Biểu Đồ Tổng Hợp Ý Kiến Của Hs Về Mức Độ Hứng Thú Với Bài Giảng Có Sử Dụng Ứng Dụng Kahoot (Đơn Vị %)

Trong khi đó, ở lớp thực nghiệm với việc thiết kế bài giảng có sử dụng máy chiếu, kết hợp phương pháp thuyết trình và sử dụng ứng dụng Kahoot vào bài học, HS có hứng thú hơn khi được tự mình trải nghiệm, thái độ học tập tích cực, HS chủ động lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất. Cụ thể, mức độ hứng thú của HS thể hiện ở việc các em tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, tham gia trả lời phiếu điều tra thu thập thông tin sau giờ học. Chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát (phụ lục 5) sau giờ học thực nghiệm và đối chứng và thu được kết quả về mức độ hứng thú của HS đối với bài học như sau:

Mức độ hứng thú của HS với bài giảng có sử dụng ứng dụng Kahoot: tại lớp 11a1.1, có 43,2% HS rất hứng thú, 40,5% HS hứng thú, 16,2% HS bình thường và không có HS nào nói rằng không hứng thú với bài học có sử dụng ứng dụng Kahoot.

Hình 2 1 Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS về mức độ hứng thú với bài 1


Hình 2.1: Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS về mức độ hứng thú với bài giảng có sử dụng ứng dụng Kahoot (đơn vị %)

Về mức độ hiểu bài của HS khi GV sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học Lịch sử: 29,7% ý kiến HS cho rằng mình rất hiểu bài, 62,2% HS cho rằng mình hiểu bài, 8,1% ý kiến HS bình thường và không có HS nào không hiểu bài.

Hình 2 2 Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về mức độ hiểu bài khi GV sử dụng 2


Hình 2.2: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về mức độ hiểu bài khi GV sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học (đơn vị %)

Khi được hỏi về các hoạt động được thiết kế bằng Kahoot có phù hợp không thì: 51% ý kiến HS cho rằng rất phù hợp, 40,5% ý kiến HS cho rằng phù hợp và 8,5% ý kiến HS còn lại cho rằng bình thường. Như vậy đại đa số HS đều đồng ý cho rằng các hoạt động được thiết kế có sử dụng Kahoot rất phù hợp với nội dung bài học giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn.

Hình 2 3 Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS về sự phù hợp của hoạt động 3

Hình 2.3: Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS về sự phù hợp của hoạt động có sử dụng Kahoot vơi nội dung bài dạy (đơn vị %)

Khi được hỏi về tác dụng của sử dụng Kahoot vào thiết kế bài giảng thì có đến 73% ý kiến HS cho rằng bài giảng giúp các em độc lập về suy nghĩ và thiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực hơn.

Hình 2 4 Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về tác dụng của bài giảng có sử 4


Hình 2.4: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về tác dụng của bài giảng có sử dụng Kahoot về việc giúp HS độc lập về suy nghĩ và tham gia tích cực vào bài học (đơn vị%)

Khi được hỏi về mong muốn của HS về việc thầy cô sử dụng ứng dụng Kahoot vào giảng dạy thì 100% ý kiến HS mong muốn GV của mình sử dụng Kahoot một cách thường xuyên hơn.

Kết quả cho thấy, bài giảng có sử dụng ứng dụng Kahoot đã thu hút được đại đa số HS, khi được hỏi các em đề cho biết mình rất hứng thú hoặc hứng thú với bài giảng mới lạ này, và đồng thời các em cũng bày tỏ mong muốn sẽ được học các bài giảng như vậy thường xuyên hơn để có thể vừa học vừa được tiếp cận với phương tiện công nghệ nhiện đại và bắt kịp xu thế phát triển của xã hội

Thứ ba, về kết quả học tập:

Sau giờ học thực nghiệm và đối chứng chúng tối đã tiến hành kiểm tra, các bài kiểm tra này cùng đáp án, thang điểm và đánh giá các mức giỏi (điểm 9-10), khá (điểm 7-8), trung bình (điểm 5-6), yếu (điểm dưới 5).

Bảng 2.1: Bảng thống kê kết quả kiểm tra của lớp 11a1.1 và 11a1.2



Nhóm điểm

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

Số HS

(người)

Tỉ lệ (%)

Số HS

(người)

Tỉ lệ (%)

Giỏi (9-10)

11

29,7

3

8,1

Khá (7-8)

26

70,2

28

75,7

Trung bình (5-

6)

0

0

6

16,2

Yếu ( dưới 5)

0

0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Như vậy, kết quả của hai lớp thực nghiệm và đối chứng có sự khác nhau rõ rệt. Qua các số liệu thông kê và bài kiểm tra thu hoạch sau giờ học cho thấy HS ở lớp học thực nghiệm tiếp đạt hiệu quả bài học cao so với lớp đối chứng.

Thứ tư, nhận xét đề xuất của HS về việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học Lịch ở trường THPT đạt hiệu hiểu quả cao hơn.

Từ kết quả khảo sát cho thấy, những biện pháp đề xuất và được triển khai thực nghiệm sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học lịch sử có ý nghĩa thực tiễn cao. GV có thể lựa chọn cách thức phù hợp với nội dung kiến thức, phù hợp với phong cách học tập, sở thích của HS nhằm đạt mục tiêu đề ra. Việc HS được tự mình trải nghiệm, dưới sự chỉ dẫn của GV, được đánh giá và phản hồi là cơ sở để HS học tập hiệu quả hơn. Những biện pháp nêu trên không chỉ áp dụng khi dạy học phần lịch sử thế giới lớp 11 mà còn có thể áp dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở xác định vị trí, mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản phần Lịch sử thế giới lớp 11. Chúng tôi đề xuất sử dụng Kahoot trong một số bài học đồng thời hướng dẫn sử dụng ứng dụng Kahoot và một số cách thức để triển khai sử dụng ứng dụng này vào để triển khai bài học. Giáo viên dựa trên nội dung của từng bài để thiết kế bài dạy với các hoạt động học tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.

Dựa trên các dạng bài của Kahoot, chúng tôi đã đề xuất sử dụng ứng dụng Kahoot vào xây dựng bài tập khởi động, bài tập tìm hiểu kiến thức mới, bài tập sơ kết, tổng kết bài học.

Qua buổi dạy thực nghiệm bằng việc sử dụng phiếu khảo sát sau giờ học và phiếu đánh giá kết quả học tập của HS, chúng tôi đã thu được những kết quả tích cực. Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định được tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng Kahoot trong dạy học Lịch sử, đặc biệt trong phần Lịch sử thế giới lớp 11. Tuy nhiên, việc ứng dụng Kahoot vào dạy học còn gặp phải một số khó khăn đó chính là về cơ sở vật chất, trang thiết bị, để sử dụng được ứng dụng đòi hỏi phải có mạng Internet, và để việc ứng dụng Kahoot được hiểu quả hơn thì đòi hỏi người GV phải đầu tư hơn vào việc thiết kế bài tập phù hợp.

Việc sử dụng Kahoot trong dạy học Lịch sử là vô cùng cần thiết. Giáo viên vừa phải lựa chọn phương pháp sử dụng Kahoot ở mỗi nội dung của bài, đồng thời phải đảm bảo sự kết hợp và vận dụng đa dạng các phương pháp, hình thức triển khai khác nhau để góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh. Việc lựa chọn và ứng dụng CNTT phù hợp với các hình thức học tập mà cụ thể là một số cách sử dụng được đề xuất trong đề tài góp phần nâng cao ý nghĩa thực tiễn của dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay với sự hỗ trợ của ứng dụng Kahoot.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài: “Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT” chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau đây:

Thứ nhất, việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử ở trường THPT là rất cần thiết. Với việc nhận thức được ý nghĩa của phương tiện công nghệ hiện đại, hiện nay ở các trường THPT đã ứng dụng CNTT thường xuyên hơn vào dạy học Lịch sử, nhưng ít nhiều vẫn chưa phát huy được hết vai trò, chức năng và ý nghĩa giáo dục của CNTT. Các phần mềm và cách thức sử dụng của phương tiện công nghệ cũng rất đa dạng, rất thích hợp và phù hợp với nhiều nội dung giảng dạy nhưng trên thực tế giáo dục vẫn chưa khai thác được hết các tiềm năng đó.

Thứ hai, việc ứng dụng CNTT trong đó có sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học Lịch sử là một việc làm rất cần thiết. Biên cạnh các phương pháp truyền thống, trình chiếu, thuyết trình nên kết hợp việc sử dụng Kahoot vào giải quyết các nhiệm vụ học tập để tạo hứng thú, kích thích tư duy độc lập, chủ động tiếp thu kiến thức của HS và đồng thời phát triển các kĩ năng, giáo dục thái độ đúng đắn cho HS. Tạo ra những giờ học tích cực và đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, từ việc phân tích chương trình Lịch sử thế giới lớp 11, khảo sát các nguồn tư liệu, trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Lịch sử. Chúng tôi đưa ra một số đề xuất cho việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho HS ở trường THPT. Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng một chương trình thực nghiệm có sử dụng ứng dụng Kahoot làm căn cứ và để chứng minh mức độ hiệu quả của ứng dụng Kahoot trong dạy học Lịch sử, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc với Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng. Để việc ứng dụng được hiệu quả, trước hết đòi hỏi GV phải chủ động tìm

hiểu, đầu tư thời gian và công sức, sử dụng ứng dụng Kahoot phù hợp với nội dung và phong cách học tập của HS.

Trên cơ sở kết luận nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra mội số khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường thêm ngân sách cho các trường THPT ở vùng sâu vùng xa, nông thôn, miền núi… những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, để có thể đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho ứng dụng CNTT hoạt động dạy và học. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn kĩ năng sử dụng phương tiện công nghệ dành cho GV đang công tác, giảng dạy trong các trường THPT, để GV có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và đưa ra những sáng kiến trong quá trình tổ chức hoạt động dạy và học có sử dụng CNTT.

Thứ hai, Nhà trường cần có các chính sách khuyến khích phù hợp như thường xuyên tổ chức các hội thi, các hoạt động có ứng dụng CNTT vào dạy học, vừa tạo diều kiện cho HS tiếp xúc với các phương tiện công nghệ mới, vừa góp phần phát triển năng lực tích cực, chủ động, tuy duy sáng tạo cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT.

Thứ ba, GV cần tích cực chủ động học tập các phương pháp mới, chau dồi kiến thức, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và đặc biệt phải tự tạo cho mình niềm yêu thích, hứng thú khám phá tìm tòi các phương tiện công nghệ mới, như vậy GV mới có được những ý tưởng hay đặc sắc.

Thứ tư, đối với các em HS cần có thái độ tích cực học tập, khám phá các phương tiện công nghệ mới, hứng thú với các bài học có sử dụng CNTT, và có thái độ học tập nghiêm túc, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, chau dồi kiến thức, phát triển những năng lực của bản thân, để việc ứng dụng CNTT vào học tập được hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách chuyên khảo

1. A.V Petrovsiki (1982), Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, tập

1 Nxb Giáo dục.

2. Đỗ Thanh Bình (chủ biên), Nguyễn Công Khanh, Ngô Minh Oanh, Đặng Thanh Toán (2010), Lịch sử thế giới hiện đại. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Côi, Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử (2006), NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Thị Côi (2011), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

6. Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú, Chương trình, phương pháp dạy học Lịch sử (2011). Khoa Lịch sử trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN.

7. Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú (2014), Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Phan Ngọc Liên (2003), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về phương pháp dạy học lịch sử hiện nay. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Phan Ngọc Liên (2008), “Kinh nghiệm nước ngoài đối với việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở Việt Nam”, Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông hiện nay, khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

11. Phan Ngọc Liên, Phương pháp dạy học Lịch sử, NXB Giáo dục, 1980.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí