Sử Dụng Tranh Cổ Động Trong Dạy Học Dự Án.

giặc đói , giặc dốt. Sau đó GV có thể hỏi tiếp: Em hãy quan sát tranh và cho biết Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp gì để giải quyết những khó khăn về nạn đói, nạn dốt ở nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945?Nơi đầu tiên tiến hành các biện pháp đó là ở đâu? Ý nghĩa của phong trào thi đua Ái Quốc?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại nội dung.

Từ việc sử dụng tranh cổ động lịch sử và đặt ra câu hỏi như thế này, GV không phải là người cung cấp kiến cho HS mà chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức, Hs dễ dàng quan sát để tìm ra được kiến thức ngay ở bức tranh và chủ động tiếp thu kiến thức đó, làm như vậy HS không chỉ nhớ kiến thức lâu hơn mà còn nâng cao hứng thú học tập, đem lại hiệu quả cho bài dạy. Như vậy, sẽ giúp cho các em cụ thể hoá kiến thức như được tham gia vào sự kiện đồng thời có hứng thú theo dõi, quan sát để trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra và có tác dụng giáo dục cho học sinh trên cả ba mặt: kiến thức, giáo dục, kĩ năng.

Ví dụ 2: Khi dạy mục, phần III. Chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.

GV sử dụng hình ảnh tranh cổ động quân dân quyết tâm phá tan cuộc tấn công mùa đông của thực dân Pháp. Trước hết GV cần giới thiệu sơ qua về tranh cổ động, nhiệm vụ của HS là quan sát và trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Hình 2 6 Tranh cổ động cổ vũ tinh thần quyết tâm phá tan cuộc tấn công mùa 1

Hình 2.6: Tranh cổ động cổ vũ tinh thần quyết tâm phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp.

(Nguồn: Chụp từ cuốn 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động – Bảo tàng cách mạng Việt Nam, tr. 12)

GV cung cấp một số thông tin về bức tranh, sau khi cung cấp thông tin về bức tranh, GV đặt câu hỏi: Bằng sự hiểu biết của bản thân và qua quan sát tranh cổ động em hãy cho biết trong bối cảnh năm 1947 thì phần chữ và hình ảnh trong đó cho biết điều gì? Giải thích vì sao phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp.

HS phân tích tranh và trả lời câu hỏi. Khi đã biết đó là chỉ thị của Đảng “ Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. Từ đó GV yêu cầu HS giải thích vì sao Đảng lại ra chỉ thị đó và trước tình hình đó ta đã làm gì để thực hiện chỉ thị của Đảng. Qua đó HS có thể hiểu được hoàn cảnh, âm mưu của Pháp trong chiến dịch Việt bắc thu – đông năm 1947.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Ví dụ 3: Chiến dịch Biên giới thu – đông

Trong quá trình dạy phần diễn biến của chiến dịch Biên giới thu – đông, GV yêu cầu HS trình bày diễn biến của chiến dịch. Trong khi HS trình bày, GV đưa bức tranh cổ động nhân dân đi đặt chông, mìn trên đường số 4, ngăn cản bước tiến của giặc Pháp.

Hình 2 7 Tranh cổ động nhân dân đi đặt chông mìn trên đường số 4 ngăn 2

Hình 2.7. Tranh cổ động nhân dân đi đặt chông, mìn trên đường số 4, ngăn cản bước tiến của giặc Pháp.

(Nguồn: Chụp từ cuốn 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động – Bảo tàng cách mạng Việt Nam, tr. 73)

GV giới thiệu sơ lược về bức tranh , yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Theo em, bức tranh minh họa cho sự kiện nào?. Những việc làm

của quân dân ta nhằm mục đích gì?. HS trả lời câu hỏi. Đây cũng là cách giúp HS ghi nhớ, khắc sâu được sự kiện lịch sử thông qua tranh cổ động.

c) Quan sát tranh cổ động trao đổi, đàm thoại để tìm tòi và phát hiện sự kiện lịch sử

Qua trao đổi trong quá trình dạy học nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh khi giải quyết các nhiệm vụ học tập phức tạp. Trong trường hợp này, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh huy động những kiến thức cần thiết đã thu nhận được trong quá trình học tập, trong hoạt động thực tiễn ( quan sát, nhận xét…) để so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử bằng suy đoán logic và tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra. Việc sử dụng tranh cổ động lịch sử để trao đổi, tìm tòi và phát hiện sự kiện lịch sử càng trở nên dễ dàng hơn đối với học sinh nhờ vào sự gợi ý, hỗ trợ của giáo viên. HS được nhìn, quan sát và được phát hiện sự kiện thông qua tranh. Cách làm như vậy, học sinh tiếp thu kiến thức nhanh và khắc sâu được sự kiện. Nhờ đó nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.

Trao đổi tìm tòi phát hiện bao gồm một chuỗi các câu hỏi lần lượt tìm hiểu những vấn đề nhỏ, bộ phận có liên quan với nhau, hợp thành vấn đề lớn, cơ bản. Việc giải quyết các câu hỏi nhỏ có tính chất gợi ý, bổ trợ sẽ dẫn đến việc giải quyết vấn đề chính.

Ví dụ 1: Khi dạy mục 2. Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ (1954), của phần II, bài 20 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)

GV sử dụng tranh cổ động về kết quả thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, HS quan sát.

Hình 2 8 Tranh cổ động tuyên truyền về kết quả thắng lợi của chiến dịch 3

Hình 2.8. Tranh cổ động tuyên truyền về kết quả thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.

(Nguồn: Chụp từ Bộ sưu tập tranh tuyên truyền cổ động – Bảo tàng Quân đội)

Thông qua bức tranh cổ động , em thu nhận được thông tin gì về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?.

GV có thể hướng dẫn các em khai thác bức tranh : Biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ, có kết quả như thế nào? Đánh giá ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ, rút ra thông điệp từ tranh cổ động.

Ví dụ 2: Khi dạy Chiến dịch Biên giới Thu - đông

Mở đầu cho chiến dịch Biên giới Thu - đông, GV có thể sử dụng tranh cổ động sau và đặt câu hỏi gợi mở cho HS.

Hình 2 9 Tranh cổ động tuyên truyền cổ vũ nhân dân tham gia may quần áo rét cho 4

Hình 2.9. Tranh cổ động tuyên truyền, cổ vũ nhân dân tham gia may quần áo rét cho bộ đội trong phong trào Mùa đông binh sĩ.

(Nguồn: Chụp từ Bộ sưu tập tranh tuyên truyền cổ động

– Bảo tàng Quân đội)

Câu hỏi: Em hãy quan sát tranh và cho biết: hình ảnh và bài thơ trong bức tranh nhắc đến chiến dịch nào? Và có ý nghĩa gì?

Cách mớ đầu bài học bằng tranh cổ động như vậy, sẽ giúp HS tự khơi gợi ra kiến thức bài học mới. Nội dung thể hiện trong tranh dễ dàng đi sâu trí nhớ và tạo không khí học tập cho tiết học. Như vậy, sử dụng tranh cổ động để bắt đầu bài học mới sẽ tạo hứng thú cho HS, các em sẽ tập trung hào hứng với bài học. Qua đó, khả năng tiếp thu bài sẽ hiệu quả hơn.

Như vậy, cách khai thác kiến thức từ tranh cổ động sẽ giúp HS chủ động tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, đơn giản mà không khô khan cứng nhắc như tư liệu trực quan khác. Vì tính chất của tranh cổ động thể hiện thông tin một cách ngắn gọn, xúc tích, tập trung, gây ấn tượng nhanh, mạnh giúp HS dễ dàng khắc sâu được sự kiện lịch sử.

2.3.3 Sử dụng tranh cổ động trong dạy học dự án.

Trong giờ dạy và học Lịch sử hiện nay, tại các trường THPT các giờ học Lịch sử đều có những phương pháp dạy học theo hương phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS. Một trong những yêu cầu quan trọng của việc

đổi mới hoạt động dạy học lịch sử hiện nay là tăng cường khả năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh chủ động tham gia tìm kiếm, khám phá tri thức; tạo hứng thú với người học…Việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học dự án là một phương pháp rất mới, không phải sử dụng tranh ảnh thông thường mà thông qua sử dụng tranh cổ động giúp HS nghiên cứu và tiếp nhận kiến thức lịch sử.

Về lí thuyết “ Dạy học theo dự án được hiểu là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có tính thực tiễn cao hoặc gắn liền giữa lí thuyết với thực hành, học sinh là người tự lập kế hoạch, chủ động thực hiện, sáng tạo ra các sản phẩm nhất định và đánh giá kết quả đạt được”. Chính từ khái niệm có thể hiểu học tập dựa trên dự án là học trong hành động, đây là cách học hướng đến mục tiêu giúp người học tích cực, chủ động giành lấy kiến thức. Những nhiệm vụ học tập được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

Sử dụng tranh cổ động trong dạy học dự án môn lịch sử ở trường trung học phổ thông. Với hình thức dạy học này, sẽ phát huy được tính tích cực, làm tăng hứng thú học tập của người học; tăng cường được khả năng tự học và phát huy năng lực tư duy, sự sáng tạo của học sinh. Thông qua dự án học sinh được tự mình trải nghiệm, sưu tầm, tìm hiểu và sử dụng các tư liệu về tranh cổ động lịch sử. Từ đó học sinh được rèn luyện năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp; rèn luyện tính kiên nhẫn, bền bỉ; rèn luyện kĩ năng hợp tác trong lao động, học tập. Học sinh được giao các nhiệm vụ cụ thể do vậy các em sẽ phải nỗ lực hết mình để thực hiện nhiệm vụ và tạo ra các sản phẩm cụ thể liên quan đến chủ đề học tập.

Khi sử dụng tranh cổ động trong dạy học dự án cũng phải tuân theo các bước cụ thể:

Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ

Bước 2: Xây dựng sáng kiến về dự án là bước đặc biệt quan trọng. Có thể thực hiện các sáng kiến dự án như: cuộc triển lãm tranh cổ động, cuộc thi vẽ tranh cổ động lịch sử.

Bước 3: Xác định mục đích cần đạt của dự án, nhất là các sản phẩm cụ thể như: bài thuyết trình giới thiệu nội dung tranh cổ động; tập san tranh cổ động, bộ lịch, nhà sử học, nhà ngoại giao tổ chức chương trình giao lưu, gặp gỡ, nói chuyện về nội dung lịch sử thể hiện trong tranh cổ động; tổ chức triển lãm tranh cổ động “chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954” có thể sản phẩm là bài thuyết trình về chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ câu hỏi cho chương trình giao lưu trực tiếp về chiến dịch Điện Biên Phủ…

Bước 4: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, thể hiện rõ những công việc của cả giáo viên và học sinh cần làm.

Bước 5: Thiết kế hồ sơ bài dạy, bao gồm toàn bộ dự án từ sản phẩm dự án, tài liệu phục vụ dự án, công cụ kiểm tra đánh giá.

Bước 6: Cung cấp tài liệu hỗ trợ học sinh thực hiện dự án. Công bố tiêu chí đánh giá sản phẩm.

Giáo viên tổ chức, định hướng tốt thì sản phẩm của học sinh sẽ phong phú, có chất lượng và qua dự án ý nghĩa giáo dục sẽ rất thiết thực. Khi thực hiện các dự án, học sinh sẽ phải sưu tầm, tìm hiểu tranh cổ động. Để học sinh tập trung vào những tài liệu cần thiết, phù hợp với dự án thì khâu xác định tài liệu, cung cấp, định hướng đọc tài liệu giáo viên phải làm thật kĩ càng, nghiêm túc.

Ví dụ: Thực hiện dự án tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ thông qua tranh cổ động lịch sử.

Bài 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954)

Nội dung : Chiến dịch Điên Biên Phủ

Tên dự án: Tổ chức một buổi triển lãm tranh cổ động, giới thiệu về chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bước 1: Xác định mục tiêu của dự án Mục tiêu:

Về kiến thức:

Sau bài học HS cần:

- Trình bày được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

- Đánh giá được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp.

Về thái độ:

- Nhận thức được vai trò, ý nghĩa to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp và giáo dục tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.

Về kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng lựa chọn sự kiện chính và trình bày vấn đề

- Rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác nhóm, nghiên cứu, giải quyết vấn đề.

- Rèn luyện kĩ năng vẽ, sưu tầm tranh ảnh.

Bước 2: Sáng kiến dự án: tổ chức cuộc triển lãm tranh cổ động với chủ đề “chiến thắng Điện Biên Phủ”. HS đóng vai ban tổ chức, người thuyết minh và người tham dự cuộc triển lãm.

Bước 3: Nhiệm vụ của học sinh:

Học sinh trong lớp tự chia nhóm và nhận chủ đề theo sự phân công, theo bốc thăm ngẫu nhiên. Sau khi lựa chọn nhiệm vụ nhóm, các nhóm sẽ thảo luận xác định các nội dung và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên .

Nhiệm vụ:

- Nhóm 1: Ban tổ chức (Nhiệm vụ: Xây dựng nội dung triển lãm, sưu tầm tranh cổ động về chiến dịch Điện Biên Phủ, thiết kế trưng bày tranh cổ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023