2005 | 2006 | 2007 | 2008 (sơ bộ) | |
Tập đoàn Dầu khí | 20.218 | 22.731 | 25.155 | |
Tập đoàn Than – Khoáng sản | 3.130 | 2.658 | 3.049 | 5.000 |
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông | 7.981 | 11.106 | 9.743 | 13.300 |
Tập đoàn Dệt May | 151 | 162 | 556 | |
Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm | 257 | 384 | 503 | 586 |
Tập đoàn Điện lực | 4.034 | 3.853 | 4.376 | 4.034 |
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy | 478 | 642 | 721 | 860 |
Tập đoàn Cao su | 3.817 | 4.100 | 5.201 | 3.914 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Tập Đoàn Theo Cấu Trúc Hợp Nhất( Unitary Structure)
- Mô Hình Tập Đoàn Theo Cấu Trúc Công Ty Mẹ Nắm Giữ Vốn (Holding Structure)
- Xu Thế Phát Triển Của Hình Thức Tập Đoàn Kinh Tế Hiện Nay
- Mối Quan Hệ Giữa Công Ty Mẹ Với Các Doanh Nghiệp Thành Viên
- Những Tác Động Cơ Bản Của Tập Đoàn Kinh Tế Việt Nam
- Trình Độ Lao Động Của Tập Đoàn Hòa Phát Năm 2007-2008
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tài chính các tập đoàn và nghiên cứu)
Nhìn chung, các tập đoàn đều đạt được lợi nhuận khá cao, nhưng do đặc thù của từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh nên quy mô lợi nhuận của các tập đoàn là không giống nhau. Hầu hết lợi nhuận chỉ tập trung ở một vài tập đoàn như Dầu khí, Bưu chính Viễn thông, Điện lực. Năm 2005, chỉ tính tiêng lợi nhuận của Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Bưu chính viễn thông đã đạt 28.199 tỷ đồng bằng 71% tổng lợi nhuận của 8 Tập đoàn quốc doanh, năm 2007 lợi nhuận của hai tập đoàn trên cũng đạt 34.898 tỷ đồng chiếm 72% tổng lợi nhuận. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cũng khá cao như Tập đoàn Dầu khí tăng 12,43% vào năm 2006; 10,67% vào năm 2007. Tập đoàn VNPT năm 2007 cũng tăng trưởng đến 36,5% về lợi nhuận. Dù có một số tập đoàn tốc độ tăng trưởng là âm song các tập đoàn quốc doanh đều lãi hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.
Xét một cách tổng thể thì tình hình hoạt động, kinh doanh của các tập đoàn quốc doanh ở nước ta khá tốt so với các khu vực doanh nghiệp khác, tuy nhiên những kết quả ấy lại không đồng đều giữa các tập đoàn và có được là nhờ những độc quyền trong ngành nghề lĩnh vực mà Nhà nước trao cho.
2.1.2 Một số tập đoàn tư nhân
2.1.2.1 Tập đoàn FPT
Từ khi thành lập vào năm 1998, qua 20 năm phát triển, FPT đã tăng trưởng và tích tụ, tập trung vốn, đa sở hữu cổ phần hóa vào năm 2002 và phát triển như một mô hình tập đoàn thực thụ. Tuy quy mô không thể bằng các tập đoàn quốc doanh nhưng hiệu quả hoạt động của FPT là rất cao, cao hơn các tập đoàn quốc doanh khá nhiều. Có thể coi FPT là một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Ta có thể nhận thấy điều này qua các kết quả kinh doanh của tập đoàn.
Trước hết, doanh thu của tập đoàn FPT liên tục tăng trưởng qua các năm và đạt được các kết quả rất khả quan.
Bảng 2.5: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của FPT từ năm 2000 đến năm 2007
(Nguồn: Báo cáo thường niên tập đoàn FPT năm 2007)
Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng doanh thu của FPT từ năm 2000 mới chỉ hơn 1000 tỷ đến năm 2007, con số này đã là 13.872 tỷ và năm 2008 tuy là một năm đầy khó khăn nhưng mức doanh thu của FPT vẫn đạt mức kỷ lục là 16.806 tỷ đồng tương đương với 1 tỷ USD, hoàn thành 106,2 % kế hoạch năm, và mức tăng trưởng so với 2007 là 21%. Tính chung từ năm 2001 đến năm 2008 tập đoàn có tốc độ tăng trưởng trung bình vào khoảng 40%.
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh của FPT năm 2008
Đơn vị: tỷ VNĐ
Khoản mục | Giá trị | Tăng so cùng kỳ | % KH năm | |
1. | Doanh thu thuần | 16.806,2 | 21% | 112,4% |
2. | Lãi trước thuế | 1.249,1 | 21,4% | 105,6% |
3. | Lãi sau thuế | 1.055,5 | 19,9% | |
4. | Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ | 838,7 | 13,7% | |
5. | Lãi cơ bản trên cổ phiếu bình quân (VNĐ) | 5.976 | 12,4% | |
6. | Lãi cơ bản trên cổ phiếu cuối kỳ (VNĐ) | 5.949 |
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn FPT 2008)
Lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của FPT cũng tăng trưởng đáng kể qua các năm. Tốc độ tăng lợi nhuận là khá cao, trung bình giai đoạn từ năm 2005-2008, tốc độ tăng lợi nhuận là 24,78%, các chỉ số về khả năng sinh lời cho thấy, tập đoàn FPT luôn duy trì tốc độ ấn tượng. Năm 2008 tỷ lệ Lãi gộp/Doanh thu của Tập đoàn đạt 18,2% năm 2008 so với 14,5% năm 2007, tỷ lệ Lợi nhuận thuần/Doanh thu của Tập đoàn cũng tăng liên tục qua các năm. Bảng 2.7 dưới đây đã cho thấy điều đó.
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu tài chính của FPT giai đoạn 2005-2008
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Lợi nhuận sau thuế | 226 | 450 | 737 | 880 |
Lãi gộp/ Doanh thu | 11,2% | 12,0% | 14,5% | 18,2% |
Lợi nhuận thuần / Doanh thu | 4,1% | 5,1% | 7,1% | 7,3% |
Lãi ròng/ Doanh thu | 3,7% | 4,7% | 6,5% | 6,4% |
Lãi ròng/ Tổng tài sản (ROA) | 15,8% | 19,0% | 20,1% | 18,3% |
Lãi ròng/ Vốn chủ sở hữu (ROE) | 62,9% | 48,4% | 49,7% | 40,3% |
(Nguồn: Báo cáo của tập đoàn FPT tháng 3 năm 2009)
Nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn FPT, ta thấy tốc độ tăng trưởng của tập đoàn là rất đáng kể, thể hiện được trình độ tích tụ, tập trung rất cao. Theo bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008
(VNR500) FPT là tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam và thuộc Top 20 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
2.1.2.2 Tập đoàn Hòa Phát
Tập đoàn Hòa Phát đi vào hoạt động kinh doanh từ năm 1992 và qua quá trình mua lại, sát nhập và mở rộng tích tụ tập trung vốn giống như FPT, giờ đây tập đoàn đã đạt được những thành công đáng kể. Năm 2008, tập đoàn có 9 công ty con và 3 công ty liên kết hoạt động trong khá nhiều lĩnh vực như sản xuất thép, máy xây dựng, bất động sản… Mặc dù năm 2008 khó khăn nhưng các tập đoàn tư nhân Việt Nam vẫn có một mức tăng trưởng khả quan và Hòa Phát là một trong tập đoàn như vậy. Qua các năm, Hòa Phát vẫn liên tục tăng trưởng, các chỉ số tài chính đều ở mức cao. Năm 2008, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu là 5.639 tỷ và 4.111 tỷ đồng, trong khi con số này của năm 2006 mới chỉ là 2.327 tỷ và 994 tỷ.
Bảng 2.8: Hoạt động kinh doanh của Hòa Phát năm 2006-2008
(Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát, Báo cáo thường niên năm 2008)
Các chỉ tiêu tài chính của Hòa Phát cũng tăng lên khá nhiều, tỷ suất lợi nhuận trên sau thuế năm 2006 chỉ là 4,75% đến năm 2007 tăng lên 11,41% và năm 2008 là 10,7 % lợi nhuận. Các chỉ số Thu nhập trên vốn chủ sở hữu và Thu nhập trên tổng tài sản của tập đoàn đều tăng qua các năm và đạt mức khá cao: năm 2006 chỉ số
ROA và ROE là 6,83% và 15,99% đến năm 2008 đã tăng lên tương ứng là 15,24% và 20,9%.
Bảng 2.9: Chỉ số tài chính cơ bản của Tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2006-2008 (Đồng)
(Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát, Báo cáo thường niên năm 2008)
2.2. Thực trạng mô hình tổ chức của các tập đoàn kinh tế Việt Nam
2.2.1 Liên kết kinh tế
Về cấu trúc liên kết kinh tế: Cũng giống như trên thế giới, liên kết kinh tế trong các tập đoàn hiện nay chủ yếu là mối liên kết của mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ - công ty con thực chất được xuất phát từ khái niệm “Holding company” và “Subsidiary”. Theo đó, “Holding company” được hiểu là công ty nắm vốn, còn “Subsidiary” là công ty nhận vốn. Công ty nắm vốn thường là công ty
hoặc ngân hàng có nhiều vốn, phân phối vốn của mình cùng một lúc ở nhiều công ty khác nhau và thường nắm giữ cổ phần chi phối đặc biệt. Vì là cổ đông lớn, có tính chất đặc biệt nên công ty nắm vốn có thể chi phối hoạt động của các công ty nhận vốn. Với ý nghĩa và tính chất đó, “Holding company” và “Subsidiary” ở Việt Nam được chuyển thành khái niệm “công ty mẹ-công ty con”. Nếu xét về hình thức thì công ty mẹ có quyền quản lý các công ty con, nhưng xét về địa vị pháp lý thì đây là các pháp nhân độc lập, riêng biệt, hoạt động hoàn toàn bình đẳng trên thị trường theo quy định của pháp luật. Quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con và giữa các công ty con với nhau là quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế khi thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Nhưng thực tế các tập đoàn ở Việt Nam cho thấy liên kết kinh tế ở các công ty mẹ, công ty con thành viên hầu như dựa trên các mệnh lệnh hành chính, chưa xuất phát từ tất yếu kinh tế, từ nhu cầu nội tại của mỗi công ty thành viên cũng như công ty mẹ. Khu vực tập đoàn Nhà nước là một điển hình, có những tập đoàn có công ty thành viên mà trong đó tập đoàn chỉ chiếm 10% như Tập đoàn Dầu khí với Công ty Cổ phần Đầu tư và tư vấn Tài chính Dầu khí…nhưng chủ tịch HĐQT tập đoàn vẫn nắm quyền chi phối. Tập đoàn tư nhân cũng không phải ngoại lệ, FPT với tỷ lệ sở hữu ở công ty con - Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT là 35,6% vào năm 2008 nhưng lại có tỷ lệ biểu quyết lên tới 100%.
Về phương thức liên kết: Liên kết trong các tập đoàn nước ta hiện nay cũng được hình thành theo xu hướng trên thế giới với dạng liên kết cứng nhưng lại bị chia ra thành hai phương thức khác nhau. Phương thức thứ nhất là một công ty tự đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh và thành lập thêm hoặc mua lại các công ty khác để hình thành tập đoàn. Tức là công ty mẹ ra đời trước, các công ty con, cháu ra đời sau, quy mô tăng dần theo quá trình tích tụ vốn diễn ra trong một thời gian nhất định. Các tập đoàn kinh tế khu vực tư nhân như Việt Á, Hòa Phát, FPT, Kinh Đô…là những tập đoàn đi theo phương thức liên kết này và đang hoạt động khá hiệu quả bởi đây là phương thức liên kết của một tập đoàn kinh tế thực thụ, đúng nghĩa. Chẳng hạn như FPT từ một công ty quy mô nhỏ (buôn bán máy tính) đã mua lại, liên kết và mở rộng sản xuất kinh doanh sang nhiều ngành nghề bổ trợ nhau như
công nghệ thông tin, viễn thông, đào tạo, truyền thông…trở thành tập đoàn FPT ngày nay. Tập đoàn Hòa phát thì từ Công ty thiết bị phụ tùng Hòa Phát kinh doanh máy khai thác đá, máy xây dựng cũng đã mở rộng ngành nghề, mua lại các công ty trong các lĩnh vực sản xuất thép, nội thất, điện lạnh, điện gia dụng, đầu tư bất động sản, liên kết khai khoáng, sản xuất xi măng…và trở thành một tập đoàn đa ngành nghề…Các công ty mẹ, con, thành viên trong những tập đoàn này vì thế mà cũng hình thành mối quan hệ liên kết bình đẳng dựa trên lợi ích hai bên với cả các doanh nghiệp trong tập đoàn Nhà nước và các doanh nghiệp bên ngoài khác bởi mục đích mở rộng và phát triển tập đoàn.
Phương thức thứ hai là các công ty đã hình thành và đang hoạt động tự nguyện hợp tác, liên kết với nhau thành lập một công ty mẹ. Chẳng hạn như các tổng công ty 90, 91 hoạt động cùng ngành lĩnh vực sau một thời gian cơ cấu lại đã liên kết với nhau thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước thí điểm hiện nay. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được hình thành bởi liên kết của rất nhiều công ty con trong ngành viễn thông như Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông I, II, III…Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được hình thành bởi các tổng công ty, công ty trong ngành thăm dò khai thác dầu khí như Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí, Công ty TNHH một thành viên quản lý là khai thác tài sản dầu khí, tổng công ty Thương mại dầu khí, Tổng công ty Khí Việt Nam, Tổng công ty Điện lực dầu khí…Phương thức hình thành tập đoàn này ngược lại so với tập đoàn tư nhân. Liên kết này bản chất không xấu nhưng tại môi trường Việt Nam nó đang tạo ra sự liên kết chặt chẽ quá mức chỉ dựa trên nguyên tắc mệnh lệnh mà không dựa trên lợi ích của các doanh nghiệp.
Một thực trạng nữa của liên kết kinh tế là sự hình thành tập đoàn kinh tế theo hình thức tự nguyện hợp tác để thành lập công ty mẹ chưa xuất hiện ở nước ta. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ, lại chưa quen với sự liên kết trong kinh doanh nên những thỏa thuận hiệp phương theo phương thức liên kết mềm thường nhanh chóng bị phá vỡ.
Với các liên kết kinh tế nêu trên, các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam mặc dù chưa thực sự phát huy được thế mạnh như mục tiêu, kỳ vọng đề ra song nhờ nhận thức được những hạn chế, sự học hỏi trong quá trình hoạt động của các tập đoàn thành công nên đã từng bước tạo lập được những liên kết chặt chẽ trên nguyên tắc tự nguyện của doanh nghiệp thành viên, đảm bảo được lợi ích cho các bên tham gia. Quá trình đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại cũng phát triển nhanh chóng, các tập đoàn nước ta đã dần mở rộng hợp tác liên kết kinh tế ra bên ngoài, có khá nhiều tập đoàn hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc chọn họ làm nhà đầu tư chiến lược. Chẳng hạn như Tập đoàn FPT chọn các tập đoàn hàng đầu thế giới như IBM, Microsoft, HP, Intel…làm đối tác. Theo báo cáo của các Bộ ngành, và thực trạng của các tập đoàn thì từ khi chuyển đổi mô hình liên kết theo hướng tích cực các tập đoàn đã đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng, các tập đoàn tư nhân dần dần chứng minh được chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trường.
2.2.2 Cơ chế phân bổ vốn
Đây là nội dung cốt lõi nhằm xác lập các quan hệ nội bộ trong các tập đoàn. Hầu hết các tập đoàn kinh tế có quan hệ về vốn giữa các pháp nhân dựa trên cơ sở đầu tư nhưng bên cạnh đó ở khu vực tập đoàn quốc doanh thì quan hệ vốn vẫn dựa trên cơ chế phân bổ, giao vốn từ Nhà nước. Các tập đoàn tư nhân, với quan hệ sở hữu vốn của công ty mẹ với công ty con đa dạng từ sở hữu toàn bộ đến sở hữu trên 50% vốn góp hoặc dưới 50%, nhưng bản chất chủ sở là các cổ đông tư nhân là chủ yếu nên việc giao vốn phân bổ vốn diễn ra dưới hình thức công ty mẹ muốn đầu tư chi phối tỷ lệ bao nhiêu hay muốn thâu tóm bao nhiêu phần trăm thì sẽ phân bổ từng đấy vốn vào các công ty con. Chẳng hạn như tập đoàn FPT có công ty mẹ sở hữu 60% Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT thì sẽ được quyền chi phối với tỷ lệ biểu quyết là 60% nhưng nếu muốn chi phối hoàn toàn ở các lĩnh vực trọng yếu thì đầu tư 100% như đối với công ty TNHH Công nghệ Di động FPT…Việc phân chia vốn này sẽ tạo được sự minh bạch trong quản lý và điều hành vốn của tập đoàn. Còn với các tập đoàn quốc doanh thì việc phân bổ vốn lại từ Nhà nước giao cho các tổng công ty,