Sự Khác Biệt Về Nghệ Thuật Mờ Hóa Nhân Vật

Mãi đến tuổi ba mươi, cái tuổi đủ chững chạc để ném những xốc nổi, hời hợt của tuổi trẻ về quá khứ anh mới tìm lại được hạnh phúc và thành đạt trong sự nghiệp. Đúng là cuộc đời luôn có những ngã rẽ mà ta không thể ngờ được. Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng lại làm nặng lòng người đọc bởi những triết lý sâu sắc về cuộc đời. Thông điệp mà Murakami gửi gắm vào tác phẩm này rất đơn giản nhưng không dễ dàng gì để nắm bắt, đó là đừng cố gắng đi tìm những giấc mơ hư ảo. Hạnh phúc là sống trọn vẹn cho những phút giây hiện tại ở chính cuộc sống đang hiện hữu này.

Với tác phẩm Người tình Sputnik những mảnh vỡ của cốt truyện mang lại sự thể hiện rất hiệu quả cho “những vệ tinh cô đơn trong vô tận”. Đây là câu chuyện đầu tiên Harumi Murakami viết về đề tài đồng tính nữ. Sức ám ảnh của tác phẩm là ở cách nhà văn kể về cuộc vật lộn quyết liệt của các nhân vật trong cuộc sống để tìm ra ý nghĩa đích thực cho cuộc đời mình. Câu chuyện về cuộc đời Miu, chủ yếu là sự kiện chị bị kẹt trên xích đu và chứng kiến cảnh cái tôi khác của mình đang làm tình với Ferdinando khiến mái tóc của chị bạc trắng và mất hết cảm xúc yêu thương nhục thể đã được kể bằng thủ pháp cắt dán, phân mảnh, truyện lồng truyện. Bằng những mảnh vỡ của cốt truyện và thủ pháp cắt dán, nhà văn đã đặt nhân vật vào hai không gian hoàn toàn khác nhau với sự trải nghiệm khủng khiếp: “Tôi ở ngay chỗ này, còn một cái tôi khác ở kia. Và người đàn ông đó – Ferdinando đang làm đủ trò với cái tôi ở kia” [98, tr.212]. Nhưng cái tôi ở đây không cảm thấy việc đó khiến chị ta bị ô uế. Khi tỉnh dậy Miu thấy mình ở trong bệnh viện, mái tóc mượt mà của chị bỗng bạc trắng và vĩnh viễn mất đi thiên khiếu âm nhạc, tình yêu lẫn khát khao nhục cảm. Chị luôn cảm thấy rằng: “Chị vẫn ở phía bên này, ở đây. Nhưng một cái tôi khác, có thể là một nửa của chị đã đi sang phía bên kia. Mang theo mái tóc đen của chị, ham muốn tình dục của chị, chu kỳ kinh nguyệt của chị, buồng trứng của chị, thậm chí có lẽ cả lòng muốn sống nữa” [98, tr.212]. Miu tan biến và cũng từ đó Miu luôn trăn trở kiếm tìm, trong chị vẫn tồn tại một câu hỏi rất quan trọng vẫn chưa có lời đáp: “Cái tôi nào ở phương nào của gương, là cái tôi thật?… Có phải cái tôi thật là cái tôi đã ôm Ferdinando” [98, tr.213].

Haruki Murakami bình thản chấp nhận thế giới là hỗn mang như nó vốn có, bởi vậy ông đặt các nhân vật của mình trong một thế giới chông chênh, xô bồ, hỗn loạn. Cốt truyện phân mảnh mà nhà văn tạo ra đã phản ánh được cái cảm thức

hoang mang của con người cùng với những mảnh vỡ của hiện thực. Cốt truyện mê cung xoay quanh vần con người cùng với những câu hỏi “Ta là ai?”, “Ta có mặt trên thế giới này để làm gì?”, “Liệu rằng ta có khả năng có hạnh phúc hay không?”. Giống như các nhân vật trong tác phẩm Người tình Sputnik, họ luôn phải sống cô đơn như những vệ tinh Sputnik đơn độc ngoài không gian sau khi cuộc tìm kiếm của họ về ý nghĩa cuộc sống luôn vô vọng.

Ngầm là một bước đi mang tính đột phá của Haruki Murakami. Tác phẩm như là một công trình nghiên cứu đồ sộ về cuộc khủng bố bằng vũ khí hóa học trên hệ thống tàu điện ngầm gây chấn động Tokyo vào tháng 03 năm 1995. Ngầm không chỉ đơn thuần là những câu chuyện kể, mà đó còn là những bất ổn xã hội đằng sau sự bình lặng được duy trì trong cuộc sống con người. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc một nỗi ám ảnh rất sâu sắc.

Vụ khủng bố kinh hoàng mà giáo phái Aum thực hiện nhắm vào người dân tại đường xe tàu điện ngầm giữa thủ đô Tokyo vào ngày 20 tháng 03 năm 1995 làm chấn động cả nước Nhật. Thứ vũ khí hóa học mang tầm vóc hủy diệt hàng loạt sarin đã làm 12 người chết và hàng ngàn người bị thương. Điều mà người dân Nhật cũng như rất nhiều người trên thế giới mãi bàng hoàng tự hỏi là vì sao một giáo phái tàn bạo như vậy lại thu hút đến một chục ngàn tín đồ. Và thậm chí, nhiều người trong số đó còn điên cuồng ủng hộ giáo chủ thực hiện cuộc tàn sát này. Với tư cách một nhà văn, Haruki Murakami đã chọn một cách riêng để tiếp cận với bản chất của sự kiện này. Ông đã tiến hành phỏng vấn 34 nạn nhân của vụ tấn công và 8 thành viên của giáo phái Aum. Ngầm là tác phẩm rất đặc biệt, được xây dựng trên các bài phỏng vấn chân thật. Các bài phỏng vấn của tác giả họ Murakami đều cố tập trung hướng người trả lời vào việc tìm cách lý giải sự kiện kinh hoàng đó, bằng cách nhìn sâu hơn vào những bất ổn của hệ thống xã hội đang được duy trì trong thời hiện đại, bất ổn đằng sâu bề ngoài bình lặng của mỗi cá nhân. Và con đường dẫn tới tội ác của những kẻ không phù hợp với cuộc chạy đua của chủ nghĩa vật chất trong xã hội bình thường nhưng họ lại cũng cạn kiệt niềm tin vào những điều tốt đẹp khác. Nói đúng hơn thảm họa này xảy ra là cú sốc lớn cho cả nền văn minh thế giới, nó chỉ ra những bất ổn trong đời sống xã hội, những lỗ hổng lớn về tinh thần con người đương đại. Không chấp nhận chạy theo chủ nghĩa vật chất nhưng lại nhầm lẫn lựa

chọn một thế giới bị vắt kiệt tinh thần, niềm tin, bị biến dạng vì những kẻ tự cho mình quyền quyết định số phận người khác, dẫn đến hàng loạt người vô tội phải chịu tổn thương vĩnh viễn. Haruki Murakami bằng việc tìm ghép nhiều mảnh của cốt truyện một cách tài tình đã đem lại cho chúng ta chân dung về những con người ở cả hai phía, bức nào cũng rõ ràng, biểu hiện như chính họ bằng xương, bằng thịt với những quan điểm cá nhân mạnh mẽ, không hề bị bóp méo để phục vụ cho bất kỳ mục đích gì.

Biên niên ký chim vặn dây cót, bằng việc xây dựng những mảnh vỡ cốt truyện đa dạng, Haruki Murakami một lần nữa đã thuyết phục được hàng triệu độc giả thế giới. Nếu như Rừng Nauy là nơi con người thể hiện khát khao vượt thoát thì ở Biên niên ký chim vặn dây cót con người đã dùng lời giải đáp tường minh cho câu hỏi: Ta là ai trong cuộc đời này? Tác phẩm không đơn thuần kể một câu chuyện của một cá nhân cụ thể mà là tập hợp của nhiều câu chuyện nhiều số phận. Tác giả muốn tạo ra vô số những câu chuyện trong tác phẩm của mình, mỗi câu chuyện là mỗi mảnh đời đại diện cho cái xã hội Nhật Bản cuồng quay ấy. Và ông đã rất thành công trong việc xây dựng một thế giới truyện kể đa dạng, một mạng lưới truyện kể hết sức phức tạp qua cốt truyện phân mảnh lắp ghép. Trong cuộc kiếm tìm con mèo lạc Toru Okada đã gặp đã gặp gỡ biết bao nhiêu con người, lắng nghe câu chuyện của họ để rồi anh phải đối mặt với biến cố còn lạ lùng hơn là Kumiko – người vợ yêu dấu của anh bỗng nhiên mất tích không một lời giải thích, không một lời nhắn gửi. Sự kiện phi lý này khơi nguồn cho sự thức tỉnh trong Okada, thúc đẩy anh nhìn ngắm, chứng nghiệm lại thế giới tràn đầy sự phi lý xung quanh mình bằng con mắt bản thể.

Trong cuộc tìm kiếm ấy, Toru Okada đã gặp biết bao con người lạ lùng cùng với những câu chuyện của họ. Đó là một Malta Kano có tài tiên đoán, luôn đội cái mũ bằng vải Vinyl màu đỏ, một Kano Creta luôn ăn mặc và trang điểm theo kiểu phụ nữ thập niên sáu mươi, có thể điều khiển giấc mơ. Cô đã từng tự kết liễu đời mình để giải thoát những cơn đau triền miên có thể gặp phải bất cứ lúc nào nhưng không thành. Phải trả nợ một khoản tiền lớn cho hãng bảo hiểm, không do dự, cô đi làm gái điếm (gái điếm tinh thần), cuộc đời cô thực sự bước qua một trang mới với nỗi đau lớn về tâm lý và thể xác không nguôi khi bị Wataya Noburu cưỡng hiếp, cô

sống như chỉ để tồn tại và phụ việc cho chị gái của mình là Malta Kano. Một dân biểu nghị viên Wataya Noburu leo cao trong danh vọng nhờ tài lừa dối đám đông và khả năng khơi những bản năng sa đọa ở người khác, hẳn cũng chính kẻ làm nhục Kano Creta. Một Kasahara May mưới mười sáu tuổi luôn ám ảnh trong đầu về cái chết, cô bé luôn cố đẩy mội thứ đi đến giới hạn cuối cùng để xem cái chết nó ra sao. Cô bịt mắt người bạn trai đang đèo mình khi cả hai đi xe máy với tốc độ cao dẫn đến cái chết cho anh chàng xấu số đó, thậm chí bỏ mặc cả Toru Okada dưới đáy giếng trong sự tuyệt vọng. Ta còn bắt gặp ông già Honda có khả năng tiên tri một cách chuẩn xác về tương lai, có khả năng nghe thấy lời của các linh hồn nhưng lại kiếm tìm con người thực của chính mình ở quá khứ trong trận đánh ở Nomonhan. Một Nhục Đậu Khấu trống rỗng, vô cảm sau khi chồng bị giết và ba mẹ qua đời. Một Quế được xem là một ẩn số lớn – anh mãi mãi mất đi tiếng nói của mình trong cái đêm con chim vặn dây cót đã cất tiếng hót của mình… Và còn rất nhiều những câu chuyện nhỏ quanh đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Tất cả những câu chuyện đó đã tạo nên cốt truyện với nhiều mảnh vỡ sinh động và ấn tượng. Bước sang hoàn cảnh hậu hiện đại, mọi số phận đều bị đưa lên bàn cân của cuộc đời tất cả xoay tròn trong những mối quan hệ đa phương. Tinh thần phi trung tâm hóa ở yếu tố cốt truyện được Murakami thể hiện triệt để, các câu chuyện trong sáng tác của Murakami đều tồn tại một cách bình đẳng, có vai trò như nhau trong việc giải mã tác phẩm. Câu chuyện nào cũng đều là những thế giới sự kiện, tình tiết vô cùng ly kì, hấp dẫn. Phi trung tâm hóa phù hợp với tư duy của hậu hiện đại về giải thiêng các giá trị vĩnh cữu. Biên niên ký chim vặn dây cót trở thành tấm gương phản chiếu đầy suy nghiệm của Haruki Murakami về xã hội Nhật Bản hiện đại nói riêng và nhân loại nói chung thông qua yếu tố phi lý.

Tiểu thuyết hậu hiện đại Kafka bên bờ biển mang đậm những yếu tố ngẫu nhiên hay định mệnh là sự kiến giải duy nhất cho các mối liên hệ của con người. Sự tồn tại của bản thân con người cũng rất đang nghi ngờ, những giá trị đã định hình trong tiềm thức của cộng đồng được đem ra định giá lại. Thế giới và diện mạo tinh thần của con người trước những sự kiện diễn ra trong thế giới ấy đều là những yếu tố bất toàn, phi chuẩn, phi lý.

Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami - 17

Cốt truyện phân mảnh theo hình thức phi trung tâm cốt truyện còn được thể hiện khá rõ nét ở tác phẩm Xứ sở diệu kì tàn bạo và chốn tận cùng thế giới. Cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng này mang màu sắc trinh thám, được kết cấu thành hai tuyến, với hai chủ đề trần thuật ở ngôi thứ nhất. Các chương lẻ là câu chuyện về một Toán sư tài giỏi, có cuộc sống và tư duy độc lập. Các chương chẵn là câu chuyện về một người đột nhiên lọt thỏm vào một thế giới kỳ bí nơi cuộc sống tưởng như yên bình miên viễn. Anh phải từ bỏ bóng của mình, trở thành người đọc mơ của thành phố. Tuy nhiên trong tâm tưởng của anh vẫn còn bấu víu sự hồ nghi về những kí ức tồn tại trước đó, người đọc mơ tìm cách chạy trốn để tìm lại tâm hồn và ký ức của chính mình. Hai con người xa lạ nhưng chung ở một cái kết, qua bản nhạc của Bod Dylan ở cuối truyện, người đọc mới biết Toán sư, người đọc mơ và bóng là một, nhưng họ sống những cuộc đời khác nhau và song song tồn tại.

Cốt truyện của 1Q84 như bị xé nhỏ ra thành nhiều mảnh, bằng những tuyến nhân vật rời rạc trong tác phẩm. Câu chuyện của hai nhân vật chính Aomame và Tengo là hai tuyến truyện song song đan xen nhau từ đầu đến cuối tác phẩm. Đầu tiên là hành trình bước vào thế giới mới một cách tình cờ: Aomame - Cô gái đang sống năm 1984 - một lần trên chiếc taxi tuyến đường cao tốc thủ đô, khi đang lắng nghe bản nhạc Sinfonietta của Janacek, cô bắt đầu nhận ra có cái gì đó bất thường trong cuộc sống thực tại. Cô phát hiện sự tồn tại của một thế giới khác bên cạnh thế giới này, một thế giới với rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp, với những sự việc kì lạ đang xảy ra xung quanh, Aomame đặt cho năm mình đang sống là 1Q84. Q là chữ cái đầu trong từ “Question” nghĩa là câu hỏi. Aomame là một vận động viên dụng cụ, có sức mạnh thể chất ghê gớm nhờ luyện tập thường xuyên. Cô làm việc cho một bà già tỷ phú ở biệt thự cây Liễu, thực hiện công việc giải quyết những người đàn ông luôn hành hạ đánh đập phụ nữ, trẻ em, là người nắm giữ cán cân công lí, đứng giữa sự giao tranh giữa cái thiện và ác. Nhưng cũng nhờ công việc đó mà Aomame đã khám phá rất nhiều thứ trong cuộc sống cũng như gặp được tình yêu của mình. Tuyến nhân vật thứ hai: Tengo - một thầy giáo dạy Toán ở một trường dự bị, nhưng lại sở hữu tài năng văn chương hiếm thấy- bước vào thế giới 1Q84 khi anh bắt đầu viết lại “Nhộng không khí” của một cô bé học cấp ba tên là Fukaeri. Công việc này cũng dẫn Tengo vào một cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm có

lúc tưởng như giao cắt với cuộc phiêu lưu của Aomame.

Trong tập ba, Murakami còn cho sự xuất hiện thêm tuyến truyện của nhân vật “phản diện” Ushikawa - tên thám tử làm việc cho giáo phái Sakigake - kẻ theo dõi Aomame và Tengo, đan xen giữa tuyến truyện của hai nhân vật chính, khiến cho cốt truyện càng phân thành những mảnh vỡ nhỏ hơn. Không chỉ chia tác phẩm thành những tuyến truyện khác nhau, cách đặt tên cho mỗi chương của Murakami cũng chia cắt đầy mơ hồ, đứt gãy không liền mạch càng khiến cho cốt truyện thêm đứt đoạn, vỡ vụn và liên tục thay đổi. Tình tiết truyện được đẩy lên cao trào bỗng đột ngột dừng lại, mất hút rồi lại dần hiện ra sau mỗi chương. Những chi tiết, hành động như tan chảy ra, bốc hơi hoàn toàn không một dấu vết mỗi khi đổi tuyến nhân vật. Chính kết cấu phân mảnh của cốt truyện càng làm cho tác phẩm trở nên lôi cuốn đầy hấp dẫn.

Sự phân mảnh trong 1Q84 len lỏi vào trong từng câu chữ, từng đoạn văn, là sự phân mảnh trong phân mảnh, những mảnh vỡ tưởng như không thể nhỏ hơn cứ tiếp tục vỡ vụn ra không theo từng diễn biến của tác phẩm. Sự phân mảnh trong góc nhìn, trong diễn biến cốt truyện kéo theo hiệu ứng domino là sự phân mảnh trong cảm xúc tâm lí của chính người đọc, khiến cho tác phẩm càng trở nên hấp dẫn, lôi cuốn đến lạ lùng. Tài năng của nhà văn đã làm cho tác phẩm không đơn thuần chỉ là những mảnh ghép của cuộc sống đã vỡ vụn mà gắn kết chúng với nhau bằng những sợi dây vô hình xuyên suốt tác phẩm. Haruki Murakami đã khéo léo xâu chuỗi các mảnh vỡ của tình tiết bằng một thứ chất kết dính kì lạ, làm cho những mảnh vỡ tưởng như đã vụn nát trở thành một khối chỉnh thể thống nhất. Những câu chuyện tưởng như rời rạc của hai con người, hai cuộc sống về một nền kinh tế, bạo lực gia đình, bệnh tật, tình dục, hay nhân cách của mỗi con người đó là những mảnh ghép của một bức tranh đang xáo trộn. Cuối tác phẩm lần đầu tiên hai tuyến truyện ấy hợp làm một cũng là quá trình lắp ghép dần được hoàn thiện - Chương 31: Tengo và Aomame: “Như là hạt đậu bọc trong quả đậu”. Tác giả muốn gửi gắm về một hiện thực không toàn vẹn, một hiện thực đổ vở, rạn nứt mà Aomame và Tengo bước vào - một cuộc sống đang tan dần ra, cuộc sống không dễ tìm thấy mối tương giao, liên kết. Những chi tiết của bức tranh xã hội Nhật Bản hiện thực thời kỳ hậu hiện đại, đó là giai đoạn mà cuộc sống của mỗi con người dần đổ vỡ thành từng mảnh khác nhau, con

người vùng vẫy, quằn quại dưới sức nặng của thời đại và số phận từng cá nhân.

Với cốt truyện mảnh vỡ tác phẩm của Haruki Murakami là tổng hợp nhiều câu chuyện, nhiều cuộc đời, nhiều số phận khác nhau, được tác giả khắc họa. Cốt truyện mảnh vỡ tạo cảm giác vụn vặt, nhỏ lẻ, không phải là một chỉnh thể kết dính nhưng ngược lại, chúng lại có một sức hút đặc biệt từ chính bản thân các mảnh vỡ khiến tác phẩm trở thành một thể thống nhất, khó tách rời. Cốt truyện phân mảnh trong tiểu thuyết của Haruki Murakami đã tạo nên thành công cho tiểu thuyết của ông. Người đọc đón nhận các tác phẩm ấy với biết bao sự đồng cảm bởi họ đã tìm thấy chính mình trong những trang viết của ông.

Tiểu kết: Cốt truyện là một trong những vấn đề cơ bản của thi pháp học. Tuy nhiên các nhà văn hậu hiện đại đã không còn tín nhiệm cái truyền thống nữa, mà họ tìm cách để phá vỡ trật tự. Phân mảnh là một hình thức đặc trưng của tư duy hậu hiện đại, nơi mà các giá trị có tính chất ổn định bị phá vỡ thì cảm quan lúc ấy sẽ nảy sinh cảm quan phân mảnh về thế giới ngự trị. Nếu như cuốn tiểu thuyết thông thường có cốt truyện theo kiểu tuyến tính và chỉ có tính đơn kết thì cốt truyện trong văn chương hậu hiện đại đã bị phá vỡ trật tự đó thành tính đa kết. Cốt truyện giờ đây không còn liền mạch mà đã bị nới lỏng đến mức gần như bị hủy diệt và trở thành những phiến đoạn, mảnh đứt gãy được sắp xếp một cách tùy hứng.Văn chương hậu hiện đại chấp nhận thế giới là hỗn mang, không có trật tự và cái này chồng chéo lên cái kia. Con người trong thế giới ấy phải gồng mình mới đứng được giữa hiện thực bất toàn ấy. Cùng xét ở yếu tố hậu hiện đại là cốt truyện phân mảnh lắp ghép nhưng tùy vào đặc trưng thế giới quan của mình, mỗi nhà văn lại có cách thể hiện rất riêng và gợi mở trong tâm trí độc gia những thông điệp mang bản sắc thuộc về sở trường bút lực của mình. Thế giới quan ấy có sự chi phối không nhỏ bởi chính “hoàn cảnh hậu hiện đại” mà mỗi nhà văn đang sống và hít thở bầu không khí trong nó.

4.2. Sự khác biệt về nghệ thuật mờ hóa nhân vật

4.2.1. Tẩy trắng ngoại hình, lai lịch, tính cách

Qua khảo sát tác phẩm của Hồ Anh Thái, chúng tôi nhận thấy, mờ hóa lai lịch, không ngoại hình, không đời sống nội tâm là một trong những thủ pháp quan trọng

mà nhà văn đã sử dụng. Hồ Anh Thái đã đơn giản hóa đến mức tối đa phần lai lịch của một số nhân vật trong những sáng tác của mình. Hầu hết các nhân vật trong kiểu con người tiêu biểu (con người tha hóa) đều không có được một lí lịch rõ ràng. Ông cố ý giản lược đến mức tối đa lai lịch nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên mang tính khái quát. Tác giả thường dựng chân dung nhân vật bằng kĩ xảo làm mờ, làm nhòe, tẩy trắng mọi đường viền lịch sử, lai lịch nhân vật. Nhân vật của ông xuất hiện khá đột ngột và không xuất xứ. Họ như vô tình bị ném ra giữa cuộc đời với tình trạng không thể tóm tắt được tiểu sử hoặc có nhưng là những nét rất mơ hồ khó nắm bắt. Họ còn bị đơn giản hóa về mặt ngoại hình. Giá trị của“cái biểu đạt” cho mỗi cá thể, nơi để nhìn vào người ta thấy được những nét riêng biệt, cụ thể của từng nhân vật bỗng nhiên bị biến mất theo cách có chủ ý của nhà văn. Người đọc không còn tìm thấy những nét miêu tả ngoại hình để chờ đợi sự hé mở phần nào về tính cách như trong bút pháp truyền thống. Ở tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, những nhân vật như Cốc, Bóp, Phũ hiện diện đột ngột mà tưởng như không cần phải chú thích gì thêm. Những kẻ ấy tung hoành, tự do làm tất cả mọi điều chúng muốn mà không chút kiêng dè, mặc sức để cho phần bản năng hoạt động mức tối đa như không hề có sự can thiệp của nhà văn, không quan tâm đến hậu quả là gì. Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm tuy dung lượng ngắn nhưng chứa rất nhiều nhân vật.Tuy nhiên, nhìn từ cấu trúc bên trong, tiểu thuyết này dường như không có một nhân vật đúng nghĩa. Đó giống như là những mảnh ghép tạm thời về con người những mẩu vụn được nhà văn nhặt được một cách ngẫu nhiên. Người đọc có cảm giác, các nhân vật tự phơi bày bản chất, tự nói về mình, nhà văn dửng dưng với cảm xúc, với tính cách, với số phận của nhân vật.

Với những con người không rõ nhân dạng của mình nhà văn không hề làm mất đi khả năng khái quát về hiện thực mà ngược lại còn khiến cho độc giả khi đọc luôn có cảm giác mình có một phần nào đó trong những nhân vật như thế. Đó còn là lời cảnh báo sâu sắc về tình trạng con người đang có nguy cơ bị nhòe mờ, bị tẩy trắng, bị mờ mờ nhân ảnh trong vòng xoáy gấp gáp của cuộc sống hiện đại. Thiếu bản sắc cũng có thể xem là một dấu hiệu tha hóa đáng báo động của con người trước tốc độ phát triển chóng mặt của khoa học kĩ thuật và vòng xoáy của kinh tế thị trường.

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí