Tiểu thuyết khi ấy không chỉ là một đường dây xuyên suốt, không chỉ quy các nhân vật về một đường dây hoặc vài ba đường dây. Nó có thể rắc rối hỗn độn xô bồ như thế giới muôn đời này, Nó có thể phức tạp như biết bao hệ tư tưởng trên cõi đời này. Nó có thể ngổn ngang chưa có kết cục như biết bao số phận trên thế gian này. Nhưng tiểu thuyết ấy hấp dẫn trên từng trang, hấp dẫn ở văn, hấp dẫn ở chi tiết ấn tượng, hấp dẫn ở cách dẫn dắt và lôi kéo người đọc theo nó. Đọc xong người ta có thể quên câu chuyện, người ta có thể không nhớ và không thể nhớ… Ta chỉ cần sống với khoảnh khắc đọc cuốn sách, thấy nó hay ở khoảnh khắc ấy, xúc động và thấm thía trong khoảnh khắc ấy, rồi sau đó gấp sách lại, ta có thể không kể lại được nữa. Tiểu thuyết thời nay những cuốn hay là hay theo cách như vậy [151, tr.150].
Với gần ba mươi tiểu thuyết và truyện ngắn đã xuất bản tính từ thời điểm năm1986 đến nay, phần lớn trong số đó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn sung sức nhất ở Việt Nam hiện nay. Tinh thần hậu hiện đại xuất hiện trong tác phẩm của ông ngày càng rõ nét và đó cũng là một trong số những yếu tố làm nên phong cách văn chương của ông.
2.2.2. Haruki Murakami
Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Kyoto, Nhật Bản. Sau thế chiến thứ hai với sự sụp đổ của chủ nghĩa quân phiệt và thảm họa bom nguyên tử, Nhật Bản đã tiến hành những cải cách dân chủ, xây dựng lại nền công nghiệp bị tàn phá. Sau khoảng mười năm hậu chiến, nước Nhật đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có với các kì tích trong kinh tế và đời sống xã hội. Từ thời kì Heisei xã hội Nhật Bản thực sự bước sang thời kì hậu công nghiệp. Kinh tế Nhật dần chuyển sang suy thoái chậm, kéo theo những hậu quả khôn lường và nạn thất nghiệp gia tăng. Cùng với những biến động về kinh tế, chính trị Nhật Bản cũng xuất hiện nhiều đảo lộn. Tình hình xã hội nảy sinh nhiều vấn đề căng thẳng bất an đã đặt đất nước và con người Nhật vào sự trải nghiệm tâm lí thực sự của thời kì hậu hiện đại. Sau sự kiện tháng 3 năm 1995, khi nhóm cực đoan Aum Shinrikyo đã tấn công trạm ga tại thành phố Tokyo làm thiệt mạng hơn 12 người và làm bị thương hàng trăm người đã gây nên một tâm lí hoang mang lo lắng về tình trạng khủng bố có thể xảy ra bất
cứ lúc nào. Hơn thế nữa, tâm lí lo sợ thường trực không phải là không có cơ sở tại một đất nước nghèo tài nguyên mà phải chịu lắm thiên tai như Nhật Bản. Trong khi mọi người vẫn chưa hết bàng hoàng về trận động đất Kobe ngày 17/01/1995 làm 6 nghìn người bị chết, 44 nghìn người bị thương, 250 nghìn căn hộ bị hủy diệt, tổng tổn thất lên tới hơn 10 nghìn tỉ thì vào ngày 11/3/2011, Nhật Bản lại phải tiếp tục hứng chịu một cuộc động đất mạnh nhất trong lịch sử của mình. Trận động đất đã tạo ra sóng thần và rất nhiều biển lửa là nguyên nhân của sự cố các lò phản ứng hạt nhân tại các nhà máy điện ở Fukushima. Chất phóng xạ độc hại lanvào môi trường tạo mối đe dọa trực tiếp và về lâu dài cho sức khỏe và cuộc sống của những người dân.
Xét về văn học, Nhật Bản là quốc gia có nền văn học phát triển sớm và đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Đội ngũ nhà văn của Nhật Bản đã có trong tay những giải thưởng danh giá nhất của văn học nhân loại. Bước sang thế kỉ XX, nền văn học của xứ sở hoa anh đào tiếp tục trải qua quá trình hiện đại hóa để sánh bước cùng văn học thế giới. Trên cơ sở tiếp thu những ảnh hưởng của văn học phương Tây cộng với sự sáng tạo không ngừng trên cơ sở hiện thực hậu hiện đại trong nước, nhiều tài năng văn chương của Nhật Bản đã được bạn đọc trên khắp thế giới ngưỡng mộ chờ đón qua từng tác phẩm được xuất bản. Trong số đó Murakami là cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Cách nhìn và kĩ thuật viết văn của ông thực sự đã bước sang địa hạt của văn chương hậu hiện đại với những nét đặc trưng rất đáng được ca ngợi.
Sinh ra trong một gia đình có ông nội là tăng lữ Phật giáo, ông ngoại là thương gia vùng Osaka, bố mẹ là giáo viên dạy văn học Nhật Bản, tuy nhiên, Murakami lại có sự yêu thích đặc biệt với nền văn học phương Tây. Ông tìm đến những loại hình văn hóa này như là một biểu hiện nổi loạn chống lại cha của mình - một giáo viên văn học Nhật với những tư tưởng Nhật Bản chính thống. Sau bốn năm học tiếng Anh ông bắt đầu đọc văn học Mỹ tại các hiệu sách cũ. Ông thấy mình như được lạc vào một thế giới khác kể từ lúc đó. Và từ lúc mười sáu tuổi, ông đã không đọc tiểu thuyết Nhật Bản nữa mà tìm đến những nhà văn Nga, Pháp như Dostoyevsky, Stendhal và Balzac qua các bản dịch. Đây là “sữa nguồn” quý giá nuôi dưỡng tài năng của ông đồng thời tạo ảnh hưởng lớn từ văn hóa phương Tây đến sáng tác của ông sau này.
Ngoài ra, Murakami còn có niềm đam mê âm nhạc Âu Mỹ. Thế giới mới ấy quyến rũ ông đến nỗi không bao lâu sau khi ông kết hôn với cô bạn học Takahashi Yoko (1971), ông ngừng việc học chuyên ngành nghệ thuật sân khấu đại học Waseda, cùng vợ mở quán rượu nhạc Jazz ở Tokyo với tên gọi Peter Cat và duy trì hoạt động suốt bảy năm. Trong khoảng thời gian ấy ông tự do, thoải mái làm và đọc những gì mình thích. Rất nhiều trải nghiệm từ thời gian này đã được ông đưa vào trong những tác phẩm của mình sau này. Đặc biệt sự say mê và ăn sâu của âm nhạc đã có ảnh hưởng rất lớn và các sáng tác của Murakami. Âm nhạc có vai trò như một phông nền cho các nhân vật diễn xướng, một đặc trưng trong phong cách sáng tác của nhà văn.
Năm 1986 không chịu nổi cuộc sống đua đòi vật chất tầm thường, sự suy vi của những giá trị truyền thống, những bất an trong xã hội Nhật Bản đương thời và những uẩn ức cá nhấn, Haruki cùng gia đình chuyển sang sinh sống ở Roma (Ý). Chính tại nơi đây, tài năng Haruki Murakami thật sự tỏa sáng với sự đột phá mạnh mẽ khi xuất bản Rừng Nauy (1987). Từ đó, Haruki Murakami được công nhận là “ngôi sao” của văn hóa đại chúng bắt đầu cho hàng loạt những thành công vang dội của ông sau này.
Năm 1990 với sự thôi thúc của một tâm hồn Nhật Bản cùng những băn khoăn về lý tưởng, cuộc đời, Haruki trở về quê hương vào đúng thời gian cao điểm của nền “kinh tế bong bóng”. Sau đó một năm ông sang Mỹ để trở thành giảng viên văn học tại Đại học Princenton, ở Princenton, New Jevsey. Hai năm sau ông làm việc tại Đại học Tuatso ở Medored (Medford) bang Massachusetts. Tháng giêng 1995 xảy ra thảm kịch động đất Kobe và sau đó là vụ tín đồ chân lý giáo Aum thả hơi độc Sarin tàu điện ngầm Tokyo. Hai sự kiện liên tiếp này đã tạo hoài nghi về sự an bình và nguy cơ sụp đổ nền kinh tế, tạo ra những chấn động tâm lý nghiêm trọng trong xã hội Nhật Bản. Một lần nữa nỗi đau dân tộc kéo Murakami về với quê hương. Những tác phẩm của ông bắt đầu hướng tới việc thể hiện những nỗi đau, bi kịch đầy ám ảnh của xã hội Nhật, con người Nhật - những bi kịch mang tính phổ quát của con người và xã hội hiện đại, hậu hiện đại.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Công Trình Nghiên Cứu Yếu Tố Hậu Hiện Đại Trong Sáng Tác Của Haruki Murakami
- Những Đặc Trưng Thi Pháp Cơ Bản Của Văn Học Hậu Hiện Đại
- Những Yếu Tố Tiền Đề Cho Sự Tiếp Nhận Tinh Thần Hậu Hiện Đại Ở Hai Tác Giả
- Sự Khác Biệt Ở Kiểu Con Người Đặc Trưng
- Con Người Cô Đơn Trong Sáng Tác Của Haruki Murakami
- Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami - 10
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
Xã hội Nhật Bản đang có những chuyển biến dữ dội và phức tạp với sự xung đột mạnh mẽ giữa văn hóa truyền thống phương Đông và văn hóa hiện đại phương
Tây. Sự phức hợp của nhiều luồng tư tưởng, vòng xoáy hỗn loạn của đời sống kinh tế xã hội đã kéo theo sự hỗn loạn, mất phương hướng của không ít người dân Nhật Bản, đặc biệt là thế hệ trẻ. Sống và sáng tác văn học trong bối cảnh đó con đường đến với văn học của Haruki là cuộc hành trình lựa chọn, kiếm tìm, trăn trở để tìm tòi chân lý cuộc sống và cái đẹp. Haruki Murakami ý thức sâu sắc về sự tồn tại đầy ám ảnh của bi kịch con người thời đại. Ý thức đươc sự trống rỗng và bất an sâu sắc trong lòng xã hội, ông đã thực hiện thiên chức của một nhà văn chân chính bằng việc phản chiếu, lý giải, xoa dịu những nỗi đau vô hình đó thông qua những cuốn tiểu thuyết của mình.
Murakami có những quan niệm mới mẻ và tích cực về nghề văn, nhà văn và tiểu thuyết. Giới nghệ sĩ thường được quan niệm là cần sống theo lối kỳ dị, tự do, phóng túng. Nhưng Murakami muốn làm khác, ông thức dậy đều đặn vào 4 giờ sáng, viết vài giờ trước khi chạy marathon. Ông muốn tập thể dục để duy trì thể lực cho công việc viết lách vốn rất tiêu hao năng lượng. Ông cũng cho người đọc sự cảm nhận những bước dài trên chặng đường một tiểu thuyết gia đi được cũng giống như sự bền bỉ trên con đường dài trong một cuộc chạy bộ. Ông bước vào nghiệp văn muộn sau khi đã sống hết lòng, hết mực chân thành để tìm cho được “một cái gì đó của riêng mình để viết”. Ông tâm sự: “Tôi đã bắt đầu chạy. Ba mươi tuổi là tuổi tôi hồi đấy... Cái tuổi ấy có thể gọi là một kiểu giao lộ trong đời. Đó là cái tuổi tôi bắt đầu cuộc đời người chạy bộ của mình, và đó là điểm xuất phát muộn màng nhưng chân thực của tôi, làm tiểu thuyết gia...” [103, tr.66]. Murakami đã lí giải nguyên nhân xuất phát muộn của mình: “Trước khi khởi nghiệp viết, tôi đã tiếp nhận một cách nghiêm túc, thậm chí là hồ hởi, nhiều loại kinh nghiệm” [103, tr.45].
Murakami cũng đem đến cho văn chương một quan niệm mới của riêng ông:
Tôi quan niệm văn chương là một cái gì đó tự nhiên hơn, cố kết hơn, cái gì đó với một kiểu sức sống tự nhiên, tích cực. Đối với tôi, viết một cuốn tiểu thuyết cũng giống như trèo lên một ngọn núi dốc đứng, vật vã leo lên vách đá, lên đến đỉnh sau một thử thách dài và cam go. Tôi phải dùng đục mà đập đá và đào một cái hố sâu rồi mới định vị được nguồn sáng tạo [103, tr.131].
Theo Murakami, giữa viết văn và chạy bộ có nhiều điểm tương đồng. Người cầm bút chuyên nghiệp phải biết vượt qua những giới hạn cũng giống như một vận động viên chạy bộ luôn cố gắng vượt qua các mức thời gian. Thái độ đối với công việc mình lựa chọn là cực kì quan trọng. Nó là yếu tố chi phối rất lớn đến sự nghiêm túc và hiệu quả khi anh ta tiến hành. Trong chạy bộ, điều tác giả quan tâm là có đạt được các mục tiêu đã tự đặt ra hay không:
Dù y không phá được kỷ lục thời gian mong muốn song miễn sao có được cái cảm giác mãn nguyện là đã làm hết sức mình và có lẽ, đã có một khám phá có ý nghĩa nào đó về bản thân trong quá trình ấy thì tự điều ấy đã là một sự hoàn thành, một cảm xúc tích cực y có thể mang theo qua cuộc đua kế tiếp [103,tr.19].
Còn trong việc viết tiểu thuyết ông cho rằng:
Một nhà văn may mắn có lẽ chỉ viết được khoảng mười hai cuốn tiểu thuyết tử tế trong đời. Tôi không biết đã có bao nhiêu cuốn đọc được nhưng tôi chỉ hy vọng viết thêm bốn hay năm cuốn nữa có chất lượng. Khi chạy, tôi không có cảm giác về giới hạn đó. Cứ bốn năm, tôi mới xuất bản được một cuốn tiểu thuyết dày dặn nhưng hàng năm tôi thường chạy 10km, bán Marathon và cả Marathon. Đến nay, tôi đã tham gia 27 cuộc chạy Marathon. Lần cuối cùng vừa diễn ra hồi tháng một. Và chuyện tôi sẽ có cuộc Marathon thứ 28, 29 và 30 trong tương lai là điều hoàn toàn tự nhiên [103, tr.19].
Trên thực tế, tác phẩm của Murakami không chỉ được đón nhận tại Nhật Bản mà còn được dịch ra nhiều thứ tiếng trên khắp thế giới. Trong năm 2006, Murakami Haruki đã được hai giải thưởng quốc tế là Giải thưởng văn học Franz Kajka cho thể loại tiểu thuyết, và Giải thưởng Frank 0'Connor cho truyện ngắn. Năm 2009, nhà văn tiếp tục được nhận giải thưởng Jerusalem. Ngoài ra, ông cũng đã từng nằm trong danh sách những ứng cử viên của giải Noben văn học. Tuy vậy, Murakami thường không mặn mà với giải thưởng hay sự nổi tiếng của mình:
Tôi chẳng mấy quan tâm đến bất kỳ thứ giải thưởng nào. Giải thưởng đích thực của tôi là độc giả, những độc giả đang mong chờ tác phẩm kế tiếp của
tôi. Tôi rất trân quý sự quan tâm và thủy chung của họ. Tôi đã nỗ lực suốt nhiều năm trời để nắm được tư tưởng họ, tâm hồn họ. Và dường như tôi đã nắm được tư tưởng tâm hồn độc giả, nhiều độc giả. Xét cho cùng, đó là thành tựu to lớn nhất của tôi. Giải thưởng là cái gì so với thành tựu đó? [132]
Niềm đam mê nghệ thuật, những dấu ấn cá nhân và nỗi đau thời đại đã chi phối sâu tới cách cảm, cách nghĩ và văn phong của ông. Murakami thể hiện một phong cách lạ so với với các nhà văn cùng thời với sự kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống Nhật Bản và yếu tố hiện đại phương Tây. Tiểu thuyết của ông tràn ngập những hình ảnh, biểu tưởng văn hóa đại chúng, mang đậm dấu ấn của tinh thần hậu hiện đại.
2.2.3. Cái nhìn về hiện thực và con người
Hồ Anh Thái vốn là một nhà ngoại giao được đi nhiều, đọc nhiều và với thái độ tích cực tìm hiểu các nền văn hóa mới, nhà văn có điều kiện chịu ảnh hưởng từ văn học phương Tây. Dòng mạch mới mẻ của các nền văn học ngoại nhập đã đưa ông đến với cảm quan mới mẻ, tiến bộ về hiện thực. Xuyên suốt toàn bộ tiểu thuyết Hồ Anh Thái là một cách nhìn thể hiện sự khám phá mới về hiện thực xã hội và con người. Ở đó, con người chứng kiến sự khủng hoảng niềm tin của chính mình, sự sụp đổ của hiện thực được cố kết bởi những lí tưởng cao siêu, sự tan vỡ của những thang bảng giá trị, sự trống vắng của kiếp nhân sinh không thể cứu vãn.
Bức tranh hiện thực cuộc sống trong sáng tác của Hồ Anh Thái không phải được “vô trùng” hay được “chưng cất” mà luôn đa chiều, nhiều tầng vỉa, luôn luôn biến ảo, bao gồm vô số “mảnh vỡ” hiện thực bị phân tách từ bề nổi và mạch ngầm chằng chịt trong đời sống xã hội. Mở rộng các bình diện khám phá hiện thực, trong mỗi sáng tác của mình, ông đã thể hiện cái nhìn sâu sắc và một ngòi bút sắc sảo trước các tầng bậc của hiện thực. Theo quan niệm của nhà văn, cuộc đời giống như những mảnh vỡ rất đa dạng, phức tạp, có mảnh hiền lành “âm thầm ở nơi góc khuất” có mảnh sắc nhọn“lăn ra đường đi lối lại mà đâm vào những bàn chân may mắn, trả thù cho số phận hẩm hiu của mình” [137, tr.218]. Hồ Anh Thái có viết về chiến tranh nhưng ông chọn một góc nhìn khác để tiếp cận hiện thực cuộc chiến đã qua. Hình ảnh trung tâm trong các trang viết về chiến tranh không còn là những tượng đài anh
hùng cách mạng mà đó là hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong quá lứa, lỡ thì hay những đứa trẻ mồ côi cha mẹ. Nhìn chiến tranh ở góc độ này, Hồ Anh Thái đã cho thấy những di chứng, sức hủy hoại khôn cùng của chiến tranh. Chiến tranh đã đáng sợ nhưng dư âm của nó còn đáng sợ hơn. Cũng ở góc nhìn này, Hồ Anh Thái còn cho thấy một khía cạnh khác, đó là sự vô tâm của xã hội đối với những người có công. Họ đã phải trả giá đắt trong chiến tranh nhưng khi hòa bình lập lại họ lại bị quên lãng.
Hòa bình, nhưng cuộc sống sau chiến tranh không phải là một thiên đường. Ở đây bắt đầu hé mở những bi kịch mới, những hiện trạng mới mà trước đó nhiều người không ngờ tới được. Công cuộc đổi mới với những tiến bộ vượt bậc về kinh tế mang lại niềm hi vọng mới song cũng chính nó tạo nên sự xa cách giữa con người với con người. Trong bức tranh xã hội thị dân như ở tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, cứ tưởng tồn tại trong những mối quan hệ chằng chịt, con người có được sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng không, đằng sau hình ảnh thân thiết ấy là những kiểu kết giao, những quan hệ giả tạo được xây dựng có tính toán kĩ lưỡng trên cơ sở tiền bạc và lợi danh. Phía sau những mối dây ảo đó một sự đổ vỡ, tan rã vẫn diễn ra ngấm ngầm và không thể cứu vãn. Ở Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm, độc giả lại bắt gặp cảm thức bất tín vào sự tiến bộ, văn minh của cuộc sống đương đại. Đây chính là nơi ghi đậm cảm quan hậu hiện đại trong các trang viết của Hồ Anh Thái. Hoài nghi những giá trị, lộn trái bản chất thực tại, nhà văn phô bày những mặt xấu xa, kệch cỡm nhất của nó. Hiện thực của cuộc sống đương đại càng lúc càng hỗn độn, giả dối, thiếu vắng chuẩn mực chẳng khác nào một mớ hỗn tạp, bát nháo gom lại từ nhiều mảnh đặt cạnh nhau. Cuộc đời giống như cái “nhà cười” khổng lồ mà khi bước vào đó người ta chỉ thấy những chuyện hài hước đáng cười trước những chân dung méo mó, dị dạng.
Không chỉ nhìn cuộc sống như những mảnh vỡ, Hồ Anh Thái còn “lặn sâu” vào những tầng vỉa bí ẩn bên trong đời sống tinh thần để lắng nghe những tiếng lòng trắc ẩn, những trăn trở uẩn khúc dang diễn ra quyết liệt trong tâm hồn con người. Đó là những âm vang từ cõi vô thức, cõi tâm linh. Ông từng quan niệm “hiện thực là những gì ta thấy, ta nghe, ta trải nghiệm là chưa đủ. Hiện thực còn là cái ta cảm nữa... Cả một đời sống tâm linh cũng là hiện thực” [142, tr.252]. Vì thế, trong nhiều năm cầm
bút, Hồ Anh Thái không ngừng khai mở những mê lộ, những bí ẩn thẳm sâu của đời sống tâm linh mà không phải nhà văn nào cũng vươn chạm đến được. Hiện thực mới lạ đó được thể hiện trong nhiều tác phẩm của Hồ Anh Thái. Ông đã rất thành công khi dùng yếu tố kì ảo như là phương thức nghệ thuật đặc sắc và đắc dụng trong việc khám phá chiều sâu bí ẩn trong thế giới tâm linh nhân vật.
Từ sự bất tín đối với hiện thực xã hội đang tồn tại, Hồ Anh Thái nhìn con người như những “mảnh vỡ”. Ông đi sâu khám phá đời sống cá nhân ở “phần mảnh” và nhìn thấy được nhiều góc cạnh qua những “kiểu vỡ” khác nhau. Con người trong bức tranh xã hội hôm nay được Hồ Anh Thái tái hiện bằng nhiều mảng màu với những nét bút sắc sảo, tinh tế. Mỗi con người là một “nhân vị” riêng, tồn tại với tất cả những phẩm chất tự nhiên vốn có của nó. Đó là những kiểu con người mới mang hơi thở cuộc sống và thời đại: Con người bản năng, con người tha hóa, con người nghịch dị, con người tâm linh, con người hướng thiện... Bằng cái nhìn trung thực, thẳng thắn, nhà văn không những đã soi rọi, mổ xẻ, lí giải thấu đáo chúng ở nhiều giá trị, góc độ, mà hơn hết, đằng sau cách nhìn tỉnh táo, sắc lạnh đó còn có tiếng nói lương tri phản tỉnh con người trước những va đập ghê gớm của xã hội thời buổi kinh tế thị trường.
Quan niệm mới mẻ của nhà văn về con người được thể hiện qua thế giới nhân vật đông đúc đa dạng, đủ kiểu loại thành phần. Không chỉ có những công dân “ưu tú” nhất của thời đại hào hùng đậm chất sử thi, nhà văn “mở cửa” cho phép mọi đối tượng, mọi kiểu người, bước vào tác phẩm văn chương của mình. Không giới hạn bởi một ai, từ kĩ sư, cán bộ ngoại giao, nhà văn, hoạ sĩ, ca sĩ, nhà báo, nhà khoa học cho đến anh xe ôm, người giúp việc..., đều có thể trở thành nhân vật của Hồ Anh Thái. Vừa quan sát đời sống trên một diện rộng, vừa đi sâu vào mọi tầng vỉa của đời sống, tác giả nhìn thấy được sự đa dạng, phong phú, sinh động mà chân thực của cuộc sống đương đại đang diễn ra. Hồ Anh Thái không che đậy một trạng thái nào của cuộc sống con người, ông muốn phơi bày tất cả trên trang viết để mọi người cùng soi xét, suy ngẫm. Nhà văn ngày càng phát hiện ra và lột tả rất nhiều cái xấu, cái tiêu cực trong đời sống xã hội thực tại. Qua cách nhìn của Hồ Anh Thái, cuộc sống đang bị biến dạng, lệch chuẩn. Con người hiện đại với đủ mọi hạng người từ tầng lớp thị dân, công chức, trí thức đến quan chức, ai cũng có nhiều thói xấu, thậm