Những Đặc Trưng Thi Pháp Cơ Bản Của Văn Học Hậu Hiện Đại

Chương 2

HẬU HIỆN ĐẠI TRONG VĂN HỌC VÀ TIỀN ĐỀ TIẾP NHẬN Ở HỒ ANH THÁI VÀ HARUKI MURAKAMI

2.1. Những đặc trưng thi pháp cơ bản của văn học hậu hiện đại

Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học là khuynh hướng văn học tiếp nối chủ nghĩa hiện đại (bao gồm các khuynh hướng như tiểu thuyết mới, hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa cực hạn…), ra đời vào khoảng sau chiến tranh thế giới thứ hai với các đặc trưng: sự từ chối tư tưởng trung tâm, tính liên văn bản, giễu nhại, “xuyên tạc” sự thật, lối trần thuật hỗn độn, xóa nhòa ranh giới giữa tinh tuyển và bình dân… Tác phẩm văn học viết theo tinh thần hậu hiện đại có một “hệ thống thi pháp bất định và đột phá”, sự không hạn chế về mặt chủ đề, “quan niệm hiện thực không theo mô típ chiều sâu, cuộc đời tản mạn, không có trung tâm, không mang bản chất gì cả, cho nên sáng tác cụ thể không thể mà cũng không cần phải tập trung đề cập đến bất cứ vấn đề nào. Chính đề không, phụ đề lại càng không. Nhà văn hậu hiện đại sáng tác theo kiểu lắp ghép tùy tiện [17, tr.67].

Thời điểm ra đời của các khuynh hướng văn học hậu hiện đại được Barry Lewis xác định cụ thể là phương pháp sáng tác văn chương nổi bật nhất giữa những năm 1960 và 1990. Theo Mary Klages, chủ nghĩa hậu hiện đại hầu như theo đúng các tư tưởng của chủ nghĩa hiện đại: “Cũng xóa bỏ ranh giới giữa các hình thức nghệ thuật cao và thấp, xóa bỏ những phân biệt cứng nhắc về thể loại, cũng nhấn mạnh đến mô phỏng, nhại, cắt dán, mỉa mai và hài hước. Nghệ thuật (và tư tưởng) hậu hiện đại đề cao phản thân và tự ý thức, sự phân mảnh và sự đứt quãng (đặc biệt trong các cấu trúc tự sự)…” [3, tr.199], tuy nhiên, chủ nghĩa hậu hiện đại “khác chủ nghĩa hiện đại ở thái độ với nhiều xu hướng”. Barry Lewis cụ thể hơn khi chỉ ra các đặc điểm của văn chương hư cấu: sự phá vỡ trật tự thời gian, sự nhại văn, sự phân mảnh, tính cách lỏng lẻo trong sự liên kết ý tưởng, tính đa nghi hoang tưởng, những cặp vòng tương tác, sự rối loạn ngôn từ. Jasmina Mihajlovic nghiên cứu “Những yếu tố của thi pháp hậu hiện đại trong văn xuôi Milorad Pavic” dựa trên bảy đặc

trưng then chốt của văn chương hậu hiện đại mà Dagmar Burkhart đã đưa ra trong tiểu luận “Những nhà văn mộng, Tam ngữ luận và phong cảnh vẽ bằng trà: Thi pháp hậu hiện đại của Milorad Pavic” trình bày tại hội nghị các nhà Xlavơ học Đức ở Berlin năm 1990:

Sự khước từ chọn một quan điểm mang tính ý hệ, tính liên văn bản và trích dẫn ở cấp độ thể loại và môtip, sự thiếu vắng tính logic nhân quả của câu chuyện, sự phá bỏ tính hiện thực và không thừa nhận trình tự logic của các hệ không gian / thời gian, xu hướng mở thay vì cố kết trong tự sự, nhân vật không hoạt động trên cấp độ tâm lý, tính chất tự chủ đề [56].

Tuy dựa vào các tiêu chí khác nhau, song giữa họ thống nhất ở đặc điểm từ chối “đại tự sự”, cổ xúy “tiểu tự sự” nhằm phi tâm hóa, đây là tư tưởng nền tảng dẫn đến các đặc trưng của văn học hậu hiện đại.

Để thuận lợi cho cho quá trình khảo sát tác phẩm của hai tác giả trong luận án, chúng tôi xin phép dẫn bảng đối sánh sự khác nhau giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại của Ihab Hassan (năm 1985) và chú trọng ở một số đặc trưng cơ bản (dẫn theo tác giả Lê Huy Bắc trong Văn học hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận):


Chủ nghĩa hiện đại

Chủ nghĩa hậu hiện đại

Chủ nghĩa lãng mạn, Chủ nghĩa tượng trưng

Paraphysics/ Chủ nghĩa Đa da

Hình thức (liên kết, đóng)

Phản hình thức (không liên kết,

mở)

Mục đích

Trò chơi

Sắp đặt

Ngẫu nhiên

Trật tự

Hỗn độn

Chi phối / biểu tượng

Bất lực / im lặng

Khách thể nghệ thuật / Tác phẩm hoàn thành

Tiến triển / trình diễn / đang xảy ra

Khoảng cách

Tham dự

Sáng tạo / toàn thể / tổng hợp

Phi sáng tạo / giải cấu trúc / phản

đề

Hiện diện

Vắng mặt

Trung tâm

Phân tán

Thể loại / ranh giới

Văn bản / liên văn bản

Ngữ nghĩa học

Tu từ học

Hệ hình

Cú pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami - 5


Quan hệ chính phụ

Quan hệ đẳng lập

Ẩn dụ

Hoán dụ

Tuyển chọn

Kết hợp

Rễ gốc / sâu

Rễ chùm / bề mặt

Giải thích / hiểu

Chống giải thích / khó hiểu

Cái biểu đạt

Cái được biểu đạt

(Văn bản) để đọc

(Văn bản) để viết

Tự sự / Đại tự sự

Phản tự sự/ Tiểu tự sự

Mã chủ

Vốn từ riêng

Triệu chứng

Khát vọng

Loại hình

Đột biến

Sinh sản / dương tính

Đa sản / lưỡng tính

Hoang tưởng

Tâm thần phân liệt

Bản gốc / nguyên nhân

Bản sao / dấu vết

Đức chúa Cha

Chúa Thánh thần

Siêu hình học

Mỉa mai

Xác định

Không xác định

Siêu việt

Nội tại


2.1.1. Phi trung tâm hóa và tinh thần giễu nhại

Chống lại các yếu tố trung tâm là đặc trưng then chốt của chủ nghĩa hậu hiện đại nói chung và văn học hậu hiện đại nói riêng.

Nếu chủ nghĩa hiện đại là một quá trình khu biệt hóa (differentiation) dựa trên một trung tâm nhất định thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại là một quá trình giải - khu biệt hóa (de - differentiation) và xóa bỏ mọi trung tâm. Cũng có thể nói chủ nghĩa hậu hiện đại là sự sụp đổ của những cái đơn nhất và toàn trị để nhường chỗ cho những phân mảnh và những yếu tố ngoại biên (margin) là sự khủng hoảng của tính nhất quán và là sự nở rộ của những sự dị biệt, là sự thoái vị của tính hệ thống và sự thăng hoa của tính đa tạp. Một cách vắn tắt, tự bản chất, chủ nghĩa hậu hiện đại là một thứ chủ nghĩa đa nguyên [70].

Tính đa nguyên này được lý giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là quan điểm về “đại tự sự”, “tiểu tự sự” của triết gia, nhà phê bình văn học người Pháp J. F. Lyotard. Lyotard khái quát về hậu hiện đại: “Nói một cách thật đơn giản, hậu hiện đại là sự hoài nghi đối với các siêu tự sự” [88, tr.54]. Theo ông, “đại

tự sự” là những câu chuyện “có tính cách thần thoại” một nền văn hóa tự kể về niềm tin và hành động thực tiễn của nó. Nói cách khác, đại tự sự là “bất cứ tri thức nào” tổ chức lên một xã hội và biện minh cho nó: lịch sử, đạo đức, mĩ học, triết học, khoa học nghệ thuật… như chủ nghĩa duy vật của Marx, thuyết tiến hóa của Charles Darwin, phân tâm học Freud… Các đại tự sự chi phối mọi vận động tinh thần của cả thời đại, con người bị áp đặt, trói buộc vào vòng kiềm tỏa của nó, do đó, không thể suy nghĩ, hành động độc lập. Hiện thực họ nhìn thấy không phải là hiện thực hiện trạng mà là hiện thực được diễn dịch qua các đại tự sự. Lyotard cho rằng chủ nghĩa hiện đại sử dụng các đại tự sự đó để che đậy yếu tố hỗn loạn và bất ổn - những mặt đối lập và bất định trong tiến trình kiến tạo một xã hội hợp lí - trật tự và ổn định. Vì vậy, hậu hiện đại khước từ sự tồn tại của bất kì nền tảng cơ bản nào, nó thiếu sự lạc quan đối với chân lý khoa học, triết học, hay tôn giáo - những cái có thể giải thích mọi thứ cho con người. Con người hậu hiện đại nhận thấy cần đánh đổ những đại tự sự mang tính bất biến và phổ quát để mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa kể về “câu chuyện nhỏ” của riêng mình như là phản ứng, kinh ngiệm riêng tư trước những vấn đề cụ thể, ngẫu nhiên, tạm thời. Tính đa nguyên, hỗn độn, đánh đổ mọi trung tâm chi phối cách nhìn về thế giới.

Tiếp cận với một tác phẩm văn học hậu hiện đại, người đọc khó có thể định hình một tư tưởng, hay một thông điệp rõ ràng phổ quát nào thậm chí cả với những vấn đề đã phần nào được lịch sử xác tín. Bởi vì tác phẩm văn học hậu hiện đại luôn tìm cách phá vỡ những khuôn mẫu và không chấp nhận sự tuân thủ dưới bất kì một hệ hình tư tưởng nào. Angutara Nikaya khuyên người đọc tác phẩm hậu hiện đại:

Đừng tin tưởng một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng một điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào có uy tín của các thầy dậy. Đừng tin tưởng ngay cả lời ta nữa mà chỉ tin tưởng điều gì chính các người đã tự mình từng trải, kinh nghiệm và cho là đúng mà thôi [66].

Chính vì thế, trong những tác phẩm như vậy, ta dễ dàng bắt gặp việc sử dụng phổ biến các yếu tố nghịch dị, mỉa mai, phúng dụ đối với lịch sử, coi thường tính xác thực của sự kiện, cho nhiều cái nhìn va chạm với nhau hỗn loạn trong lối trần thuật mà chẳng cần hướng đến một sự thống nhất nào để tránh phải chui đầu vào một hệ quy chiếu nhất định. Tác phẩm văn học hậu hiện đại hầu hết là sự tập hợp các “mảnh” độc lập tạo nên tính đa tâm điểm, trong đó, không có cái nhìn nào, kể cả cái nhìn của tác giả chiếm lĩnh vị trí thống trị cũng không ai có quyền đưa ra kết luận cuối cùng. Chính thái độ này dẫn đến hiện tượng phân mảnh, sự chồng chéo các biểu tượng, kiểu kết cấu mang tính mở của tác phẩm.

Chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại đều là hệ quả của các cuộc khủng hoảng, song nếu người hiện đại tỏ ra bi quan, chán chường thì người hậu hiện đại chấp nhận tình trạng đỗ vỡ do tình thế mang lại. Họ cho rằng chỉ còn cách duy nhất để chống lại là “chơi đùa” với nó. Tính hài hước có nhiều trong tác phẩm hiện đại và có vẻ giống tác phẩm hậu hiện đại nhưng với chủ nghĩa hậu hiện đại tính hài hước lại trở thành trung tâm. Khôi hài trích dẫn một cách mỉa mai, hài hước đen (black humor) dù không bắt đầu với những người hậu hiện đại nhưng chúng đã trở thành những nét đặc trưng chính trong nhiều tác phẩm của họ. Nhiều tác phẩm được xem là hậu hiện đại có điểm chung ở lối “hài hước đen” này: Donal Barthelme, John Barth, Joseph Heller, William Garddis, Kurt Vonnegut, Bruce Jay Friendman… Với họ, những vấn đề quan trọng, nghiêm túc được giải quyết một cách bông đùa, hài hước. Những tình huống thậm chí bi thảm, tuyệt vọng cũng được kể với giọng cười cợt đem lại dư vị khôi hài, chua chát. Thái độ này được xem “như sự phản ứng lớn nhất của loài người đối với những cái vô nghĩa hoang đường mà lại thường thấy trong cuộc sống” [3, tr.81].

2.1.2. Tính liên văn bản

Liên văn bản là thuật ngữ cơ bản, phổ biến của chủ nghĩa hậu hiện đại. “Liên văn bản có thể diễn giải như là: 1) Thủ pháp văn học cụ thể như trích dẫn, vay mượn, nhại, bắt chước, mô phỏng; 2) Nguyên lí phổ quát của sự tồn tại của văn bản văn học; 3) Hình ảnh “thế giới như văn bản”” [3, tr.198]. Trong thời hậu hiện đại, thực tại đã “biến mất” và hình thức duy nhất để có thể “tái tạo” lại nó là trích dẫn những văn bản văn học có uy tín. Liên văn bản là sự tương quan của văn bản chính

với các văn bản văn học, nghệ thuật khác. R. Barthes xác định: “Mỗi văn bản là một liên văn bản; những văn bản khác có mặt trong nó ở cấp độ khác nhau dưới những hình thái ít nhiều nhận thấy được: những văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa thực tại xung quanh. Mỗi văn bản đều như là tấm vải mới được dệt bằng những trích dẫn cũ (…)” (theo I. P. Ilin). Trong cái “liên văn bản” hỗn hợp, văn bản cá nhân bị hòa tan dẫn đến “cái chết của chủ thể”, gồm “cái chết” của bản thân văn bản cá nhân và chính tác giả theo lời khuyến cáo của R. Barthes trong cuốn Cái chết của chủ thể (1968). Nếu trong văn học hiện đại, tác giả dường như đứng ở đâu đó can thiệp, điều hành mọi thứ thì tình hình xoay chuyển khi thời hậu hiện đại đã điểm, tác giả mất hết quyền lực và hòa vào đám đông độc giả. Số phận nhân vật cũng không “khả quan” hơn, không còn nhân vật mang tầm vóc của những lý tưởng cao đẹp, những nhân vật điển hình đứng ở vị trí trung tâm mà “bất cứ ai, dù là tác giả hay độc giả, bất cứ lúc nào, cũng có thể chiếm lĩnh vị trí của nó” [3, tr.56]. Đằng sau những trích đoạn “liên văn bản”, nhân vật bị chìm lấp, trở nên không xác định. Trong nhiều tác phẩm, nhân vật chỉ là sự nhái lại hình tượng nhân vật lịch sử hay văn học cổ điển. Ngay cả khi văn học hậu hiện đại xây dựng được những mẫu nhân vật riêng thì đó cũng là những nhân vật mang chấn thương tinh thần, trở nên nghịch dị, vô nghĩa và trống rỗng, nói như nhà nghiên cứu Đào Tuấn Ảnh: “Vô Nghĩa và Trống Rỗng, đó là những nhân vật chính của văn học hậu hiện đại” [3, tr.57].

Liên văn bản là biểu hiện của sự trưng bày “hiện thực phì đại” của xã hội hậu hiện đại. Những hình thức cụ thể của liên văn bản văn học: sử dụng, vay mượn đề tài, cốt truyện, trích dẫn (một cách công khai hay kín đáo), đạo văn, điển tích, nhái lại (phong cách, thể loại nhân vật…), sử dụng đề từ… Tuy nhiên, bất kì một hành động “tái sử dụng” nào cũng kèm theo một thái độ “phản ứng” với văn bản trước đó thể hiện ở các hình thức giễu nhại hay diễn dịch lại. Việc sử dụng nhiều thể loại, nhiều kiểu tự sự, phong cách khác nhau tạo nên một cấu trúc lai ghép, chắp vá khơi gợi nỗi hoài nghi đối với những phương thức hiện có trong việc nhận biết và biểu hiện thực tại bởi thế giới là văn bản, vì thế chỉ có thể nhận biết thế giới thông qua các văn bản mà trên thực tế, chỉ là những mảnh rời, những dấu vết của văn bản.

2.1.3. Bóp méo sự thật và lối trần thuật hỗn độn

Người hiện đại chối bỏ thực tại phi lý và hỗn loạn, luôn tìm kiếm với nỗ lực xác lập cho mình một thực tại có tính phù hợp, toàn vẹn để từ đó cố gắng nắm bắt ý nghĩa sâu xa của hiện thực. Trong trường hợp này, người nghệ sĩ được tôn vinh như những người duy nhất có khả năng giải đáp hiện thực. Các nhà văn hậu hiện đại không như vậy, họ xem hỗn độn này là không thể khắc phục được, người nghệ sĩ bất lực. Họ giễu nhại nỗ lực giải thích hiện thực của người hiện đại là ảo tưởng ngây thơ. Họ chấp nhận thế giới hỗn độn và gia tăng thực trạng đó bằng cách “giải cấu trúc mọi trung tâm văn hóa”, thực hiện mọi “chiến lược” tạo hiệu ứng trần thuật hỗn độn. Sự thật trong tác phẩm bị bóp méo, xuyên tạc một cách cố ý thể hiện cảm quan về thế giới đa phương đa tầng của “hiện thực phì đại”. Phương thức này được phản ánh ở nguyên tắc “phi lựa chọn” – nguyên tắc đặc trưng trong văn học hậu hiện đại. Theo nguyên tắc này, nhà văn hậu hiện đại “pha trộn liên tục những hiện tượng và những vấn đề thuộc các cấp độ khác nhau, là sự san bằng ý nghĩa cả những cái thực sự có vấn đề, bỏ qua nguyên nhân và kết quả, tiền đề và lí luận” [3, tr.27], kết quả tạo ra những “hiệu ứng khác nhau của lối trần thuật hỗn độn có chủ ý, của loại diễn ngôn rời rạc nói về sự cảm nhận một thế giới bị cô lập, xa lạ, đánh mất ý nghĩa, tính quy luật và tính trật tự” [3, tr.27].

Trong khi tác phẩm hiện đại cố gắng thuyết phục người đọc tin vào tính chân thực của bức tranh hiện thực phản ánh trong tác phẩm thì ở tác phẩm hậu hiện đại tính chất giả tạo, hư cấu thể hiện rõ ràng. Các thủ pháp huyền thoại, nghịch dị được sử dụng phổ biến. Chính tác giả trực tiếp bước vào văn bản, tự nói về quan điểm nghệ thuật, kĩ thuật viết cũng như quá trình sáng tác của mình. Những phương thức đó là cố gắng tạo “đoản mạch” cảm xúc để người đọc luôn bừng tỉnh rằng không thể lí giải tác phẩm trong sự so sánh với thực tại, tỉnh táo nhìn tác phẩm nghệ thuật hư cấu như một văn bản đúng nghĩa. Đó là một trò chơi mà văn bản đang tự trình bày cách chơi và mời người đọc tham dự vào trò chơi của nó. Yếu tố thực được kết hợp bình đẳng với yếu tố hư cấu, đặc biệt rõ nét trong các tác phẩm siêu hư cấu lịch sử, những tác phẩm mà các sự kiện hay nhân vật lịch sử có thật đặt bên cạnh những sự kiện, nhân vật hoàn toàn hư cấu hay hư cấu những văn bản về những biến cố nổi tiếng… tạo nên sự phá vỡ trật tự thời gian. Tính chất tuyến tính thời gian bị từ bỏ,

cấp độ thời gian khác nhau được trộn lẫn, tích hợp tạo ra một thời gian dị biệt, dẫn đến ấn tượng về tính phi thời gian và tính hằng hữu trong thời gian (có nghĩa là câu chuyện xảy ra ở thời điểm này nhưng lại gây cảm giác nó có thể hiện hữu tại bất cứ thời điểm nào trong thời gian). Các tầng không gian, thời gian xóa mờ, trộn lẫn tạo tính nước đôi, mập mờ, trộn lẫn tạo tính nước đôi, mập mờ, làm méo mó lịch sử và sai lệch cả hiện tại.

Tuy tính phân mảnh và phi tuyến tính là kĩ thuật đã phổ biến trong tác phẩm hiện tại với những thành tựu đáng kể, đó là nét đặc trưng cho cả văn học hiện đại và hậu hiện đại, song các kĩ thuật này trong văn học hậu hiện đại được sử dụng một cách đa dạng, phổ biến với ý thức khác trước. Tác phẩm nghệ thuật hậu hiện đại là tập hợp những mảnh vụn đứng cạnh nhau, để mỗi mảnh tự nó là một tâm điểm trong khi tác phẩm hiện đại phân mảnh rồi cố gắng đặt các mảnh đó vào một cấu trúc thống nhất. Nhà văn hậu hiện đại đập nát bốn yếu tố của tiểu thuyết là cốt truyện, nhân vật, cảnh trí và đề tài. Họ thể hiện nhu cầu tìm kiếm phương thức đa kết, từ chối cái tổng thể, sự liền mạch và kết thúc của những truyện truyền thống bằng cách mang lại cho truyện kể vô số hệ quả. Nhiều tác giả còn phá vỡ kết cấu văn bản thành những mảnh hay đoạn ngắn bởi những nhan đề, con số, biểu tượng, trích dẫn, bản đồ… hoàn toàn không quan hệ gì đến câu chuyện.

2.1.4. Đề cao tiểu tự sự và mở rộng ngoại biên

Trong khi chủ nghĩa hiện đại nỗ lực tạo nên một nền văn chương cao cấp, những nhà văn hậu hiện đại không còn đặt ra những mục tiêu cao siêu mà các tác giả hiện đại hướng đến như tính nhân loại, tính khái quát… mà với tư tưởng thâu nạp mọi thứ, họ quay về những câu chuyện đời thường, nhỏ nhặt, mang xu hướng thông tục hóa, phù hợp với xã hội tiêu dùng ngày nay. Nhiều đề tài, thể loại phức tạp, thậm chí trước đây được cho là không phù hợp với văn học đều được mô phỏng, kết hợp, trở thành chất liệu của tác phẩm: những tin tức vặt vãnh trên các báo lá cải, những chuyện khiêu dâm, tiếu lâm, các thông báo… để tác phẩm gần gũi, dễ tiếp cận đối với công chúng. Chính vì thế hiện thực trong tác phẩm văn học là một “hiện thực thậm phồn” (Jean Baudrillard), ranh giới giữa hiện thực và tưởng tượng bị xóa nhòa, cái huyền ảo và thực tại khách quan được đặt trong mối quan hệ tương thông với nhau. Tuy nhiên, với sự dung nạp dễ dãi đó, văn chương của họ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023