III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của HS | |
Đố các con cô đang giả tiếng kêu của con vật nào? (ừm…bò, ừm…bò) Khi HS nêu đúng tên con “bò”, GV yêu cầu HS cho biết tên con vật đó bắt đầu bằng âm gì? Hãy viết âm đó ra Từ “bò” có dấu thanh không? GV hướng dẫn HS rằng, khi con bò buồn, bò không kêu “ừm bò” nữa, bò kêu “ừm…bọ, ừm…bọ”; còn khi bị đau, bò kêu “ừm…bó, ừm…bó”. Sau đó GV yêu cầu HS làm lại các tiếng kêu thể hiện các tâm trạng của bò. | Con bò Âm “bờ” HS viết chữ “b” Có, thanh huyền HS lắng nghe hướng dẫn HS làm lại như GV hướng dẫn, chú ý thể hiện rõ các tiếng “bò, bó, bọ” |
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Độ Chú Ý Và Tính Tự Giác Của Nhóm Thực Nghiệm
- Kết Quả Khảo Sát Nhóm Thực Nghiệm Và Nhóm Đối Chứng Sau Thực
- Kế Hoạch Dạy – Học Một Số Bài Tập (Minh Họa)
- Phiếu Khảo Sát Ý Kiến Của Gv Và Ph Về Chứng Khó Đọc Ở Hs Tiểu Học.
- Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc - 14
- Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc - 15
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
I. Mục tiêu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM THANH
Trò chơi: “CỬA HÀNG ÂM ĐẦU”
HS xác định đúng âm đầu/vần của tiếng cho trước, tìm đúng tiếng từ có cùng âm đầu/vần với tiếng cho trước.
II. Đồ dùng dạy học
Các tranh ảnh
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của HS | |
Chúng ta sẽ mở một cửa hàng chỉ bán những thứ bắt đầu bằng âm /d/. Bây giờ chúng ta sẽ tìm và liệt kê những thứ bắt đầu bằng âm /d/ ra để đưa chúng vào cửa hàng nhé! Sau mỗi từ được nêu, HS tiến lên bảng và ghi từ thể hiện tên món hàng đó ra. (Nếu có tranh, GV treo tranh lên cạnh từ HS viết và nói: “Đây, đây là món hàng đầu tiên,…của chúng ta!”) Khi HS không còn nêu được từ nào nữa, GV tổng hợp và đưa ra những thứ bắt đầu bằng âm /d/ đã được đưa vào cửa hàng. Tiếp tục chơi với các âm/vần khác. | HS lần lượt nêu tên các món hàng mà mình nghĩ ra, sau mỗi món hàng đúng, HS lên bảng ghi từ thể hiện tên món hàng đó ra cho đến khi các em không còn nghĩ ra nữa HS quan sát và đọc lại từ |
I. Mục tiêu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM THANH
Trò chơi: “KHẮC XUẤT, KHẮC NHẬP”
Giúp HS rèn khả năng kết hợp âm tạo thành tiếng và ngược lại, phân tích đúng các âm vần có trong tiếng được nêu.
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của HS | |
GV yêu cầu trẻ tập trung lắng nghe từ được đọc ra. Sau khi đọc, GV hỏi HS: Từ “bánh” có âm đầu là gì? Từ “bánh” có vần gì? Từ “bánh” có dấu thanh nào? Sau khi HS trả lời, GV hỏi tiếp: Từ “bánh” bỏ đi âm /b/ thì còn lại gì? Gv tiếp tục với một số từ mà HS dễ nhầm lẫn khác: nắng, ngắn, tìm, mít, tấm, mất, mắn, nắm. Sau khi chơi như trên, GV tiếp tục cho HS chơi ngược lại: Nếu cô đặt âm /b/ và âm /a/ lại với nhau thì ta sẽ được gì? GV yêu cầu HS viết từ vừa ghép được ra bảng, đọc lại từ đó. | HS lắng nghe Từ bánh có âm đầu là “bờ”, vần “anh”, dấu sắc. Còn lại “ánh” Sẽ được “ba” HS viết từ vừa ghép được ra bảng, đọc lại từ đó. |
I. Mục tiêu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM THANH
Trò chơi: “NHỮNG CÁI TÊN NGỐC NGHẾCH”
HS nhận ra sự thay đổi của các từ khi được thay đổi âm/vần.
II. Đồ dùng dạy học
Thẻ chứa các âm cần rèn cho trẻ
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của HS | |
GV chọn tên bé “Phượng”. GV nói rằng hôm nay chúng ta sẽ gọi tên trẻ/vật trong câu đố theo một cách khác. GV làm mẫu: chọn lấy một thẻ trong hộp dựng các thẻ chứa âm (m, n, d, đ, ng, p, g, ngh, gh) đã chuẩn bị và thay thế âm đầu trong tên trẻ bằng âm vừa chọn GV cho mỗi HS chọn lấy một thẻ trong hộp dựng các thẻ chứa âm đã chuẩn bị và thay thế âm đầu trong tên trẻ bằng âm vừa chọn. GV yêu cầu HS viết tất cả các tên tìm ra được. Sau đó, HS đọc lại các tên ấy. | HS quan sát, lắng nghe GV làm mẫu HS chọn lấy một thẻ trong hộp dựng các thẻ chứa âm đã chuẩn bị và thay thế âm đầu trong tiếng “phượng” bằng âm vừa chọn. HS viết tất cả các tên tìm ra được. Sau đó, HS đọc lại các tên ấy. |
I. Mục tiêu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM THANH
Trò chơi: “CẶP ĐÔI HOÀN HẢO”
Trẻ nắm vững sự tương đồng giữa những chữ viết thường và chữ in, đồng thời, luyện tập về tính tương hợp giữa hai kiểu chữ trên với âm thanh của chúng.
II. Đồ dùng dạy học
Thẻ từ
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của HS | |
GV chuẩn bị một số phiếu, mỗi phiếu viết các chữ cái hoặc tiếng từ bằng chữ viết thường, tương ứng là các phiếu viết những chữ hoặc tiếng tương tự nhưng theo kiểu chữ in. Các từ được dùng: tắm/mắt, cất/tấc, nành, nhàn, cắt/tắc Trộn các phiếu ấy lại với nhau và úp tất cả lên bàn. Yêu cầu trẻ hãy lật một phiếu lên và đọc âm của chữ ghi trên phiếu đó. Rồi bảo trẻ lật một phiếu khác lên và đọc âm của nó. Nếu hai âm giống nhau, trẻ có thể giữ các phiếu đó. Nếu hai âm khác nhau, trẻ úp phiếu trở lại. Bao giờ trẻ lật và giữ lại được tất cả các phiếu là kết thúc trò chơi. | HS lần lượt lật 2 phiếu và đọc âm của chữ ghi trên phiếu đó Nếu hai âm giống nhau, HS giữ lại các phiếu đó. Nếu khác nhau thì HS úp trở lại. |
I. Mục tiêu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM THANH
Trò chơi: “CÁI CHỮ CHI LÀ CÁI CHỮ CHI”
Rèn cho trẻ khả năng ghép các âm thanh tạo thành từ.
II. Đồ dùng dạy học
Thẻ từ
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của HS | |
Bắt giọng cho các em hát bài: Kìa con bướm vàng. GV hướng dẫn HS thay câu “xòe đôi cánh” bằng 3 âm vị tạo nên một từ. Ví dụ và làm mẫu cho trẻ, GV hát: “ Những âm của từ (2 lần), “p-i-n” (2 lần). Em bé nghe ra âm gì? (2 lần). Đó là chữ chi? (2 lần)”. Khi hát xong câu cuối, HS cùng hô to: Đó là chữ “pin”. Sau đó GV chuẩn bị sẵn các thẻ từ (ban, đen, đôi, cân, năm) để khi HS hát, thay thế cụm từ “xòe đôi cánh” bằng tên các chữ cái mà GV đưa lên, khi hát xong câu cuối, HS cùng hô to từ được tìm thấy lên. GV yêu cầu HS viết tiếng đó ra bảng và đọc lại. | HS hát bài hát: Kìa con bướm vàng. HS lắng nghe HS học bài hát theo hướng dẫn của GV. Khi hát xong câu cuối, HS cùng hô to từ được tìm thấy lên. HS hát theo các từ mà GV yêu cầu |
I. Mục tiêu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM THANH
Trò chơi: “NGƯỜI ĐƯA THƯ BỪA BỘN”
Rèn cho trẻ kỹ năng phối hợp âm vị để tạo thành từ.
II. Đồ dùng dạy học
Một số từ quen thuộc viết trên giấy bằng các màu khác nhau tương ứng với các âm vị của từ, cắt rời chúng ra theo nhiều cách rồi cho mảnh cắt rời của mỗi từ vào một túi nhựa
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của HS | |
GV thư vừa đi cừa hát: Tôi là người đưa mang thư đến cho các em. GV nói với các em rằng: Người đưa thư còn để nội dung bức thư lung tung, các em hãy tự lấy từng mảnh ra rồi ghép lại để tạo thành bức thư hoàn chỉnh và đọc lên cho mọi người nghe. GV làm mẫu một lần. GV đưa thư cho các em và mỗi em tiến hành ghép bức thư sau đó đọc to lên cho mọi người nghe. GV hướng dẫn HS nếu thư của HS có hơn một cách ghép. | HS lắng nghe và quan sát GV làm mẫu. HS tự tiến hành với thư của mình Tìm ra cách ghép khác với thư của mình. |
I. Mục tiêu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM THANH
Trò chơi: “GIA ĐÌNH TỪ”
HS phối hợp đúng các âm để tạo thành từ phù hợp với nghĩa của câu.
II. Đồ dùng dạy học
Các dải câu với một số âm/vần điệp nhau
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của HS | |
GV phát cho mỗi trẻ một dải câu, yêu cầu trẻ đọc câu để tìm một chữ cái điền vào từ bị thiếu phần đầu/vần. Sau đó đọc câu lên. GV dùng một số câu (bỏ đi phần gạch dưới) như sau: Bà …a bán …ánh …ò bông. Đêm đêm đom đ… đ… đèn đi đâu? | HS nhận dải câu GV phát Đọc câu để tìm một chữ cái điền vào từ bị thiếu phần đầu/vần HS đọc câu vừa tìm được lên |
I. Mục tiêu
BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM THANH
Trò chơi: “CÓ BAO NHIÊU ÂM “b””
Học sinh nhận ra những từ trong câu bắt đầu với cùng một âm hoặc chứa cùng một vần sau khi nghe đọc câu ấy.
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu