Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami - 2

Nhảy, Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương, Những người đàn ông không có đàn bà.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Để triển khai đề tài Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami, chúng tôi đã vận dụng lý thuyết hậu hiện đại, lý thuyết liên văn bản là chủ đạo.

Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp so sánh là phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Hệ thống phương pháp nghiên cứu gồm có:

Phương pháp so sánh (đồng đại, lịch đại): Phương pháp này được sử dụng để chỉ ra những khác biệt trong yếu tố hậu hiện đại trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami trong dòng chảy của văn học hậu hiện đại.

Phương pháp lịch sử - loại hình: Đây là phương pháp vận dụng những tiểu thuyết ở các dạng thức biểu hiện cụ thể, xét từ phương diện đặc trưng tư duy tiểu thuyết, nghệ thuật trần thuật; chỉ ra các kiểu, dạng của người kể, điểm nhìn, kết cấu. Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Với việc xem toàn bộ tiểu thuyết của Murakami như một hệ thống, phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ

để rút ra những kết luận, đánh giá cần thiết.


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án chỉ ra và làm sáng tỏ những điểm khác biệt ở yếu tố hậu hiện đại ở tác phẩm của hai tác giả chủ yếu qua các phương diện thân phận con người và phương thức thể hiện tác phẩm. Qua đó, luận án đánh giá những đặc sắc nghệ thuật riêng trong sáng tác của hai nhà văn tiêu biểu cho hai nền văn học Việt Nam và Nhật Bản trên tinh thần soi sáng của lí thuyết hậu hiện đại. Đây là cơ sở để khẳng định tài năng và đóng góp đáng kể của hai và văn trong tiến trình hướng tới ngôi nhà chung của văn chương thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

Về lí luận: Luận án nỗ lực khái quát những đặc trưng cơ bản của văn học hậu hiện đại, mang đến một cái nhìn sâu sắc hơn về sự vận động của tư duy tiểu thuyết và truyện ngắn theo tinh thần hậu hiện đại.

Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami - 2

Về thực tiễn: Qua so sánh những điểm khác biệt ở yếu tố hậu hiện đại ở tác phẩm của hai tác giả Hồ Anh Thái và Haruki Murakami chúng tôi mong muốn đem một hướng nghiên cứu về sự khác biệt ở những tác giả khác nhau, trong những hoàn cảnh xã hội khác nhau khi họ cùng sử dụng những thủ pháp tương đồng. Qua đó, luận án cũng gợi mở thêm về những giá trị của văn học hậu hiện đại cũng như thấy được sức ảnh hưởng của nó trong tiến trình phát triển của văn học nhân loại. Luận án sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập về văn học hậu hiện đại.

7. Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận án được triển khai thành 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2. Hậu hiện đại trong văn học và tiền đề tiếp nhận ở Hồ Anh Thái và Haruki Murakami

Chương 3. Sự khác biệt về thân phận con người trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami

Chương 4. Sự khác biệt về phương thức thể hiện trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài

Trước hết để tạo được cơ sở lí luận cho việc đi vào nghiên cứu các yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của các nhà văn Việt Nam, chúng tôi hướng đến tìm hiểu những công trình cung cấp cơ sở lí thuyết do các nhà lí luận đã dày công nghiên cứu và dịch thuật trong thời gian qua. Tính từ bài viết của Antonio Blach: “Vài suy nghĩ về cái gọi là tiêu thuyết hậu hiện đại” trên Tạp chí văn học (1991), cho đến nay nhiều công trình lí luận nghiên cứu về văn học hậu hiện đại đã được xuất bản. Có thể điểm qua tên của các công trình tiêu biểu như: Văn học hiện đại thế giới – những vấn đề lý thuyết (2003) của nhiều tác giả; Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism) (2006) của Trần Quang Thái; Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới (2003); Truyện ngắn, lí luận, tác gia và tác phẩm (2005); Văn học hậu hiện đại - Lí thuyết và tiếp nhận (2012) của Lê Huy Bắc; Hoàn cảnh hậu hiện đại (2006) của J.F. Lyotard (do Ngân Xuyên dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính và giới thiệu); Lí thuyết hậu hiện đại (2011) của Phương Lựu; Thi pháp của chủ nghĩa hậu hiện đại (2012) của Liviu Petrescu do Lê Nguyên Cẩn dịch và giới thiệu…

Hậu hiện đại trong văn học là vấn đề được giới lí luận nghiên cứu mà còn thu hút được sự quan tâm của các Khoa ngữ văn ở các trường đại học uy tín trên cả nước. Đã có hai cuộc hội thảo về văn học hậu hiện đại được tổ chức bởi Khoa Ngữ văn Trường Đại Khoa học Huế năm 2011 và Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội Năm 2013. Các cuộc hội thảo đã nhận được nhiều bài viết, tham luận của các nhà nghiên cứu ở nhiều độ tuổi khác nhau và được tập hợp trong hai tập kỉ yếu hội thảo Văn học hậu hiện đại – Lí thuyết và tiếp nhận (2011), Văn học hậu hiện đại - Lí thuyết và thực tiễn (2013). Đây là sự góp thêm những công trình có giá trị cho nghiên cứu về văn học hậu hiện đại một vấn đề đang ngày càng dành được sự quan tâm của giới nghiên cứu ở nước ta.

Trong chuyên luận Văn học hiện đại thế giới – những vấn đề lý thuyết (2003) do Nhà xuất bản hội nhà văn và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây phát hành đã giới thiệu 19 công trình và bài viết của các tác giả trong và ngoài nước về chủ

nghĩa hậu hiện đại. Những bài viết được tuyển tập của các nhà lí luận phê bình trên thế giới được dịch và giới thiệu như J. F. Lyotard, Mary Klages, I.P.Ilin, D. Martin Fields, Hans Bertens, Fredric Jameson…, và một số nhà nghiên cứu Việt Nam như Phương Lựu, Nguyễn Văn Dân, Lê Huy Bắc, Hoàng Ngọc Tuấn… , có sức thuyết phục cao. Đây là một công trình quy mô và có hệ thống nhất về văn học hậu hiện đại xét cả ở cấp độ lí thuyết và thực tiễn sáng tạo, đem lại đóng góp rất lớn cho việc tiếp nhận lí thuyết hậu hiện đại ở nước ta. Các bài viết được giới thiệu trong chuyên luận này đã lần lượt đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại.I.P.Ilin với bài viết “Chủ nghĩa hậu hiện đại – một số khái niệm và thuật ngữ” (do Đào Tuấn Ảnh dịch) đã cung cấp một cách có hệ thống các thuật ngữ về khái niệm hậu hiện đại cũng như những đặc điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học. Phương Lựu trong bài viết “Chủ nghĩa hậu hiện đại” đã trình bày những sự kiện cơ bản thúc đẩy sự ra đời của thuật ngữ hậu hiện đại bao gồm: đại chiến thế giới thứ II, bóng ma vũ khí hạt nhân, sự phát triển như vũ bão của văn minh kĩ trị. Lê Huy Bắc với bài viết “Truyện ngắn hậu hiện đại” đã khẳng định quá trình vận động tất yếu của lịch sử và trạng thái tinh thần nhân loại đang trải qua giai đoạn hậu hiện đại. Ông viết: “Bất kì một quốc gia có nền kinh tế, nền khoa học kĩ thuật phát triển nào đều không xa lạ với chủ nghĩa hậu hiện đại” [3, tr.415]. Quan trọng hơn ứng dụng khái niệm “toàn cầu hóa”, tác giả khẳng định chủ nghĩa hậu hiện đại có cơ hội phát triển ngay cả trên những nền kinh tế và cơ sở hạ tầng chưa đạt tầm hậu công nghiệp. Và ông khẳng định “thế giới hiện nay là thế giới của kỉ nguyên chủ nghĩa hậu hiện đại” [3, tr.415]. Bài viết Nguyễn Minh Quân: “Chủ nghĩa hậu hiện đại, những khái niệm căn bản”, đã góp phần xác định lại một cách khá thuyết phục sự phân kì giữa hiện đại và hậu hiên đại. Nguyễn Ước với bài nghiên cứu “Một hồ sơ về chủ nghĩa hậu hiện đại” đã thể hiện cái nhìn toàn diện và đa chiều trong việc xác định trạng thái tinh thần, quy luật phát triển của văn học hậu hiện đại trong tiến trình chung của thế giới và đi đến khẳng định quan trọng: “Chủ nghĩa hậu hiện đại là một trào lưu toàn cầu nên Việt Nam không thể không chạm tới” [3, tr 549]. Hoàng Ngọc Tuấn trong bài “Viết: từ hiện đại đến hậu hiện đại” đã chỉ rõ quá trình vận động của văn học từ hiện đại đến hậu hiện đại. Cũng trong cuốn chuyên luận này lần đầu tiên bảng so sánh “Những dị biệt có tính hệ thống giữa chủ nghĩa hiện

đại và chủ nghĩa hậu hiện đại” của Hassan được giới thiệu để người đọc nắm được những đặc trưng cơ bản của khuynh hướng hậu hiện đại.

Trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2012 đã có nhiều cuốn chuyên luận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến quá trình tiếp nhận lí thuyết văn học ở nước ta được dịch và giới thiệu. Năm 2003, nhóm dịch giả Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân giới thiệu cuốn Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học phương Tây và Hoa Kì thế kỉ XX của các tác giả I.P.Ilin và Tzurganova. Đây là cuốn sách cung cấp một cách có hệ thống các thuật ngữ và khái niệm về hậu hiện đại cũng như chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học. Các nhà nghiên cứu văn học có thể tiếp cận đầy đủ nội hàm của các khái niệm của Chủ nghĩa hậu hiện đại như: cảm quan hậu hiện đại, mặt nạ tác giả, siêu truyện, mã kép, giải nhân cách hóa, phi lựa chọn, pastiche, bất tín nhận thức, liên văn bản, tính nhục thể, ngoại biên… Tiếp đến, chuyên luận nổi tiếng của Umberto Eco có tên Đi tìm sự thật biết cười được Vũ Ngọc Thăng dịch và giới thiệu năm 2004. Đây là công trình hoàn chỉnh đầu tiên với những tiểu luận phê bình nổi tiếng thế giới của một học giả Phương Tây có đề cập đến văn học hậu hiện đại. Cũng trong năm 2004, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành cuốn sách Tác phẩm như là quá trình của tác giả Trương Đăng Dung. Cuốn chuyên luận gồm ba phần đã đem đến cho người đọc một cái nhìn lí luận khái quát về quá trình từ hiện đại đến hậu hiện đại.

Quý II năm 2005, Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho xuất bản cuốn sách xã hội học, kinh tế học giá trị với nhan đề Chiếc Lexus và cây Oliu của Thomas L.Friedman (do Lê Minh dịch). Cuốn sách này đã giúp những người nghiên cứu về văn học hậu hiện đại trả lời được câu hỏi rất quan trọng: Toàn cầu hóa là gì? Ngoài ra, trong năm 2005 cuốn chuyên luận Những tiểu thuyết của Robbe – Grillet của Bruce Morriseette được Từ Huy dịch đã giới thiệu cho người đọc những cách tân mới mẻ, với nhiều kĩ thuật viết hậu hiện đại trong nghệ thuật tiểu thuyết của Robbe

- Grillet.

Tiếp đến, với cuốn sách Theo vết chân những người khổng lồ - Tân Guylivơ phiêu lưu kí về các lí thuyết văn hóa (2006), Đỗ Lai Thúy cung cấp cho người đọc nhiều sự hiểu biết nhiều nét về văn hóa hậu hiện đại. Ở cuối bài nghiên cứu được dịch có tên “Phân tích văn hóa theo thuyết hậu hiện đại” của Steven Seidman, tác

giả đưa phần phụ lục “Chủ nghĩa hậu hiện đại là gì?” đem đến một cái nhìn có tính lịch đại chi tiết về lí thuyết hậu hiện đại trên thế giới.

Cuốn Nhập môn chủ nghĩa hậu hiện đại (2006) của các tác giả Richard Appignanesi, Chis Gattat, Z. Sardar và P. Curry được Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu là một tác phẩm chuyên biệt về lí thuyết hậu hậu hiện đại được dịch và biên tập rất chu đáo. Cuốn sách này đã tạo ra ảnh hưởng rất thuận lợi cho tiến trình tiếp nhận lí luận hậu hiện đại vào Việt Nam. Cũng trong năm 2006 với chuyên luận Chủ nghĩa hậu hiện đại gồm hai chương với 244 trang, Trần Quang Thái đã phác thảo nên lịch sử hình thành và phát triển của chủ nghĩa hậu hiện đại trên thế giới. Tác giả đã chú ý đến những thay đổi cơ bản của quan niệm hậu hiện đại về con người với điểm nhấn quan trọng là sự xuất hiện của chủ thể phi trung tâm.

Với chuyên luận Hoàn cảnh hậu hiện đại (2008) do Ngân Xuyên dịch, tác giả Jean Francois Lyotard đã tiếp tục cung cấp cho người đọc một cái nhìn bao quát về tâm thức và hoàn cảnh hậu hiện đại. Đây là một tác phẩm tạo dựng lí thuyết hậu hiện đại trên thế giới được dịch và xuất bản nên tạo được ảnh hưởng rất quan trọng đối với quá trình tiếp nhận lí thuyết văn học hậu hiện đại ở nước ta.

Tác giả Phương Lựu với bài nghiên cứu “Chủ nghĩa lịch sử mới, một chuyển biến trong lòng chủ nghĩa hiện hậu hiện đại”, đăng trên Tạp chí Văn học, số 12, năm 2007, đã đem đến cho người đọc cái nhìn về thái độ của chủ nghĩa hậu hiện đại với lịch sử. Tiếp đến, trong năm 2008, với bộ giáo trình Lí luận văn học (3 tập), ông đã đưa chủ nghĩa hậu hiện đại vào tập ba và xác định đậy là khuynh hướng sáng tác của văn học thế giới đương đại. Cùng thời điểm này, với bài viết “Những bậc tiên phong của tư duy hậu hiện đại” in trên Tạp chí Văn học, số 5, đã phân tích những đóng góp của J. Lacan trên phương diện phân tâm học cấu trúc và M. Foucault trên phương diện vô thức lịch sử. Từ đó, tác giả đã chỉ ra những tư tưởng của họ chính là tiền đề quan trọng cho sự hình thành triết học hậu hiện đại.

Năm 2011, Phương Lựu với chuyên luận Lí thuyết hậu hiện đại gồm 10 chương và phần phụ lục. Đây là công trình lí thuyết hoàn chỉnh đầu tiên về văn học hậu hiện đại của một học giả Việt Nam, đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về lí luận văn học hiện đại. Đặc biệt ở chương hai: “Tổng quan về chủ nghĩa hậu hiện

đại”, tác giả đã lần lượt có những kiến giải về nguồn gốc của khái niệm hậu hiện đại, các khái niệm cơ bản, những vấn đề về quan niệm con người và hiện thực đời sống trong cái nhìn hậu hiện đại. Về đặc trưng của thi pháp văn học hậu hiện đại, Phương Lựu nhấn mạnh đó là “một hệ thống bất định và đột phá” [81, tr.66]. Sự bất định thể hiện qua những kiến giải về tính vô định của chủ đề, tính mơ hồ của hình tượng, sự chồng chéo của những tình tiết trong một tác phẩm văn học hậu hiện đại. Sự bứt phá được thể hiện qua tính bành trướng của ngôn từ và sự bứt phá về thể loại. Đầu chương ba của chuyên luận, tác giả cũng đã viện dẫn bảng so sánh của chủ nghĩa hậu hiện đại với của chủ nghĩa hiện đại của I. Hasan.

Năm 2012 cuốn chuyên luận Thi pháp chủ nghĩa hậu hiện đại của Liviu do Lê Nguyên Cẩn dịch và giới thiệu đã góp phần cung cấp thêm những góc nhìn về văn học hậu hiện đại trên thế giới ở các phương diện những tiền đề cơ bản để xuất hiện và những đặc trưng cơ bản nhất của thi pháp chủ nghĩa hậu hiện đại.

Với ba công trình nghiên cứu Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới (2003); Truyện ngắn, lí luận, tác gia và tác phẩm (2005); Văn học hậu hiện đại - Lí thuyết và tiếp nhận (2012), tác giả Lê Huy Bắc đã lần lượt giải quyết các vấn đề về hoàn cảnh ra đời, khái niệm và các đặc trưng cơ bản của văn học hậu hiện đại. Theo ông:

Bắt đầu từ thơ Đa đa (1916), văn xuôi của Franz Kafka (Biến dạng, 1915) và kịch của Samuel Beckett (Chờ đợi Godot, 1952), chủ nghĩa hậu hiện đại đã tồn tại song song với chủ nghĩa hiện đại cho đến đầu thập niên 1950 và thực sự phát triển mạnh từ 1960 trở đi. Đây là khuynh hướng đối nghịch với chủ nghĩa hiện đại về bản chất, ở chỗ chấp nhận tính hư vô (nothing), hỗn độn (chaos), trò chơi (game) và liên văn bản (Intertextuality) của tồn tại, hòng giải quyết những vướng mắc của chủ nghĩa hiện đại với tham vọng dùng khoa học để giải phóng tối đa con người thoát khỏi cuộc sống và những điều tín tăm tối. Chủ nghĩa hậu hiện đại gắn liền với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, của sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật vượt bậc, của thành tựu đô thị hóa, … được thể hiện ở cả ba phương diện thơ, kịch, văn xuôi với các đặc điểm chính: đa trị, huyền ảo, lắp ghép, mảnh vỡ, cực hạn, phi trung tâm, phi mạch lạc; hạn chế tối đa

vai trò thống trị của người kể chuyện, không quan tâm đến cốt truyện, kịch và văn xuôi mang nhiều đặc điểm của thơ [14, tr.32].

Dựa vào tiêu chí hình thức thể hiện, ông chia văn học hậu hiện đại thành năm khuynh hướng tiêu biểu nhất là khuynh hướng huyền ảo, khuynh hướng mảnh vỡ, khuynh hướng nhại và khuynh hướng cực hạn, khuynh hướng giả trinh thám. Để chỉ ra đặc trưng của một tác phẩm văn học hậu hiện đại, ông dẫn ý kiến của nhà phê bình mác xít hậu hiện đại Terry Eagleton trong cuốn Dẫn luận lí luận văn học (1996) khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật hậu hiện đại điển hình nhất là tùy tiện, đa trị, lai ghép, lệch tâm, dễ thay đổi, ngưng đọng hệt như một mô phỏng” [14, tr.31]. Ông cũng tán thành với Barry Lewis đề cập đến các phương diện của văn xuôi hư cấu hậu hiện đại đó là “sự hỗn độn thế tục (Temporal disorder), cóp nhặt (Pastiche). Mảnh vỡ (Fragmentation), sự nới lỏng tổ chức (Looseness of association), tính hoài nghi (Paranoia), vòng tương tác (Vicious circles)” [14, tr.31]. Cũng trong công trình của mình một lần nữa Lê Huy Bắc dẫn lại bảng so sánh để khu biệt giữa hai khuynh hướng Chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại của Ihab Hassan đưa ra năm 1885 để những người nghiên cứu có thêm những căn cứ chắc chắn khi tiến hành khảo sát các tác phẩm văn học hậu hiện đại. Lê Huy Bắc cũng là dịch giả có công giúp người đọc Việt được tiếp cận những tác phẩm văn học hậu hiện đại ở một số quốc gia trên thế giới qua tuyển tập 54 truyện ngắn ông đã dịch và giới thiệu. Ông cũng là người rất tỉ mỉ trong việc hướng dẫn người đọc vận dụng lí thuyết của văn học hậu hiện đại để tiếp cận các tác phẩm văn học có yếu tố hậu hiện đại trong nhà trường. Đây là cơ sở quan trọng để tạo nên cái nhìn trong mối tương quan so sánh tìm ra sự khác biệt trong việc thể hiện yếu tố hậu hiện đại qua các tác phẩm ở nền văn học của các nước có sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại.

Ngoài công trình nghiên cứu cá nhân của các chuyên gia còn phải kể đến những công trình tập thể qua các kì hội thảo quốc gia. Cuốn Văn học hậu hiện đại – Diễn giải và tiếp nhận (Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia do Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Huế tổ chức tháng 3 năm 2011) với 37 bài viết của các chuyên gia nghiên cứu ở nhiều độ tuổi khác nhau được tuyển tập chia làm ba nhóm:

1) Những bài viết giới thiệu và diễn giải về lý thuyết hậu hiện đại; 2) Những bài viết phê bình các tác phẩm văn học theo xu hướng hậu hiện đại trên thế giới; 3) Những

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí