Vấn Đề “Sinh Thái” Trong Sáng Tác Của Các Tác Giả Nữ Việt Nam - Một Cái Nhìn Lịch Đại


bạo của họ không thua kém các nhà văn nam giới. Tính dục không chỉ là một nhu cầu tự thân mà nó là phương tiện khẳng định bình quyền nam nữ. Mạnh dạn viết về chủ đề này, họ đã vượt thoát ra khỏi những điều cấm đoán, kiêng kỵ, giải phóng mình khỏi những định kiến và sự áp đặt của người khác để tự do sống thật với con người bản năng của mình. Phạm Thị Ngọc Liên trong bài viết Nhục cảm trong văn chương cho rằng: “Bằng cách viết động chạm đến chuyện cấm kỵ, họ đã tự “cởi trói”, tự chứng tỏ rằng trong sáng tác, không nên phân biệt nam hay nữ. Bằng nội tâm phong phú và nhạy cảm, họ cho rằng họ viết về giới của họ trung thực hơn những gì người khác giới áp đặt” (Phạm Thị Ngọc Liên, 2007). Các tác giả nữ không hề mặc cảm, dè dặt khi đưa tính dục vào tác phẩm. Tính dục dưới con mắt các cây bút nữ được thể hiện ở nhiều sắc thái và đã được họ đề cập bằng lối viết thẳng thắn, mạnh bạo hiếm thấy. Đó là cách để các nữ văn sĩ tự giải toả mình, khẳng định tiếng nói của giới mình, đồng thời góp một tiếng nói mạnh mẽ đòi quyền bình đẳng cho nữ giới – quyền được yêu và được thụ hưởng tình yêu.

Tính dục trước hết là sự khơi nguồn, khởi đầu cho tình yêu, khát vọng sống và những xúc cảm nhân văn, thấu hiểu chiều sâu bản thể. Các nhà văn nữ phô bày những khát vọng bản năng mạnh mẽ và xem đó như là một phần không thể thiếu trong đời sống tình yêu và hôn nhân. Người đàn bà có ma lực, Sau chớp là giông bão, Gà ấp bóng, I am đàn bà của Y Ban; Vu Quy, Dòng sông hủi, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu; Năm ngày, Thực đơn chủ nhật của Phạm Thị Hoài... là những tác phẩm tiêu biểu.

Tính dục còn là phương tiện thể hiện sự giải phóng bản thân và sự chủ động của nữ giới. Vượt qua tất cả những dè dặt, định kiến và dám đối mặt với dư luận, các cây bút nữ đương đại phơi bày chốn phòng the trước bàn dân thiên hạ. Những trang viết miêu tả các cảnh làm tình táo bạo, cuồng nhiệt với những động từ gây sốc đã không còn xa lạ với văn chương nữ giới, và một điều đặc biệt là, chủ thể của những hành động này không phải khi nào cũng thuộc về đàn ông mà còn là của nữ giới. Họ không còn è dè, thụ động chờ đợi, mà đã mạnh mẽ kiếm tìm, đòi hỏi, chủ động (Tự của Y Ban; Đàn sẻ ri bay ngang rừng của Vò Thị Xuân Hà...). Hơn thế, họ còn tự thỏa mãn, tự yêu chiều bản thân khi thiếu vắng những người đàn ông đích thực (Xuân Từ Chiều của Y Ban, Hồi xuân của Lý Lan). Rò ràng, trong đời sống tính dục nhân vật nữ không những chuyển thể từ bị động sang chủ động mà họ còn công khai với tiềm năng tính dục của giới mình. Tính dục được các nhà văn nữ đương đại miêu tả như một quá trình mã hóa những tư tưởng sâu kín nhất mà mình muốn chia sẻ cùng người đọc. Đời sống tính dục không chỉ là khoái lạc mà nó còn là những ẩn ức của nữ giới về mặc cảm thân phận, chấn thương về tinh thần, thậm chí là


trống rỗng vô định hoang hoải,… Dường như, tất cả các trạng thái cảm xúc của nữ giới đều được dồn nén trong hành vi nguyên sơ bản năng nhất này.

Mượn chủ đề tính dục, các nhà văn nữ khẳng định mạnh mẽ ý thức nữ quyền, tư thế chủ động trong lĩnh vực vốn được coi là ưu thế của nam giới. Sự dũng cảm, táo bạo đó đã giúp họ khẳng định vị thế diễn ngôn của mình bởi từ lâu những mô tả tình dục chủ yếu là của đàn ông và vô hình chung, họ có quyền lực trong diễn ngôn này. Nhu cầu giải phóng tính dục, chủ động về thân xác đã đưa nữ giới về đúng nguyên lý tính mẫu của nó, góp phần xác lập lại vị thế ngang bằng cho người phụ nữ. Tuy nhiên, không phải bình đẳng hiểu theo cái nghĩa có thể vượt mặt đàn ông về tính dục, cái họ mong muốn là sự hoà hợp. Mặt khác tính dục cũng như là một phương tiện để bộc lộ tư tưởng xã hội, vươn tới những triết lý sâu xa về bản ngã đích thực của con người.

Giải thiêng hình tượng nam giới

Hình tượng nam giới được soi chiếu nhiều góc độ và đã làm không ít nữ giới vỡ mộng. Danh xưng là “phái mạnh” bị giải thiêng hoàn toàn trước sự bị bóc mẽ không thương tiếc trong sáng tác của các nhà văn nữ. Không phải bao giờ hình ảnh người đàn ông là phái mạnh, người phụ nữ thì yếu đuối, thấp hèn, mà ngay cả phái nam cũng có sự yếu đuối, bất lực, dù cho có nhiều khát vọng nhưng vẫn “lực bất tòng tâm”.

Các cây bút nữ đương đại không đặt đàn ông trong những không gian vĩ mô: chiến trường, thương trường hay chốn quan trường để khẳng định tầm vóc và vị thế của họ, mà đặt người đàn ông bên những cái vụn vặt của đời sống thường ngày với bao nhiêu sự tẹp nhẹp, lấm lem của đời sống luôn tiềm ẩn nguy cơ làm thần tượng bị giải thiêng. Một trong những cách thức để phản kháng lại diễn ngôn nam quyền của nam giới là để họ trở về với đời sống thực tế, đối diện với những nỗi lo cơm áo gạo tiền, để rồi làm tan vỡ mẫu đàn ông lý tưởng bằng những hình tượng nhân vật vừa mỉa mai vừa chua chát, khôi hài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Thế giới đàn ông trong tác phẩm của các nhà văn nữ sau năm 1986 được đề cập nhiều ở những mặt hạn chế. Những khuôn mặt đàn ông dưới nhãn quan nữ giới hiện lên thật giống nhau và cũng thật khác nhau. Những khuôn mặt ấy giống nhau ở chỗ chúng trái ngược hoàn toàn với những khuôn mặt đàn ông trong văn học truyền thống, và khác nhau ở chỗ mỗi khuôn mặt ấy được miêu tả, được “xét” ở mỗi góc nhìn riêng tạo ra một bức tranh về thế giới đàn ông với đủ các gam màu tối: người đàn ông cục mịch, vô dụng (Tuyên – Gia đình bé mọn), vô nhân tính (người cha – Cánh đồng bất tận), bệnh hoạn (người chồng – Dòng sông hủi), đê tiện (người đàn ông – Hậu thiên đường), ích kỷ và


Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 9

bội bạc (người đàn ông – Tôi và anh, Thằng bé và con rắn)... Những hình tượng nam giới thuộc giới trí thức, đại diện cho trí tuệ của thời đại, cũng bị giải thiêng bằng cách lột tả cái trống rỗng, thảm hại, giả dối, vô liêm sỉ bên trong đang được che đậy bởi cái vỏ bọc hào nhoáng ở bên ngoài: Cơn mưa cuối mùa, Bi kịch nhỏ, Đồng đôla vĩ đại của Lê Minh Khuê; Thiên sứ, Thầy AK, kẻ sĩ Hà Thành của Phạm Thị Hoài... Các nhà văn nữ đương đại cũng không quên nhắc đến chứng bất lực của đàn ông, “hắn” trong Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư, người đàn ông trong Thang máy Sài Gòn (Thuận); Chúa Đà trong Chúa đất (Đỗ Bích Thúy) đều là những người đàn ông mắc phải chứng yếu sinh lý hay bất lực. Tuy nhiên họ không chia sẻ, cũng không chấp nhận nó một cách bình thường mà thường giấu kín trong lòng và biến nó thành những ẩn ức vô thức. Chỉ có những người phụ nữ chung chăn gối mới thấu hiểu tình cảnh éo le này, hơn thế, họ cũng bị biến thành nơi trút bỏ những phẫn uất từ những mặc cảm tâm lý của đàn ông.

Tóm lại, ở nhiều khía cạnh khác nhau, các nhà văn nữ đã chứng minh một điều rằng, rút cuộc, đàn ông cũng chỉ là một con người của đời thường. Danh dự, quyền lực, tình dục... của nam giới đều bị xét lại và giải thiêng dưới góc nhìn của nữ giới. Đành rằng có thể là phiến diện, cực đoan khi người phụ nữ viết về đàn ông trong tác phẩm với cái nhìn đàn bà của mình, nhưng có một điều chúng ta có thể nhận thấy một cách rò ràng rằng, những người phụ nữ đã bước qua khỏi nỗi ám ảnh về thân phận, về kiếp đàn bà bé mọn trong văn học truyền thống. Sở dĩ hình ảnh người đàn ông trong văn học truyền thống, về cơ bản, đều “đẹp rạng ngời” như một tượng đài bất khả xâm phậm bởi hầu hết các tác giả của văn học truyền thống là nam giới, hơn thế, họ được hậu thuẫn bởi những giá trị nam quyền vững chắc của lễ giáo phong kiến. Khi các nhà văn nữ tồn tại như một chủ thể thẩm mỹ độc lập, làm chủ ngòi bút của mình, họ đã đứng lên đối diện với đàn ông, đi sâu tìm hiểu để “xét lại” bản chất của những người đàn ông mà xưa kia họ chỉ biết hy sinh và phục tùng. Chính vì thế, việc đối thoại, chất vấn, hoài nghi với hình tượng đàn ông là sự thể hiện ý thức nữ quyền trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại.

2.2. Vấn đề “sinh thái” trong sáng tác của các tác giả nữ Việt Nam - một cái nhìn lịch đại

2.2.1. Sự hình thành ý thức “sinh thái” trong văn học nữ Việt Nam trung đại

Trong văn học trung đại, thiên nhiên cũng luôn được đề cao và trở thành nguồn cảm hứng, nguyên tắc cấu tứ quan trọng trong thi ca. Trong tâm thức của những tao nhân mặc khách thiên nhiên là người bạn lớn, người mẹ vĩ đại luôn tương giao, tương thông, tương


cảm với con người, là bờ nương tựa, nơi lánh ẩn và nuôi dưỡng tâm hồn, tinh thần của họ. Tuy nhiên, thiên nhiên không chỉ là nguồn cảm hứng của các tác giả nam mà những tác giả nữ như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Ngô Chi Lan, Trương Thị Trong, Nguyễn Tĩnh Hòa, Nguyễn Trinh Thận, Nguyễn Thị Nhược Bích… đều có những đóng góp ở mảng đề tài này. Nói về thiên nhiên trong sáng tác của Hồ Xuân Hương, trong cuốn Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương của Lê Trí Viễn (1987) nhà nghiên cứu Hoài Nam đánh giá Hồ Xuân Hương là một nhà thơ yêu thiên nhiên, trong thơ bà, thiên nhiên luôn dồi dào sức sống. Những hình ảnh của tự nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương như: Hang động, giếng nước, Ốc nhồi, Quả mít... là một thế giới biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực. Khảo sát về thơ văn Bà Huyện Thanh Quan, Dương Quảng Hàm nhận xét: “Những bài thơ Nôm của bà phần nhiều là tả cảnh, tả tình nhưng bài nào cũng hay và tỏ ra bà là một người có tính tình đoan chính, thanh tao, một người có học thức, thường nghĩ ngợi đến nhà đến nước, lời văn rất trang nhã điêu luyện” (Dương Quảng Hàm, 1968, tr.397).

Các tác giả nữ đã góp phần đem đến một tiếng nói mới, một nhận thức mới xung quanh vấn đề thái độ của con người với tự nhiên, vai trò của tự nhiên trong tình cảm, nhận thức của con người. Bắt nguồn từ sự khác nhau trong địa vị xã hội của nam giới và nữ giới mà phương thức cảm nhận và biểu đạt thiên nhiên của họ có sự khác biệt. Thiên nhiên trong cái nhìn của nữ giới là nơi để bộc lộ tâm sự, gửi gắm những khát vọng trong cuộc sống bị bó hẹp bởi “tam tòng tứ đức”, trong khi thiên nhiên trong thơ của các tác giả nam thường được sử dụng để tỏ chí, tỏ lòng, để giáo huấn đạo đức. Chẳng hạn, trong sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường sử dụng những hình ảnh thiên nhiên mang tình biểu tượng cho cốt cách của người quân tử như: tùng, cúc, trúc, mai... Hình ảnh thiên nhiên trong thơ của các tác giả nữ thường là những gì gần gũi nhất với cuộc sống đời thường, đó là hình ảnh bình dị của cỏ cây, hoa, lá, trăng, liễu… là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng cho nữ giới. Nó vừa là đối tượng miêu tả, vừa là phương tiện biểu đạt quan niệm thẩm mỹ của tác giả. Thiên nhiên ở đó cũng luôn được đặt trong trạng thái hài hoà với con người. Trong những tác phẩm tiêu biểu như: Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan; Hang Thánh Hóa, Đèo Ba Dội – Hồ Xuân Hương; Thái liên khúc – Ngô Chi La, Bạch cúc – Nguyễn Trinh Thận... thiên nhiên đều được miêu tả và cảm nhận như những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Thiên nhiên đi vào trong thơ nữ như một sự phác họa lại cuộc sống xung quanh mình chứ không phải để nói chí, nói đạo như trong sáng tác của các tác giả nam.


Không chỉ là tự nhiên vô sinh, các tác giả nữ thời kỳ này cũng luôn dành cho tự nhiên hữu sinh một vị trí ưu ái, những con vật bình dị như ong, bướm, nhạn, cá, gà, ve sầu, oanh... (Tặng Tốn Phong Tử, Giếng thơi – Hồ Xuân Hương; Thuật ức, Thứ vận Nguyệt Đình, Xuân nhật giao cư – Nguyễn Tĩnh Hòa; Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan...) cũng đi vào trong thơ tạo thành một môi trường sống giao hòa. Sự xuất hiện những con vật bình dị xung quanh cuộc sống trong thơ ca cho thấy mối quan tâm của các tác giả nữ trung đại đối với sự sống ngoài con người.

Như vậy, địa vị xã hội cùng đặc trưng về giới có sự chi phối đến các sáng tác của các nhà văn nữ trung đại. Họ có cái nhìn về thế giới môi sinh khá khác biệt. Tự nhiên không chỉ có cái đẹp, cái thơ mộng mà qua thế giới đó các nhà thơ nữ còn muốn thể hiện khát vọng hạnh phúc, ước ao bình đẳng. Các tác giả nữ trung đại cũng dành cho thiên nhiên một tình cảm ưu ái, thiên nhiên trong những trang viết của họ như một tấm gương phản chiếu quan niệm, mối quan hệ của con người (nữ) với thế giới tự nhiên. Sự tôn kính tự nhiên, phương thức sống gần gũi, thân thiện với thiên nhiên, coi nó như một phần tất yếu trong sự sống thể xác và tinh thần đã cho thấy sự hình thành một cảm quan sinh thái trong thơ của các tác giả nữ trung đại.

2.2.2. Vấn đề “sinh thái” trong văn học nữ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Một số nhà văn nữ đầu thế kỷ XX đã có sự nhạy cảm với sự thay đổi môi trường xung quanh như Ngày xuân đi chơi núi của Đạm Phương nữ sử, Bà Nà du ký của Huỳnh Thị Bảo Hòa, Ra cù lao yến của Phan Thị Nga, Dưới chơn đèo Cả của Nguyễn Thị Kiêm. Những tác phẩm này đều là kết quả của những cuộc ngoạn cảnh và ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe, vì thế tâm thế chủ đạo của các nữ sĩ là thuận theo lẽ tự nhiên, tôn trọng cảnh quan tự nhiên và đề cao tâm thức sống hài hòa với môi trường sinh thái của con người.

Đa phần những tác phẩm trên là sự rung động với cảnh đẹp thiên nhiên như cảnh sắc non nước của Huế trong Ngày xuân đi chơi núi của Đạm Phương nữ sĩ với: “một dải Hương Giang nước trong văn vắt, thuyền chài cá, đò đưa người, nháo nhức những nơi tân thứ. Hết sông đến núi rừng cỏ đìu hiu, dặm trời khoáng đãng” (Đạm Phương, 1919). Hay Bảo Hòa miêu tả cảnh sắc hữu tình của núi Bà Nà trong Bà Nà du ký: “Bao quanh núi xanh thấy trăm ngàn cây chen lá, lá chen hoa... Nước thì trong suốt, suối thì chảy quanh co, hai bên bướm lượn nhởn nhơ, bông thơm cỏ lạ, trên cành ve ngâm chim hót, gió cuốn thông reo, cảnh tượng thiên nhiên như hoa thêu gấm dệt (Huỳnh Thị Bảo Hòa, 1931). Nữ ký giả Phan Thị Nga trong Ra Cù Lao Yến cũng đã thể hiện tinh thần dũng cảm khi vượt biển ra tận nơi


khai thác yến sào để tận hưởng cảnh hùng vĩ của biển cả: “Nền trời sâu thẳm, nhìn mặt biển mênh mông, nhìn sóng bập bềnh, tôi vui sướng vì đã vào vòng nguy hiểm” (Phan Thị Nga, 1935). Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, các nữ sĩ còn thể hiện một tâm thức sống hòa hợp với tự nhiên: “Khi nào muốn giải trí chúng ta nên mua vui với non nước, hướng theo cái phong phú của tự nhiên, của trời đất. Thanh giá thay! Còn gì thích hơn nữa” (Đạm Phương, 1919), hay thể hiện sự suy tư âu lo về sự đổi thay của mặt trái đời sống văn minh:Tôi là người đa sầu đa cảm, ngắm phong cảnh chừng nào, tôi càng nghĩ ngợi bâng khuâng từng ấy.” (Đạm Phương, 1919). Nếu soi chiếu những đặc trưng để nhận diện văn học sinh thái, trong đó không lấy tiêu chí miêu tả thiên nhiên để nhận diện mà quan trọng là nhà văn phải thể hiện ý thức tôn trọng, gìn giữ môi trường sinh thái, suy tư sâu sắc mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, phê phán các hành động can thiệp vào tự nhiên thì chúng ta thấy vấn đề sinh thái chưa thực sự đặt ra một cách cấp thiết trong những tác phẩm kể trên. Tuy nhiên, bàng bạc trong những du kí của các nữ sĩ là sự bất an về những nguy cơ tiềm ẩn trong thế giới tự nhiên mà nguyên nhân đến từ những hành động vi phạm vào tính thiêng của quy luật sinh thái của loài người. Dưới chơn đèo Cả của Nguyễn Thị Kiêm đã đề cập đến sự xâm phạm thiên nhiên để mở các tuyến đường hỏa như: “đập đá, bắc cầu, vét sông, xẻ núi”, hơn thế nữ sĩ cũng phơi bày trong sự thống trị xâm phạm của con người đối với tự nhiên đó là sự thống trị của con người đối với con người. Những người dân nghèo ở các tỉnh miền Trung vì đói ăn phải xin đi làm cu li đường ray, được các lãnh thầu mượn với giá rẻ mạt, bị ăn chặn, bóc lột, đánh đập. Họ cũng phải chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên: “Gió dông, đất độc, ở giữa tạo vật... Tôi nghỉ một đêm nơi đây, những trại lều xơ rơ dưới gió, tôi có gặp những người đàn bà ốm xanh, những người đàn ông run rét, tôi có nghe những chuyện tàn nhẫn đã xảy ra mà ít có ai nói lại” (Nguyễn Thị Kiêm, 1934). Qua đây, có thể thấy rằng môi trường sinh thái đã tác động và chi phối đến điều kiện sinh hoạt của con người như thế nào, ngược lại sự văn minh tiến bộ của loài người được đổi bao nhiêu mồ hôi xương máu của đồng loại: “Họ sẽ bồi hồi nhớ lại những ngày lao lực, nhớ cái cảnh chết đau đớn dưới trục cầu, cái chết lạnh đói ở giữa rừng, cái chết đầm đìa máu chảy bởi viên đạn, bởi hành roi của bao nhiêu đồng nghiệp và kẻ thân yêu của họ” (Nguyễn Thị Kiêm, 1934). Rò ràng, con người phải trả những cái giá rất đắt khi xâm phạm đến tự nhiên. Cách nhìn nhận này bước đầu xác định hành vi chủ thể người trong sự ứng xử với thế giới tự nhiên và nó vẫn thực sự hữu ích với đề tài về môi trường sinh thái ngày hôm nay.


Thơ thời kỳ 1930 – 1945 cũng mang dấu ấn sinh thái với cảm quan bao trùm là nỗi sầu đô thị hóa như trước đó nhà thơ Tú Xương đã từng bày tỏ sự bất an: “Phố phường chất hẹp người đông đúc/Bồng bế nhau lên nó ở non” (Năm mới chúc nhau). Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn tiềm ẩn những nguy cơ về môi trường. Với sự nhạy cảm đặc trưng nhiều nhà thơ nữ như Vân Đài, Hằng Phương, Anh Thơ, Mộng Tuyết cũng phản ứng với sự xâm lấn của văn minh đô thị bằng cách trốn chạy vào thiên nhiên. Xa lánh chốn phồn hoa đô thị, trở về với mẹ thiên nhiên, nữ sĩ Anh Thơ đã đưa chúng ta đến vùng quê Bắc Bộ: Nắng đã nực, cây vườn im thở gió/Ngò đầy ruồi, vắng bóng bướm ong qua (Vào hè). Hay không khí xuân mang linh hồn của làng quê: Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ/Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ (Chiều xuân). Chất thơ mộng, bát ngát của bức tranh chiều quê hiện lên cũng thật ấm áp với niềm hạnh phúc trong sinh hoạt của con người. Bức tranh quê lắng dịu và yên bình đó là nơi chốn quay về bình yên của nữ sĩ.

Được hình thành trong bối cảnh đô thị hóa, hiện đại hóa, mặt khác chịu ảnh hưởng của phong trào lãng mạn của văn học Phương Tây, các tác giả nữ cũng hướng tới những chủ đề về thiên nhiên, cuộc sống thanh bình ở làng quê. Trong tập thơ Hương xuân (1943), nhiều bài thơ của Hằng Phương là sự hồi tưởng đầy xúc cảm của tác giả về quê nhà đã xa như Tư cố hương, Thu nhớ nhà, Chiều hè đứng bên sông... Những bài thơ này đều mang lại cảm giác ấn tượng về cảnh sắc của thiên nhiên như sương đọng trên cành như “rưng rưng hạt ngọc long lanh”, cánh hồng khoe tươi “dường như mới gặp được người tình xa”, chuông chùa đồng vọng “theo làn ánh bạc lọt qua song cài” hay đêm tĩnh mịch nặng nề trôi qua “dường như vũ trụ thở ra nghẹn ngào”… là những hình ảnh liên tưởng thấm đẫm cảm xúc, cảm giác của nhà thơ. Cảnh sắc quê cũng nặng trĩu trong nỗi nhớ qua hàng loạt bài thơ của Vân Đài: Uyên ương, Đêm ấy, Mộng xưa, Mười năm qua. Trong nỗi hoài niệm cố hương ấy, luôn có những nơi chốn gắn với những kỷ niệm cụ thể như: nhớ “buổi ấy rừng cây trĩu ánh trăng” (Người đi), nhớ “một tối nào” (Đêm ấy) “dưới gốc me ngày nào” (Mười năm qua).

Qua những trang thơ của các nữ sĩ, làng quê không chỉ đơn thuần là một cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, tươi mát mà đó là nơi mình sinh ra, được nuôi lớn, và lưu giữ biết bao nhiêu kỉ niệm. Nó như là một “nơi chốn” bình yên để họ quay về, để được an nhiên, được bảo tồn những thiên tính tốt đẹp của vòng quay cơm áo gạo tiền. Nguyễn Thị Tịnh Thy cũng cho rằng: “Nơi chốn, nhỏ là ngôi nhà, lớn là trái đất, vũ trụ, nhưng cụ thể là bất cứ không gian nào cũng có thể là nơi trở về ý nghĩa tinh thần và tâm lý của nhân loại. Xây dựng ý thức về nơi chốn văn học sinh thái giúp con người quan tâm và gần gũi với nơi


mình sinh sống, xem đó là nơi trú ngụ của tâm hồn để từ đó hình thành ý thức trách nhiệm” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017a). Sự quay trở về với thiên nhiên, hoài nhớ làng quê, nông thôn cũng là tâm trạng chung của các thi sĩ Thơ mới. Đó như là một cách thoát ly, phản ứng với sự xâm lấn của đô thị hóa, công nghiệp hóa: “Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 cần được tìm hiểu sâu hơn dưới góc nhìn phê bình sinh thái. Bởi vì văn học lãng mạn gắn liền với quá trình đô thị, khi văn minh xâm lấn, nhiều nhà thơ đã quay lưng bằng cách trốn vào thiên nhiên” (Trần Thị Ánh Nguyệt, 2016, tr.55).

Văn học giai đoạn 1945 đến 1975 cũng có nhiều trang viết nói về sự tàn phá thiên nhiên trong chiến tranh. Nhiều cây bút nữ như Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phan Thị Thanh Nhàn, Anh Thơ, Việt Anh, Thuý Bắc, Cẩm Lai, Hoàng Thị Minh Khanh, Lê Thị Mây... đề cập đến sự phá hoại của chiến tranh đối với tự nhiên như một cách tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược. Các nhà thơ nữ thường sử dụng biểu tượng đạn bom như một cách thức tố cáo tội ác phi nhân tính của kẻ thù và thực trạng tàn phá của chiến tranh như Khoảng trời hố bom, Tin ở bàn tay của Lâm Thị Mỹ Dạ; Chiến hào, Vết đạn trên tường (Xuân Quỳnh); Những mùa trăng mong chờ (Lê Thị Mây)... Trong không gian bom đạn đó, thiên nhiên rừng núi trở thành những người mẹ vĩ đại che chở cho những người chiến sỹ: Ôi mắt cây/mắt mẹ/ mắt rừng/ Sâu hun hút chói bừng trên trán núi/…nắng xế ngày mẹ gập bóng bên con (Lê Thị Mây). Nhiều nhà thơ bày tỏ lòng tự hào về quê hương đất nước thông qua bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Bởi những không gian thiên nhiên như rừng núi, sông suối, gió cát, cây đa, ruộng lúa, luỹ tre... và cả những chiến hào không giản đơn là thiên nhiên khách quan mà nó còn là điểm tựa tâm hồn, nơi cứu rỗi và thôi thúc khát vọng sống, chiến đấu, thiên nhiên đó cũng hun đúc thêm lòng yêu nước, ý chí căm thù trong thơ nữ:Cuộc đời tôi có cát chở

che/ Khi đánh giặc cát lại làm công sự/ Máu đồng đội và máu tôi đã đổ/ Trên cát này

mà gió quạt vừa se (Gió lào cát trắng – Xuân Quỳnh). Hơn thế, thiên nhiên cũng nói hộ bản chất nữ tính muôn đời của nữ chiến sỹ: (Cỏ dại, Sóng, Thuyền và biển của Xuân Quỳnh; Trắng trong – Lâm Thị Mỹ Dạ; Hoa bần – Ý Nhi...). Như vậy, thiên nhiên qua lăng kính tâm hồn, điểm nhìn của tác giả nữ thời kỳ này có những nét khác biệt vừa lạ lùng, vừa mang vẻ đẹp giới tính. Đó vừa là một thiên nhiên của đời sống nữ, những khát vọng hạnh phúc của họ vừa là niềm tự hào về cảnh sắc núi non, rừng biển, sông suối... của một dải đất hình chữ S vô cùng thân thương đang gồng mình trong mưa bom bão đạn của kẻ thù. Nó vừa đẹp đẽ, nên thơ, hùng vĩ vừa gần gũi, thân quen, máu thịt. Mỗi hình ảnh thiên nhiên tuy là bình dị nhất cũng trở thành hồn thiêng sông núi, là hoá thân

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022