Bảng Tổng Hợp Kết Quả Bài Kiểm Tra Sau Giờ Học Thực Nghiệm Và Đối Chứng Của Lớp Thực Nghiệm Và Lớp Đối Chứng.

động, lên danh sách khách mời và viết giấy mời, ấn phẩm, chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, màu mực để vẽ tranh.

Nhóm 2: Người thuyết minh(Nhiệm vụ: một bài thuyết trình khái quát thông tin về tranh cổ động trong chiến dịch Điện Biên Phủ, thiết kế câu hỏi giao lưu với khách mời và người xem, tìm hiểu toàn bộ nội dung về chiến dịch Điên Biên Phủ dựa trên tranh cổ động.

- Nhóm 3: Khách mời tham dự /người xem triển lãm (Nhiệm vụ: chuẩn bị tài liệu, nội dung về các chủ đề bài học, chuẩn bị nội dung câu hỏi về tranh cổ động trong chiến thắng Điên Biên Phủ.). Học sinh trong lớp đều trong vai người xem triển lãm.

GV hướng dẫn lập kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc của cả lớp trong thời gian thực hiện dự án.

Sản phẩm có thể là:

- Nhóm 1: Ban tổ chức: lên kế hoạch và thiết kế giấy mời (tạo ấn phẩm trình bày trên Word ).

- Nhóm 2: Người thuyết minh: giới thiệu về nội dung cuộc triển lãm, bộ câu hỏi giao lưu với khách mời và người xem về nội dung bài học, về thái độ đối với những thắng lợi của dân ta trên chiến trường, về tác động của tranh cổ động thời kỳ đó đới với chiến dịch Điện Biên Phủ, giải đáp thắc mắc và câu hỏi của khách mới và người xem xoay quanh chủ đề triển lãm.

- Nhóm 3: Người tham dự/ người xem (đọc SGK, tìm tài liệu, nội dung chủ đề bài học). Đặt ra các câu hỏi về kiến thức liên quan đến nội dung chiến dịch Điện Biên Phủ xoay quanh trong tranh cổ động. Có thể tham gia vẽ tranh cổ động về chủ đề chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bước 4: Thực hiện dự án

- Thời gian: 2 tuần

- Phương tiện, phần mềm, dụng cụ cần thiết: Máy tính, máy chiếu, phần mềm power point hoặc Pulisher, giấy A4 hoặc A0, Bút Dạ, Bút Màu, khung tranh ảnh.…

- Về phía giáo viên: Tiến hành chia nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, định hướng cho học sinh thực hiện nhiệm vụ, đôn đốc tiến độ thực hiện, công bố các tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án.

- Về phía học sinh: Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung; thảo luận nội dung, cách thể hiện sản phẩm sao cho thật ấn tượng; cử đại diện báo cáo sản phẩm.

Bước 5: Thiết kế hồ sơ bài dạy: Bao gồm kế hoạch bài dạy, bài thuyết trình trên

power point, các nguồn tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh trong dự án “chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Bước 6: Cung cấp tài liệu hỗ trợ cho học sinh thực hiện dự án. Phần này giáo viên có thể cung cấp tên sách, trang sách , trang wed cần đọc và tìm tài liệu. Giáo viên cũng sẽ công bố các tiêu chí đánh giá sản phẩm của học sinh.

2.4. Thực nghiệm sư phạm

2.4.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đề ra một số biện pháp khi sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam (1946-1954) ở trường THPT. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm:

- Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp sư phạm mà đề tài đã đưa ra.

- Qua quá trình tiến hành và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm sẽ là cơ sở thực tiễn có vai trò rất quan trọng, nhằm giúp chúng tôi nâng cao, bổ sung những nhận thức về lý luận và từng bước cụ thể hóa việc đưa tranh cổ động vào dạy học lịch sử Việt Nam ( 1946-1954) ở trường THPT, nhằm nâng cao chất lương dạy và học bộ môn Lịch sử.

2.4.2 Nội dung thực nghiệm

Để thực nghiệm đạt kết quả khách quan, trung thực, đảm bảo tính khả thi của đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn

quốc chống thực dân Pháp kết thúc ( 1953 – 1954)lớp 12 chương trình chuẩn.

Nội dung thực nghiệm gồm một số công việc cơ bản sau: Chuẩn bị 2 giáo án theo 2 kiểu

Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm, có sử dụng tranh cổ động hỗ trợ hoạt động cho học sinh như trong khóa luận đã đề xuất đó là sử dụng tranh cổ động trao đổi, đàm thoại để tìm tòi và phát hiện sự kiện lịch sử và trong hoạt động nhóm.

Kiểu 2: Giáo án đối chứng được soạn và giảng dạy theo phương pháp bình thường, không sử dụng tranh cổ động mà chỉ sử dụng tranh ảnh lịch sử thông thường.

2.4.3 Phương pháp thực nghiệm

Để tiến hành thực nghiệm tôi chọn 2 lớp để giảng dạy theo hai cách khác nhau rồi so sánh kết quả học tập của học sinh hai lớp đó.

Tôi chọn một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng:

+ Lớp thực nghiệm: sử dụng giáo án kiểu 1. Bài giảng được soạn chi tiết trong đó tập trung vào vấn đề sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

+ Lớp đối chứng: sử dụng giáo án kiểu 2. Bài giảng được tiến hành theo phương pháp thuyết trình, vấn đáp và chỉ sử dụng tranh ảnh lịch sử thông thường không có các hoạt động họa tập tích cực thông qua việc sử dụng tranh cổ động.

2.4.4 Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi chọn nơi tiến hành thực nghiệm là trường THPT Gia bình số 1, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Sau khi tìm hiểu đối tượng học sinh và thăm dò ý kiến của giáo viên dạy bộ môn, chúng tôi chọn lớp thực nghiệm như sau:

Lớp 12C1 là lớp thực nghiệm, lớp 12C2 là lớp đối chứng. Các lớp này được chọn để tiến hành thực nghiệm dựa trên nguyên tắc: chất lượng và trình độ nhận thức bộ môn ngang nhau, có số lượng học sinh không quá chênh lệch

Thời gian thực nghiệm: ngày 15 – 9 – 2017. Người thực hiện : Vũ Thị Nhan.

2.4.5 Quy trình tiến hành thực nghiệm

* Quy trình tiến hành thực nghiệm được tiến hành theo 2 bước:

- Bước 1: Phân tích sư phạm bài học lựa chọn thực nghiệm và thiết kế giáo án. Bài giảng tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được thiết kế theo cấu trúc khác nhau và đảm bảo kiến thức cơ bản của bài học.

- Bước 2: Tiến hành giảng dạy thực nghiệm lớp 12 C1 và 12 C2.

* Bài dạy thực nghiệm được tổ chức theo tiến trình cụ thể như sau:

Tiến hành dạy dạy mục II. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ở nội dung phần này được chia thành hai tiểu mục đó là: 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954, 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

Ở mục 1, GV triển khai 2 hoạt động:

+ Hoạt động 1: Dựa vào SGK, HS trình bày được Chủ trương và kế hoạch quân sự của ta trong Đông - Xuân 1953 – 1954 là gì?

+ Hoạt động 2: trình bày 4 cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953

– 1954 (tên, thời gian, địa bàn, kết quả, ý nghĩa).

Ở mục 2, GV triển khai hoạt động:

+ Hoạt động 1: Dựa vào SGK, HS giải thích vì sao Pháp-Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Và trình bày về việc Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được như thế nào?

+ Hoạt động 2: Dựa vào , HS trình bày được chủ trương của Đảng và Chính phủ trước âm mưu của Pháp- Mĩ. GV sử dụng một số tranh ảnh về sự

chuẩn bị của quân dân ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ và yếu cầu HS nhận xét.

+ Hoạt động 3: GV tổ chức HS trình bày nhiệm vụ nhóm đã phân công, hướng dẫn chuẩn bị trước tại nhà. Đó là:

Nhiệm vụ 1: Vẽ và sưu tầm tranh cổ động về công tác chuẩn bị của ta để hưởng ứng chiến dịch Điện Biên Phủ và trình bày nội dung của bức tranh.

Nhiệm vụ 2: Vẽ và sưu tầm tranh cổ động về tinh thần đấu tranh, cương quyết giữ vững Điện Biên Phủ và thuyết trình về nội dung bức tranh.

Nhiệm vụ 3: Sưu tầm và vẽ tranh cổ động về các ngày lễ kỉ niệm của chiến thắng Điện Biên Phủ và thuyết trình về ý nghĩa của tranh đó.

Với phương pháp làm việc nhóm như vậy, HS được chủ động tiếp thu và khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm, thuyết trình, tìm kiếm tài liệu và kĩ năng tư duy, phát triển năng lực sáng tạo….

+ Hoạt động 4: GV yêu cầu HS đọc SGK kết hợp xem video về diễn biến chiến dịch Điên Biên Phủ và hoàn thành phiếu học tập.

+ Hoạt động 5: GV tổ chức HS trao đổi về kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ bằng việc GV trình chiếu tranh cổ động cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi. từ đó trình bày được kết quả của chiến dịch Điên Biên Phủ và rút ra được ý nghĩa của chiến dịch.

Kết thúc bài học, GV củng cố lại những phần kiến thức trọng tâm và nhắc HS học bài và chuẩn bị trước bài mới.

2.3.6 Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm dựa vào kết quả quan sát học sinh trong giờ giảng tại hai lớp học, bài kiểm tra của học sinh, ý kiến phản hồi của giáo viên dự giờ và học sinh sau khi kết thúc tiết học.

Thứ nhất, qua quá trình quan sát học sinh trong giờ giảng cả 2 lớp đối chứng, thực nghiệm và qua những lời nhận xét đánh giá từ phía giao viên dự giờ, tôi nhân thấy:

Ở lớp thực nghiệm không khí lớp học sôi nổi, hứng thú, học sinh chú ý, tập cung bài học, tích cực hăng hái phát biểu xây dựng bài, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ( sản phẩm nhóm) tại lớp và chuẩn bị trước ở nhà.

Ở lớp đối chứng không khí lớp học tương đối trầm, học sinh thụ động hơn, ít giơ tay phát biểu xây dựng bài, chủ yếu trò nghe và ghi chép kiến thức.

Thứ hai, kết quả nhận thức của học sinh được đánh giá theo thang điểm

(10) với các mức độ như sau:

- Loại xuất sắc: HS đạt từ 9 – 10 điểm

- Loại giỏi: HS đạt từ 8 – 9 điểm

- Loại khá: HS đạt từ 7 – 8 điểm

- Loại trung bình: HS đạt từ 5 – 6 điểm

- Loại dưới trung bình: HS đạt từ 4 điểm

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra sau giờ học thực nghiệm và đối chứng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Lớp Mức điểm đạt

Đối chứng

Thực nghiệm

Số học

sinh

Tỉ lệ %

Số học sinh

Tỉ lệ %

Dưới trung bình

(Dưới 5 điểm)

3

7

2

5,1

Trung bình(5-6)

11

25.6

2

5,1

Khá(7-8)

22

51,1

17

43.6

Giỏi(8-9)

7

16,3

10

25,7

Xuất sắc(9 điểm trở

lên)

0

0

8

20,5

Tổng

43

100%

39

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử Việt Nam 1946 – 1954 ở trường Trung học phổ thông - 11

Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy ở lớp thực nghiệm kết quả đạt bài kiểm tra cao hơn lớp đối chứng, cụ thể như sau: tổng tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, xuất sắc cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng (46,2% so với 16,3 %); tỷ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình cũng thấp hơn.

Thứ ba, sau giờ học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của HS tự đánh giá về nội dung và đã thu nhận được kết quả như sau:

+ Về không khí tiết học: không khí học tiết học Lịch sử giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2. Đánh giá của học sinh về không khí của lớp học thực nghiệm và đối chứng

Mức

Lớp

Hào hứng sôi

nổi

Bình thường

Hơi trầm

Quá trầm

Đối chứng

13,6%

56,1%

24,2%

6,1%

Thực nghiệm

63.1%

29,3%

5%

2,6%


Qua số liệu ở bảng trên có thể thấy, không khí lớp học giữa hai lớp học có biểu hiện khác nhau. Tại lớp thực nghiệm không khí lớp học rất hào hứng, sôi nổi hơn nhiều so với lớp đối chứng, có 63,1% số học sinh cho rằng lớp học rất sôi nổi, ngược lại lớp học đối chứng lại rất trầm, không khí lớp học diễn ra một cách bình thường và trầm lắng không có gì nổi bật, chỉ có 13,6% số học sinh cho rằng lớp học sôi nổi, tỉ lệ quá thấp so với lớp thực nghiệm.

+ Về mức độ hứng thú: kết quả mức độ hứng thú bài học của học sinh ở hai lớp thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.3. Đánh giá của học sinh về mức độ hứng thú của lớp học thực nghiệm và đối chứng.

Mức

Lớp

Rất hứng thú

Khá hứng thú

Bình thường

Không hứng

thú

Đối chứng

0%

23,6%

74,8%

1,6%

Thực nghiệm

28,4%

59,8%

11,8%

0%

Có thể thấy sự khác biệt hoàn toàn về mức độ hứng thú học tập giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Không khí, sự hứng thú khiến lớp học sôi nổi

hơn rất nhiều. Tổng số ý kiến học sinh tháy hứng thú và khá hứng thú tại lớp thực nghiệm là 88,2% trong khi ở lớp đối chứng chỉ là 23,6%.

+ Về phương pháp dạy học: các phương pháp giáo viên sử dụng trong bài dạy thực nghiệm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh và hiệu quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4. Hiệu quả của các phương pháp giảng dạy của giáo viên


Chỉ số

PP

thuyết trình

PP vấn đáp

PP trực quan( tranh ảnh, tranh cổ động,

lược đồ…)

PP làm việc nhóm


PP khác

Ý kiến học

sinh %

12,9

8,0

40,9

30,1

8,1


Từ bảng trên ta thấy phương pháp giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, nhanh và hiệu quả nhất đó là phương pháp sử dụng tranh ảnh với 40,9% , sau đó đến phương pháp làm việc nhóm chiếm 30,1%, còn các phương pháp được giáo viên sử dụng thường xuyên như thuyết trình (12,9%) hay vấn đáp (8,0%) chiếm tỉ lệ nhỏ.

+ Về kĩ năng: các kết quả kỹ năng được rèn luyện sau khi học xong được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5. Về mức độ rèn luyện kỹ năng của học sinh



Kỹ năng

Khai thác nội dung lịch sử qua tranh ảnh

Làm việc với tài liệu

tham khảo


Làm việc nhóm


Kỹ năng khác


Không có kỹ năng nào cả

Lớp đối

chứng

2%

72,3%

0%

7.1%

18,6%

Lớp thực

nghiệm

51,1%

17,2%

30,7%

1%

0%

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí