Bảo Tàng Cách Mạng Việt Nam (2007), 9 Năm Kháng Chiến Qua Tranh Tuyên Truyền Cổ Động. Hà Nội.

Tại lớp học đối chứng học sinh chỉ được rèn luyện kỹ năng làm việc với tài liệu tham khảo (72,3%) và 7,1% học sinh cho rằng được rèn luyện thêm kỹ năng đọc hiểu, có tới 18,6% ý kiến học sinh cho rằng không được rèn luyện kỹ năng nào cả.

Tại lớp thực nghiệm học sinh rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau: khai thác nội dung lịch sử qua tranh ảnh (51,1%), làm việc với tài liệu tham khảo (17,2%), làm việc nhóm (30,7%), không có ý kiến học sinh cho rằng không được rèn luyện kỹ năng nào.

+ Về mong muốn của HS với những phương pháp giảng dạy GV sử dụng trong bài tiếp theo.

Tại lớp đối chứng: chỉ có 28,5% ý kiến giáo viên muốn sử dụng cách thức giảng dạy như tiết học vừa qua, còn 71,5% GV không muốn sử dụng phương pháp giảng dạy như tiết học vừa rồi vì nhiều lý do như: không hứng thú, nhàm chán, lớp học trầm, không có tranh ảnh minh họa kém sinh động, không khí lớp học căng thẳng, các em học một cách thụ động…

Tại lớp thực nghiệm: kết quả ngược lại hoàn toàn có tới 92,5% số học sinh trong lớp muốn GV sẽ sử dụng các phương pháp giảng dạy cũng như sẽ sử dụng tranh ảnh nói chung và tranh cổ động trong các hoạt động học tập ở các bài học lịch sử tiếp theo với các lý do như: bài học sinh động, cuốn hút, không khí lớp học sôi nổi, hấp dẫn, hình ảnh khiến học sinh dễ nhớ, dễ hình dung và hiểu bài nhanh hơn, tiếp cận kiến thức một cách chủ động…Còn 7,5% số học sinh không đồng ý có lý do các em đã học quen với phương pháp truyền thống và chưa thích ứng ngay với phương pháp mới.

Qua những kết quả trên, bước đầu có thể kết luận được những hiệu quả ban đầu khi sử dụng tranh ảnh nói chung và tranh cổ động nói riêng trong dạy học lịch sử. Các hoạt động học tập thiết kế có kết hợp sử dụng tranh ảnh và tranh cổ động lịch sử tạo cho không khí học tập sôi nổi, giờ học không nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, chủ động tiếp thu kiến thức. Đồng thời thông qua phương pháp học tập tích

cực các HS không chỉ tham gia hoạt động khám phá kiến thức mà qua đó các kỹ năng cũng được rèn luyện.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chương 2 xây dựng một số bài học có sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam ( 1946 - 1954) ở trường THPT. Để xây dựng các hình thức tổ chức dạy học có sử dụng tranh cổ động phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Thứ nhất, nội dung chương đã đi vào xác định vị trí, mục tiêu, kiến thức cơ bản của phần lịch sử Việt Nam (1946- 1954) ( chương trình chuẩn). Chúng tôi tiến hành phân tích khai thác nội dung, ý nghĩa của một số bức tranh cổ động điển hình sưu tầm được. Đưa ra các biện pháp sử dụng tranh cổ động, đây chính là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các hình thưc tổ chức dạy học có sử dụng tranh cổ động. Thiết kế các hoạt động học tập khác nhau theo hương phát huy tính tích cực của học sinh. Dựa vào các biện pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử nêu trên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại 2 lớp trường THPT Gia Bình số 1 ( Gia Bình –Bắc Ninh) để kiểm chứng hiệu quả của những biện pháp đã đề ra của đề tài trong thực tiễn dạy học bộ môn Lịch sử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Qua tổng hợp kết thực nghiệm dựa trên việc quan sát giờ học, tiếp thu ý kiến của giáo viên dự giờ, ý kiến phản hồi của học sinh thông qua phiếu hỏi có thể khẳng định rằng tranh ảnh nói chung và tranh cổ động nói riêng có vai trò quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập, sử dụng tranh ảnh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử Việt Nam 1946 – 1954 ở trường Trung học phổ thông - 12

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để rút ra kết luận như sau:

Thứ nhất: Việc sử dụng tranh ảnh nói chung và tranh cổ động nói riêng trong dạy học lịch sử là một trong những phương pháp dạy học thích hợp, phù hợp với đặc trưng môn học, đáp ứng được mục tiêu giáo dục của bậc phổ thông của nước ta hiện nay. Tranh ảnh, tranh cổ động vừa là nguồn tài liệu quan trọng vừa là phương tiện để minh họa cho bài học sinh động, dễ hiểu hơn, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời tranh ảnh, tranh cổ động cũng được sử dụng trong củng cố, ôn tập kiến thức, kiểm tra kiến thức của học sinh, thông qua tranh ảnh học sinh trình bày kiến thức theo ý hiểu của mình, chứ không phải học thuộc lòng (học vẹt), thêm vào đó học sinh cũng được rèn luyện các kỹ năng cần thiết.

Thứ hai: Trên thực tế DHLS ở trường phổ thông hiện nay có sử dụng tranh ảnh nhưng cách thức sử dụng còn nghèo nàn, chủ yếu chỉ để minh họa chưa có sự khai thác kiến thức thông qua tranh ảnh, chưa phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh. Mặc dù GV xác định được tầm quan trọng của sử dụng tranh ảnh, tranh cổ động trong dạy học lịch sử nhưng do tâm lý ngại đổi mới, soạn giảng mất nhiều thời gian, thiết kế nhiều hoạt động học tập.. cho nên việc sử dụng tranh ảnh, tranh cổ động trong DHLS còn hạn chế và chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ ba: Dựa vào việc xác định vị trí, muc tiêu, kiến thức cơ bản lịch sử Việt Nam ( 1946-1954) lớp 12 (chương trình chuẩn), chúng tôi đã phân tích được nội dung, ý nghĩa của một số bức tranh cổ động tiêu biểu. Từ đó thiết kế được một số hoạt động học tập tích cực thông qua sử dụng tranh cổ động như: sử dụng tranh cổ động trong hoạt động nhóm, trao đổi đàm thoại và dự án.

Thứ tư: Kết quả thực nghiệm bước đầu đã chứng minh tính khả thi và những hiệu quả do việc sử dụng tranh ảnh nói chung và tranh cổ động nói riêng mang lại trong DHLS đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Kết quả của bài dạy thực nghiệm bước đầu khẳng định tính khả thi và có

thể vận dụng, triển khai một số bài dạy trong chương trình lịch sử lớp 12 phần lịch sử Việt Nam( 1946-1954).

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có một số khuyến nghị đối với GV:

Thứ nhất: Tăng cường sử dụng tranh ảnh, đặc biệt là tranh cổ động, cũng như các phương tiện dạy học trực quan, làm cho học sinh dễ hiểu và hứng thú học tập hơn. Sử dụng tranh cổ động trong DHLS là rất cần thiết nhưng không nên lạm dụng, đòi hỏi GV phải tìm hiểu về nguồn, nội dung tranh cũng như phương pháp, cách thức sử dụng. Nếu không nắm rõ về nội dung tranh, thông điệp hay nguồn kiến thức mà bức tranh mang lại, khi GV giảng học sinh sẽ dễ bị nhầm lẫn, suy nghĩ lệch lạc, bàn tán chuyện ngoài lề mà không quan tâm tới nội dung chính của bài học.

Thứ hai: Khai thác triệt để nội dung, ý nghĩa tranh cổ động sưu tầm được và phân loại chúng. Việc sưu tầm tranh cổ động phải xác thực, đảm bảo tính khoa học, phản ảnh đúng sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử và có tính khái quát hóa cao. Khi lựa chọn tranh cổ động trong dạy học cần xem kỹ nguồn gốc xuất xứ, nội dung tranh có phản ảnh đúng sự kiện lịch sử và phải liên quan tới nội dung bài học.

Thứ ba: Để sử dụng hiệu quả tranh cổ động trong DHLS nhằm phát huy tính tích cực của HS, đòi hỏi người GV phải nắm vững quy trình cũng như các kỹ thuật sử dụng tranh cổ động. Tránh việc sử dụng tranh cổ động chỉ mang tính chất minh họa và như một nhiệm vụ cần hoàn thành trong giờ dạy.

Thứ tư: Mỗi phương pháp giảng dạy lại có những ưu nhược điểm riêng. Chính vì vậy tùy vào từng bài học, nội dung từng bài mà GV cần phải sử dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện giảng dạy để bài học đạt hiệu quả cao. Ngoài phương pháp sử dụng tranh cổ động cần kết hợp với sử dụng tranh ảnh lịch sử, các đoạn phim tư liệu lịch sử, câu chuyện lịch sử… và kết hợp các phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp tích hợp, phân tích,

phát vấn… Từ đó chúng ta có thể thiết kế nhiều hoạt động học tập khác nhau, làm cho giờ học sinh động.

Thứ năm: Để có thể nâng cao được hiệu quả của việc sử dụng tranh ảnh trong các giờ dạy, GV cần chú ý đến chất lượng của hình ảnh, trình độ của học sinh, đặc biệt là cần tận dụng những khoa học công nghệ để áp dụng vào lớp học làm tăng màu sắc, kích cỡ, ký hiệu… nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh, đạt hiệu quả tối ưu trong giảng dạy.

Thứ sáu: Dạy học không tách khỏi kiểm tra đánh giá. Trong quá trình dạy học, việc đánh giá học sinh không phải để xếp loại mà là để khích lệ học sinh hứng thú học tập, tư vấn giúp học sinh tìm ra cách học phù hợp nhất. Giáo viên cần tạo hứng thú cho học sinh bằng cách định hướng, khích lệ những ý tưởng sáng tạo thông qua đánh giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo tàng cách mạng Việt Nam (2007), 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động. Hà Nội.

2. Bảo tàng quân đội ( 2002), Bộ sưu tập tranh cổ động ở bảo tàng quân đội. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.

3. Bô ̣Giá o Duc

Giáo dục.

4. Bô ̣Giá o Duc̣

Giáo dục.

5. Bô ̣Giá o Duc̣

Giáo dục.

– Đào Tao


– Đào Taọ


– Đào Taọ

( 2006), Lịch sử ( Sách cơ bản ), Nhà xuất bản


( 2006), Lịch sử ( Sách nâng cao ), Nhà xuất bản


( 2006), Lịch sử ( Sách giáo viên), Nhà xuất bản

6. Bô ̣Giá o Duc

2014 – 2015.

7. Bô ̣Giá o Duc̣

– Đào Taọ , Phân phối chương trình môn Lịch sử năm học


– Đào Taọ , Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử,

Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội.

8. Bộ văn hóa- thông tin, Cục văn hóa thông tin cơ sở (2002), Tranh cổ động Việt Nam 1945- 2000, Xưởng in công ty mỹ thuật TW. Hà Nội.

9. Bộ văn hóa- thông tin, Cục văn hóa thông tin cơ sở (2002), Tranh cổ động Việt Nam 1945- 2000, Xưởng in công ty mỹ thuật TW. Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Côi (2000), Kênh hình trong dạy học Lịch sử ở trường THPT tập 11, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

11. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

12. Tô Xuân Giáp (2000), Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội.

13. Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2010), Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Vĩnh Phúc.

14. Vũ Quang Hiển - Hoàng Thanh Tú (2014), Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15. Nguyễn Sinh Huy (1999), Giáo dục học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội.

16. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, lý luận, biện pháp, kỹ thuật, Nhà xuất bản Đaị học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Đào Hữu Hồ (2006), Thống kê xã hội học(xác xuất thống kê B), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

18. D.N Nikiphôrốp (1997), Phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử, Nhà xuất bản ĐHSPHN. Hà Nội.

19. N.G Đairi ( 1973), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?, Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội.

20. Đào Hữu Hồ (2006), Thống kê xã hội học( xác xuất thống kê B), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà nội.

21. I.F.Kharlamốp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội.

22. Kỉ yếu hội thảo quốc tế (2013), Đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển bền vững”, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Hà Nội

23. Phan Ngọc Liên (2005), Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. Hà Nội.

24. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học lịch sử tập 1, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. Hà Nội.

25. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học lịch sử tập 2,

Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. Hà Nội.

26. Phan Ngọc Liên, “ Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâmHội khoa học lịch sử Việt Nam.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí