Sử Dụng Tranh Cổ Động Trong Tổ Chức Hoạt Động Trao Đổi, Đàm Thoại

Bước 5: Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác lắng nghe và đóng góp ý kiến, có thể đặt câu hỏi và bổ sung thêm.

Bước 6: Giáo viên tổng kết, nhận xét, đánh giá chung. Quy trình triển khai:

Cách 1: Hướng dẫn HS khai thác kiến thức thông qua tranh cổ động lịch sử

Cách thức: Thảo luận nhóm.

Thảo luận nhóm được tiến hành thông qua việc tham gia trao đổi ý kiến của các thành viên dựa trên sự phân công công việc cụ thể của một hay nhiều nhóm nhỏ. Là cách thức GV tổ chức, hướng dẫn điều khiển quá trình các nhóm HS trao đổi về nội dung học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

Để thực hiện thảo luận nhóm cần chia lớp thành các nhóm lớn, nhỏ khác nhau, tùy vào điều kiện lớp học và câu hỏi/ chủ đề được thảo luận.

Khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Thay vì người thầy làm nhiệm vụ giảng bài, trò nghe và ghi chép, phương pháp này có tác dụng kích thích sự hợp tác của tất cả thành viên nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập ngay tại lớp.

Sử dụng tranh cổ động cho thảo luận nhóm, có nghĩa là các nhóm học sinh sẽ làm việc với tranh cổ động lịch sử mà giáo viên đã chuẩn bị. GV sẽ hướng dẫn HS khai thác kiến thức lịch sử từ tranh cổ động lịch sử.

Ví dụ khi dạy bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950). Phần I. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.

Hoạt động nhóm: chia lớp thành 2 nhóm lớn sau đó GV sử dụng tranh cổ động sau:

Bức tranh số 1 Bức tranh số 2 Hình 2 1 Tranh cổ động mừng ngày lễ kỉ niệm 1

Bức tranh số 1 Bức tranh số 2

Hình 2 1 Tranh cổ động mừng ngày lễ kỉ niệm toàn quốc kháng chiến Nguồn 2


Hình 2.1: Tranh cổ động mừng ngày lễ kỉ niệm toàn quốc kháng chiến. (Nguồn: Chụp từ cuốn 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động –

Bảo tàng cách mạng Việt Nam, tr. 143)

Hình 2.2: Tranh cổ động tuyên truyền đường lối kháng chiến của Đảng. (Nguồn: Chụp từ Bộ sưu tập tranh cổ động – Bảo tàng Quân đội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

GV giới thiệu về hoàn cảnh sáng của 2 bức tranh,

Sau khi trình chiếu tranh cổ động giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và làm việc theo nhóm.

Nhóm 1: quan sát bức tranh 1, Em hình dung tổng quan như thế nào về ngày toàn quốc kháng chiến và em hãy cho biết sự kiện thể hiện trong tranh là gì? Vì sao sự kiện đó lại diễn ra và có ý nghĩa như thế nào?

Nhóm 2: quan sát bức tranh 2, em hãy khái quát về nội dung bức tranh theo ý hiểu của nhóm ?. Những hình ảnh trong bức tranh liên quan đến sự kiện nào? Theo em thông điệp mà bức tranh nói đến là gì? Tại sao?.

HS trao đổi thảo luận trong nhóm, sau đó các nhóm trình bày nội dung thảo luận của nhóm. Các nhóm nghe và đóng góp ý kiến.

GV nhận xét và đánh giá.

Cách làm việc nhóm như vậy sẽ thu hút được tất cả các học sinh trong lớp cùng tham gia, thông qua quan sát tranh, liên hệ kiến thức trong SGK. Với bức tranh 1, học sinh khắc sâu được sự kiện ngày 19/12/1946 ngày toàn quốc kháng chiến và giải thích được vì sao ta lại ra lời kêu gọi toàn quốc

kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, sau đó kết hợp với SGK và phân tích hình ảnh của tranh để biết được nội dung của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Với bức tranh 2. HS hiểu được thông điệp mà bức tranh nói đến đó là một trong những nội dung cơ bản về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng là toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Quan trọng ta phải trường kỳ chiến đấu vì ta phải dựa vào hoàn cảnh và thế lực của ta. Và những biểu hiện trường kỳ kháng chiến được minh họa bởi những việc làm của Đảng và nhân dân trên tranh cổ động đó.

Cách 2: Hướng dẫn HS chuẩn bị, xây dựng bài trình bày về nội dung kiến thức trong bài, trong chương kết hợp với sử dụng tranh cổ động lịch sử để minh họa

Cách thức: làm việc nhóm, tổ chức trò chơi

Ví dụ 1: GV có thể hướng dẫn HS làm việc nhóm cho Phần II, mục 2. Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ (1954), bài 20 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc ( 1953 – 1954). GV phân công nhiệm vụ nhóm để học sinh chuẩn bị trước ở nhà như sau:

- Vẽ hoặc sưu tầm tranh cổ động về công tác chuẩn bị của ta để hưởng ứng chiến dịch Điện Biên Phủ và trình bày nội dung của bức tranh.

- Vẽ hoăc sưu tầm tranh cổ động về tinh thần đấu tranh, cương quyết giữ vững Điện Biên Phủ và thuyết trình về nội dung bức tranh.

- Vẽ hoặc sưu tầm tranh cổ động về các ngày lễ kỉ niệm của chiến thắng Điện Biên Phủ và thuyết trình về ý nghĩa của tranh đó.

HS tự chia nhóm và chọn nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở thích của nhóm. GV hướng dẫn cách làm cụ thể, lập kế hoạch thực hiện và giải đáp những thắc mắc của HS. Về phần vẽ GV gợi ý tham khảo các mẫu vẽ và

khích lệ, phát huy sự sáng tạo của HS.

Ví dụ 2: khi giảng dạy về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, GV có thể hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu và trình bày sản phẩm bằng hình thức

là một bài phóng sự có kèm tranh ảnh minh họa, hoạt động theo nhóm và chuẩn bị trước ở nhà với các chủ đề sau:

Nhóm 1: chủ đề: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Yêu cầu: sưu tầm hoặc vẽ tranh cổ động lịch sử với nội dung cỗ vũ nhân dân tham gia các phong trào giải quyết nạn đói, phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội và công tác chuẩn bị đấu tranh và khí thế cách mạng của nhân dân miền Nam, miền Trung, lễ kỉ niệm ngày quốc khánh 2/9/1945…

Nhóm 2: chủ đề: Công tác và hoạt động của Chính phủ Việt Nam một năm sau ngày Cách mạng tháng Tam thành công.

Yêu cầu: sưu tầm hoặc vẽ tranh cổ động lịch sử về công tác giệt giặc dốt, giặc đói (cụ thể: phong trào xóa nạn mù chữ, phong trào quyên góp, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm…)

Nhóm 3: chủ đề: kháng chiến toàn quốc

Yêu cầu: sưu tầm hoặc vẽ tranh cổ động về công tác chuẩn bị và khí thế cách mạng, quyết tâm chiến đấu của nhân dân cả nước, tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ vệ quốc quân, đội du kích, công tác hậu cần phục vụ chiến đấu, các chiến dịch lớn…

Có thể cho HS tự phân nhóm hoặc theo danh sách lớp học. Các chủ đề sẽ được đại diện nhóm bốc thăm nhận chủ đề của nhóm. Sau khi nhận chủ đề của nhóm, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Gv hướng dẫn cụ thể HS trình bày sản phẩm của mình, hướng dẫn cách viết bài phóng sự gắn với nội dung chủ đề của từng nhóm.

Cách làm việc nhóm như vậy sẽ giúp HS phát huy tinh thần sáng tạo, tính chủ động tiếp thu kiến thức, phát triển và rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn, tổ chức, hợp tác, thuyết trình.

Ví dụ 3: khi dạy về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947

Để thấy rõ tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ nơi chiến tuyến và sự góp sức ủng hộ của chị em phụ nữ đối với các chiến sĩ. Đặc biệt tinh thần cổ vũ phong trào mùa đông binh sĩ. GV tổ chức phần thi ghép tranh cổ động với

chủ đề “ Mùa đông binh sĩ”. GV chuẩn bị 26 mảnh ghép tương ứng với 6 bức tranh. GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ nhận 12 mảnh ghép tương ứng với 2 bức tranh khác nhau.

Trong một khoảng thời gian ngắn mỗi nhóm sẽ phải nhanh chóng hoàn thành sản phẩm đó là ghép 12 mảnh ghép thành 2 bức tranh hoàn chỉnh và bài thuyết trình ngắn gọn, súc tích về ý nghĩa của bức tranh nhóm.

Hình 2 3 Tranh cổ động cổ vũ nhân dân ủng hộ phong trào mùa đông binh sĩ 3


Hình 2.3: Tranh cổ động cổ vũ nhân dân ủng hộ phong trào mùa đông binh sĩ. (Nguồn: Chụp từ cuốn 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động – Bảo tàng cách mạng Việt Nam, tr. 20-27)

Cách làm việc nhóm như vậy sẽ nâng cao hứng thú học tập, huy động được các thành viên trong lớp học tham gia và tạo được bầu không khí sôi nổi của tiết học. Quan trọng nhất đó là các em có thể tiếp nhận được lượng kiến thức nhanh chóng ngay sau khi hoàn thành sản phẩm của mình. Phát huy tối đa năng lực hợp tác và khả năng thuyết trình của nhóm.

2.3.2 Sử dụng tranh cổ động trong tổ chức hoạt động trao đổi, đàm thoại

Trao đổi, đàm thoại trong dạy học Lịch sử là công việc mà giáo viên nêu ra các câu hỏi để học sinh lần lượt trả lời; đồng thời học sinh có thể trao đổi với nhau, dưới sự chỉ đạo của GV. Hình thức trao đổi, thảo luận rất phù hợp với các nội dung, chủ đề lịch sử lớn, có tính chất tổng quát. GV có thể kết

cấu một hoặc nhiều chủ đề lịch sử tạo thành một chủ đề chung cho buổi thảo luận, trao đổi.

Sử dụng tranh cổ động lịch sử trong hoạt động trao đổi, đàm thoại có nghĩa là dùng tranh cổ động làm tư liệu trong quá trình dạy học. Có thể thông qua trao đổi, đàm thoại giữa GV và HS hoặc HS với nhau để hướng tới mục đích học tập nào đó.

Việc sử dụng tranh cổ động lịch sử để trao đổi, đàm thoại trong dạy học Lịch sử được tiến hành ở một số dạng sau:

a) Quan sát tranh cổ động trao đổi, đàm thoại để tái hiện sự kiện lịch sử

Ở các bài giảng lịch sử, giáo viên chủ yếu sử dụng tranh ảnh mang tính chất minh họa cho kênh chữ nhưng phương pháp này không mang hiệu quả, và tham gia. Về tranh cổ động lịch sử thì không đơn thuần chỉ để minh họa cho nội dung không thu hút được học sinh tích cực nào đó mà nó còn chứa đựng một nguồn thông tin quan trọng giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử. Thông qua việc quan sát tranh, trí tưởng tượng, đặc biệt là nhận thức của học sinh và quan trong là sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên giúp học sinh tìm ra được nội dung, ý nghĩa lịch sử mà tranh cổ động thể hiện.

Sử dụng tranh cổ động lịch sử thông qua quá trình trao đổi giữa giáo viên và học sinh nhằm gợi lại những kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới để khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức hoặc gợi mở kiến thức cần tìm hiểu trong bài học mới. Nó giúp cho học sinh củng cố, hiểu sâu hơn kiến thức cũ, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức mới, không bị gián đoạn trong nhận thức.

Việc sử dụng tranh cổ động lịch sử trong hoạt động trao đổi để tái hiện sự kiện lịch sử cũng có thể tiến hành ở đầu giờ để giới thiệu bài mới hoặc trong tiến trình bài giảng để củng cố hay khẳng định sự kiện, lúc ấy giáo viên cần nhắc lại kiến thức cũ, để học sinh nhận thức được liên tục, có hệ thống.

Ví dụ khi dạy bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950). Tiết 2, Mục IV. Hoàn cảnh lịch sử mới và

chiến dịch Biên giới Thu – đông năm 1950. GV cho HS quan sát bức tranh cổ động quân dân đoàn kết giết giặc Pháp tại Việt Bắc.

Hình 2 4 Tranh cổ động cổ vũ tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 4

Hình 2.4: Tranh cổ động cổ vũ tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân. (Nguồn: Chụp từ cuốn 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động – Bảo tàng cách mạng Việt Nam, tr. 16)

GV sử dụng câu hỏi tái hiện như sau: Bức tranh mà em đang quan sát gợi cho em nhớ đến sự kiện nào? Thông điệp của bức tranh là gì? Khi quan sát tranh, HS dễ dàng nhận thấy đó là tinh thần đoàn kết đấu tranh giết giặc Pháp của quân dân ta và sự thất bại nặng nề của giặc Pháp. Đó cũng là thông điệp mà bức tranh thể hiện ( cổ động quân dân đoàn kết giết giặc Pháp trong bất cứ hoàn cảnh nào) . Sau khi học sinh nhớ lại và trả lời giáo viên hỏi tiếp: Các em hãy cho biết: Thực dân Pháp đã có âm mưu và hành động gì sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc.

Đó là tình huống có vấn đề mà HS buộc phải nhớ lại kiến thức và trả lời. GV dẫn dắt tiếp: Sau thất bại của Pháp khi tiến công lên Việt Bắc lần thứ nhất, chúng có âm mưu tấn công lên Việt Bắc lần thứ 2 với mong đợi sẽ giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Trước tình hình đó ta đã có chủ trương và hành động ra sao....Cánh dẫn dắt như vậy HS sẽ nắm kiến thức một cách có hệ thống, liên tục..

Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em hình dung như thế nào về kết quả của chiến chiến dịch Việt Bắc?. Thông qua quan sát tranh, kết hợp phần hình ảnh và phần chữ, học sinh có thể thấy được bức tranh tuyên truyền cổ vũ tinh thần đoàn kết, đấu tranh của nhân dân tại Việt

Bắc và sự thất bại nặng nề của quân Pháp. Sau đó GV có thể dẫn dắt tiếp, sau khi Pháp thất bại ở Việt Bắc, chúng lại tiếp tục có âm mưu tấn công lên Việt Bắc một lần nữa với mong đợi sẽ giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Trước tình hình đó ta đã có chủ trương và hành động ra sao....chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của chiến dịch Biên giới Thu – đông. Như vậy, sẽ tạo được chuỗi sự kiện giúp HS nắm được kiến thức nhanh và dễ hiểu.

b) Sử dụng tranh cổ động trao đổi, đàm thoại để tìm tòi và phân tích sự kiện lịch sử

Qua trao đổi, đàm thoại, giáo viên làm cho học sinh tiếp thu kiến thức, trình bày, hiểu được tính logic, bản chất của sự kiện lịch sử qua tranh cổ động lịch sử. Trong việc trao đổi này, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, tìm tòi, phân tích và đánh giá các sự kiện lịch sử từ tranh cổ động.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 17, mục II, có thể sử dụng tranh cổ động với nội dung: „„Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh‟‟ về diệt „„giặc đói‟‟, „„giặc dốt‟‟, „„giặc ngoại xâm‟‟ cho HS quan sát, giáo viên đặt câu hỏi:

Hình 2 5 Tranh cổ động kêu gọi nhân dân tham gia phong trào thi đua ái quốc 5

Hình 2.5. Tranh cổ động kêu gọi nhân dân tham gia phong trào thi đua ái quốc. (Nguồn: Chụp từ cuốn 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động – Bảo tàng cách mạng Việt Nam, tr. 43)

Em hãy phân tích nội dung của bức tranh theo ý hiểu của mình và cho biết thông điệp của bức tranh là gì? Khi HS quan sát có thể thấy bức tranh cổ động kêu gọi nhân dân tham gia phong trào thi đua ái quốc để giệt giặc Pháp,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023