thông, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục về kiến thức. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh kiến thức đến với con người trong học tập là 1% qua vị giác, 2% qua xúc giác, 3% qua khứu giác, 10% qua thính giác và 85% qua thị giác. Sử dụng infographic sẽ huy động tới 85% khả năng của thị giác học sinh trong học tập. Do đó, việc thiết kế các infographic hỗ trợ học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới có thể là một cách tác động trực quan, khiến học sinh tập trung và hứng thú hơn với nội dung bài học.
Để sử dụng infographic có hiệu quả trong quá trình hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới có thể tiến hành qua các bước như sau:
Bước 1: Trình chiếu/ cung cấp infographic cho học sinh, yêu cầu học sinh quan sát, nghiên cứu nội dung.
Bước 2: Giáo viên phát vấn: infographic đó cho em biết những thông tin gì? Học sinh bằng nhận thức của mình, đưa ra các câu trả lời (Giáo viên có thể khuyến khích thưởng điểm cho học sinh trả lời nhanh nhất, đúng nhất hoặc giải thích tốt nhất mối liên hệ giữa các thông tin được thể hiện trong infographic).
Bước 3: Giáo viên nhận xét các câu trả lời, củng cố nội dung kiến thức.
Như vậy, quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học được tiến hành chủ yếu dựa trên phần làm việc của học sinh với infographic, giáo viên chỉ là người định hướng về mặt nội dung. Học sinh sẽ đi từ hứng thú quan sát hình ảnh trực quan, ghi nhận thông tin nhanh gọn đến tư duy lịch sử, bày tỏ quan điểm cá nhân qua việc trả lời các câu hỏi định hướng của giáo viên.
Ví dụ: Khi dạy học về nội dung cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077), thay vì hướng dẫn học sinh nghiên cứu tiến trình của một cuộc kháng chiến theo logic: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm một cách thông thường, giáo viên có thể sử dụng một infographic dạng tổng hợp để hướng dẫn học sinh khái quát những nét chính nhất về cuộc kháng chiến này như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Khó Khăn Của Giáo Viên Khi Sử Dụng Infographic Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Của Lịch Sử Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ Xv Lớp 10 Thpt
- Infographic Về Các Cuộc Kháng Chiến, Khởi Nghĩa Chống Ngoại Xâm Trong
- Sử Dụng Infographic Khi Đánh Giá Nhân Vật Lịch Sử
- Phiếu Học Tập Về Các Vương Triều Hồi Giáo Ấn Độ
- Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch Sử Việt Nam thế kỉ X - XV ở trường Trung học phổ thông chuyên Hưng Yên - 13
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Giáo viên có thể định hướng học sinh ghi nhớ những nét cơ bản về cuộc kháng chiến này với hệ thống câu hỏi:
- Ai là người tiến hành cuộc chiến? Thời gian diễn cuộc chiến như thế nào?
Kết quả?
- Những nghệ thuật quân sự tiêu biểu được sử dụng trong cuộc kháng chiến này là gì? Theo em, nghệ thuật nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?
- Điểm độc đáo nhất của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai là gì? (So với cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất và các cuộc kháng chiến khác?)
- Đánh giá vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến.
Nhìn vào infographic trên, học sinh không bị nhàm chán khi phải nghiên cứu một cuộc kháng chiến theo mô-tip cũ kĩ thông thường, đồng thời ấn tượng và ghi nhớ kiến thức nhanh hơn qua hệ thống hình ảnh trực quan, sinh động và những cụm từ khóa ngắn gọn. Học sinh sẽ dễ dàng lượng hóa được những điểm quan trọng cần lưu ý về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075 – 1077) và trả lời được các câu hỏi đơn giản về thời gian, người chỉ huy (của 2 bên), diễn biến chính, nghệ thuật quân sự đặc sắc,… Tuy nhiên với những câu hỏi yêu cầu học sinh phải đánh giá, so sánh, giải thích hay bày tỏ quan điểm cá nhân, học sinh sẽ cần nghiên cứu kĩ hơn về nội dung kiến thức, cũng như thực hiện các thao tác tư duy phức tạp hơn để đánh giá được một cách tổng quát về cuộc kháng chiến này.
2.4.2.1. Sử dụng infographic khi tạo biểu tượng cho học sinh
“Biểu tượng lịch sử và hình ảnh về nhân vật lịch sử, điều kiện địa lý, được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất điển hình nhất” [26, tr. 149]. Như vậy, nội dung sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tạo nên những hình ảnh về quá khứ những hoạt động của các giác quan. Biểu tượng càng rõ nét thì học sinh càng có khả năng lĩnh hội kiến thức càng cụ thể, chính xác. Có thể nói biểu tượng là chiếc cầu nối liền nhận thức cảm tính và nhận thức lôgic.
Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn là học sinh không thể trực tiếp quan sát hiện tượng sự kiện cũng không thể tái hiện chúng trong phòng thí nghiệm và nhận thức của học sinh đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng từ cảm tính đến lý tính, từ biết đến hiểu. Không khôi phục được bức tranh của quá khứ thì học sinh sẽ không biết lịch sử diễn ra như thế nào, không hiểu được lịch sử. Việc tạo biểu tượng còn giúp cho học sinh sống lại với quá khứ với những nét chân thực nhất, tạo ra không khí lịch sử trong giờ học giúp cho bài giảng của giáo viên hay hơn hấp dẫn hơn học sinh tiếp thu được kiến thức tốt hơn.
Có nhiều loại biểu tượng như: biểu tượng thời gian, không gian, nhân vật, biểu tượng về thành tựu vật chất, biểu tượng về biến cố lịch sử điển hình, biểu tượng về mối quan hệ xã hội… Trong thực tế dạy học lịch sử, với mỗi loại biểu tượng khác nhau thì lại có những phương tiện và công cụ hỗ trợ cho việc tạo biểu tượng dễ dàng và hiệu quả. Rõ ràng, với các biểu tượng về không gian, giáo viên nên sử dụng lược đồ, sơ đồ để học sinh dễ dàng xác định vị trí. Với các biểu tượng về thành tựu văn hóa vật chất nên có tranh ảnh minh họa kèm các thông tin ấn tượng… Với cách tạo biểu tượng như vậy, infographic hoàn toàn có ưu thế về mặt hình ảnh để giúp cho quá trình tạo biểu tượng trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn.
Để tạo biểu tượng hiệu quả với infographic, giáo viên có thể tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Tiến hành khảo sát mức độ nhận thức của học sinh về biểu tượng với câu hỏi: Em đã biết những gì về biểu tượng lịch sử đó?
Bước 2: Cung cấp infographic về biểu tượng lịch sử.
Bước 3: Tiến hành khảo sát mức độ nhận thức lần 2 về biểu tượng với câu hỏi: Sau khi nghiên cứu infographic, em có câu hỏi nào muốn được giải đáp không?
Bước 4: Giải đáp các câu hỏi của học sinh nhằm củng cố nhận thức của các em về biểu tượng lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy học về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X – XV, một trong những nội dung kiến thức quan trọng có tính nâng cao với học sinh là giúp học sinh giải thích được vì sao sông Bạch Đằng lại là nơi được chọn để tiến hành 3 trận quyết chiến quan trọng trong lịch sử chống quân xâm lược (938, 981, 1288). Tuy nhiên, để học sinh hình thành được kiến thức về sông Bạch Đằng là một việc làm khó, vì trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 không đề cập đến những điểm đặc biệt của con sông lịch sử này.
Để học sinh có thể dễ dàng hình dung về sông Bạch Đằng, giáo viên có thể sử dụng infographic sau:
Bằng mắt thường cho thấy, việc kết hợp sử dụng lược đồ, cùng những hình ảnh và các cụm từ khóa ngắn gọn, rõ ràng hệ thống thông tin về sông Bạch Đằng trở nên ngắn gọn và dễ hiểu hơn nhiều so với cách trình bày nội dung dưới dạng chữ thông thường. Đặc biệt, với phần giải mã cách cắm cọc trên sông Bạch Đằng qua hình ảnh sẽ kích thích tư duy của học sinh khi buộc phải huy động các kiến thức đã học để hình dung rõ ràng nghệ thuật cắm cọc độc đáo trên lòng sông, cũng như hiểu được đây là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi của thủy quân Đại Việt trước các kẻ thù xâm lược từ phương Bắc.
Điều quan trọng nhất đảm bảo tính khả thi khi sử dụng biện pháp này chính là việc giáo viên phải khéo léo khơi gợi được những câu hỏi của học sinh sau khi các em nghiên cứu infographic. Để làm được điểu này, giáo viên có thể chú ý đến nội dung thiết kế (chỉ cung cấp một phần kiến thức khiến học sinh tò mò với phần còn lại) hoặc tiến hành đổi vai (giáo viên là người hỏi, học sinh là người trả lời). Sự thay đổi trong cách thức tạo biểu tượng lịch sử sẽ giúp học sinh có cảm hứng học tập tốt hơn và ghi nhớ sâu sắc hơn.
2.4.2.2. Sử dụng infographic để tìm ra mối liên hệ của kiến thức lịch sử
Lịch sử phát triển liên tục, không gián đoạn qua các thời kì khác nhau. Không có một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào tồn tại đơn lẻ, mà luôn được đặt trong các mối quan hệ, chịu tác động qua lại với các sự kiện, hiện tượng khác. Về bản chất, khi học sinh có thể hiểu được bản chất sự kiện lịch sử, hiểu được mối quan hệ nhân quả và qui luật phát triển của xã hội chính là học sinh đã hình thành được khái niệm lịch sử - trung tâm của kiến thức lịch sử.
Trong bộ môn lịch sử học sinh cần huy động khả năng ghi nhớ kiến thức với nhiều sự kiện, cần liên kết giữa các sự kiện để thấy mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự kiện thì việc sử dụng infographic được xem là một ưu điểm lớn, có tính khả thi cao bởi đặc trưng tổng hợp thông tin hiệu quả của nó.
Để giúp học sinh tìm ra các mối liên hệ của kiến thức lịch sử, giáo viên có thể sử dụng các dạng infographic trống với các bước như sau:
Bước 1: Cung cấp infographic trống
Bước 2: Yêu cầu học sinh điền khuyết nội dung còn thiếu và giải thích Bước 3: Giáo viên nhận xét, củng cố kiến thức.
Ví dụ: Khi học về chương lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, không chỉ đơn thuần khiến cho học sinh hiểu được những kiến thức cụ thể từng về Đại Việt trong giai đoạn này về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa các mặt đó trong việc tạo ra chỉnh thể sức mạnh của Đại Việt. Giáo viên có thể đưa ra infographic trống và yêu cầu học sinh hoàn thiện như sau:
Muốn tìm ra được mối liên hệ giữa các nội dung trong infographic và điền cho đúng, học sinh cần xâu chuỗi những kiến thức đã học theo mối quan hệ nhân quả: từ thắng lợi của Ngô Quyền đưa đến điều kiện tiên quyết là nền độc lập, các chính quyền phong kiến thay nhau lập nên mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền; với mục tiêu xây dựng nền tảng đất nước lớn mạnh, các chính quyền tập trung ban hành các chính sách nhằm đảm bảo cho đất nước vươn lên về kinh tế, xây dựng luật pháp, củng cố an ninh quốc phòng, ban hành chính
sách đối ngoại tự chủ. Từ sự phát triển kinh tế nền tảng là nông nghiệp, hình thức sở hữu ruộng đất cũng có thay đổi, đưa đến sự phân hóa xã hội và các cuộc đấu tranh giai cấp bắt đầu xuất hiện. Cũng từ nền tảng chính trị - kinh tế - xã hội tương đối ổn định làm thực lực, văn hóa có điều kiện tiếp tục phát triển mang đặc trưng riêng của dân tộc. Để đơn giản hóa và giúp học sinh dễ hiểu mối quan hệ logic nói trên, và hình dung rõ nét sự hưng thịnh, phát triển toàn diện của Đại Việt tronng 5 thế kỉ (X
– XV), infographic được dùng để đối chiếu sẽ có kết quả như sau:
Hình 2.7. Infographic về sự hưng thịnh của Đại Việt (X – XV)
Mặc dù chỉ là một infographic đơn giản, nhưng cách sử dụng các mũi tên để định hướng tư duy trong infographic trên sẽ dễ dàng hướng dẫn học sinh tìm ra các mối liên hệ nhân – quả của các nội dung lịch sử đã học xuyên suốt qua các bài học từ bài 17 đến bài 20 của chương trình. Qua đó, các em cũng hình dung rõ hơn, tổng quan hơn về những biểu hiện chứng tỏ sự thịnh vượng của Đại Việt trải qua 5 thế kỉ xây dựng và phát triển. Nhận thức này hoàn toàn phù hợp với những bài tập hoặc câu hỏi có tính khái quát cao, giành cho học sinh các lớp chuyên.