Tất nhiên, sử dụng infographic không phải là cách duy nhất để giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử. Phương pháp graph, visual thinking hay sơ đồ tư duy cũng có thể làm được điều này. Do đó, khi thiết kế infographic để hướng dẫn học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, giáo viên cần đặc biệt chú ý đến ưu thế của infographic về màu sắc và hình ảnh biểu tượng. Những yếu tố này sẽ giúp học sinh chú ý tốt hơn, hứng thú hơn và dễ dàng tìm ra mối liên hệ giữa hình ảnh biểu tượng và từ khóa cần điền khuyết trong các chỗ trống.
2.4.2.3. Sử dụng infographic khi đánh giá nhân vật lịch sử
Trong dạy học lịch sử, việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử là một nội dung quan trọng và phổ biến, giúp lịch sử được tái hiện sinh động qua sự tồn tại của những nhân vật có thực, có tâm tư, tình cảm thực. Qua nhận thức đúng đắn về các nhân vật, học sinh sẽ hình thành những cảm xúc rõ ràng về hành động (hoặc lời nói) của nhân vật, từ đó định hướng những hành vi đúng trong cuộc sống.
Việc tạo biểu tượng về nhân vật để học sinh có thể đánh giá một cách khách quan, chân thực về những cá nhân này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ về mặt giáo dưỡng mà còn cả mặt giáo dục nhân cách cho các em. Lịch sử dân tộc thời kì từ thế kỉ X đến XV là những trang viết hào hùng gắn với tên tuổi của rất nhiều nhân vật nổi tiếng. Trong đó có thể kể đến những nhân vật chính diện: Dương Vân Nga, Lê Hoàn, Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông… sẽ hình thành cho các em tấm gương sáng về lòng yêu nước, ý chí chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc, tinh thần tự hào dân tộc…Với những nhân vật phản diện: Trần Ích Tắc,… học sinh sẽ hình thành thái độ không đồng tình, lên án những hành động bán nước, từ đó định hướng rõ ràng trong tâm trí của các em về lòng yêu nước và những biểu hiện của lòng yêu nước.
Tiến hành sử dụng infographic để đánh giá nhân vật lịch sử có thể qua các bước như sau:
Bước 1: Tiến hành khảo sát mức độ nhận thức của học sinh về nhân vật lịch sử với câu hỏi: Em đã biết những gì về nhân vật lịch sử đó? Nhân vật đó là nhân vật chính diện hay phản diện?
Bước 2: Cung cấp infographic về nhân vật lịch sử.
Bước 3: Tổ chức học sinh thảo luận (2 luồng ý kiến trái ngược) đánh giá về nhân vật (đặc biệt là với các nhân vật lưỡng tuyến).
Bước 4: Chốt lại nội dung thảo luận, củng cố nhận thức của học sinh về nhân vật lịch sử.
Ví dụ: Khi giảng dạy về sự hưng thịnh của Đại Việt dưới vương triều Lê sơ, cũng như ca ngợi công lao to lớn của Lê Thánh Tông – vị vua tiêu biểu nhất của vương triều này, giáo viên có thể tạo biểu tượng cho học sinh một cách nhanh chóng thông qua việc sử dụng một infographic về Lê Thánh Tông như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Của Lịch Sử Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ Xv Lớp 10 Thpt
- Infographic Về Các Cuộc Kháng Chiến, Khởi Nghĩa Chống Ngoại Xâm Trong
- Sử Dụng Infographic Khi Tạo Biểu Tượng Cho Học Sinh
- Phiếu Học Tập Về Các Vương Triều Hồi Giáo Ấn Độ
- Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch Sử Việt Nam thế kỉ X - XV ở trường Trung học phổ thông chuyên Hưng Yên - 13
- Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch Sử Việt Nam thế kỉ X - XV ở trường Trung học phổ thông chuyên Hưng Yên - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Rõ ràng, chân dung Lê Thánh Tông được thể hiện trong infographic là một nhân vật chính diện, có nhiều công lao to lớn với sự phát triển của Đại Việt. Tuy nhiên, để giúp học sinh hiểu sâu sắc và có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về nhân vật, giáo viên có thể cung cấp thêm thông tin hoặc phát vấn:
- Em biết gì về quá trình lên ngôi của Lê Thánh Tông?
- Việc thi hành chính sách độc tôn Nho giáo có ảnh hưởng tiêu cực gì đến sự phát triển văn hóa dân tộc không?
Tổ chức học sinh thảo luận và tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ giúp học sinh hình thành tư duy phản biện lịch sử, rèn khả năng sử dụng ngôn ngữ để bảo vệ chính kiến của mình, từ đó củng cố sâu sắc hơn nhận thức về nhân vật lịch sử.
Như thế, việc nghiên cứu infographic tổng hợp về nhân vật Lê Thánh Tông không chỉ cho phép học sinh có cái nhìn chi tiết về một vị vua anh minh, tài giỏi, mà thông qua những hiểu biết cụ thể về các chính sách của nhà vua, giúp các em đánh giá được một cách chính xác và khách quan về những đóng góp của Lê Thánh Tông với sự phát triển của xã hội đương thời. Không những thế, học sinh còn có thể thông qua những chính sách mà Lê Thánh Tông thi hành, gián tiếp đánh giá được về tình hình Đại Việt dưới thời kì trị vì của Lê Thánh Tông.
2.4.3. Sử dụng infographic khi củng cố kiến thức đã học cho học sinh
Hoạt động củng cố kiến thức là hoạt động thường xuyên cần được tiến hành cuối mỗi bài học, yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó giáo viên có thể đánh giá sơ bộ xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào. Về hình thức, giáo viên có thể tiến hành củng cố kiến thức cho học sinh dưới các dạng như trình bày, luyện tập, bài thực hành,… giúp cho các em thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kĩ năng.
Hoạt động luyện tập củng cố cũng có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân rồi đến hoạt động nhóm để các em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn.
Tiến hành củng cố kiến thức cho học sinh, cách thường sử dụng và có ưu thế nhất chính là thông qua hệ thống bài tập lịch sử. Việc học tập lịch sử ở trường phổ thông cũng đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng thực hành và phát triển tư duy logic, như đối với mọi môn học khác. Vì vậy, trong dạy học lịch sử phải có bài tập thực hành, bài tập nhận thức bên cạnh câu hỏi để ghi nhớ, giải thích sự kiện quá khứ. Bài tập lịch sử phải giúp học sinh lĩnh hội được những nội dung chính, những sự kiện cơ bản của bài, chương hay của một khóa trình lịch sử, đảm bảo cho học sinh cơ hội nắm bắt được sự kiện chính, cơ bản và chính xác; đồng thời góp phần tích cực vào phát triển tư duy học sinh. Do đó, có thể sử dụng infographic để thiết kế các bài tập lịch sử cho học sinh. Các bước tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1: Đưa yêu cầu về nội dung infographic. Giáo viên định hướng về tên infographic, các đề mục cần có trong sản phẩm của học sinh.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện, theo dõi quá trình làm việc của học sinh (trực tiếp trên lớp hoặc gián tiếp báo cáo tiến độ nếu giao nhiệm vụ về nhà), có hỗ trợ nếu học sinh gặp khó khăn.
Bước 3: Nhận sản phẩm, nhận xét, tổng kết, đánh giá.
Ví dụ: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thiết kế một infographic về các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm tiêu biểu trong các thế kỉ X- XV với các yêu cầu như sau:
- Liệt kê được tên các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chính (kèm mốc thời gian và tên người lãnh đạo) trong các thế kỉ X – XV.
- Chỉ ra được các điểm chung của các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chính trong các thế kỉ X – XV.
Sản phẩm mà học sinh hoàn thành sẽ phản ánh nội dung kiến thức được thu nhận và sự sáng tạo của các em trong việc trình bày nội dung đó. Mặc dù chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê nhưng khi thiết kế infographic sẽ giúp học sinh có cái nhìn bao quát về các cuộc kháng chiến. Toàn bộ những thông tin nói trên được cô đọng lại trong 1 trang infographic giúp học sinh tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả học tập cho các em.
Có thể lấy ví dụ một sản phẩm như sau:
Sử dụng infographic này ở cuối bài hoặc cuối chương sẽ giúp học sinh có thể dễ dàng củng cố lại những kiến thức đã học, đồng thời, phát triển khả năng tư duy tổng hợp của các em. Từ những nhận thức đúng đắn về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc trong 5 thế kỉ đầu xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến, học sinh có cái nhìn khách quan về tính chất của các cuộc chiến tranh và ý thức sâu sắc hơn về việc bảo vệ chủ quyền của đất nước, cũng như bồi dưỡng lòng biết ơn với các thế hệ
tổ tiên đã dốc sức vì toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
Hoặc, sau khi học xong bài 17: Quá trình hình thành và phát triển nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kì XV), giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh thiết kế 1 infographic tổng hợp như sau:
Điều chú ý nhất khi sử dụng biện pháp này là giáo viên không nên giới hạn về sức sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể thiết kế infographic trên máy tính hoặc điện thoại và các ứng dụng trên mạng, tuy nhiên, cũng có thể vẽ tay trên giấy. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng tốt nhất của các sản phẩm thu được, giáo viên nên giao nhiệm vụ học tập này về nhà với một khoảng thời gian đủ dài (ít nhất 1 tuần) và sự hướng dẫn thường xuyên của giáo viên để học sinh có thể thực hiện tốt nhất sản phẩm của mình.
2.4.4. Sử dụng infographic khi kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng nhưng cũng là khâu quan trọng nhất bởi lẽ nó không chỉ cho ta biết quá trình giáo dục có đạt được mục tiêu hay không, mà còn cung cấp thông tin hữu ích để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động, các khâu trước đó. Tuy nhiên, hiện nay học sinh thường sợ bị kiểm tra, đặc biệt là không thích các hình thức kiểm tra tự luận với những thông tin, số liệu dài và khó nhớ. Sử dụng infographic trong kiểm tra là biện pháp hữu hiệu giảm bớt sự căng thẳng, nặng nề của học sinh khi đối diện với việc kiểm tra, đồng thời là một cách thức kiểm tra mới, có thể phát huy các năng lực tiềm ẩn của các em.
Thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá với infographic có thể được tiến hành dưới dạng giáo viên đưa ra hình ảnh trong infographic, yêu cầu học sinh điển các nội dung hiểu biết của mình về hình ảnh đó.
Ví dụ: Sau khi học xong phần chủ đề văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV, giáo viên có thể thiết kế một infographic trống để yêu cầu học sinh hoàn thiện như sau:
Hình 2.8. Infographic về văn minh Đại Việt (X – XV)
Kết quả làm việc của học sinh sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động nhận thức của