Những Yếu Tố Tiền Đề Cho Sự Tiếp Nhận Tinh Thần Hậu Hiện Đại Ở Hai Tác Giả

thực tế không phải hoàn toàn dành cho đại chúng. Kĩ thuật viết hiện đại được đẩy đi xa hơn, lượng kiến thức hỗn tạp, có cả chuyên biệt là thách đố lớn đối với công chúng để có thể tiếp cận những khả thể nhất định của tác phẩm.

Hầu hết các thủ pháp đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại không thuộc độc quyền của khuynh hướng văn học đi sau (tính phân mảnh, hài hước, phi tuyến tính, xóa bỏ ranh giới thể loại…). Điểm phân biệt giữa hiện đại và hậu hiện đại là cơ sở triết học (cơ sở của chủ nghĩa hiện đại là chủ nghĩa duy lí, chủ nghĩa nhân bản thời kì ánh sáng; cơ sở của hậu hiện đại là giải cấu trúc, chủ nghĩa nữ quyền, hậu thực dân) của các thủ pháp và thái độ gắn liền với chúng khi sử dụng cũng như vị trí của các thủ pháp trong cấu trúc tác phẩm. Trong tác phẩm hậu hiện đại, ghép mảnh, liên văn bản, giễu nhại, hài hước, xóa ranh giới thể loại… không đơn thuần chỉ là thủ pháp mà là hình thức của cái nhìn, là nguyên tắc tổ chức tác phẩm.

2.2. Những yếu tố tiền đề cho sự tiếp nhận tinh thần hậu hiện đại ở hai tác giả

2.2.1. Hồ Anh Thái

Sinh ra ở một quốc gia vẫn đang trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiền đề nảy sinh hậu hiện đại không hoàn toàn giống với hoàn cảnh ra đời ở cội nguồn của nó. Lí do để văn học Việt Nam, một nền văn học thuộc hệ hình hiện thực xã hội chủ nghĩa hầu như hoàn toàn không liên hệ gì với chủ nghĩa hậu hiện đại lại xuất hiện những dấu hiệu của văn học hậu hiện đại, trước hết xuất phát từ điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam thời kì đổi mới. Bắt đầu từ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, tình hình đất nước hơn ba mươi năm qua đã thay đổi mạnh mẽ. Môi trường chính trị cởi mở tạo điều kiện để Việt Nam giao lưu, tiếp xúc với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự thay đổi cơ chế quản lí kinh tế tạo chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng gây nên những chao đảo lớn. Các quan niệm về giá trị con người biến đổi, nền tảng giá trị truyền thống lung lay, những giá trị tiêu chuẩn mới được hình thành. Con người nhìn về cuộc sống với cái nhìn khác trước, mất đi tính khuôn mẫu, lí tưởng hóa, trở về với thực tế như nó vốn có: phức tạp, khó lí giải, đôi lúc phũ phàng. Cuộc sống căng thẳng nhiều sức ép, những thói quen văn hóa mới, nhất là trong giới trẻ với sự ảnh hưởng của thần tượng, lối sống thực dụng…, tạo cảm giác

những giá trị truyền thống (vẫn không bị xã hội phủ nhận) trở thành giá trị ảo, khoác lên thực tại không như mong muốn. Sự bùng nổ của mạng lưới truyền thông gây tác động lớn đến xã hội Việt Nam đương đại. Thế giới giờ đây đã rất phẳng rồi và sẽ còn phẳng hơn nhờ các thành tựu như Facebook, Twitter… Với mạng xã hội, con người giữa các quốc gia có thể liên kết dễ dàng, trở thành những siêu liên kết. Bên cạnh đời sống thực là xã hội ảo, cộng đồng ảo, trong đó con người giải trí, giao tiếp gián tiếp qua máy móc, hình thành những mối quan hệ ảo như tình yêu, tình bạn, hoạt động xã hội qua các diễn đàn… Thời đại thay đổi chóng mặt khiến con người bị “chấn động” mạnh mẽ trở nên hoang mang - tinh thần hậu hiện đại nảy sinh. Điều đó cho thấy rằng văn học Việt Nam tiếp thu yếu tố hậu hiện đại không phải là một “sự lai ghép” gượng gạo mà là sự phản ánh tất yếu tâm thức người Việt đương đại.

Về văn học nghệ thuật, công cuộc đổi mới văn học có vai trò to lớn trong việc “cởi trói”, “hồi sinh” cho cả nền văn học. Năm 1987, bài viết “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” của Nguyễn Minh Châu, đã trung thực chỉ ra thực tế về một “hành lang hẹp” mà các nhà văn phải thích nghi. Tiếng nói mạnh bạo đó cùng với không khí dân chủ, cởi mở và nhiệt tình đổi mới trong toàn xã hội cổ vũ rất lớn cho các nhà văn phát huy cá tính sáng tạo, tìm đến những thử nghiệm mới mẻ và táo bạo trong sáng tạo nghệ thuật. Trong quá trình này các nhà văn Việt Nam đã nhận ra lối viết theo tinh thần hậu hiện đại là cần thiết và rất phù hợp để họ thể hiện những ý đồ nghệ thuật trong sáng tác văn học. Hơn thế nữa cách viết mới sẽ làm cho đời sống của tác phẩm văn chương linh hoạt, sinh động và hấp dẫn hơn với người đọc.

Từ những tiền đề cụ thể của đất nước, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO càng là điều kiện thuận lợi để những thành tựu văn hóa, văn học nổi bật của nước ngoài du nhập vào Việt Nam. Trong thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu, ngoài con đường dịch thuật, các tác phẩm cũng như hệ thống lí thuyết mới, những khái niệm mới mẻ trong sáng tạo nghệ thuật của thế giới còn được cập nhật nhanh chóng qua Internet giúp các nhà văn Việt Nam tiếp xúc với những xu hướng văn học mới trên thế giới, trong đó, có các tác phẩm và lí thuyết hậu hiện đại.

Bằng tài năng và niềm đam mê văn chương, Hồ Anh Thái đã dần tạo dựng cho mình một chỗ đứng vững vàng trên văn đàn. Bản thân nhà văn vừa giỏi ngoại ngữ, lại là một nhà văn tâm huyết với văn học dân tộc nên ông đã dịch và giới thiệu những tác phẩm văn học đương đại tiêu biểu của Việt Nam ra bạn bè quốc tế. Ông chủ biên tập truyện ngắn Việt Nam Tình yêu sau chiến tranh được xuất bản bằng tiếng Anh tại Mĩ và tuyển tập Truyện ngắn Mĩ đương đại được xuất bản tại Việt Nam. Ngoài ra, ông cùng nhà văn Trương Vũ, Lê Minh Khuê và Wayne Karlin tuyển chọn, sưu tầm và dịch Hợp tuyển văn xuôi Việt - Mĩ Phía bên kia góc trời. Việc đọc và dịch những tác phẩm văn học nước ngoài cũng là yếu tố ảnh hưởng tích cực cho sự đón nhận những điều mới mẻ từ văn học phương Tây.

Vừa có tài năng văn chương, vừa được sống trong không khí của nền văn học sau đổi mới, đặc biệt là giai đoạn từ 1990 đến nay. Từ những chuyển biến to lớn về hoàn cảnh xã hội, kéo theo sự thay đổi sâu sắc về văn hóa tư tưởng đã thổi vào văn học nước ta một luồng gió mới, văn học như được “cởi trói”, các nhà văn có điều kiện “lột xác”. Sự vận động của văn xuôi Việt Nam từ hiện đại đến hậu hiện đại đã diễn ra trong một thời gian khá dài. Từ những yếu tố tiềm ẩn qua các sáng tác của Lê Lựu, Chu Lai, Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Thị Thu Huệ…, đến những nhà văn đầu tiên tiếp cận với chủ nghĩa hậu hiện đại như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tư… Hồ Anh Thái đã mang đến một cái nhìn mới mẻ về hiện thực. Ông đã vượt thoát được hai xu hướng cơ bản trong cao trào của văn học Việt Nam thời kì đổi mới là hào hứng ngời ca và trữ tình lãng mạng để đi vào những góc khuất, những mặt trái của xã hội. Nhà thơ Anh Chi đã đánh giá rất xác đáng về đóng góp của nhà văn gốc Nghệ này:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Nền văn chương Việt Nam có tới ba, bốn thập kỉ sa vào lối văn biểu dương, minh họa, tạo nên một thứ văn chương hiện thực đơn giản. Thế hệ các nhà văn viết từ thời chiến tranh chống Mỹ, cả các nhà văn trẻ sau chiến tranh một chút hầu hết viết theo hiện thực có phần thô sơ. Nhưng những năm tám mười, thế kỉ hai mươi, có một số tài năng đã làm cuộc đổi mới văn chương. Trong đó Ma Văn Kháng là nhà văn đổi mới sớm nhất trong tư tưởng văn chương. Rồi Nguyễn

Huy Thiệp đem đến cho văn chương truyền thống sức cuốn hút mới bởi cách nhìn nhận hiện thực sắc sảo. Nguyễn Dậu tái hồi văn đàn, cũng làm cho văn chương tả thực sinh động hơn, nhiều thương cảm hơn. Nguyễn Khắc Trường, khi viết về nông thôn, cũng khiến văn chương tả thực truyền thống có được một chiều sâu mới về văn hóa… Hồ Anh Thái là nhà văn không phụ thuộc gì văn chương tả thực hay văn chương lãng mạn mà các tên tuổi lớn như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam… đã tạo nên đầu thế kỉ XX [22].

Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami - 6

Những tác phẩm của Hồ Anh Thái ngay khi ra đời đã thu hút sự chú ý rộng rãi của bạn đọc cũng như giới phê bình bởi tính độc đáo thể hiện qua nhiều góc độ như: đề tài, cấu trúc tác phẩm, ngôn ngữ, giọng điệu… Hệ thống đề tài trong tác phẩm của ông vô cùng phong phú. Có khi cùng khai thác đề tài giống một số nhà văn đương thời, Hồ Anh Thái cũng khéo léo chọn cho mình một góc riêng không hề trùng lặp. Nhà văn đi vào mọi ngõ ngách của đời sống, lôi ra từ những góc khuất cho người đọc bao điều bất ngờ về cuộc sống mà trước ông chưa có mấy người làm được. Với cảm quan phương Đông kết hợp với những tiếp thu từ văn hóa, văn học phương Tây ở các nền văn hóa từng được tiếp xúc, ông mạnh dạn thử nghiệm những bút pháp mới mẻ trong cách tổ chức tác phẩm, xây dựng nhân vật và nhất là tạo cho mình một giọng điệu riêng không lẫn với bất cứ tác giả nào. Nếu người đọc nhớ đến một Nguyễn Huy Thiệp với giọng điệu khinh bạc, một Phạm Thị Hoài với giọng điệu sắc lạnh mà đầy chua cay, thì nhắc đến Hồ Anh Thái họ hình dung ngay được cái giọng đầy chất hài hước và giễu nhại trên từng con chữ. Ông là nhà văn Việt Nam đương đại đã có những phát kiến về ngôn ngữ, tạo cho tiếng Việt thêm màu sắc, đa nghĩa và khả năng biểu đạt phong phú hơn. Ông cũng chính là một trong số những cây bút đã mạnh dạn đổi mới theo khuynh hướng hậu hiện đại, thể nghiệp những thủ pháp mới trong các sáng tác của mình để tạo ra những tác phẩm mới có giá trị, tạo những món ăn mới lạ để phục vụ cho đông đảo độc giả.

Biết kết hợp hoàn cảnh thuận lợi mới ở trong nước, cộng với yếu tố vốn là một nhà ngoại giao được đi nhiều, tiếp xúc nhiều, có điều kiện sống trong không khí của văn hóa, văn học phương Tây hiện đại, Hồ Anh Thái đã tích cực tìm hiểu và

học tập cái hay từ các nền văn hóa mới. Nhà văn đã nhanh chóng nắm bắt, hấp thu những luồng tư tưởng, trào lưu văn học hiện đại, hậu hiện đại tạo nên những mạch mới trong dòng chảy hiện thực cuộc sống nước nhà. Năm 1988, Hồ Anh Thái sang nghiên cứu và làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, ông sống tại đất nước này sáu năm. Ở xứ sở của những tư tưởng minh triết và siêu hình, trong cái nôi sinh ra nhiều truyền thuyết và những pho sử thi vĩ đại, những bộ kinh kinh điển vừa sâu sắc chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến cảm hứng sáng tác của ông. Hơn nữa đây là thời kỳ cao trào của cuộc hội nhập thế kỷ giữa nền văn hóa Tây phương và nền văn hóa cổ truyền của xứ sở, Hồ Anh Thái lại thêm một lần nữa được đón ngọn gió mới từ ảnh hưởng của văn học phương Tây.

Ngoài những ảnh hưởng của hoàn cảnh sống, bản thân nhà văn luôn có quan niệm chín chắn về nghề văn, nhà văn, và sự cần thiết của việc không ngừng làm mới mình trong nghệ thuật. Hồ Anh Thái chọn nghề văn không phải vì tiền bạc, danh vọng, bởi với ông “tiền bạc, dang vọng chỉ là huyễn tưởng” [138, tr.1]. Ông tâm sự: “Người tỉnh táo, luôn đối mặt với vực thẳm của cái hữu hạn, thì số biết cả ba thứ kể trên đều là phù vân. Còn nếu coi những đó là biểu hiện của “thành công” thì có lẽ chính người đó đang thất bại” [138, tr.1]. Bước vào làng văn khá sớm, ông đã dần tạo được cái nhìn riêng về thế giới, thoát khỏi cảm hứng ngợi ca thường có của văn học để đi sâu vào những dòng chảy tâm lý bên trong qua những trang viết sắc bén với một phong cách mới lạ và tư duy nghệ thuật sắc sảo. Ông “không đặt văn chương vào tháp ngà mà để nó chung sống với những vấn đề nhạy cảm của xã hội” [137]. Ông nói: “Tôi thích sáng tác hơn, thứ ngôn ngữ văn học không bị phủi bụi kinh viện quyến rũ tôi. Những ý tưởng táo bạo, những cảm xúc mê đắm, những nhân vật sống động, nhừng tình huống khác lạ... vẫn làm tôi say mê hơn là những trang nghiên cứu” và “viết văn tôi được giải bày tâm sự nhiều hơn” [145, tr.l].

Hồ Anh Thái cũng có một cái nhìn mới mẻ về văn chương theo cách của riêng ông: “Với tôi, văn chương là một giấc mơ dài, nó vừa thuộc về thế giới này nhưng lại ở đâu đó xa xôi lắm. Tôi thường ví nó là một giấc mơ mà khi vừa tỉnh dậy người ta vừa mừng như thoát được cơn ác mộng, lại vừa nuối tiếc vì phải chia tay với

những điều đời thực không thể có” [137]. Để làm được điều đó người cầm bút phải cần phải có sự tìm tòi, sáng tạo, nhà văn phải biết “rút ruột nhả tơ” cho đời như những con tằm chăm chỉ. “Nhà văn đích thực phải là người tử tế, nhưng không thể nói là hơn hay kém những người khác. Cũng giống như nghề văn là một nghề cao quý nhưng không thể nói nó cao quý hơn nghề khác được” [139, tr.325]. Sự nhìn nhận đúng mức này đã giúp ông vượt thoát được quan niệm thần bí hóa đối với nghề cầm bút. Ông không viết văn theo ngẫu hứng mà tự đặt lịch cho mình phải viết mỗi ngày đều đặn ít nhất hai tiếng. Ông tự rèn luyện một lối viết chuyên nghiệp chứ không đợi cảm hứng. Để tạo được sự thăng hoa trong bất cứ nghề nghiệp nào nói chung và sáng tác văn học nói riêng, phương pháp luôn giữ vai trò cực kì quan trọng. Hồ Anh Thái phản ứng mạnh mẽ với quan niệm phương pháp “duy nhất đúng” trong sáng tác văn học. Ông cho rằng nếu chỉ sử dụng một phương pháp hiện thực thuần túy thì không thể giúp ông thực hiện được ước mơ văn chương của mình. “Văn học còn biết bao phương pháp cũng đáng được trân trọng, đáng được sử dụng, đáng được thưởng thức. Thế thì tại sao nhà văn mãi quẩn quanh với phương pháp “duy nhất đúng” [152]. Ông không chấp nhận tình trạng nhiều nhà văn “chung một tạng”, cùng khoác lên mình “đồng phục thẩm mĩ”. Theo Hồ Anh Thái “văn chương thế giới ngày nay có biết bao nhiêu phương pháp hay để lựa chọn. Mọi phương pháp đều có chỗ đứng dưới ánh mặt trời, mọi phương pháp đều có thể cùng tồn tại” [152]. Cái nhìn cởi mở trong quan niệm phương pháp sáng tác là một tiền đề hết sức thuận lợi để Hồ Anh Thái tiếp cận với cách viết của các nhà văn hậu hiện đại.

Là một người có trách nhiệm với văn học nước nhà, Hồ Anh Thái luôn ý thức được tầm quan trọng của sự đổi mới trong sáng tác. Bởi lẽ “văn chương nghệ thuật thế giới chuyển mình không ngừng. Lẽ nào người làm nghệ thuật ở ta vẫn tự mình cách biệt để ngoi ngóp mãi trong cái ao chật hẹp của mình” [152]. Cho nên “văn chương là một sinh thể phát triển, không phải chú lùn chịu lời nguyền là chú lùn mãi mãi”152]. Chính vì vậy ông luôn miệt mài “tìm cách tạo ra những công cụ mới”, không bằng lòng với những gì sẵn có: “Tôi là người luôn thay đổi. Tôi cũng không dừng ở lối viết này lâu đâu, khi chuyển sang đề tài khác, tôi sẽ chọn một lối viết khác cho hợp với đề tài mới. Không dừng lâu một chỗ, cho nên khi người ta

vừa kịp buông ra lời nhận xét thì tôi đã đi qua chính tôi rồi” [145, tr. 226].

Hồ Anh Thái không chỉ luôn thay đổi, tự làm mới mình qua đề tài, cảm hứng và phương pháp sáng tác. Ông còn mong muốn sự nhận thức tự làm mới mình sẽ trở thành vấn đề tự giác của tất cả những người cầm bút. Theo ông “bất cứ nhà văn nào có năng khiếu và ý thức tìm tòi làm mới tư tưởng của mình thì cũng nên phấn đấu hơn để có thể đứng vào hàng ngũ của những người cấp tiến nhất” [152]. Ông là người luôn cổ vũ cho những người cầm bút dũng cảm dám tìm cách làm mới mình. “Họ mạnh về đề tài cốt truyện thì hãy chuyển sang thử nghiệm lối viết không cốt truyện, bắt buộc họ phải đầu tư vào văn để tự thử thách, để làm mới mình. Có những tác giả lại không thích cốt truyện. Truyện của họ, nội dung rất mỏng… Họ phải tạm bỏ lối viết không cốt truyện lâu nay mà thử sức mình trong cốt truyện” [151, tr.141]. Ngay cả khi nhà văn đã xây dựng được phong cách, theo Hồ Anh Thái, phong cách cũng không phải lài cái bất biến để bó buộc năng lực sáng tạo. Một người viết có phong cách thực sự là phải có nhiều phong cách và cần biến hóa phong cách của mình cho phù hợp với từng đề tài và từng tác phẩm. Phong cách không phải là “cái vỏ ngoài bất biến và ngoan cố”, người cầm bút không nên vin vào đó mà tự thỏa mãn với chính mình. Nhà văn phải là người có bản lĩnh để thể nghiệm cái mới đừng vì “sợ mất tên vì chuyển sang phong cách khác, sợ bạn đọc mất dấu trên lối mòn không tìm ra mình, bèn cứ lối cũ mà đi” [151, tr.145]. Văn chương luôn cần những giá trị mới mẻ, vì thế “giản đơn, lười biếng, ngại phiêu lưu” là những phẩm chất “không đội trời chung với người làm nghệ thuật” [151, tr.145]

Một thái độ luôn trăn trở về sự vận động và đổi mới trong cách viết là mảnh đất thuận lợi để cấy vào đó những yếu tố ảnh hưởng của văn học hậu hiện đại. Cho nên, tuy sinh ra trên một đất nước chưa có đầy đủ những yếu tố tiền đề về cơ sở hạ tầng của xã hội hậu hiện đại, nhưng Hồ Anh Thái đã tiếp thu những ảnh hưởng của tinh thần hậu hiện đại theo cách không hề cưỡng ép. Không chỉ là sự đón nhận trực tiếp tư tưởng hậu hiện đại từ “quê hương” của nó, ông còn dành sự ngưỡng mộ cho những nhà văn tài năng đã vận dụng thành công phương pháp sáng tác mới theo tinh thần hậu hiện đại mà Haruki Murakami là một trong số đó. Hồ Anh Thái đã chia sẻ về việc chọn những cuốn sách nào cho vào hành lí khi đi công tác:

Sang thập kỉ thứ hai của thế kỉ XXI, tôi mang theo sách của Haruki

Murakami: Biên niên ký chim vặn dây cót. Một thứ kính vạn hoa, hiện ra cùng lúc nhiều màu sắc, nhiều hình khối, nhiều chiều kích. Giữa dòng đời ở xứ Ba Tư lại mơ về nước Nhật. Không hẳn là nước Nhật, sách của Murakami không phải là truyện phong tục. Nó là một thế giới đương đại, một nước Nhật đã pha trộn vào đấy không khí phương Tây, không khí chung của cả hành tinh. Điều này đúng với những cuốn sách hay khác của ông: Kafka bên bờ biển, Nhảy nhảy nhảy… [151, tr.176].

Không trực tiếp phát biểu về sự ảnh hưởng của lí thuyết hậu hiện đại đối với sáng tác của mình, song ta có thể tìm thấy những nét đặc trưng của văn chương hậu hiện đại trong quan niệm cũng như trong tác phẩm của Hồ Anh Thái. Quan niệm “phi trung tâm”, “phi cốt truyện” “phi nhân vật”…, được khái quát theo cách của riêng ông:

Có thứ văn xuôi không lấy kể chuyện làm hình thức chủ yếu. Người đọc bước vào tác phẩm là quăng mình vào một dòng chảy của ý thức của cảm xúc. Ở đấy người viết không miêu tả hiện thực mà tạo dựng ấn tượng về hiện thực, cảm giác về hiện thực. Ở đấy không có cốt truyện, thay vào đó người đọc được du ngoạn trong rừng ý nghĩ, rừng cảm nhận, thậm chí cùng với những linh cảm mơ hồ. Ở đấy có thể là đa cốt truyện, trong truyện còn có truyện, như con búp bê Matrioshka của Nga, mở con này ra lại thấy một con khác, mở tiếp lại cứ thế. Không cốt truyện và đa cốt truyện đều khiến người đọc khó mà kể lại được, các nhân vật trong ấy không còn tách rời đứng riêng ra sừng sững như một pho tượng, mà trộn lẫn trong nhau, làm bệ đỡ cho nhau, tất cả hợp lại để tạo dựng một ấn tượng chung.

Đọc xong, người ta có thể không nhớ cốt truyện, không nhớ cuốn sách, nhưng: Nhớ / Một / Ấn / Tượng [152].

Sự “phân mảnh cốt truyện”, “đề cao tiểu tự sự và mở rộng ngoại biên” được Hồ Anh Thái chia sẻ thông qua quan niệm mới về tiểu thuyết hay ở thời đại mới:

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí