Sự Khác Biệt Ở Kiểu Con Người Đặc Trưng

chí còn ẩn chứa những cái ác đáng sợ phía bên trong. Ông nhìn thấy sự xuống cấp, suy đồi của thế hệ trẻ qua bộ ba Cốc, Bóp, Phũ trong Cõi người rung chuông tận thế. Sự tha hóa ở giới trẻ đó là thú ăn chơi trác táng, tình dục bừa bãi đến mức bệnh hoạn, tình trạng bạo lực và rất nhiều hành động mất nhân cách khác thể hiện một lối sống thực dụng xuống cấp về đạo đức rất đáng báo động. Sự tha hóa không chỉ diễn ra với những đối tượng là thanh niên. Sau bước chuyển mình dữ dội của xã hội thời hậu chiến với những xô đập ghê gớm, không ít kẻ đã bị tha hóa hoàn toàn đến mức tàn nhẫn, bất nhân, cạn ráo tình người. Hàng loạt chân dung tha hóa như thế trong những kẻ giàu sang thậm chí là quyền cao chức trọng. Ở đối tượng này sự tha hóa thể hiện rất đa dạng phức tạp. Đó là những kẻ háo danh, hám lợi, ích kỉ, cơ hội và độc ác. Đó còn là những trí thức, học giả vốn rất đáng kính trọng giờ bỗng đi ngược lại với các chuẩn mực văn hóa.

Trong cuộc sống hôm nay con người còn bị tha hóa vì bản năng tính dục, vì phần con quá lớn trong bản thân của mình. Nhà văn nhận ra bản chất cuồng dâm sau gương mặt của nữ thần đồng trinh của một cô gái hay cái dâm tột độ, thuộc về “năng khiếu” của một bà mẹ với không còn biết trọng liêm sỉ, không biết đến danh dự, sẵn sàng vứt bỏ hết đạo lí, đức hạnh. Trong sáng tác của ông còn thấy có cả những vị giáo sư hoang dâm vô độ và không bỏ lỡ cơ hội nào để lên giường với các cô gái để rồi cuối cùng bị chết vì căn bệnh thế kỉ do quan hệ tình dục bừa bãi. Hồ Anh Thái gióng lên hồi chuông cảnh báo về một “cõi người” bị xuống cấp về mặt đạo đức nghiêm trọng vì không kiềm giữ nổi phần con của mình. Tác giả giúp người đọc nhận ra khả năng hữu hạn của con người trong cuộc chiến chống lại “ma quỷ” trong chính mỗi con người. Qua cái nhìn mang tinh thần hậu hiện đại, người đọc thấy hiện lên từ trang văn của Hồ Anh Thái các kiểu con người như: Con người bản năng; con người tha hóa, nghịch dị; con người bị tẩy trắng như những kí hiệu. Họ thay thế cho con người kiểu mẫu, chuẩn mực trong một thời kì lịch sử đã qua. Con người trong xã hội hôm nay mang những dạng thức mới bị lệch chuẩn rất nhiều. Họ là sản phẩm được tạo ra bởi một hiện thực bất toàn với sự đổ vỡ không thể cứu vãn của những thang bảng giá trị đã từng được thiết lập trước đó.

Với Haruki Murakami, ông từng tâm sự không tự nhận mình là nhà văn hậu hiện đại nhưng nếu được gọi bằng cái tên ấy thì ông cũng sẽ không phản đối. Bởi

hơn ai hết nhà văn chính là người hiểu rõ nhất đặc trưng trong bút pháp sáng tác của mình, những chủ ý nghệ thuật được điều khiển bằng trái tim của người cầm bút. Tuy vậy, Murakami không quan trọng lắm đến cách gọi của mọi người là gì mà chỉ nhận mình là một người kể chuyện khá cừ. Các tác phẩm của nhà văn xứ sở mặt trời mọc mang đậm dấu ấn hậu hiện đại đã phản ánh một cách chân thực đời sống của con người trong một khối cô đơn lớn. Murakami từng phát biểu về những con người mà ông muốn viết: “Cái mà tôi muốn mô tả trong tác phẩm của tôi là NHỮNG CON NGƯỜI. Tôi gọi họ là “những con người của tôi”. Có thể diễn dịch rằng ấy là “người Nhật”. Mà cũng có thể diễn dịch họ là con người nói chung, sống ở bất cứ đâu trên thế giới này” (Trích bài phỏng vấn của Murakami của Trần Tiễn Cao Đăng). Phát ngôn này của nhà văn chính là sự khẳng định của một phong cách văn chương vừa mang tinh thần Nhật Bản, vừa đậm chất châu Âu Mỹ. Khảo sát văn chương của Murakami, người đọc dễ nhận thấy văn hóa phương Tây, nhạc Jazz và mì Spaghetti là một phần tạo nên âm sắc trong sáng tác của ông. Bước vào thế giới sáng tạo của Murakami, người đọc cảm nhận được hơi hướng của văn học phi lý mang tên Kafka, triết lý hiện sinh mang bóng dáng của A. Camus, J. P. Sartre hay F. Nietzsche và cả dáng dấp lý thuyết vững chắc của M. Bakhtin. Những con người trong trang văn của ông không còn là “người Nhật thuần túy” mà đã bước ra khỏi giới hạn của quốc gia mình trở thành những “công dân toàn cầu”. Họ thôi không xem kịch Noh, thưởng thức trà đạo, nghiền ngẫm triết lý Thiền học mà say mê với những giai điệu ngẫu hứng của Jazz, uống Whisky và đắm chìm trong nỗi cô đơn đến cùng cực. Đó là hệ quả tạo ra từ sự phát triển của xã hội Nhật Bản thời hậu hiện đại. Chân dung con người hôm nay không được phủ lên bằng một phong màn văn hóa đẹp đẽ, không mang tính suy tư đặc trưng của xứ sở Phù Tang xinh đẹp. Ngược lại, con người giống như những mảnh vỡ kì dị, méo mó và bị “Âu hóa” tối đa. Họ đều là những số phận tiêu biểu của một Nhật Bản hậu chiến, hậu kĩ nghệ, buồn thảm, đớn đau và khao khát cứu rỗi.

Triết lý hiện sinh của A. Camus và P. Sartre cộng hưởng và dàn trải trong tác phẩm của Murakami thể hiện qua sự phân tích sâu sắc tâm hồn con người ở nhiều góc cạnh khác nhau. Đó là những con người cô đơn, lạc lõng ở thế giới hiện thực, chìm đắm trong nỗi hoang mang vô hình và ngập ngụa với những ám ảnh tính dục.

Con người trở nên trơ trọi, cô đơn giữa đồng loại của mình. Không điểm tựa, không lối thoát, không niềm vui, không ước muốn, họ cứ day dứt, lẩn quẩn mãi trong vòng quay nghiệt ngã của số phận, mòn mỏi kiếm tìm giá trị đích thực. Bi kịch con người hậu hiện đại là nỗi ám ảnh đầy nhức nhối trong sáng tác của Haruki Murakami biểu hiện qua nhiều dạng thức như sự khủng hoảng mất niềm tin, lí tưởng; nỗi cô đơn tới cùng cực; sự day dứt ám ảnh quá khứ và ám ảnh của những khoảng chân không siêu hình; nỗi đau của những uẩn ức tinh thần không thể giải tỏa…

Bên cạnh nỗi đau nhân sinh, con người trong tác phẩm của Haruki Murakami luôn phải đối mặt với bản thể của chính mình, khắc khoải với hành trình tìm kiếm câu trả lời về sự tồn tại, về nỗi cô đơn và những ẩn ức thẳm sâu trong tâm hồn. “Tôi là ai trong thế giới này? Tôi đang kiếm tìm cái gì? Tôi đang đi tới đâu?” [98, tr.80]. Những nhân vật của Murakami luôn khao khát tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi ấy. Họ xoay sở đủ mọi cách để xác minh sự hiện hữu của mình giữa cuộc đời bế tắc này. Nagasawa hay Toru Wantanabe xác nhận sự hiện diện của mình bằng những cuộc tình chớp nhoáng với rất nhiều cô gái; Reiko làm tình với Wanatabe để xác nhận vấn đề giới tính; Kumiko quyết định giết anh trai để sống với “cái tôi thực”; Kizuki, Naoko, chị gái của Kumiko đã chứng minh sự tồn tại của họ qua những cái chết… Quằn quại trong nỗi đau đớn ấy, con người khao khát vượt thoát, quyết định dấn thân vào hành trình hoá giải bi kịch. Toru Okada thực hiện hành trình đi tìm lại người vợ của mình. Tazaki Tsukuru lần theo những dấu vết mờ nhạt và hành trình xuyên quốc gia để trả tìm nguyên nhân thỏa đáng tại sao mình bị nhóm bốn người bạn thân thiết chia rẽ không thương tiếc? Tại sao dòng chảy trong mình cứ bị tắc nghẽn?... Một nỗi bất an nào đó đang ngấm ngầm gieo rắc sự hoang mang và lo sợ trong những nhân vật của Murakami. Nỗi bất an ấy có thể bắt nguồn từ những xung động chưa được cắt nghĩa trong vô thức tập thể của cả dân tộc, hoặc có thể là hệ quả trực tiếp của sự phát triển xã hội thời hậu công nghiệp, khi con người bị cuốn mãi trong dòng xoáy của công việc bận rộn, toan tính cá nhân, thỏa mãn dục vọng, và dường như không có cơ hội để dừng lại tự vấn về những mục đích trong những hành động của chính mình. Murakami thể hiện tinh thần hậu hiện đại rất rõ khi xây dựng chân dung hiện thực thời kì hậu kĩ nghệ. Ông chấp nhận một cách bình thản rằng thế giới là hỗn mang, không hoàn hảo như nó vốn có. Ông đưa vào trang văn

của mình một bức tranh lập thể về hiện thực bị ngắt quãng, chắp vá với những mảnh vỡ không hình thù. Ông đặt các nhân vật của ông tồn tại tự nhiên và vật lộn trầy trật cùng với hiện thực trong thế giới chông chênh ấy. Con người hậu hiện đại bước ra từ những trang văn của Murakami không chỉ lúc nào cũng đau đáu những câu hỏi về bản thể, về sinh tồn, mà còn chịu bao nỗi đau khổ ngập ngụa trong nỗi cô đơn, hoảng sợ và vật lộn với những ẩn ức về tình dục âm ỉ tồn tại ngầm trong mỗi cá nhân.

Tiểu kết: Cả hai nhà văn Hồ Anh Thái và Haruki Murakami đều có những quan niệm mới mẻ về văn chương và ý thức được tầm quan trọng của người cầm bút. Việc tiếp nhận và thể hiện tinh thần hậu hiện đại của mỗi nhà văn trong điều kiện hiện thực xã hội, “hoàn cảnh hiện đại”, môi trường sống, hai nền văn hóa, hai tính cách dân tộc khác nhau là cơ sở tạo nên những điểm khác biệt khá thú vị trong cái nhìn về hiện thực và con người ở mỗi nhà văn. Xuyên suốt toàn sáng tác Hồ Anh Thái là một bức tranh đa chiều, nhiều tầng vỉa, luôn luôn biến ảo, bao gồm vô số “mảnh vỡ” hiện thực bị phân tách từ bề nổi và mạch ngầm chằng chịt trong đời sống xã hội. Ở đó, con người chứng kiến sự khủng hoảng niềm tin của chính mình, sự sụp đổ của những thang bảng giá trị, sự trống vắng của kiếp nhân sinh không thể cứu vãn. Murakami lại nhìn thấy nỗi bất an trong thế giới hiện thực và những ám ảnh không nguôi về bản thể.

Chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

SỰ KHÁC BIỆT VỀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI VÀ HARUKI MURAKAMI

3.1. Sự khác biệt ở kiểu con người đặc trưng

Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami - 8

3.1.1. Con người tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái

Tha hóa là khái niệm chỉ con người khi bị biến chất từ tốt thành xấu, thành con người khác, hoàn toàn đối lập, xa lạ, thù địch với chính “bản gốc” lúc ban đầu, thậm chí biến con người trở nên khác biệt so với chính nó và đồng loại. Trong văn học, hay triết học, khái niệm này được hiểu rộng hơn, nó có nội hàm phổ quát chỉ sự biến đổi làm cho con người, sự vật… trở thành kẻ khác, vật khác, cái khác, không còn là bản nguyên vốn có của nó. Kiểu con người tha hóa được khắc họa thành công trong nhiều tác phẩm của các nhà văn hiện thực bậc thầy phương Tây thế kỉ XIX như: Julien Sorrel trong Đỏ và đen của Stendhal; Vautrin, Anastasie và Delphine trong Lão Gôriô; Rastignac trong Miếng da lừa; Lucien Chardon trong Vỡ mộng của Honoré de Balzac; Raxcônnhicốp trong Tội ác và trừng phạt của Đôxtôiepxki; Paven Sisikôp trong Những linh hồn chết của Gôgôn; Heathcliff trong Đỉnh gió hú của nữ văn sĩ Emili Bronte; Claude Frollo trong Nhà thờ Đức Bà Paris; Blifin trong Tôm Jôn – đứa trẻ vô thừa nhận của nhà văn Henry Findinh; Rebecca trong Hội chợ phù hoa của William Makepeace Thackeray…

Trong văn học Việt Nam, nhân vật tha hóa thực sự xuất hiện cùng với trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945. Trong xã hội thực dân nửa phong kiến, hình ảnh con người tha hóa xuất hiện khá phổ biến ở nhiều đối tượng và được các nhà văn phản ánh đậm nét như: Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo; nhân vật người cha trong truyện Trẻ con không được ăn thịt chó; anh mõ trong Tư cách mõ; Hộ trong Đời Thừa của Nam Cao; nhân vật người con trong Báo hiếu trả nghĩa cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ của Nguyễn Công Hoan; nhân vật Tám Bính trong tiểu thuyết Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng; nhân vật cô Mịch trong tiểu thuyết Giông tố; nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng… Các nhà văn hiện thực đã rất chú ý về sự tha hóa của con người trong môi trường đồng tiền, quyền lực ngự trị.

Thời kì trước 1975, do chú trọng các nhiệm vụ chính trị, lấy việc phản ánh và động viên kịp thời cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc làm mục đích tối thượng, nên văn học chưa đi sâu vào phản ánh cuộc sống thường nhật của con người, chưa đi sâu vào khám phá sự phức tạp của con người cá nhân. Truyện ngắn và nhất là tiểu thuyết thường hướng tới những bức tranh hiện thực hoành tráng, trong đó, đề tài chiến đấu và lao động sản xuất của dân tộc được đặt lên hàng đầu. Ở đó chủ yếu là con người hiện thực, con người hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người cộng đồng và con người phi thường. Các nhà văn cách mạng đã thể hiện kiểu sống thời chiến, kiểu suy nghĩ, hành động trong giai đoạn đầy giông bão đạn bom nhưng cũng lắm vinh quang anh hùng với những con người điển hình như những “tấm gương sáng”. Họ hiện lên trong sạch, tinh khôi, không tì vết, không nhược điểm. Họ có lí tưởng chói ngời, với bản lĩnh vững vàng sẵn sàng vượt lên chính mình trong mọi hoàn cảnh.

Nhưng đến văn học đổi mới sau 1986, quan niệm về con người mới có những bước đột phá. Đây thực sự là những cuộc cách mạng về quan niệm, về cách nhìn nhận về con người. Trong cuộc “giải thiêng” về cách nhìn con người ở nền văn học đổi mới đã tạo ra không ít những cú shock so với lối nhận thức cũ. Bên cạnh cái đẹp, cái anh hùng, cái cao cả, con người trong văn học giờ đây còn có cả cái xấu xí, cái thô kệch, thấp hèn. Đó là những hiện tượng tiêu cực, sự tồi tệ, sự tha hoá, nhếch nhác của xã hội, sự suy đồi đạo đức của con người. Con người tha hóa đã trở lại và xuất hiện ngày càng nhiều trong trang viết của Lê Minh Khuê, Đỗ Hoàng Diệu, Ma Văn Kháng, Dương Hướng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Viện, Bùi Hoằng Vị, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Tạ Duy Anh, Thuận, Hồ Anh Thái, … Trong những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp con người tha hóa được khắc họa khá sinh động trong tình trạng bị cái xấu lấn át bởi sự đề cao quá mức chủ nghĩa cá nhân. Ở các tác phẩm của Tạ Duy Anh con người tha hóa được khắc họa ở bi kịch bị biến dạng nhân cách, đánh mất mình (vong bản, vong thân). Họ bị đặt trước sự lựa chọn nghiệt ngã: bán linh hồn để giữ thể xác và ngược lại. Nhiều nhân vật đã đánh mất bản gốc quý giá của mình, đánh mất bản tính thiện, sống lọc lừa, dối trá, hận thù. Đến những sáng tác của Hồ Anh Thái, kiểu con người tha hóa càng xuất hiện với tần suất cao hơn. Hầu như ở tác phẩm nào của ông

bóng dáng kiểu nhân vật này cũng đều thấy xuất hiện. Càng về sau trên chặng đường sáng tác của mình, con người tha hóa dần thể hiện rõ vị trí chủ đạo trong việc thể hiện cái nhìn về con người và hiện thực xã hội của nhà văn.

Nền kinh tế thị trường thời mở cửa với sự lấn át của văn minh tiêu dùng và xu thế toàn cầu hoá là điều kiện thuận lợi dẫn con người đến sự tha hóa. Cái gốc của con người là căn tính thiện nhưng tính thiện ấy sẽ bị chi phối ghê gớm bởi những va chạm và cám dỗ từ môi trường sống. Nền kinh tế thị trường một mặt tạo hiệu quả tích cực cho phát triển xã hội nhưng mặt khác lại là môi trường sản sinh những ung nhọt, thói hư tật xấu, nơi nẩy mầm của những căn bệnh “truyền nhiễm” nguy hiểm trong tính cách. Nếu con người không tự đấu tranh nghiêm khắc với chính mình nhằm nuôi dưỡng cái thiện, tiêu diệt cái ác thì sẽ bị trượt dốc tha hóa. Hồ Anh Thái là một trong số những nhà văn sau đổi mới sớm nhận ra sự tha hoá và biến mất của con người trong thế giới văn minh. Vốn là người nhạy cảm trước những tiêu cực xã hội, ông viết rất sắc sảo về sự tha hóa, biến chất nhanh chóng của con người trước sự thay đổi mạnh mẽ của môi trường xã hội. Tha hóa qua phát hiện của Hồ Anh Thái không còn là nguy cơ mà nó hiện hữu tràn ngập khắp nơi.

Đối với Hồ Anh Thái, sự tha hóa của con người luôn được nhìn nhận trong tương quan với vị trí của nó trong xã hội. Trước hết ông quan tâm nhiều đến sự tha hóa của tầng lớp thanh niên. Sự tha hóa ở giới trẻ đó là thú ăn chơi trác táng, tình dục bừa bãi bệnh đến mức bệnh hoạn, tình trạng bạo lực và rất nhiều hành động mất nhân cách khác thể hiện một lối sống thực dụng xuống cấp về đạo đức rất đáng báo động. Ông nhìn thấy sự xuống cấp, suy đồi của thế hệ trẻ qua bộ ba Cốc, Bóp, Phũ trong Cõi người rung chuông tận thế. Ba gã trai khá hoàn thiện về mặt thể chất “lừng lững ba chàng đẹp trai cao trên thước tám, đầy tràn dục vọng, đầy tràn sức sống” [142, tr.96] nhưng phần nhân cách thì tha hóa trầm trọng. Ở ba nhân vật này ta không tìm thấy một chút khát vọng tốt đẹp đối với cuộc sống. Với chúng sống chỉ là ăn chơi, là hưởng lạc. Cốc là hiểm họa của con gái nhà lành, Phũ là hiện thân của “hung thần xa lộ”, còn Bóp lại là tên bệnh hoạn đầy bạo lực trong việc tìm khoái lạc. Cuộc sống của chúng là chuỗi ngày dài đắm mình ở các tụ điểm ăn chơi, nhà chứa, những chuyến du lịch sex và trong những trò đua xe mạo hiểm. Để giải quyết ân oán chúng sẵn sàng giết người không gớm tay. Khi trở thành một diễn

viên có tiếng tăm, Cốc đã khiến hai đứa con gái cùng lớp phải đi nạo thai. Cốc chiếm đoạt “á hậu” số 12 bằng cái lạnh lùng “của một kẻ dám giết người chứ không phải chỉ rạch áo tắm”. Nhân vật Bóp, sau khi đe doạ tính mạng người yêu thuở sinh viên bằng những lần bóp cổ suýt gây án mạng, lại đi tìm sự thoả mãn dục vọng ghê rợn của mình bằng cách bóp cổ những con vật trước khi giết thịt chúng. Còn Phũ, trong quãng đời ngắn ngủi hai mươi tư tuổi của mình đã kịp ghi dấu ấn bằng bộ sưu tập dày dạn 101 cái quần lót phụ nữ với đủ loại màu sắc, kích cỡ, như một chiến tích lẫy lừng cho cuộc đời ăn chơi phóng đãng của mình.

Sự tha hóa và cách bộc lộ cái ác ở bộ ba Cốc, Bóp, Phũ là những điển hình cho lối sống văng mạng, buông thả, thác loạn, vô hồn, không hoài bão lí tưởng và tàn nhẫn của một bộ phận thanh niên trong xã hội hiện đại, là hiện thân của cái ác. Chúng là những công tử con nhà giàu có, quyền thế, được cưng chiều, no đủ, thừa tiền bạc thiếu tình thương. Được Thế bảo kê, bọn chúng càng mặc nhiên ăn chơi trác táng, buông thả. “Sự nuông chiều của phụ huynh, sự quản lí sai lệch của không ít lò đào tạo con người, sự quan liêu lãnh đạm của một bộ phận xã hội, sự ngừng trệ của tư duy” [141, tr.6] đã nuôi dưỡng và huấn luyện chúng trở thành những tên sát nhân chuyên nghiệp máu lạnh như ác quỷ. Tất cả những hành động, lối sống của bộ ba này đều bị sai khiến bởi bản năng thú vật rất đáng sợ.

Đời sống kinh tế phát triển hơn, mức sống của con người cao hơn nhưng nhân cách, đạo đức lại thụt lùi, thế hệ trẻ ngày xưa là những người đầy lương tâm và trách nhiệm còn tuổi trẻ hôm nay như Cốc, Bóp, Phũ chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ và tàn độc. Trong cuộc sống đời thường họ còn bộc lộ một lối sống thực dụng và ích kỉ rất đáng chê trách. Bổ sung thêm vào bộ sưu tập thế hệ thanh niên tha hóa của Hồ Anh Thái là nhân vật “thằng bé hàng xóm - vị cứu tinh sành điệu” trong tác phẩm Mười lẻ một đêm. Chân dung của nó là hình ảnh thường thấy của thế hệ 9x hiện nay: “Cao khoảng một mét bảy mươi. Vẻ mặt mười lăm tuổi. Cái đầu xịt gôm sành điệu tuổi mười tám. Tóc nhuộm vàng vuốt gôm tua tủa dựng ngược như đinh guốc. Chú nhóc mười lăm đang kiễng chân đua theo bọn đàn anh băng nhóm” [146, tr.224]. Cái vẻ đua đòi bên ngoài mới chỉ là một phần trong sự xuống cấp về đạo đức của lớp trẻ. Điều đáng ngại hơn là chỉ mới mười lăm mà thằng bé đã trở nên sành sỏi trong việc lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để “làm tiền”. “Vị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023