Khó Khăn Của Giáo Viên Khi Sử Dụng Infographic Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt‌‌‌

Với câu hỏi khảo sát số 8 và số 9, giáo viên cũng đã thể hiện quan điểm rõ ràng của mình về thực tế sử dụng infographic với những thuận lợi và khó khăn nhất định. Trong đó, hầu hết các giáo viên đều đã chỉ ra khó khăn lớn nhất để thiết kế và sử dụng infographic có hiệu quả chính là vấn đề đầu tư thời gian, công sức để tạo ra các infographic phù hợp với các bài dạy. Bởi lẽ, để có thể tạo ra infographic phù hợp, cần có thời gian và hiểu biết nhất định về cách thiết kế, sử dụng phần mềm thiết kế infographic trên máy tính.

Biểu đồ 1 6 Khó khăn của giáo viên khi sử dụng infographic trong dạy học lịch 1

Biểu đồ 1.6. Khó khăn của giáo viên khi sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT‌‌‌

Biểu đồ 1 7 Những thuận lợi khi sử dụng infographic trong dạy học lịch sử 2

Biểu đồ 1.7. Những thuận lợi khi sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trườngTHPT‌

Tuy nhiên, nếu khắc phục được các khó khăn nói trên, infographic sẽ phát huy được những điểm mạnh của nó nếu được sử dụng trong quá trình dạy học như: Phát huy khả năng tổng hợp kiến thức của học sinh, tiết kiệm thời gian học tập, nâng cao hứng thú học tập,…

1.2.2.2.2. Về phía học sinh

Thực trạng sử dụng infographic tại trường THPT Chuyên Hưng Yên được phản ánh khá rõ thông qua khảo sát của chúng tôi.

Khảo sát được tiến hành trực tuyến với đối tượng là học sinh trường THPT Chuyên Hưng Yên. Có 281 học sinh đã tham gia trả lời khảo sát trên tổng số 980 học sinh toàn trường. Trong đó, 156 học sinh (56.3 %) đã từng biết đến infographic. Con số này chứng tỏ, infographic không phải là một khái niệm xa lạ với các em. Đây là một con số đáng mừng vì nó chứng tỏ rằng thực tế học sinh đã được tiếp xúc và hiểu biết ít nhiều về infographic.

Biểu đồ 1 8 Nhận thức của học sinh về infographic Cũng theo kết quả 3

Biểu đồ 1.8. Nhận thức của học sinh về infographic‌

Cũng theo kết quả khảo sát, 42 học sinh đã tham gia học tập với giáo viên có sử dụng infographic (chiếm 15,1%) trong dạy học lịch sử, bên cạnh các công cụ phổ thông khác như powerpoint, mindmap,… Đặc biệt, dạng thường thấy nhất của việc sử dụng infographic là thiết kế phiếu học tập (chiếm 24.6%, tương đương với 68 phiếu trả lời của học sinh).


Biểu đồ 1 9 Mức độ sử dụng các công cụ trong dạy học lịch sử ở 4


Biểu đồ 1.9. Mức độ sử dụng các công cụ trong dạy học lịch sử ở trường THPT‌

Về cách thức sử dụng infographic trong tiến trình bài học, giáo viên đã sử dụng infographic với nhiều cách khác nhau: Tạo hứng thú đầu giờ học (122 phiếu chiếm 44,9%), tổ chức các hoạt động cá nhân (165 phiếu chiếm 60,7 %), tổ chức các trò chơi nhằm củng cố kiểm tra, đánh giá (115 phiếu chiếm 42,3%) hoặc giao bài tập về nhà,…

Bảng 1.3. Mức độ hứng thú của học sinh với các cách sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT‌

Mức độ hứng thú của học sinh với các cách sử dụng

infographic trong dạy học lịch sử

Kết quả

Tỷ lệ

Sử dụng infographic như phiếu học tập

68

24.8 %

Học ngoại khóa ở bảo tàng, di tích lịch sử, viết các

bài thực hành bằng infographic

155

56.6 %

Xem phim (videographic) và điền vào phiếu học tập

162

59.1 %

Kiểm tra, đánh giá bằng infographic

42

15.3 %

Hướng dẫn học sinh tự thiết kế infographic cá nhân

109

39.8 %

Ý kiến khác (xin ghi rõ nếu có)

12

4.4 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bảng 1.4. Những hoạt động giáo viên thường tổ chức trong dạy học lịch sử khi sử dụng infographic‌

Những hoạt động giáo viên thường tổ chức trong dạy

học lịch sử khi sử dụng infographic

Kết quả

Tỷ lệ

Tạo hứng thú đầu giờ học

122

44.9 %

Tổ chức các hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm

165

60.7 %

Tổ chức các trò chơi nhằm củng cố kiến thức

155

42.3 %

Kiểm tra, đánh giá

63

23.2 %

Giao bài tập về nhà

58

21.3 %

Ý kiến khác (xin ghi rõ nếu có)

36

13.2 %

Từ những số liệu trên cho thấy, việc sử dụng infographic vào giảng dạy lịch sử ở trường THPT Chuyên Hưng Yên đã được tiến hành với các cách tổ chức hoạt động học tập đa dạng, bước đầu nhận được sự hào hứng và thu hút được sự chú ý của học sinh. Học sinh cũng rất hứng khởi với việc giáo viên thiết kế và sử dụng infographic trong các hoạt động học tập trên lớp, nhằm thay đổi không khí học tập và phát triển thêm các kĩ năng khác trong quá trình khai thác, sử dụng infographic. Cụ thể có tới 189 học sinh ( chiếm 68,5%) cho rằng sử dụng infographic giúp các em phát huy tốt hơn tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Đồng thời, các em cũng bày tỏ sự kì vọng, mong muốn về việc được sử dụng infographic nhiều hơn trong các tiết học. Cụ thể, có thể thấy trong bảng số liệu sau:

Bảng 1.5. Mong muốn của học sinh khi giáo viên thiết kế và sử dụng infographic vào dạy học lịch sử‌

Mong muốn của học sinh khi giáo viên thiết kế và sử

dụng infographic vào dạy học lịch sử

Kết quả

Tỷ lệ

Cụ thể hóa các kiến thức.

144

52.2 %

Thay đổi không khí học tập.

182

65.9%

Phát huy tính chủ động, sáng tạo.

189

68.5 %

Rèn luyện khả năng thuyết trình, tranh biện…

167

60.5 %

Phát triển các kĩ năng thực hành bộ môn (vẽ sơ đồ,

lập bảng…)

120

43.5 %

Phát triển các năng lực: sử dụng ngôn ngữ, hợp tác,

tư duy…

163

59.1 %

Được cung cấp thêm tài liệu tham khảo.

102

37 %

Ý kiến khác (xin ghi rõ nếu có)

7

2.5 %

Đặc biệt với nội dung trả lời của câu hỏi khảo sát thứ 6, mặc dù các câu trả lời cụ thể khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh đều ấn tượng với cách trình bày mới lạ, hình ảnh và màu sắc bắt mắt của infographic về Lê Thánh Tông. Các em còn trả lời tương đối chính xác về nội dung được phản ánh về vương triều Lê sơ thông qua các chính sách của Lê Thánh Tông. Điều này đã chứng tỏ rằng, infographic không chỉ khiến các em nhận thức hình ảnh tốt hơn mà còn gia tăng hiểu biết về nội dung lịch sử một cách khách quan, dễ dàng hơn.

Như vậy kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng hầu hết các giáo viên và học 5

Như vậy, kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng: hầu hết các giáo viên và học sinh tham gia khảo sát đều nhận thức đúng được bản chất của infographic, tác dụng của infographic trong dạy học lịch sử,.... Nhiều học sinh còn tỏ ra hứng thú với những thú vị và sáng tạo mà infographic mang lại trong quá trình dạy học lịch sử. Mặc dù chỉ là khảo sát ở qui mô nhỏ, nhưng kết quả khảo sát cũng đã là cơ sở quan trọng để chứng tỏ infographic có khả năng trở thành một công cụ hữu hiệu hỗ trợ quá trình

dạy học lịch sử, góp phần thay đổi cách thức dạy học truyền thống, nâng cao hứng thú và chất lượng dạy học bộ môn.

1.2.3. Định hướng sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT Chuyên Hưng Yên‌

Mục đích của giáo dục Việt Nam hiện tại phải hướng tới việc đào tạo nguồn nhân lực cả về mặt tri thức, kĩ năng, thái độ, ngoại ngữ, tin học… để sao cho khi ra đời vừa phải làm việc, vừa phải tiếp tục học suốt đời, thích nghi với cuộc sống hiện đại. Vì thế, giáo dục phải giúp mỗi người biết phát hiện và làm giàu tiềm năng sáng tạo của bản thân – năng lực nội sinh của mỗi người, đó chính là vốn liếng làm cho mỗi người trở nên giàu có, giúp cho họ có khả năng tự khẳng định, tự thể hiện mình trong các hoạt động của cộng đồng, của xã hội [40, tr. 62]. Do đó, định hướng việc sử dụng infographic trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng tại trường THPT chuyên Hưng Yên sẽ là một hướng đi phù hợp, vì không chỉ thực hiện nội dung giáo dục kiến thức, mà còn cho phép học sinh huy động kiến thức, kĩ năng, trình độ tin học để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Không những thế, mỗi khi thiết kế infographic, các em có thể phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của bản thân để tự tin thể hiện mình, không chỉ trong nhà trường mà còn trong tương lai, khi bước vào các môi trường khác nhau trong công việc.

Để làm tốt các mục tiêu nói trên, chúng tôi đề xuất định hướng sử dụng infographic trong dạy học lịch sử như sau:

Đối với giáo viên:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử. Từ đó, giáo viên tích cực định hướng cho việc tổ chức sử dụng infographic dưới các hình thức nội khóa và ngoại khóa cho phong phú và hấp dẫn.

Thứ hai, tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng cho giáo viên về các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại có kết hợp sử dụng linh hoạt infographic. Ngoài ra, còn tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên (cùng hoặc khác chuyên môn) để nâng cao hiệu quả dạy học.

Thứ ba, nhà trường có kinh phí hỗ trợ việc tổ chức các cuộc thi thiết kế infographic và in ấn infographic thành tài liệu sử dụng chung, có ý nghĩa như các thiết bị dạy học thường xuyên, trang bị cho các lớp.

Đối với học sinh: Việc sử dụng infographic nên có kế hoạch riêng dành cho từng đối tượng khác nhau, chia thành các mức độ khác nhau, từ dễ đến khó để dần hình thành thói quen học tập và sử dụng infographic cho học sinh. Cụ thể:

- Đối với học sinh lớp chuyên Sử:

+ Sử dụng infographic trong học tập, ôn luyện, tổng hợp kiến thức

+ Sử dụng infographic trong kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh

+ Tự thiết kế infographic lịch sử cho phù hợp với các nội dung bài học hoặc chủ đề dạy học.

- Đối với học sinh các lớp chuyên khác:

+ Sử dụng infographic trong học tập kiến thức mới

+ Sử dụng infographic để ôn luyện, tổng hợp kiến thức cuối mỗi bài/ chương.

+ Sử dụng infographic trong kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh.

Tiểu kết chương 1‌


Trong kỉ nguyên số hiện nay, infographic đã, đang chứng minh ưu thế vượt trội của nó nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin ngày càng lớn của con người. Giáo dục trong thời đại mới đang đứng trước yêu cầu đổi mới, sáng tạo dựa trên sự kết hợp của công nghệ hiện đại, … giáo dục truyền thống trước đây thường tập trung cung cấp “tri thức chung” cho người học, còn giáo dục ngày nay, họ phải học nhiều thứ theo nghĩa rộng… Ở nhiều nước trên thế giới, những kiến thức chung này đang bị bỏ bớt vì những tri thức này có thể tìm hiểu được từ Internet, websites, bài học trực tuyến và sách điện tử… Người học phải phát triển kĩ năng tư duy phê phán để phân tích và ra quyết định về các biến cố hiện thời, đồng thời phải học cách phân tích “sự kiện” với “hư cấu”, “dữ liệu” với “giả định”, “thiên lệch” với “chân lý” rồi đi tới kết luận của riêng mình. … “Trong thời đại dữ liệu lớn, giáo dục kiểu ghi nhớ sẽ không có tác dụng. Nó đang được thay thế bởi phong cách học phân tích logic, người học được yêu cầu thảo luận về các vấn đề hiện thời để đi đến giải pháp thay vì ghi nhớ sự kiện”. [44, tr. 82]. Nhận định trên của cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hoa – trường Đại học nội vụ Hà Nội trong bài viết: Cơ hội và thách thức đối với giáo dục Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (2017) đã chỉ ra sự cần thiết phải thay đổi cả phương pháp lẫn nội dung học tập trong bối cảnh mới. Đó cũng là vấn đề chung mà giáo dục Việt Nam hiện tại đang đối mặt và có những bước chuyển mình tích cực.

Trong xu hướng chung đó, trên cơ sở lí luận và thực tiễn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tin rằng, sử dụng infographic hoàn toàn có thể trở thành một hướng đi, một giải pháp mới, có ý nghĩa to lớn, góp phần vào sự thay đổi phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Nội dung này sẽ được chúng tôi đi sâu làm rõ trong chương 2.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí