Cốt Truyện Phân Mảnh, Lắp Ghép Trong Sáng Tác Của Haruki Murakami

- Chương 8: Thằng bé: Người cá và người kể chuyện.

- Chương 9: Vĩ thanh: Chuyện chưa có trong mười lẻ một đêm.

Mỗi phần của cốt truyện đều có một tiêu đề riêng với nội dung độc lập nên có thể tách ra thành một truyện ngắn hoàn chỉnh, trong mỗi truyện ngắn lại chứa đựng vô số những chuyện nhỏ khác. Mỗi phần tập trung khắc họa một chân dung nhân vật, góp nhặt lại tạo thành bức tranh đời sống bi hài, nhốn nháo và đầy nghịch lí. Mỗi mảnh chuyện là một mảnh hiện thực mà nhà văn lựa chọn để phanh phui tất cả thói tật xấu xa đang tồn tại. Mạch truyện có nhiều lối rẽ theo kiểu “chuyện nọ xọ chuyện kia”. Từ chuyện đôi tình nhân vô tình bị nhốt đến chuyện của bà mẹ “mười hai bến nước” năm lần đò vẫn chưa ổn. Từ chuyện hội thảo quốc tế đến “hội thảo” mua trang trại của các mệnh phụ phu nhân. Từ chuyện “bãi cò” của các cô cậu sinh viên đến chuyện tè vào chân tượng đài chiến thắng của một người được coi là nhà văn hóa lớn… Những lối rẽ bất ngờ của cốt truyện đã chuyển tải vào tác phẩm lượng thông tin lớn trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề và đủ mọi hạng người trong đời sống. Tác giả đã chủ động xáo tung các sự kiện nhằm tạo ra những mảnh vỡ của đời sống rồi dùng thủ pháp đồng hiện để ngẫu nhiên lắp ghép chúng lại, khiến những chiều thời gian, không gian khác nhau cùng tồn tại cạnh nhau. Nếu nhìn từ toàn cục bên ngoài đó là những mảnh văn bản riêng lẻ, phản ánh những mảng đời sống khác nhau và không được kết nối theo một trình tự hợp lí, tất yếu của quan hệ logic hay nhân quả. Vì thế, bằng cách đọc năng động, độc giả có thể đảo lộn thứ tự xuất hiện của các phần, các câu chuyện trong mạch truyện để tạo ra một khả năng tương tác mới giữa chúng. Những mảnh chuyện riêng lẻ, đứt gãy tưởng như chẳng có liên quan gì với nhau nhưng khi được xâu chuỗi lại tạo thành bức tranh khái quát hoàn chỉnh về đời sống xã hội cả bề nổi lẫn tầng sâu của nó.

Với tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, Hồ Anh Thái đã chia 13 chương thành 13 mảnh ghép: Mở đầu bằng trận lụt, Ai quá lứa lỡ thì đừng đọc chương này, Ai sợ chuột đừng đọc chương này, Ai báo chí văn thơ đừng đọc chương này, Ai giàu xổi đừng đọc chương này, Ai rào giậu đừng đọc chương này, Ai ăn đất đừng đọc chương này, Ai ngại chiến trận đừng đọc chương này, Ai làm luật đừng đọc chương này, Ai quá sốt ruột đừng đọc chương này, Ai giáo sư đừng đọc chương này, Ai sợ bãi tha ma đừng đọc chương này, Kết thúc bằng một trận hạn hán. Mỗi chương lại

được chia thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần như tồn tại một cách độc lập, không có mối liên hệ ràng buộc với nhau. Các nhân vật ở đây cũng vậy, chúng xuất hiện rời rạc, đơn lẻ tạo nên một khối hỗn độn của xã hội thị dân.

Xét trên góc độ cốt truyện, người đọc thấy được sự phân mảnh ở đây hiện ra rất rõ ràng. Đang nói đến câu lạc bộ nữ quyền tác giả lại bàn đến chuyện Chàng và Nàng, sau đó đến chuyện diệt chuột, chuyện về nhà báo, nhà thơ và một số nhân vật khác. Nếu để ý chúng ta sẽ nhận thấy mỗi câu chuyện dù viết về một nhân vật nhưng tác giả đã mở rộng ra nhiều chiều kích về không gian, thời gian chứ không bó hẹp trong một khuôn khổ nào. Khi miêu tả về Đại Gia, tác giả lồng vào đó câu chuyện về nữ cảnh sát. Hay khi nói về Chàng, câu chuyện về làng ăn thịt chuột cũng được nhắc đến. Khi nói về ông Cốp, tác giả lại khéo léo đưa người đọc quay trở về quá khứ với công việc trồng cây Tất cả những câu chuyện tưởng chừng như không liên quan nhưng lại rất thống nhất. Cốt truyện tưởng như lỏng lẻo nhưng lại rất chặt chẽ. Không sắp xếp câu chuyện theo một trật tự thời gian tuyến tính, người đọc có thể đọc phần nào tùy ý, thứ tự của chúng cũng có thể đảo lộn mà không ảnh hưởng đến nội dung của câu chuyện. Chính yếu tố này khiến các câu chuyện tồn tại trong một tác phẩm bình đẳng với nhau. Mỗi một đơn vị là một nhân tố quan trọng trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và tư tưởng nghệ thuật của tác giả.

Câu chuyện trong SBC là săn bắt chuột xoay quanh cuộc chiến nảy lửa giữa người và chuột. Trong cuộc chiến đó, một xã hội loài người đủ các thành phần xuất hiện tạo nên một bức tranh hiện thực đặc sắc. Hồ Anh Thái đã sử dụng rất thành công kỹ thuật lắp ghép điện ảnh, nhờ đó mà nhiều sự kiện, nhiều nhân vật tưởng chừng không liên quan đến nhau lại có quan hệ mật thiết. Các nhân vật của ông gần như không có mối quan hệ từ trước: Nàng chỉ biết có Chàng, nhưng để hóa giải lời nguyền những nạn nhân bị rơi vào tình trạng mất trọng lượng (trong đó có Chàng) vì trót nhìn vào mắt Chuột Trùm, Nàng đã có mối quan hệ với những người khác như ông Cốp, Luật Sư, Thư Ký, cô Báo Những nhân vật này lẽ ra cũng không có mối quan hệ nhưng ở đám tang Đại Gia, mỗi người vì một mục đích, vì người lấy tin viết báo, vì ham thích, mà họ gặp nhau ở đây và đều bị số phận đẩy vào bi kịch lời nguyền. Chính vì vậy nên dù không phải là những người có mối quan hệ từ trước nhưng ở đây tác giả đã đặt họ trong những mối quan hệ chồng chéo, đan xen nhau. Không gian và thời gian được

chuyển đổi, xáo trộn, khi tiến khi lùi phóng túng. Từ trận lụt ngập tràn khắp đường phố Hà Nội, không gian chuyển sang dãy nhà nơi Nàng làm việc rồi lại đến nơi Chàng sinh sống, khách sạn Chàng thuê ở trong lần đi viết báo Không gian liên tục thay đổi. Thời gian cũng vậy, không theo trật tự trước sau, tuyến tính. Xen lẫn trong tiểu thuyết là những mảnh quá khứ - hiện tại. Điều thú vị là sự lắp ghép, luân chuyển được thể hiện một cách rất tự nhiên. Nhờ đó Hồ Anh Thái đã tạo được mối liên hệ cốt lõi giữa những sự kiện hiện tượng, những mảng đời khác nhau, tạo cho người đọc một ấn tượng chung về đời sống xã hội Việt Nam, phức tạp thời hậu chiến. Với kiểu kết cấu này Hồ Anh Thái đã bao quát được những lố lăng, kệch cỡm, xấu xa, đồi trụy trong xã hội thị dân. Và ở đó lắm khi con người đánh mất đi tâm hồn, nhân phẩm mà chính bản thân họ không nhận thức được.

Bên cạnh kiểu ghép các mảnh nhỏ lại với nhau tạo thành cốt truyện, Hồ Anh Thái còn sử dụng các mô-tip đồng dạng cạnh nhau để hướng tới những chủ đề khác nhau. Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi được xây dựng bằng ba mạch truyện phát triển song song được lắp ghép xen kẽ, soi chiếu lẫn nhau tạo ra tính đa tuyến, đa cấu trúc của cốt truyện khiến người đọc được trải nghiệm nhiều không gian và nhiều khoảng thời gian khác nhau. Những mảnh vỡ đa tuyến của cốt truyện là hệ quả của sự tham gia của nhiều hơn một câu chuyện trong tác phẩm, nhưng quan trọng hơn nó là sản phẩm của chính quá trình phân mảnh của hệ thống chi tiết, sự kiện của tác phẩm. Qua cốt truyện phân mảnh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, các tuyến truyện đan xen nhau tồn tại, các nhân vật lần lượt hiện ra trước mắt độc giả bằng câu chuyện riêng của mình. Tác phẩm có cấu trúc luân phiên giữa các chương: Đức Phật, Savitri Tôi. Chương Đức Phật là câu chuyện về cuộc đời Đức Phật với hành trình kiếm tìm chân lí cùng rất nhiều khó khăn, lỗi lầm để thức nhận về kiếp người, về lẽ tồn tại của con người cũng như tìm con đường giải thoát. Chương Savitri là câu chuyện về nàng Savitri, tiền kiếp là một chứng nhân của Phật giáo thời Đức Phật, hậu thân là người hướng dẫn du lịch. Cuộc đời nàng là hành trình phiêu lưu kiếm tìm mọi nguồn vui trần thế với tình yêu suốt đời dành cho vị hoàng tử Siddhattha, sau này là Đức Phật. “Tôi” là người nghiên cứu, nhà Ấn Độ học kể lại hành trình lật giở những bí ẩn của đại dương văn hóa Ấn Độ. Mỗi chương là một

cuộc trải nghiệm, kiếm tìm của nhân vật về mục đích sống giá trị và ý nghĩa cuộc sống theo quan niệm riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

“Chống lại các yếu tố trung tâm là đặc trưng then chốt của chủ nghĩa hậu hiện đại nói chung và văn học hậu hiện đại nói riêng. Nghệ thuật (và tư tưởng) hậu hiện đại đề cao phản thân và tự ý thức, sự phân mảnh và đứt quãng (đặc biệt trong cấu trúc tự sự)…” [3, tr.199]. Vì thế, có thể nói, phá vỡ khuynh hướng tuyến tính, đề cao tính đứt đoạn, phân mảnh trong việc xây dựng cốt truyện là biểu hiện của tinh thần hậu hiện đại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, cũng là của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. Kiểu cốt truyện này cho phép nhà văn thể hiện một quan niệm mới mẻ về hiện thực, đó là hiện thực phân rã, rạn nứt trong xã hội với vô số những mảnh vỡ trong cuộc sống. Thông qua kiểu cốt truyện này, nhà văn đã lắp ghép được tất cả mảnh vỡ của cuộc sống hiện đại lên từng trang viết của mình một cách hoàn chỉnh, qua đó phơi bày được tất cả sự hỗn tạp của cuộc sống, khai thác được chiều sâu tâm lý nhân vật cũng như gửi gắm nhiều bài học nhân sinh.

Đồng thời kiểu cốt truyện phân mảnh còn tạo ra hiệu ứng kích thích khả năng tiếp nhận tích cực, chủ động, sáng tạo ở độc giả - nhân tố làm đầy đặn giá trị đích thực của tác phẩm. Người đọc cứ ngỡ như tác phẩm chỉ là sự lượm nhặt một cách tình cờ những câu chuyện trong cuộc sống; nhưng thực ra nó lại là một hệ thống truyện cân đối, mang nhiều thông tin, chứa đựng những triết lý sâu sắc. Người đọc buộc phải gia nhập vào hệ thống cốt truyện để đi tìm câu trả lời cho chính mình.Vận dụng cốt truyện phân mảnh lắp ghép, Hồ Anh Thái không chỉ tạo ra sự hấp dẫn riêng cho tiểu thuyết của mình, mà còn góp phần xác lập một phong cách tiểu thuyết rất độc đáo. Tinh thần “phi trung tâm hóa” cốt truyện đã đem đến cái nhìn đa chiều về cuộc sống con người Việt Nam trong xã hội đương đại. Hồ Anh Thái một lần nữa cho người đọc thấy được ông thật sự là người mê “chơi cấu trúc”, không theo mẫu mô hình có sẵn, mà luôn chấp nhận trả giá cho những thử nghiệm mới mẻ và táo bạo trong tác phẩm.

Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami - 16

4.1.3. Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép trong sáng tác của Haruki Murakami

Cốt truyện mảnh vỡ trong sáng tác của Haruki Murakami thể hiện rõ nhất ở việc các sự kiện, chi tiết, biến cố được sắp xếp một cách hỗn độn, không có thứ tự

trước sau. Các câu chuyện trong tác phẩm của ông được kể một cách linh động thông qua nhiều người kể chuyện. Mỗi nhân vật theo đuổi một thế giới riêng của mình. Họ luôn lý giải cuộc đời mình trong những chuyến đi, bên những cuộc tìm kiếm và nhận ra mình đang ở đâu những băn khoăn, trăn trở đến tột cùng. Do đó cốt truyện là tổng thể của tất cả các câu chuyện. Và yêu cầu một thể liền nhất của toàn bộ tổng thể là một việc là bất khả dĩ. Hơn thế, trong bản thân một câu chuyện, hệ thống sự kiện, biến cố không được sắp xếp theo trình tự thời gian và thường xuyên có sự di chuyển, đảo lộn, sắp đặt lại theo cách kể của người trần thuật. Mọi giá trị của tồn tại bị xới tung lên, vị trí của chúng không theo một quy luật nào.

Ở tác phẩm Rừng Nauy, nhà văn cố ý phân rã cốt truyện thành nhiều tuyến khác nhau. Cốt truyện của được xây dựng theo dòng ý thức của nhân vật. Dòng ý thức nhân vật đóng vai trò chủ đạo trong việc cấu trúc không gian, thời gian, thể hiện những biến động tâm lí, cấu trúc câu chuyện. Trong dòng chảy của tâm thức đó, con người bị đánh động bởi nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, nên dòng ý thức sẽ bị đứt gãy, bị ngắt quãng, bị chêm xen. Đó chính là cơ sở để nhà văn phân rã cốt truyện thành nhiều tuyến khác nhau, thành những quãng chắp nối tưởng chừng vu vơ nhưng đầy dụng ý của tác giả trong nỗ lực thể hiện triết lí về con người bản năng của nhà văn. Murakami không đưa cốt truyện của mình phát triển theo một trật tự logic khách quan, theo trật tự tuyến tính vẫn thường thấy. Trong tác phẩm này có sự đảo lộn trật tự về mặt thời gian. Điểm mở đầu của cuốn tiểu thuyết chính là phần giữa của câu chuyện, nghĩa là có độ vênh giữa thời gian trần thuật và thời gian thực tại. Với kiểu cốt truyện phân mảnh như thế này, nhà văn có thể diễn tả được một cách chân xác nhất sự vận động đầy phức tạp trong tâm thức nhân vật.

Việc xáo trộn trật tự trước sau của cốt truyện để tạo thành một trật tự trần thuật mới đã mở ra khả năng đưa thêm vào tác phẩm cốt truyện khác, “truyện lồng trong truyện”. Dụng ý của nhà văn khi xây dựng kiểu cốt truyện phân rã và lồng ghép nhiều cốt truyện vào nhau trong một cốt truyện lớn ở Rừng Nauy là thể hiện sự phân rã về mặt quan hệ và ý thức của người trong xã hội hiện đại. Xã hội hiện đại của Nhật Bản không còn sự thống nhất toàn vẹn về mặt quan hệ cộng đồng như truyền thống nữa, mà quan hệ đã bị xé lẻ thành những mảng nhỏ, thành những nhóm nhỏ,

mà trong đó con người mất khả năng tương thông lẫn nhau, không thể hiểu được nhau, mỗi người là một ốc đảo cô độc.

Với cốt truyện phân mảnh lắp ghép, có thể thấy ở Biên niên ký chim vặn dây cót, bức tranh xã hội Nhật Bản hiện thực thời kì hậu hiện đại được Murakami thể hiện một cách sắc lạnh bằng cảm quan mảnh vỡ về thế giới. Thế giới đang đổ vỡ thành trăm mảnh khác nhau mặc cho con người đang vẫy vùng quằn quại dưới sức nặng của thời đại và số phận cá nhân. Người đọc cứ ngỡ như tác phẩm chỉ là những câu chuyện lượm nhặt trong cuộc sống một cách tình cờ, nhưng thực ra lại là một hệ thống truyện cân đối, mang nhiều thông tin, chứa đựng một nội dung sâu sắc, triết lý nhân sinh quan về một thế giới tan vỡ. Hệ thống các câu chuyện trong tác phẩm không mang nội dung trọn vẹn mà luôn bị xẻ nhỏ thành nhiều mảnh, người đọc buộc phải gia nhập vào hệ thống cốt truyện để đi tìm câu trả lời cho chính mình.

Sự phân mảnh cốt truyện trong Biên niên ký chim vặn dây cót được thể hiện bằng việc tác giả đã xé nhỏ cốt truyện, chắp vá chúng bằng những câu chuyện khác, trộn chúng với nhau để rồi đưa đến cho người đọc một tác phẩm mang màu sắc của một bức họa phi lý và phản quang xã hội. Sự phi lý vốn là một phần của hiện thực đời sống nhưng nó nằm sâu trong phần chối bỏ của nhận thức con người. Haruki Murakami đã biến nó thành một tổ hợp của nhận thức con người, biến nó thành công cụ nhận thức, phản ánh bộ mặt xã hội đằng sau cái mặt nạ mà những phù phiếm nhất thời tạo ra. Những ảo tưởng sức mạnh Samurai và tinh thần của Nhật Bản bị khai quật sau thất bại Nomonhan. Sự thăng tiến chính trị thông qua những thủ đoạn đê tiện và nỗi cô đơn của con người trong nhịp quay của xã hội công nghiệp bị bóc trần. Bao con người cảm thấy mình không có lối thoát, không có niềm tin vào cuộc sống và tất cả những điều ấy được giải quyết bằng nỗi ám ảnh không nguôi, bằng tình dục điên loạn và bạo lực.

Đặc điểm khá nổi bật trong cốt truyện phân mảnh của Murakami là tính nhảy cóc của hệ thống các sự kiện, tình tiết theo hành trình của nhân vật. Việc di chuyển một cách lắt léo này đã khiến người đọc xoay vần với nhiều chiều không gian - thời gian khác nhau của cốt truyện. Hiện thực, quá khứ đan xen lẫn nhau trong từng câu chuyện kể, thỉnh thoảng lại chen vào những bối cảnh hết sức lạ lùng dường như chẳng ăn nhập gì với câu chuyện hiện tại. Trong tác phẩm Kafka bên bờ biển, các

chương chẵn là câu chuyện của cậu bé Kafka, còn chương lẻ là của ông già Nakata “chả thông minh sáng láng gì lắm”. Nếu như ở chương hai và chương bốn đang nói về tài liệu tối mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về vụ mười sáu em học sinh đi dã ngoại ở Đồi Bát Cơm bị ngất, thì ở chương sáu lại nhảy cóc đi ngay vào câu chuyện của ông già Nakata với con mèo đen mà ông đã đặt tên là Otsuka, đến chương tám lại quay về với báo cáo của cục tình báo quân đội Mỹ trong cuộc thẩm vấn ghi âm với tiến sĩ Shigenori Tsukayama. Chương mười thì câu chuyện của ông già Nakata với con mèo nâu vằn mà ông gọi là Kawamura lại được tiếp tục. Chương mười hai đề cập đến bức thư mà cô giáo phụ trách nhóm học sinh đồng loạt bất tỉnh trong chuyến đi dã ngoại viết cho vị giáo sư Shigenori Tsukayama. Chương mười bốn lại là câu chuyện của Nakata trên đường tìm mèo lạc. Các chương chẵn tiếp tục với câu chuyện của ông già Nakata.

Cốt truyện phân mảnh làm cho độc giả nếu thiếu sự năng động cần thiết sẽ rất khó đoán định được chiều diễn biến của các nhân vật trong tác phẩm. Ở tác phẩm Xứ sở diệu kì tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, câu chuyện về vị Toán sư và người đọc mơ tưởng không có liên quan gì đến nhau. Phải đến cuối cùng, qua một bản nhạc của Bob Dyland ở cuối truyện, người đọc ngỡ ngàng nhận ra toán sư, người đọc mơ và bóng là một, nhưng họ sống những cuộc đời khác nhau và song song tồn tại. Họ đã tự lựa chọn cho mình một cái kết hay nói đúng hơn, họ bị đặt vào một cái kết không thể lựa chọn. Tác phẩm trở thành một bài toán lớn được đặt ra cho con người. Đâu mới là cuộc đời thực của chúng ta? Đâu mới là cuộc đời tốt đẹp nhất? Các câu chuyện ông viết lên đậm sắc màu huyễn hoặc nhưng cũng rất thực tế khi mà dòng chảy hậu hiện đại đang đi sâu vào tâm thức của mỗi người, thì con người còn có nhiều thứ để trăn trở, lo lắng và suy nghĩ thấu đáo là cách duy nhất để khẳng định bản thân. Đặt ra vô vàn câu hỏi qua một kết cấu đồ sộ và phức tạp, điều mà Murakami hướng tới không phải là giải mã cuộc sống, mà là khơi gợi những câu hỏi và trao cho người đọc quyền tự giải đáp.

Có thể nói cốt truyện mảnh vỡ với những “bước nhảy” phi tuyến tính là một trong những đặc điểm khá nổi bật của tiểu thuyết Haruki. Mỗi một tác phẩm của Haruki Murakami thường không giới hạn ở một câu chuyện mà chúng là tập hợp của nhiều câu chuyện khác nhau. Các câu chuyện tồn tại trong một tác phẩm bình

đẳng với nhau mỗi một đơn vị là một nhân tố quan trọng trong việc thể hiện nội dung tác phẩm, tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Những mảnh vỡ đa tuyến của cốt truyện là hệ quả của sự tham gia của nhiều hơn một câu chuyện trong tác phẩm, nhưng quan trong hơn nó là sản phẩm của chính quá trình phân mảnh của hệ thống chi tiết, sự kiện của tác phẩm. Với cốt truyện phân mảnh, trong tiểu thuyết của Haruki, các tuyến truyện đan xen nhau tồn tại, trong các khung chính của cốt truyện, các nhân vật thay nhau làm người kể chuyện và họ say sưa kể câu chuyện của mình với biết bao hoài nghi, trăn trở.

Trong tiểu thuyết Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời bên cạnh cái sườn chính về câu chuyện cuộc đời của Hajime là những câu chuyện về những con người xuất hiện xung quanh anh. Đó là một Izumi trong sáng nhưng hơi cứng nhắc, sau nỗi đau bị phản bội một cách quá đểu giả của Hajime khi cô phát hiện anh có quan hệ với chị họ của mình, từ đó Izumi rơi vào hố sâu thẳm thương mà không có cách gì leo lên được. Nỗi đau trong cô là quá lớn. Một Yukiko tưởng chừng như đơn giản, chỉ biết đến chồng con, dễ gần và vị tha hóa ra đằng sau quá khứ quá khứ của cô là một lần tự tử. Một Simamoto – San hết sức cô độc và quá bí ẩn. Người đọc dường như bị hút vào cô, tò mò về cô, cô suy nghĩ gì, đến từ đâu, về đâu và bao giờ cô mới xuất hiện lại và để rồi lại hụt hẫng, băn khoăn khi cô biến mất. Chính vì bị cô thu hút sự chú ý mà người đọc có lẽ sẽ quên mất rằng mạch truyện được dẫn dắt bởi nhân vật chính là Hajime. Và cũng cần kể đến cả người chị họ của Izumi đầy ma lực trong tình dục. Đó là những người phụ nữ đã thực sự đi qua từng chặng đường đời của Hajime. Mỗi người một tính cách, một số phận và luôn gắn liền với Hajime trong cuộc đời mà anh đã, đang và sẽ trải qua. Một phần cuộc đời của đời của tác giả lồng ghép với những phần đời của ai đó, để tạo nên câu chuyện về con người. Đôi lúc độc giả sẽ nhận ra phần của mình qua diễn biến tâm lý của nhân vật chính Hajime. Hajime đã đi con đường của cuộc đời của cuộc đời mình bằng một tuổi thơ hồn nhiên, chân thật, nghĩ đơn giản mọi chuyện, một tuổi trẻ bồng bột, ngông cuồng, sôi nổi, đam mê với những ước vọng và cả những thương tổn cứ âm ỉ, dai dẳng nằm lại nơi đáy tim. Có một quãng đời dài trôi vèo qua chỉ bằng dạng văn ngắn ngủi gọi tên khoảng thời gian tám năm anh phải làm một công việc không lấy gì làm thú vui. Đó là khi Hajime không tìm thấy giá trị đích thực của cuộc đời mình.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023