Ứng Dụng Kahoot Thiết Kế Bài Tập Sơ Kết, Tổng Kết Bài Học

HS Nhập mã PIN và vào Kahoot hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra Gợi ý sản phẩm 1 1

- HS: Nhập mã PIN và vào Kahoot hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra.

* Gợi ý sản phẩm:

1. Các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược (1931 - 1937)

a, Đầu những năm 30 TK XX, Đức, Italia, Nhật Bản thành lập khối phát xít

+ Nhật chiếm Đông Bắc (1931) và xâm lược toàn Trung Quốc (1937)

+ Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935)

+ Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 - 1936), âm mưu thành lập nước “Đại Đức” ở châu Âu.

b, Thái độ của các nước lớn:

+ Liên Xô kiên quyết chống phát xít.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

+ Anh, Pháp: nhượng bộ phát xít, đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

+ Mĩ: chính sách trung lập. Ví dụ 2: Bài 3: Trung Quốc

Hoạt động 1: Nguyên nhân các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

- Mục tiêu của hoạt động: Trình bày được nguyên nhân các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

- Phương thức tiến hành hoạt động: GV đưa ra bài tập trong Kahoot dạng bài Jumble và yêu cầu HS hoàn thành. Với dạng bài này HS sắp xếp đáp án đúng sao cho phù hợp với đề bài.

Định hướng kết quả của hoạt động Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tư 2

- Định hướng kết quả của hoạt động:

+ Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: tư bản phương tây đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường.

+ Trung Quốc là thị tường lớn, béo bở: diện tích lớn, dân số dông, tài nguyên phong phú.

+ Chế độ phong kiến đang suy yếu.

2.3.3. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập sơ kết, tổng kết bài học

Bài tập tổng kết bài học nhằm kiểm tra, đánh giá hoạt động nhận thức và mức độ lĩnh hội kiến thức của HS, trình độ hiểu biết kiến thức, kết quả hoạt động nhận thức của HS, bổ sung và nâng cao kiến thức” [14;tr.179]

Sơ kết, tổng kết bài học việc này có thể được tiến hành ở cuối từng mục hay cuối bài, song thường được thực hiện vào cuối giờ. Các câu hỏi và bài tập có thể được đặt ra ở đầu giờ hoặc trong suốt quá trình dạy học, nhằm xem xét mức độ hiểu bài hay lĩnh hội kiến thức của HS ra sao. Dựa trên cơ sở đó, GV sẽ điều chỉnh (chỉnh sửa, bổ sung, khái quát) bài dạy của mình sao

cho phù hợp với trình độ HS và giúp HS vận dụng và nâng cao những kiến thức đã có

Bài tập sơ kết, tổng kết bài học cần hướng vào những nội dung, vấn đề quan trọng của bài, về phía GV cũng cần đưa ra các yêu cầu cụ thể, tránh việc nhắc nhở một cách chung chung. Bài tập tổng kết chỉ có thể hiệu quả khi GV tiếp tục bồi dưỡng, củng cố lại những kiến thức mà HS đã học và tiếp tục hoàn thiện những mục tiêu về kĩ năng thái độ cho HS.

GV có thể đưa ra nhiều loại bài khác nhau, nhằm giúp HS độc lập trong nhận thức ví dụ: bài tập dưới dạng một câu hỏi tổng hợp, hay bài tập rèn luyện kĩ năng thực hành, hệ thống, khái quát hóa và vận dụng kiến thức… góp phần phát triển nhận thức độc lập của HS và nâng cao hiệu quả bài.

Đối với HS, dạng bài này đòi hỏi HS cần hiểu rõ vấn đề, tìm đọc thêm tài liệu để khắc sâu hơn kiến thức bài giảng, suy nghĩ độc lập và phát triển các kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức.

Ví dụ 1: Bài 10: Liên Xô xây dựng xã hội chủ nghĩa

- Mục tiêu của hoạt động: Trình bày được tác động của chính sách kinh tế mới.

- Phương thức tiến hành hoạt động: GV đưa ra câu hỏi trong Kahoot dạng bài Jumble, và yêu cầu HS hoàn thiện.

Với bài tập thứ hai dạng bài Jumble sắp xếp đáp án theo đúng thứ tự chúng 3

Với bài tập thứ hai dạng bài Jumble (sắp xếp đáp án theo đúng thứ tự), chúng tôi đề xuất đưa ra cuối mục để xem xét mức độ hiểu bài của HS, và từ đó bổ sung và nâng cao kiến thức trọng tâm của bài học cho HS.

- Định hướng kết quả hoạt động:

+ Nông nghiệp: ban hành thuế lương thực.

+ Công nghiệp: quốc hữu hóa toàn bộ nhà máy xí nghiệp.

+ Thương nghiệp và tiền tệ: tự do buôn bán, phát hành đồng rúp mới.

+ Tác động: Chính sách kinh tế mới đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt cho nền kinh tế quốc dân, giúp Liên Xô vượt qua khó khăn, hoàn thành công cuôc khôi phục kinh tế.

Ví dụ 2: Bài 14: Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939).

- Mục tiêu của hoạt động: Trình bày được hệ quả của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản.

- Phương thức tiến hành hoạt động: GV đưa ra bộ câu hỏi trong Kahoot dạng bài Survay (Khảo sát ý kiến HS) và yêu cầu HS hoàn thiện.

Định hướng kết quả hoạt động Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh ở 4


- Định hướng kết quả hoạt động: Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh ở Châu Á

2.4. Thực nghiệm sư phạm

2.4.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được đánh giá là khâu quan trọng nhằm:

- Thứ nhất, thực nghiệm sư phạm là cơ sở để xác định tính đúng đắn, phù hợp hay không của cơ sở lí luận về việc sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT được nêu ra trong nghiên cứu này.

- Thứ hai, từ thực tiễn thực nghiệm, kết quả điều tra khảo sát và ý kiến phản hồi của giáo viên, học sinh là căn cứ để phân tích, xác định tính hiệu quả, khả thi và mở rộng triển khai sử dụng Kahoot vào trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong thực tiễn dạy học Lịch sử ở trường THPT

- Thứ ba, Kết quả thực nghiệm là cơ sở để đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào xây dựng các bài học môn Lịch sử .

Tuy nhiên để có thế tiến hành thực nghiệm có thể thành công và kết quả đạt được chính xác, khách quan, chúng tôi đã đảm bảo mục tiêu và nội

dung kiến thức đúng với phân phối chương trình và phù hợp với trình độ năng lực của học sinh. Khi thực nghiệm chúng tôi luôn tuân thủ nghiêm túc theo thời khóa biểu của nhà trường. Không gây ảnh hưởng đến các môn học khác của học sinh

Để khẳng định tính hiệu quả của việc sử dụng ứng dụng Kahoot trong dạy học Lịch sử, chúng tôi tiến hành một giờ dạy thực nghiệm

2.4.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm

* Đối tượng thực nghiệm: Quá trình thực nghiệm được tiến hành tại trường THPT Yên Lạc - Huyện Yên Lạc - Tỉnh Vĩnh Phúc. Trường với bề dày truyền thống lịch sử và có sự cống hiến của nhiều thế hệ nhà giáo, với đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết và nhiều kinh nghiệm, cùng với các thế hệ học sinh chăm ngoan, có tư duy sáng tạo. Hơn nữa nhà trường với trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục. Đây là cơ sở điều kiện vô cùng thuận lợi để tôi tiến hành thực nghiệm đề tài mà chúng tôi đang xây dựng .

Lớp thực nghiệm sư phạm là lớp 11A1.1, lớp đối chứng là 11A1.2. Hai lớp có sĩ sỗ tương đương nhau là 38, tỉ lệ học sinh khá giỏi tương đồng, không có học sinh học lực trung bình yếu.

Thời gian thực nghiệm: 20/3/2019

2.4.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm được triển khai với bài 9 “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921), SGK lớp 11 THPT.

Giáo án thực nghiệm và đối chứng được thiết kế dựa trên những thông tin sơ bộ tìm hiểu về đặc điểm lớp học và hứng thú hoạt động học tập trong môn Lịch sử của học sinh. (Phụ lục 3)

- Giáo án thực nghiệm có sử dụng ứng dụng Kahoot vào thiết kế bài

dạy.

- Giáo án đối chứng soạn theo phương pháp truyền thống, hông sử dụng Kahoot hay các biện pháp đề xuất trong khóa luận.

Phương pháp thực nghiệm: vì Kahoot là một ứng dụng mới hỗ trợ thiết kế bài tập dựa trên nền tảng trò chơi tạo lên lớp học tương tác nên đề tài đã chọn các tiến hành dạy thử nghiệm và dạy đối chứng để khảo sát, so sánh, phân tích hiệu quả đạt được và những mặt còn hạn chế khi sử dụng ứng dụng này vào việc dạy học môn Lịch sử.

Tiến hành thực nghiệm:

- Chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm:

Để chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm, chúng tôi tến hành một số công việc như sau: xây dựng giáo án thực nghiệm chi tiết, liệt kê những công việc cần thiết nhắc nhở HS đọc trước bài và chuẩn bị bài mới, in ấn những tài liệu hỗ trợ.

- Trong quá trình thực nghiệm:

Giáo viên tiến hành giảng dạy theo tiến trình của giáo án đã chuẩn bị, quan sát thái độ học tập, lắng nghe phản hội ý kiến từ phía học sinh.

Kết thúc giờ học, giáo viên nhận xét, biểu dương và cho điểm những thành viên xuất sắc trong giờ học.

2.4.4. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được đánh giá trên các phương diện:

- Quan sát, nhận xét của GV dự giờ về ý thức/thái độ học tập, mức độ tham gia các hoạt động học tập trên lớp, mức độ hoàn thành phiếu học tập sau giờ học của HS.

- Ý kiến phản hồi của HS sau giờ học về mức độ hứng thú, lượng kiến thức truyền đạt cho HS với bài giảng có sử dụng ứng dụng Kahoot, và những mong muốn, đề xuất của HS cho việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào bài học được hiệu quả hơn.

- Mức độ đạt được mục tiêu thông qua phiếu học tập: kết quả tổng hợp ý kiến phản hồi của giáo viên và học sinh .

Thứ nhất, về ý kiến GV sau khi quan sát, dự giờ

Giờ dạy đối chứng được tiến hành theo phương pháp truyền thống, chủ yếu là hoạt động tương tác giữa GV với HS thông qua việc GV đặt ra câu hỏi, HS trả lời và GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức cho HS. Qua quan sát giờ học, GV bộ môn đưa ra nhận xét là hầu hết HS đều chưa hứng thú với bài dạy, chủ yếu là hoạt động hỏi - đáp, đọc – chép .

Với giờ dạy thức nghiệm, GV bộ môn đánh giá rất cao việc tổ chức, xây dựng bài học có sử dụng ứng dung Kahoot, bước đầu tạo được sự hứng thú và rất thu hút HS, bên cạnh việc giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, còn rèn luyện kĩ năng cho HS đặc biệt là kĩ năng sử dụng phương tiện công nghệ. Bên cạnh đó GV dự giờ cũng chỉ ra một số điểm cần khắc phục trong quá trình tổ chức dạy học như: cần bao quát lớp nhiều hơn, tránh trường hợp các em mất trật tự, hay việc quản lí HS tránh để các em sử dụng phương tiện công nghệ vào mục đích khác ngoài việc học, cần chú ý hơn đến thời gian và cách bố trí lớp học để các hoạt động học tập được hiệu quả hơn .

Thứ hai, về mức độ hứng thú của học sinh

Mức độ hứng thú của HS thể hiện ở việc HS tập trung tích cực vào việc chuẩn bị và xây dựng bài học, tích cực tham gia vào các hoạt động, nhiệm vụ học tập, hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập và trả lời các phiếu điều tra khảo sát sau giờ học.

Từ quá trình giảng dạy ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi rút ra nhận xét: ở lớp đối chứng GV giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, vấn đáp là chủ yếu, bên cạnh đó HS cũng được trao đổi, làm việc nhóm nhưng không khí lớp học không được sôi động, HS chủ yếu là ghi chép kiến thức, chỉ có một số em chú ý và tích cực xây dựng bài, đôi khi HS còn không chú ý vào bài học hay nói chuyện riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023