Nghiên Cứu Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Của Đề Tài


- Tra bảng phân phối Student tìm giá trị tα,k = 2,58.

- Ta có t = 4,44 > tα,k , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (tổng 3 bài kiểm tra) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa.

Từ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy:

- Điểm trung bình cộng của các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC.

- Hệ số biến thiên V của các lớp TN luôn nhỏ hơn các lớp ĐC.

- Đường luỹ tích của các lớp TN luôn nằm bên phải và phía dưới đường lũy tích của các lớp ĐC.

=> HS ở các lớp TN có kết quả học tập cao hơn và đồng đều hơn lớp ĐC chứng tỏ việc sử dụng E-book để tự học đã góp phần nâng cao kết quả học tập.

- Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với α = 0,01 ta đều có t> tα,k. Như vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa các lớp ĐC và TN là có ý nghĩa chứ không phải là ngẫu nhiên.

- Học sinh ở lớp TN do được tự học, tự nghiên cứu với đĩa CD do giáo viên phát nên kết quả học tập cao hơn so với lớp ĐC, các em nhớ bài lâu hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Và kết quả thu được ở trên phần nào cũng cho thấy E-book đã góp vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức của học sinh, là công cụ tự học hiệu quả.


Sử dụng phần mềm courselab 2.4 thiết kế chương nhóm oxi – lưu huỳnh lớp 10 nâng cao - 15

TÓM TẮT CHƯƠNG 3‌


Sau khi chọn 4 trường THPT có chương trình lớp 10 nâng cao ở các tỉnh, thành phố khác nhau để thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã tiến hành:

- Xác định mục đích, nội dung thực nghiệm.

- Xác định đối tượng thực nghiệm.

- Thực nghiệm trên 5 lớp TN và 5 lớp ĐC với tổng số HS là 398. Tổ chức kiểm tra 2 bài kiểm tra 15 phút và 1 bài kiểm tra 1 tiết. Phát phiếu thăm dò ý kiến cho 40 GV và 158 HS.

- Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm.

Những số liệu thực nghiệm bước đầu đã khẳng định những giả thuyết nghiên cứu của đề tài là khả thi. E-book sẽ là trợ thủ đắc lực cho HS trong quá trình chinh phục kiến thức mới và là dụng cụ dạy học hiệu quả cho GV trong quá trình giảng dạy, giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy học được hiệu quả hơn. Tuy việc dùng E-book hỗ trợ dạy học nhằm giúp HS tự học vẫn chưa có một chuẩn mực xác định để đánh giá quá trình học tập của HS nhưng kết quả nổi bật vẫn là sự hứng thú và năng động hơn của HS sau khi tham gia quá trình học tập.

Kết quả thực nghiệm còn cho thấy, việc dùng E-book hỗ trợ dạy học để tăng tính tích cực của HS có thể áp dụng cho nhiều điều kiện sư phạm khác nhau, kể cả những môi trường chưa được đầy đủ như các trường thành thị. Thông qua việc khai thác, phân tích tư liệu làm tăng khả năng tìm tòi, khám phá và tổng hợp kiến thức của các em một cách dễ dàng hơn. Đó chính là hiệu quả thiết thực mà E-book hướng tới.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


1. Kết luận

Luận văn đã hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ đề ra:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

- Nghiên cứu tổng quan vấn đề gồm những khóa luận, luận văn về ứng dụng CNTT thiết kế E-book trong những năm gần đây.

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về: tự học, khái niệm E-book.

- Nghiên cứu những đổi mới giáo dục ở THPT.

- Nghiên cứu các phần mềm thiết kế E-book, CourseLab 2.4, Macromedia Flash 8, Macromedia FlashPaper 2.0, Easy button & Menu Maker 1.5, Crystal Button 2007, Adobe Photoshop CS3, Sothink Glanda 2005 , Flip Flash Album Deluxe , Photodex ProShow Producer , Sothink Swf Decomplier, Math Type 5.0, EclipseCrossword, Snagit 10.

- Tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng CNTT tại Lâm Đồng. Bên cạnh hiệu quả đạt được ở trên, xong vẫn còn một số tồn tại, chúng tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu của việc ứng dụng CNTT chưa được triển khai rộng một phần là do cơ sở vật chất chưa được đáp ứng được, phần khác là do trình độ tin học của giáo viên và học sinh còn hạn chế.

1.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thiết kế E-book chương “Nhóm Oxi

– Lưu huỳnh” chương trình lớp 10 nâng cao

- Tìm hiểu mục tiêu, cấu trúc, phương pháp giảng dạy chương “Nhóm Oxi

- Lưu huỳnh”.

- Xây dựng những định hướng thiết kế E-book, người thiết kế cần định hướng đến các yêu cầu sau:

+ Đối với môn học

+ Đối với học sinh

+ Đối với giáo viên

+ Về mặt hình thức


- Xây dựng qui trình thiết kế E-book gồm 6 bước: Bước 1: Phân tích, chuẩn bị

Bước 2: Xây dựng nội dung Bước 3: Thiết kế E-book

Bước 4: Kiểm tra sản phẩm và ghi đĩa CD Bước 5: Thử nghiệm

Bước 6: Đánh giá – Hoàn thiện E-book

1.3. Sử dụng phần mềm CourseLab 2.4 thiết kế E-book chương “Nhóm Oxi – Lưu Huỳnh”, gồm 5 phần chính:

- Trang chủ, giới thiệu E-book, tác giả.

- Trang Bài học, hệ thống lí thuyết chương “Nhóm Oxi – Lưu huỳnh”, có tích hợp rất nhiều hình ảnh, video sinh động, ...

- Trang Bài tập, các bài tập SGK theo bài học, có hướng dẫn giải và bài tập thực tiễn gồm bài tập trắc nghiệm và câu hỏi tự luận.

- Trang Phương pháp giải, phương pháp giải nhanh các bài tập Hóa học, và phương pháp giải các bài tập chương 6.

- Trang Đề kiểm tra, xây dựng các bài kiểm tra 15’ và 1 tiết ngay trên phần mềm Course Lab 2.4.

- Trang Thư giãn, Thơ- Truyện hóa học, Đố vui có minh họa nhân vật hỏi nhân vật trả lời và giải Ô chữ với 2 ô chữ gắn với nội dung của chương 6.

1.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài.

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm sử dụng E-book dạy học chương “Nhóm Oxi – Lưu Huỳnh” với tổng số HS TN và ĐC là 398 HS, đồng thời tiến hành 3 bài kiểm tra (2 bài kiểm tra 15 phút và 1 bài kiểm tra 1 tiết) ở 4 trường THPT, THPT Bảo Lộc, THPT Tân Phước Khánh, THPT chuyên Hùng Vương, THPT Trần Phú, kết hợp với điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến đối với 40 GV và 158 HS. Từ kết quả thực nghiệm và điều tra chúng tôi nhận thấy:

- Việc sử dụng E-book Hóa học 10 do chúng tôi thiết kế vào dạy học chương 6 - Chương trình nâng cao đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học


Hóa học. E-book là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên và học sinh khi nghiên cứu chương này.

- Giáo viên có thể sử dụng các tư liệu có trong E-book để đưa vào bài giảng, như hình ảnh, phim thí nghiệm về chương 6, có thể sử dụng ngân hàng câu hỏi để làm ra những đề kiểm tra trắc nghiệm, tự luận cho học sinh mà ít tốn thời gian và công sức.

- Học sinh cũng có thể tự rèn luyện kĩ năng làm bài tập qua hệ thống bài kiểm tra mà E-book cung cấp hay có thể giải các câu đố, ô chữ và thưởng thức các bài thơ, câu truyện trong phần thư giãn. Từ đó HS sẽ thêm yêu thích môn hóa học.

2. Kiến nghị

Từ các kết quả của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin có một số kiến nghị

sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần cung cấp các phần mềm download miễn phí và các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm cho dạy học một cách chi tiết, dễ hiểu.

- Khuyến khích triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học, bằng cách tổ chức các cuộc thi hằng năm, “Thiết kế giáo án điện tử”, “Thiết kế bài giảng điện tử e-Learning”.

- Tiếp tục đầu tư mạnh nguồn kinh phí cho CNTT các trường, đặc biệt các trường có điều kiện khó khăn để các trường này bắt kịp với các trường lớn.

- Tổng hợp, thu thập E-book của các trường, các GV trong cả nước để xuất bản thành đĩa CD-ROM phục vụ cho dạy học.

2.2. Đối với Sở GD và ĐT

- Tổ chức tập huấn các GV cốt cán CNTT để các GV này triển khai cho các GV trong trường.

- Cung cấp cho GV các tài liệu, hướng dẫn cụ thể ứng dụng CNTT, tham dự các cuộc thi do Sở hay Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.


- Quan tâm đến đời sống của GV trong tỉnh, đặc biệt là các GV có điều kiện khó khăn, để họ chuyên tâm vào tìm hiểu CNTT, đầu tư thiết kế E-book, thiết kế bài giảng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.

2.3. Đối với các trường THPT

- Xây dựng website, E-book các môn học… có những thông tin bổ ích cho GV, cho HS và phụ huynh.

- Mỗi trường, tổ chuyên môn nên có câu lạc bộ “CNTT” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới trao đổi những cách làm hay.

- Mỗi trường nên có một GV phụ trách phòng máy và thiết bị để hỗ trợ, giúp đỡ GV trong quá trình chuẩn bị và tổ chức dạy học khi cần thiết.

2.4. Đối với GV các trường THPT

- GV cần nhận thức đúng đắn vai trò của CNTT trong dạy học, phải có niềm đam mê, yêu thích và tích cực trong việc dạy học ứng dụng CNTT.

- Bản thân từng GV phải tự trang bị, bồi dưỡng và nâng cao trình độ CNTT. Chia sẻ với đồng nghiệp mình những cái hay để cùng nhau phát triển.

- GV cần tham gia tập huấn các lớp soạn giảng giáo án điện tử, thiết kế E-book, E-learning, thường xuyên truy cập vào các trang web và gia nhập vào các diễn đàn: bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn…

3. Hướng phát triển của đề tài

- Trên nền tảng của E-book hiện có, bổ sung thêm nội dung các chương trong chương trình hoá học lớp 10 và mở rộng phạm vi thực hiện ở lớp 11, lớp 12.

- Cập nhật những phần mềm để thiết kế E-book hoàn thiện hơn.

- Khi có điều kiện, chuyển E-book này thành e-Learning phục vụ rộng rãi nhiều đối tượng HS.

Thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những thử nghiệm ban đầu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian, luận văn này chắc chắn còn có những khuyết điểm. Chúng tôi rất mong nhận được những đánh giá và góp ý


chân thành của các chuyên gia, quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp, nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn cho luận văn. Hy vọng rằng luận văn này sẽ đóng góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, là tư liệu hữu ích của học viên cao học, Sở và Bộ Giáo dục và Đào tạo.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP.HCM.

2. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP.HCM.

3. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Trường ĐHSP TP. HCM.

4. Trịnh Văn Biều và Lê Thị Thanh Chung (2010), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Đại học Sư phạm TpHCM.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, NXB Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị về tăng cường giảng dạy đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề về đổi mới chương trình giáo dục THPT, NXB Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Hóa học, NXB Giáo dục.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Hóa học,

NXB Giáo dục.

10.Nguyễn Đức Chuy (2006), 375 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn hóa học 10, NXB Giáo dục.

11.Nguyễn Cương (Chủ biên), Nguyễn Mạnh Dung (2007), Giáo trình phương pháp dạy học Hóa học, tập 1, NXB ĐHSP.

12.Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học, NXB Giáo dục.

13.Vũ Văn Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Hà Nội.

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí