Infographic Về Cách Mạng Tháng Mười Nga Năm 1917‌

Hoặc khi học về cách mạng tháng Mười Nga, thay vì phải lập bảng niên biểu tóm tắt diễn biến, học sinh có thể dễ dàng nghiên cứu infographic sau:

Hình 1 8 Infographic về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Với sự kết hợp 1

Hình 1.8. Infographic về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917‌

Với sự kết hợp hài hòa giữa màu đỏ ấn tượng và các hình ảnh tiêu biểu liên quan đến tình hình nước Nga trước cách mạng, diễn biến của các cuộc biểu tình, đấu tranh của công – nông – binh, các mốc thời gian chính trong diễn biến của cuộc cách mạng được trình bày dưới dạng timeline sẽ giúp các em hình dung rõ hơn, nhanh hơn về nội dung sự kiện vĩ đại này.

- Infographic tổng hợp/ thống kê kiến thức

Đây là loại infographic thường được sử dụng nhiều và điều đó gián tiếp khẳng định ưu thế vượt trội của nó trong quá trình tổng hợp thông tin và hệ thống hóa kiến thức một cách nhanh chóng. Loại infographic này phù hợp nhất với những nội dung cần tổng kết, khái quát hóa kiến thức cuối bài học.

Ví dụ: infographic về một thời kì, một giai đoạn lịch sử hoặc một quốc gia với nhiều nội dung kiến thức được tổng hợp, khái quát hóa ở mức cao. Loại infographic này cho phép cung cấp một hệ thống thông tin tổng quát và hỗ trợ học sinh nhanh chóng trong quá trình thu nhận kiến thức.

Hình 1 9 Infographic về Ấn Độ Infographic so sánh các đối tượng Phương 2

Hình 1.9. Infographic về Ấn Độ‌

- Infographic so sánh các đối tượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Phương pháp so sánh, đối chiếu là phương pháp thường được sử dụng trong quá trình học tập lịch sử nói riêng và các môn khoa học nói chung; đặc biệt là trong các bài học có tính hệ thống, tổng kết, đánh giá. Thay vì lập các bảng so sánh, infographic so sánh cho phép người xem có một cái nhìn vừa tổng quát, vừa ấn tượng với thông tin và hình ảnh được đan cài với nhau.

Ví dụ: infographic so sánh về các vương triều, so sánh về các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại phương Tây:

Hình 1 10 Infographic so sánh các quốc gia cổ đại Một số quan điểm khác 3

Hình 1.10. Infographic so sánh các quốc gia cổ đại‌

Một số quan điểm khác cho rằng infographic có thể được chia thành các loại: diễn tả khái niệm, mô tả một quá trình (theo các bước hoặc theo thời gian), so sánh các đối tượng. Tuy nhiên, có thể thấy, tùy mục đích sử dụng, infographic sẽ có nhiều loại khác nhau. Việc phân loại infographic chỉ mang ý nghĩa tương đối, tùy theo dụng ý của người thiết kế.

1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng infographic lịch sử ở trường THPT

1.1.4.1. Vai trò

Bản thân việc sử dụng infographic với tư cách là một phương pháp dạy học mới có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT.

Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp, tương tác giữa giáo viên với học sinh, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo, thực hành sáng tạo và thái độ chuẩn mực theo mục tiêu của quá trình dạy học” [53, tr. 175]. Sử dụng infographic với tư cách là một công cụ hỗ trợ có tính trực quan trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin được xem là một phương pháp dạy học mới không chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử mà còn tăng tính hứng thú học tập của học sinh, tăng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để thực hành sáng tạo, từ đó hình thành các năng lực cho người học cũng như khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình dạy học.

1.1.4.2. Ý nghĩa

Sử dụng infographic không chỉ là một phương pháp mới, góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông mà còn tạo cơ hội cho học sinh phát huy các sở trường và năng lực của mình, đồng thời trở nên hứng thú, say mê học tập hơn. Cụ thể, sử dụng infographic có ý nghĩa sư phạm to lớn, đặc biệt trong việc dạy học Lịch sử trên các mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ, phát triển năng lực và hình thành phẩm chất cho học sinh.

Về kiến thức: infographic giúp học sinh có khả năng nắm bắt thông tin bài học nhanh hơn, có trọng tâm hơn. Sự thay đổi từ cách học bị động nghiên cứu sách

giáo khoa truyền thống được thay thế bằng việc học sinh được tự do chọn lựa nghiên cứu các kiến thức (được chỉ dẫn nguồn chính xác), tự tổng hợp và ghi nhớ thống tin cần thiết trong thời gian ngắn sẽ khiến học sinh có cảm giác tự chủ hơn với việc học tập.

Về kĩ năng: khi khai thác một infographic – tức là học sinh được tiếp cận với hệ thống những thông tin đã được tổng hợp, khái quát hóa ở mức cao. Để có thể khai thác tốt infographic, đòi hỏi học sinh cũng cần huy động các kĩ năng của tư duy: phân tích, so sánh, đánh giá… Trong trường hợp học sinh là người được giao nhiệm vụ thiết kế infographic thì các kĩ năng tổng hợp sẽ được phát huy tối đa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Về thái độ: Mỗi infographic được thiết kế mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả. Học sinh THPT đang ở độ tuổi trưởng thành, với nhu cầu khẳng định bản thân là rất lớn sẽ hứng thú với việc tự thiết kế và biết trân trọng sản phẩm học tập của chính mình. Quá trình tìm tòi, thu thập các thông tin, tư liệu để tạo ra infographic cũng tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với các nguồn thông tin đa dạng, phong phú ngoài sách giáo khoa, điều này có tác dụng lớn trong việc giúp học sinh đánh giá khách quan, nhiều chiều về những nội dung lịch sử được học, từ đó hình thành thế giới quan khoa học của học sinh.

Về định hướng phát triển năng lực: sử dụng infographic không chỉ hỗ trợ phát triển các năng lực thực hành bộ môn mà còn phát triển các năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ (lựa chọn từ ngữ chính xác), năng lực sử dụng công nghệ thông tin,…

Về hình thành phẩm chất cho học sinh: Từ những hiểu biết sâu sắc của các em về kiến thức lịch sử thế giới và dân tộc, có thể bồi dưỡng thêm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của bản thân với đất nước, nỗ lực học tập vì tương lai,…


Hình 1 11 Infographic về điều kiện tự nhiên và dân cư Ấn Độ cổ đại 4

Hình 1.11. Infographic về điều kiện tự nhiên và dân cư Ấn Độ cổ đại‌


Ví dụ: Khi dạy học bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ (chương trình Lịch sử 10), để giúp học sinh nhanh chóng có những hiểu biết về điều kiện tự nhiên đặc biệt của Ấn Độ, giáo viên có thể thay thế phần nội dung dạng chữ trong sách giáo khoa bằng một infographic như sau:

Infographic trên tóm tắt những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ thời cổ đại; cho phép học sinh hình dung những thông tin rất cơ bản qua hệ thống hình ảnh và các từ khóa ngắn gọn: vị trí, dân cư, sông, địa hình; từ đó tạo cho học sinh khả năng ghi nhớ hình ảnh nhanh, tốt và lâu dài hơn.

Không những thế, việc sử dụng các dạng lược đồ khác nhau, kết hợp sắp xếp hài hòa các màu sắc và hình ảnh biểu tượng khiến cho cách tiếp cận nội dung trở nên dễ dàng hơn, đồng thời gây hứng thú học tập cho học sinh.

Khai thác tốt các thông tin từ infographic trên, học sinh có thể phát triển năng lực thực hành bộ môn: khai thác kênh hình, xử lý thông tin lịch sử,… Trên cơ sở những nhận thức về những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên Ấn Độ, học sinh dễ dàng liên hệ đến điều kiện tự nhiên Việt Nam, từ đó hình thành và phát triển các phẩm chất: yêu nước, nhân ái,…

Như vậy, việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử sẽ không chỉ là một phương pháp dạy học mới, nhằm bắt kịp xu hướng của giáo dục hiện đại, mà còn có thể xem là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao hứng thú học tập của học sinh trên lớp, định hướng hoạt động tự học ở nhà và góp phần rèn luyện các năng lực thực hành cho học sinh trong học tập lịch sử.

Sử dụng infographic trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử ở trường THPT còn là một bước tiệm cận của nền giáo dục với xu hướng chung của thời đại, nhằm góp phần tạo ra những thế hệ học sinh không chỉ giỏi kiến thức, tư duy sáng tạo mà còn có khả năng bắt kịp công nghệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

1. 2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT Chuyên Hưng Yên‌

1.2.1. Khái quát tình hình sử dụng infographic trong các trường phổ thông hiện nay‌

Lịch sử là một môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, cũng giống như nhiều môn học khác trong hệ thống giáo dục nước ta, việc dạy học Lịch sử đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục. Khi giải thích về lý do nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay và có điểm số môn này chưa cao như kì vọng, trái lại học sinh thường rất quan tâm đến các vấn đề lịch sử và thích nghe “kể chuyện lịch sử”, xem phim lịch sử…, tác giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng “thực chất, đó là biểu hiện của việc học sinh tìm kiếm “sự tự do trong nhận thức”. Ở đó, tính đa dạng của nhận thức lịch sử được thừa nhận và học sinh được trải nghiệm “khoái cảm trí tuệ” khi tiếp nhận các “hình ảnh lịch sử” đa chiều và tự xây dựng “hình ảnh lịch sử” cho bản thân” [52, tr. 138].

Giải mã bài toán đó, infographic với đặc trưng trực quan, sinh động, độc đáo hoàn toàn có thể tạo ra hứng thú học tập mới, đồng thời giúp đỡ học sinh được tự do thể hiện những nhận thức lịch sử qua lăng kính của mình. Mỗi infographic với tư cách là một sản phẩm cá nhân độc đáo, thể hiện sự sáng tạo, tư duy thẩm mĩ và khả năng sử dụng công nghệ thông tin của tác giả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn.

Tuy nhiên, mặc dù có nhiều ưu thế, nhưng hiện nay, việc sử dụng infographic trong dạy học hiện nay hiện chưa được tiến hành rộng rãi. Theo nghiên cứu của chúng tôi, infographic đã trở thành nội dung nghiên cứu và ứng dụng với qui mô hẹp trong dạy học địa lý ở một số trường THPT: Nghiên cứu của các tác giả Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Trần Thị Hoa Lan, Nguyễn Thị Thanh Thùy với đề tài Sử dụng Piktochart thiết kế infographic phục vụ giảng dạy địa lí (2016), đăng trên tạp chí Khoa học trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh đã cho thấy hiệu quả thực tiễn khi ứng dụng infogrphic vào dạy học môn Địa lí lớp11. Hoặc sinh viên Trần Thúy Duyên có nghiên cứu đề tài Thiết kế và sử dụng infographic animation trong dạy học địa lý 11 (2017), được in trong Kỷ yếu hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh. Điểm chung trong các nghiên cứu này chính là đã bước đầu khẳng định kết quả kiểm nghiệm thực tế về hiệu quả sử dụng infographic trong quá trình dạy học ở trường phổ thông.

Trong buổi sinh hoạt chuyên đề tháng 02/2019 của giáo viên môn Địa lý trường THCS Vân Đồn với nội dung “Ứng dụng Công nghệ vào giảng dạy và học tập - Giới thiệu khái quát phương tiện thiết kế đồ họa infographic”, cô Trần Thị Anh Thư đã giới thiệu việc sử dụng infographic trong dạy học Địa lý ở trường THCS với những nét chung nhất: Khái quát sản phẩm đồ họa mô tả một nội dung, đặc điểm của infographic, phân biệt và lợi ích khi sử dụng infographic, hướng dẫn cách tạo sản phẩm infographic trong việc dạy học môn Địa lý THCS. Qua tiết dạy thực nghiệm, giáo viên hướng dẫn học sinh lớp 9 thiết kế 3 sản phẩm infographic thể hiện nội dung bài học: Bài 32, 33 - Vùng Đông Nam Bộ, cô giáo đã chứng minh những ưu điểm vượt trội của tiết học có sử dụng infographic trong dạy học Địa lý.

Mặc dù đã được ứng dụng tương đối hiệu quả trong bộ môn địa lý nhưng ở nội dung môn học lịch sử, infographic mới chỉ được xuất hiện trên mạng và được giáo viên sử dụng một cách tự phát trong các tiết học trên lớp để thay đổi không khí giờ học. Trong bối cảnh thi THPT Quốc gia như hiện nay được tổ chức dưới dạng thi trắc nghiệm khách quan, học sinh cần ghi nhớ nhiều nội dung kiến thức để đáp ứng yêu cầu của bài thi. Đáp ứng yêu cầu của phần đông học sinh về việc học tập,

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí