tiêu mà phải là kết quả của quá trình tích tụ tập trung và đa sở hữu mang tính tự nhiên và tất yếu. Các tập đoàn cần nhìn nhận ra sai lầm, yếu kém của mình, không đổ lỗi cho bất cứ yếu tố nào, các tập đoàn Nhà nước không lấy cơ cấu sở hữu, các tập đoàn tư nhân không lấy độc quyền để biện hộ. Mặc dù không thể phủ nhận rằng bên cạnh
các tập đoàn tư nhân lớn thì còn có nhiều tập đoàn trên thế giới có tỷ trọng sở hữu Nhà nước lớn mà vẫn hoạt động rất hiệu quả như Temasek, Singapore Airline (Singapore) hay Petronax (Malaysia) nhưng các tập đoàn ở Việt Nam thực sự chưa có đủ khả năng làm được điều này và nên dần dần cổ phần hóa, tư nhân hóa để phát triển.
Thêm nữa, cần quy định rõ nhà đầu tư chiến lược để thúc đẩy các liên kết với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp ở các khu vực khác nhau. Những tập đoàn Nhà nước cần học tập một số tập đoàn tư nhân mở rộng đầu tư hợp tác hơn nữa với nhiều nhà đầu tư chiến lược không chỉ trong khu vực quốc doanh mà cả đối tác nước ngoài, cả đối tác khối tư nhân. Điều này sẽ giúp cho các tập đoàn đặc biệt tập đoàn Nhà nước học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật, kiến thức tiên tiến đồng thời lại huy động thêm được lượng vốn đáng kể.
2.3. Mở rộng đầu tư nhưng cần chú ý giới hạn đa dạng hóa ngành nghề
Mặc dù chủ trương phát triển tập đoàn theo hướng đa ngành, có ngành kinh doanh chính nhưng trong điều kiện hiện nay, cả về quy mô vốn và kinh nghiệm thương trường, năng lực quản trị của các tập đoàn Việt Nam đều chưa cho phép mở rộng quá nhiều ngành nghề kinh doanh. Hơn nữa, như đã phân tích ở chương II, thực trạng các tập đoàn hiện nay cho thấy có một số tập đoàn mở rộng ngành nghề quá dàn trải dẫn đến các ngành mũi nhọn bị xao lãng và cũng không đủ sức kiểm soát hết các ngành. Chẳng hạn như tập đoàn EVN, FPT… được phép mở rộng sang lĩnh vực tài chính ngân hàng và đợt khủng hoảng thị trường tài chính thế giới này đã làm giảm lợi nhuận của cả tập đoàn đi khá nhiều. Có thể lấy kinh nghiệm thành công của Tập đoàn Lenovo của Trung Quốc làm ví dụ: thành lập từ năm 1985 đến nay, tập đoàn chỉ chú trọng phát triển ngành máy vi tính. Năm 1992 khi cơn sốt thị trường bất động sản bùng phát, một số thành viên trong Tập đoàn đưa ra chủ trương đầu tư vào bất động sản, nhưng lãnh đạo Tập đoàn kiên quyết đi theo định hướng chiến lược đã chọn. Lúc đầu chi phí đầu tư rất cao, nhưng cuối cùng Tập đoàn đã giành được thị phần lớn trên thị trường, trở thành một trong những Tập đoàn đa quốc gia thành công nhất của Trung Quốc và khu vực.
Bên cạnh đó, các tập đoàn hiện đang có những công ty chứng khoán, công ty tài chính như FPT, PVN, Vinashin…cũng cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ theo hướng xây dựng thị trường vốn lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Việc bổ nhiệm giám đốc tài chính, quy định quyền hạn và trách nhiệm của chức danh này trong các quyết định đầu tư nên theo hướng giao quyền quyết định đầu tư độc lập, tức thời nếu mang lại lợi nhuận cho công ty trong trường hợp không kịp hoặc không thể họp hội đồng quản trị. Các tập đoàn nên chủ động hơn nữa trong việc tự đánh giá hiệu quả đầu tư để có chiến lược phát triển, đầu tư ngắn hạn hay dài hạn cho phù hợp.
2.4. Chủ động kiểm soát nội bộ và minh bạch thông tin trong tập đoàn
Các tập đoàn đặc biệt các tập đoàn Nhà nước phải minh bạch hóa hoạt động tài chính của mình thông qua kiểm soát nội bộ mà trước hết là xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất và xác định kết quả sản xuất kinh doanh thực (sau khi đã trừ chi phí, các khoản thuế và các giao dịch nội bộ). Báo cáo tài chính do công ty mẹ thực hiện và công bố với các nhà đầu tư và ra công chúng. Báo cáo này cũng phải loại trừ các khoản đầu tư cổ phiếu hoặc đầu tư nội giữa công ty mẹ với công ty con hoặc các công ty con với nhau nhằm phản ánh trung thực tình hình tài chính tránh gây hiểu nhầm cho các nhà đầu tư. Điều này đòi hỏi cơ chế kiểm soát chặt chẽ trong tập đoàn, tránh cho công ty mẹ hay các doanh nghiệp thành viên báo cáo sai lệch và báo cáo luôn cả những khoản đầu tư chéo nhau trong nội bộ.
Mặt khác, để minh bạch thông tin tài chính, các tập đoàn kinh tế Việt Nam cần thuê các công ty kiểm toán độc lập báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của tất cả các công ty thành viên cũng như toàn bộ tập đoàn. Các tập đoàn tư nhân đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán định kỳ ra công chúng là điều bắt buộc thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp xin hoãn công bố báo cáo vài tháng hay thậm chí cả năm như trường hợp của Tập đoàn Mai Linh đầu năm 2009 vẫn chưa có báo cáo kiểm toán của năm tài chính 2007. Còn các tập đoàn Nhà nước thì việc công bố báo cáo tài chính rộng rãi gần như là không có. Trong danh sách Lễ trao giải Cuộc bình chọn báo cáo thường niên năm 2007, ba giải cao nhất đều được trao cho ba tập đoàn tư nhân là Sacombank, FPT và Hòa Phát chứ không hề có sự góp mặt của các tập đoàn Nhà nước. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề gian lận, tham nhũng và hạn chế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào tập đoàn. Bên cạnh đó, các tập đoàn cần áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế như IAS thay vì các chuẩn mực kế toán của Việt Nam hiện nay. Đây là giải pháp bắt buộc nhằm minh bạch hóa tình hình tài chính trong các báo cáo.
Thêm nữa, đại diện chủ sở hữu tại công ty mẹ (có thể là Nhà nước nếu là tập đoàn Nhà nước, HĐQT nếu là tập đoàn tư nhân) cần kiểm soát thông qua việc hoàn thành kế hoạch đã phê duyệt của các doanh nghiệp thành viên. Các doanh nghiệp
thành viên bao gồm công ty con, công ty liên kết, các đơn vị hành chính cần xây dựng kế hoạch để công khai với công ty mẹ, nhất là phải hoàn thành đúng và đầy đủ các nội dung đã xây dựng và báo cáo kế hoạch kinh doanh lên công ty mẹ kịp thời.
2.5. Kiểm soát từ bên ngoài
Thông qua các nhà đầu tư mà điển hình là đại diện như HĐQT, hội đồng cổ đông các tập đoàn sẽ được kiểm soát một cách hiệu quả. Bất cứ một hoạt động yếu kém, không minh bạch hay quyết định sai lầm sẽ phải chịu trách nhiệm trước toàn bộ các chủ sở hữu các nhà đầu tư. Điều đó sẽ tạo động lực cho các tập đoàn ngày càng phát triển, từng bước tiến bộ hơn. Các tập đoàn tư nhân cũng như Nhà nước cần tiến đến việc cổ phần hóa 100% tập đoàn, công ty mẹ và công ty con, đồng thời niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bằng việc tham gia thị trường chứng khoán, khối tập đoàn sẽ tiếp cận được với không chỉ nhiều nhà đầu tư trong nước mà còn với cả nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời đây sẽ là nơi cung cấp vốn và giám sát hoạt động hiệu quả cho tập đoàn Minh chứng điển hình của việc kiểm soát thành công từ bên ngoài là tập đoàn FPT, từ một doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, niêm yết trên thị trường chứng khoán giờ đây đã trở thành một trong những tập đoàn thành công hàng đầu trong nước. Điều này cho thấy kiểm soát từ bên ngoài gắn với lợi ích của công chúng, với điều tiết của thị trường là một phương thức hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển của mô hình tập đoàn ở Việt Nam.
2.6. Quy định chặt chẽ về chất lượng, đào tạo nhân sự
Hầu hết lãnh đạo các tập đoàn xuyên quốc gia lớn đều là những tiến sỹ hoặc có trình độ tương đương. Họ là những sản phẩm của các trường đại học hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Chẳng hạn, chủ tịch hãng điện tử NEC Nhật Bản, tiến sỹ Kobayashi đã từng là giảng viên của Đại học Havard. Chủ tịch tập đoàn Sumitomo, tiến sỹ Kenji Miyahara đã từng là quan chức cao cấp của Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Nhật Bản (MITI)…Và rất nhiều người khác đều là những viên chức cao cấp trong chính phủ các nước, sau khi về hưu đã làm chủ tịch các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, nếu so sánh với tỷ lệ 45% chủ doanh nghiệp Việt Nam có bằng đại học thì việc so sánh quả là khập khiễng. Nhưng đây thực sự là vấn đề đáng quan