phẩm của doanh nghiệp nhưng là bộ phận quan trọng, hỗ trợ và tạo điều kiện để các bộ phận lao động trực tiếp có thể tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách du lịch. Đây là bộ phận thường gồm nhân viên bảo vệ thường trực, nhân viên vệ sinh, môi trường, công tác sữa chữa, bảo dưỡng điện nước, cung ứng hàng hóa, nhân viên tạp vụ trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
1.1.4.5. Các yếu tố chính trị, xã hội
Bầu chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách. Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo nên. Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Các đợt sóng thần, động đất, núi lửa đã ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của ngành công nghiệp “không khói” này (Nguyễn Minh Tuệ, 1999).
1.1.5. Đặc điểm tâm lý du khách Nga
1.1.5.1. Các yếu tố tác động người Nga đi du lịch nước ngoài
Với chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, thu nhập ngày càng cao và thời gian dành cho du lịch trong năm nhiều (người dân Nga hiện có 2 ngày nghỉ cuối tuần, 20 ngày nghỉ phép năm, 10 ngày nghỉ lễ, kỳ nghỉ hè và 2 kỳ nghỉ đông) nên lượng người dân đi du lịch, nhất là du lịch ra nước ngoài (outbound) đang tăng lên nhanh chóng (Bộ VHTTDL, 2012).
Do Nga nằm gần vùng Cực, không có nhiều nắng ấm nên họ thích đến những vùng có khí hậu nóng ẩm, nhất là những vùng biển đẹp vừa để thưởng thức nắng ấm, vừa để ngắm cảnh.
Chương trình “Russia Extreme” của Nga giới thiệu về hoạt động du lịch trên thế giới đã tác động lớn đến nhu cầu du lịch của người dân nước này. Ngoài ra, với cộng đồng người Việt đang sinh sống rất đông tại Nga cũng sẽ là cầu nối tích cực trong việc thu hút khách Nga đến Việt Nam.
1.1.5.2. Một số đặc điểm điển hình về tâm lý xã hội và hành vi tiêu dùng của du khách Nga
Theo Bộ VHTTDL (2012), Nga là rất tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của mình. Người Nga rất thích các chương trình biểu diễn tại nhà hát lớn, thích xem biểu diễn Opera, âm nhạc, múa ba lê hoặc kịch ở nhà hát lớn hơn là đi xem phim. Trong giao tiếp người Nga khá cởi mở, tính cách của họ khá mạnh mẽ, thẳng thắn, thông minh. Trong cuộc sống hàng ngày, người Nga chăm chỉ, cần cù, họ tự nhiên và khôi hài hơn so với người phương Tây.
Khách du lịch Nga thường có thói quen du lịch trọn gói, dành thời gian tập trung cho nghỉ ngơi, thư giãn và các dịch vụ du lịch khác mà họ cần quan tâm. Khách du lịch Nga, bên cạnh nghỉ dưỡng thường rất quan tâm đến các dịch vụ thể thao du lịch biển tại các điểm đến du lịch. Tham gia và trải nghiệm các loại hình dịch vụ thể thao biển là yếu tố có tính quyết định tới việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch Nga trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó khách du lịch Nga cũng rất quan tâm đến các loại hình vui chơi giải trí và các sản phẩm du lịch bổ trợ tại các điểm đến. Sở thích khách du lịch Nga là du lịch nghỉ dưỡng, đặc biệt là nghỉ dưỡng biển. Khi đi du lịch, khách du lịch Nga thường lựa chọn các điểm đến có nhiều khu Resort, các khách sạn chất lượng cao để nghỉ dưỡng, đồng thời là dịp để họ có điều kiện được sống gần gũi với thiên nhiên hơn, thoát khỏi cuộc sống tấp nập ở các khu đô thị mà họ phải chịu đựng thường xuyên. Về khẩu vị, người Nga khá đơn giản trong ăn uống. Các bữa ăn của họ thường không cầu kỳ. Khách Nga thích ăn các loại súp có lẫn thịt, thích các món quay nhừ, cá hun khói, thích dùng nhiều bơ, quen uống sữa tươi, thích ăn các loại rau và đặc biệt thích uống rượu Vodka. Khi đi du lịch nghỉ dưỡng ở biển du khách rất thích thưởng thức các loại hải sản (Đào Việt Hà, 2011).
Bên cạnh đó, khách du lịch Nga thường đi du lịch ra nước ngoài cùng với gia đình. Trong khi đi du lịch, du khách Nga rất thích mua đồ lưu niệm (lụa, mật ong, nữ trang vàng...). Nhìn chung, khách Nga đi du lịch chỉ biết ít hoặc không biết ngoại ngữ, vì vậy việc hướng dẫn viên và những người phục vụ biết sử dụng tiếng Nga là tiêu chí số một trong việc chọn lựa tour du lịch. Các điểm đến phải có nhân viên biết tiếng Nga để
giao tiếp và phục vụ, làm cho cảm thấy thoải mái, hài lòng và tạo được ấn tượng tốt hơn cho điểm đến cũng như trong quá trình đi tour (Nguyễn Quốc Tiến, 2015).
Bảng 1.6: Một số nước có mức chi tiêu cao cho du lịch quốc tế năm 2015, 2016
Quốc gia | Năm 2015 (tỷ USD) | Năm 2016 (tỷ USD) | Tốc độ tăng bình quân (%) | |
1. | Trung Quốc | 250 | 261 | 104,4 |
2. | Hoa Kỳ | 112,9 | 122 | 108,1 |
3. | Đức | 77,5 | 81 | 104,5 |
4. | Vương quốc Anh | 63,3 | 64 | 101,1 |
5. | Pháp | 38,4 | 41 | 106,7 |
6. | Nga | 35 | 49 | 140 |
7. | Canada | 29,4 | 29 | 98,6 |
8. | Hàn Quốc | 25 | 27 | 108 |
9. | Úc | 23,5 | 27 | 114,8 |
10. | Ý | 24,9 | 25 | 100,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận; Đặc Điểm Tâm Lý Của Khách Du Lịch Nga Và Thực Tiễn Về Hoạt Động Thu Hút Khách Du Lịch Nga
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế
- Tổng Hợp Các Yếu Tố Tác Động Đến Tâm Lý Du Khách
- Tổng Quan Về Tỉnh Tiềm Năng Du Lịch Tỉnh Phú Yên
- Tình Hình Khách Nga Đến Phú Yên Giai Đoạn 2011-2016
- Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Phú Yên Giai Đoạn 2011-2016
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Nguồn: UNWTO năm 2016
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam (2015), ước tính tổng chi tiêu mỗi lượt khách Nga khoảng 635 Euro hay 60 Euro mỗi đêm cho một chuyến du lịch trung bình 10-11 ngày. Cũng tại nghiên cứu này, người Nga đứng thứ 3 thế giới sau Nhật và Mỹ, chiếm 10% tổng chi tiêu. Nga được đánh giá là thị trường có gia tăng chi tiêu và có khả năng chi trả cao trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do tác động của suy thoái kinh tế, đồng RUB mất giá, các lệnh trừng phạt kinh tế và tình hình chính trị biến động,… nên đã ảnh hưởng đến việc chi tiêu của khách Nga khi du lịch nước ngoài.
Khách du lịch Nga thường có thói quen mang tiền mặt để thanh toán trực tiếp mọi chi phí dịch vụ và mua sắm. Họ rất ngại những sự phiền phức khi chi trả các khoản ngoài tour nên chủ yếu là họ mang tiền mặt cho thuận tiện. Ngược lại, khách du lịch Nga cũng rất sợ mang nhiều tiền mặt trong người vì yếu tố an toàn an ninh cho họ trong suốt chuyến đi, vì vậy đây là yếu tố mà các điểm đến cần quan tâm để cam kết
giảm thiểu rủi ro cho khách du lịch Nga, đây cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của khách du lịch Nga đối với mỗi điểm đến (Đào Việt Hà, 2011).
500.000
433.987
400.000
364.873
338.843
300.000
298.126
200.000
174.287
100.000
0
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Biểu đồ 1.1: Lượng khách Nga đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016
(ĐVT: Lượt khách)
(Nguồn: Tổng Cục Thống kê năm 2016)
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO (2016), có 34 triệu lượt khách Nga đi du lịch nước ngoài. Nhưng nước ta chỉ mới đón được 433 nghìn lượt khách Nga, tức là chỉ chiếm có 1,2 % tổng số khách Nga đi du lịch nước ngoài (theo Tổng Cục Du lịch). Trong khi đó, một số nước lân cận thì con số này lớn hơn nhiều. Điều đó phần nào chứng tỏ một thực tế là khả năng thu hút khách du lịch Nga đến Việt Nam còn yếu, chưa thực sự hiệu quả và qua đó cũng cho thấy rằng đây là thị trường đầy tiềm năng cho du lịch Việt Nam trong thời gian tới.
Thăm hỏi
Nghỉ dưỡng
Mục đích khác
Biểu đồ 1.2. Mục đích chuyến du lịch nước ngoài của du khách Nga
(Nguồn: www.ratanews.ru)
1.2. Kinh nghiệm thu hút khách du lịch Nga của một số nước và tại Việt Nam
1.2.1. Kinh nghiệm thu hút khách du lịch Nga của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ
Theo Nguyễn Quốc Tiến (2015), những năm qua, lượng khách du lịch Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên nhanh chóng. Tính đến tháng 11/2016, lượng khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ đạt khoảng 2,45 triệu lượt.
Một trong những địa điểm yêu thích của khách Nga khi đến Thổ Nhĩ Kỳ là thành phố Istanbul. Đây là thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và là thành phố duy nhất trên thế giới nằm trên hai lục địa Á và Âu, trải dài hai bên bờ eo biển Bosphore, chia cách châu Âu và châu Á. Istanbul từng là kinh đô của 3 đế quốc khác nhau là Đế quốc La Mã (330-395), Đế quốc Byzantine (395- 1453) và Đế quốc Ottoman (1453-1923). Istanbul nổi tiếng khắp thế giới với hơn 2.600 năm lịch sử cùng nhiều công trình kiến trúc cổ xưa, nhiều thánh đường Hồi giáo và cung điện nguy nga rực rỡ, với một sinh hoạt đô thị sôi nổi và phong phú, thu hút hàng triệu du khách khắp thế giới đến đây mỗi năm. Nét độc đáo của Istanbul là sự dung hòa văn hóa giữa châu Âu và châu Á với những thánh đường Hồi giáo uy nghiêm, các sắc màu của các phiên chợ truyền thống, vị ngon ẩm thực đến từ những món ăn quen thuộc như Doner Kebab, sandwich cá hay súp đậu tây đến ớt xanh nhồi thịt cừu, mật ong… Do vậy, Istanbul thu hút hàng triệu lượt khách du lịch ghé thăm và được ví von như "thỏi nam châm cực mạnh" (các điểm đến quyến rũ như: Chợ
Grand Bazaar, Bảo tàng Hagia Sophia, Công viên Blue Mosque, Quảng trường Taksim, công trình dưới lòng đất Basilica Cistern, Cung điện Dolmahbace, Cung điện Topkapi...
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Tây Ban Nha
Theo Nguyễn Quốc Tiến (2015), để thu hút được lượng khách quốc tế nói chung và khách Nga nói riêng đến du lịch, Tây Ban Nha đã đưa ra một số giải pháp thu hút như:
- Tạo ra khẩu hiệu du lịch ấn tượng: Thời gian qua du lịch Tây Ban Nha đã xuất hiện một số khẩu hiệu như “Tây Ban Nha xanh”, “Cửa ngò Địa Trung Hải”, “Tuyến đường bạc”, “Thành phố Di sản Thế giới”, “Tây Ban Nha vui”, gần đây nhất là “Dấu ấn Tây Ban Nha” đã thu hút nhiều du khách đặc biệt là khách Nga với sở thích tắm biển, nghỉ dưỡng, tắm nắng.
- Xây dựng mối quan hệ tốt với truyền thông quốc tế: Để mọi người trên thế giới biết đến du lịch của mình, Tây Ban Nha đã thiết lập các mối quan hệ với các phương tiện truyền thông quốc tế để xây dựng các bài viết về du lịch Tây Ban Nha với ấn tượng về một Tây Ban Nha thân thiện, một điểm đến luôn mới, năng động và tràn ngập ánh nắng.
- Thường xuyên tổ chức Famtrip với các thị trường tiềm năng và trọng điểm: Tây Ban Nha đã xác định thị trường khách du lịch Nga cũng là thị trường đầy tiềm năng cho nên ngành du lịch quốc gia này đã tổ chức các chuyến Famtrip dành cho các doanh nghiệp Nga sang tìm hiểu để mở rộng thị trường.
- Xây dựng các trang web với những thông tin mới nhất: Tổ chức du lịch Tây Ban Nha đã xây dựng trang web: www.spain.info để cung cấp các thông tin cho du khách (có hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau). Nhờ đó, du khách dễ dàng tiếp cận được thông tin du lịch của Tây Ban Nha, mua sắm các sản phẩm du lịch qua mạng.
1.2.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan
Theo Hà Văn Hội (2011), với phương thức “tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ”, du lịch Thái Lan đã đề ra các chính sách sau nhằm thúc đẩy thu hút du khách đến với nước mình:
- Coi trọng xây dựng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch;
- Tăng cường đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch;
- Loại bỏ các phiền toái và lo lắng cho du khách trong chuyến du lịch;
- Có chính sách giá cả dịch vụ hợp lý;
- Tăng cường Makerting du lịch với sự tham gia của Chính phủ.
Do vậy, mặc dù trải qua nhiều biến động về địa chính trị, suy thoái kinh tế, dịch bệnh… nhưng Thái Lan vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn của nhiều nước trên thế giới. Cũng theo thống kê của ASEAN, năm 2015, khách du lịch đến Thái Lan là 24,799.800 lượt khách, chỉ sau Malaysia là 27.437.300 lượt khách; Việt Nam là
7.874.300 lượt khách (Nguyễn Xuân Thiên - Hà Minh Tuấn, 2016).
* Bài học kinh nghiệm:
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực về hoạt động thu hút và phục vụ khách Nga, có thể rút ra một số bài học cho du lịch Việt Nam như sau:
- Cần xác định công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá, định vị hình ảnh tới thị trường Nga là việc làm quan trọng hàng đầu. Trong đó cần định vị với những khẩu hiệu ấn tượng, đặc trưng cho sản phẩm du lịch mà thị trường Nga có nhu cầu cao.
- Chú trọng phát triển và cung cấp cho thị trường khách du lịch Nga sản phẩm du lịch cao cấp, dịch vụ chất lượng cao với yếu tố hưởng thụ được đặt lên hàng đầu, đồng thời phải đảm bảo tính hợp lý giữa chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá cả.
- Việc tạo thuận lợi cho du khách trong tiếp cận thông tin và sử dụng sản phẩm, dịch vụ du lịch, trong thủ tục xuất nhập cảnh có ảnh hưởng lớn và tạo động lực trong thu hút khách du lịch Nga. Ngôn ngữ là một rào cản lớn đối với du khách Nga trong tiếp cận thông tin du lịch và gây ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của du khách trong chuyến đi du lịch
- Việc thiết lập đại diện du lịch tại Nga cũng như việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với các hãng lữ hành Nga là một việc làm cần thiết, góp phần quan
trọng trong việc cung cấp, giải đáp các thông tin du lịch của điểm đến cũng như thực hiện các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch tới thị trường tiềm năng.
1.2.2. Kinh nghiệm thu hút khách Nga của Khánh Hòa và Bình Thuận
1.2.2.1. Tổng quan
Theo Nguyễn Quốc Tiến (2015), để thu hút khách Nga, tỉnh Khánh Hòa đã chủ động đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật; điểm mua sắm, vui chơi giải trí; đội ngũ nhân lực ngành du lịch, trong đó chú trọng đào tạo chương trình đào tạo tiếng Nga cho nhân viên du lịch của tỉnh với sự hỗ trợ của Bộ VHTTDL. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng hình ảnh điểm đến nhằm tạo sự thu hút cho du khách khi đến xứ “Trầm hương”, nhất là khách Nga.
Trong năm 2016, doanh thu du lịch của Khánh Hòa đạt 8.300 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2015, đạt 107% so với kế hoạch. Lượng khách Quốc tế đến Khánh Hòa (chủ yếu là Nha Trang) đạt hơn 1 triệu lượt, tăng 123% so với cùng kỳ; riêng khách Nga khoảng 260 nghìn lượt.
Đối với tỉnh Bình Thuận, theo Sở VHTTDL của tỉnh, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển. Chất lượng dịch vụ du lịch và hoạt động lữ hành tiếp tục nâng lên; toàn tỉnh có 43 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 05 doanh nghiệp lữ hành Quốc tế; các dịch vụ vui chơi giải trí như lướt ván buồm, lướt ván diều, mô tô nước, mô tô vượt địa hình,... ngày càng phát triển, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, loại hình dịch vụ du lịch. Các cơ sở lưu trú không ngừng phát triển và ngày càng nâng chất lượng; năm 2015, toàn tỉnh hiện có 271 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh, với tổng số hơn 10.300 phòng. Đã có 171 cơ sở lưu trú/6.858 phòng được xếp hạng; trong đó, có 3 cơ sở/348 phòng xếp hạng 5 sao; 22 cơ sở/2.214 phòng xếp hạng 4 sao; 12 cơ sở/891 phòng xếp hạng 3 sao. Đã thu hút khoảng 500 nghìn lượt khách quốc tế đến nghỉ dưỡng, tăng 13,4% so với 2014, trong đó riêng khách du lịch Nga chiếm 30,97%, ... tổng lượng khách quốc tế đến tỉnh.
1.2.2.2. Bài học kinh nghiệm
Từ những kinh nghiệm của 02 địa phương trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: