các em một cách nhanh chóng, đồng thời giúp học sinh có cái nhìn trực quan, chi tiết về những thành tựu văn hóa mà cha ông đã đạt được, từ đó hiểu một cách sâu sắc rằng những thành tựu đó đã góp phần xây dựng đặc trưng văn hóa dân tộc và đặt nền móng vững chãi cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc nói chung. Trên cơ sở những nhận thức đó, học sinh sẽ cảm thấy tự hào về những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc, bồi dưỡng ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó trong thời đại mới.
Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng infographic để hướng dẫn học sinh tự học (trên lớp và ở nhà). Bản chất của tự học là sự nỗ lực của mỗi cá nhân nhằm đạt đến một mục đích nào đó trên con đường chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân loại. Sự nỗ lực đó của con người bao gồm cả tư duy trí tuệ, động cơ tâm lý, ý thức, thái độ, tình cảm.
Tự học trong trường phổ thông là tự học có hướng dẫn. Vì vậy, hoạt động tự học của học sinh mang một số điểm đặc trưng:
+ Học sinh phải tự tìm ra kiến thức bằng hoạt động của mình.
+ Học sinh tự thể hiện mình, trình bày, bảo vệ ý kiến cá nhân, song song với chủ động hợp tác làm việc nhóm (nếu có).
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu tìm ra kiến thức. Đồng thời, là người tổ chức, trọng tài, cố vấn trong các cuộc tranh luận (trò với trò, thày với trò), người kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh.
+ Người học tự đánh giá, kiểm tra sau khi trao đổi, hợp tác với bạn bè và dựa vào kết luận của thày, tự sửa chữa, điều chỉnh, hoàn thiện, đồng thời tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Tự học của học sinh là việc tự nắm vững kiến thức lịch sử một cách chính xác, vững chắc, được suy nghĩ nhận thức sâu sắc và có thể vận dụng một cách thành thạo. Đó là quá trình đi từ “biết” đến “hiểu”, gắn bó mật thiết với những nỗ lực của học sinh. Trên cơ sở nhận thức các sự kiện cụ thể, bằng tư duy trừu tượng, học sinh hình thành các khái niệm, nắm bài học, qui luật lịch sử (nếu có). Tiếp đó, học sinh phải vận dụng tri thức đã học để hiểu hiện tại và vận dụng vào thực tiễn. Đó là một
quá trình phát triển liên tục trong mối liên hệ nhân quả và logic để tiến tới những hiểu biết sâu sắc về lịch sử.
Để thực hiện tốt việc hướng dẫn học sinh tự học thông qua sử dụng infographic, giáo viên có thể lựa chọn các cách sau:
Thứ nhất, hoàn thành các nội dung học tập với sách giáo khoa trên cơ sở điền khuyết vào các mẫu infographic dưới dạng phiếu học tập. Ví dụ: giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu, mở rộng thêm về một trong những thành tựu văn học đặc sắc của văn hóa Ấn Độ khi học bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ (Lịch sử 10) với infographic sau:
Hình 2.9. Phiếu học tập về sử thi Ramayana
Hoặc khi hướng dẫn học sinh tự học về vương triều Hồi giáo Đêli và Môgôn trong bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ (lịch sử 10), giáo viên có thể giúp học sinh thiết kế một infographic dạng phiếu học tập trống để các em có thể dễ dàng so sánh hai vương triều với infographic như sau:
Hình 2.10. Phiếu học tập về các vương triều Hồi giáo Ấn Độ
Thứ hai, yêu cầu học sinh sưu tầm các infographic trên sách báo, tạp chí, trên Internet… phục vụ nội dung bài học, chuẩn bị trước bài học ở nhà.
Thứ ba, thiết kế sản phẩm học tập (tự thiết kế infographic, làm phim từ infographic về nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử). Việc thực hành có thể tiến hành trên lớp trong giờ học bài mới, tự học ở nhà, trong giờ ngoại khóa,… Trong đó, giáo viên nên đa dạng nhiệm vụ, sản phẩm thực hành để học sinh có thể lựa chọn theo sở thích và có động lực để hoàn thành. Trong quán trình thực hiện, giáo viên cần lưu ý với học sinh: infographic cần đảm bảo độ chính xác, vì vậy học sinh cần được cung cấp các địa chỉ tin cậy, các tiêu chí rõ ràng để sưu tầm, lựa chọn và sử dụng. Giáo viên cũng cần giảm bớt phần kiến thức đã được khẳng định (dưới dạng có sẵn) để thêm vào những tư liệu lịch sử, giúp học sinh dựa vào đó để tự hình thành các kiến thức lịch sử và củng cố, làm sâu sắc kiến thức của mình.
2.5. Thực nghiệm sư phạm
2.5.1. Mục đích thực nghiệm
Mục đích của thực nghiệm sư phạm là để kiểm tra tính khả thi của đề tài (định tính và định lượng). Kết quả của thực nghiệm sẽ là bằng chứng đánh giá hiệu quả của việc tổ chức sử dụng infographic trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV).
Chúng tôi soạn và tiến hành thực nghiệm dưới hình thức tổ chức các hoạt động dạy học có sử dụng infographic trong bài nội khóa cho học sinh trường THPT Chuyên Hưng Yên khi học nội dung bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV.
2.5.2. Ðối tượng,thời gian, địa bàn thực nghiệm sư phạm
Đối tượng: Để tiến hành thực nghiệm tôi chọn hai lớp 10 Toán 1 và 10 Toán 2 trường THPT Chuyên Hưng Yên. Hai lớp có trình độ học sinh Giỏi, Khá, Trung bình ngang nhau. Trong đó: Lớp 10 Toán 2 là lớp thực nghiệm: 32 học sinh. Lớp 10 Toán 1 là lớp đối chứng: 33 học sinh.
Thời gian thực nghiệm: tháng 10/2019
Địa bàn: Trường THPT Chuyên Hưng Yên.
Trường THPT Chuyên Hưng Yên là một ngôi trường có truyền thống hiếu học. Do đặc thù của trường Chuyên, ban giám hiệu nhà trường rất chú trọng tới lĩnh
vực giảng dạy chuyên môn và luôn tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng, phát triển chuyên môn. Hiện tại, phụ trách giảng dạy môn Lịch sử tại trường có 5 giáo viên, các thầy cô đều có tay nghề chuyên môn vững, yêu nghề, luôn say mê học hỏi nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là ngôi trường phù hợp cho việc tiến hành bài giảng thực nghiệm theo những biện pháp mà trong luận văn đã đề cập tới, góp phần kiểm tra tính khả thi của đề tài.
2.5.3. Nội dung thực nghiệm và phương pháp tiến hành thực nghiệm
Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi chọn bài trong khóa trình lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) là bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV (sách giáo khoa lớp 10, chương trình chuẩn).
Nội dung bài học thực nghiệm sư phạm là tổ chức sử dụng infographic trong bài học lịch sử dân tộc, tiến hành theo đúng phân phối chương trình và kế hoạch giảng dạy của nhà trường năm học 2019 – 2020 và đảm bảo phù hợp với hướng dẫn thực hiện chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chọn hai lớp có trình độ nhận thức tương đương, giảng dạy theo hai cách khác nhau rồi so sánh kết quả học tập của cả hai lớp.
Lớp 10 Toán 2 – lớp thực nghiệm: Dạy học áp dụng giáo án thực nghiệm với nội dung và biện pháp tổ chức sử dụng infographic để tăng hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh.
Lớp 10 Toán 1 – lớp đối chứng: Dạy học không sử dụng infographic, giáo án soạn giảng theo phương pháp thuyết trình và vấn đáp.
Chúng tôi soạn giáo án thực nghiệm (Phụ lục 2), tổ chức hoạt động sử dụng infographic áp dụng cho bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV.
Sau khi giảng xong bài ở hai lớp, chúng tôi tiến hành kiểm tra 10 phút sau tiết học để kiểm tra học tập của học sinh (Phụ lục 1). Câu hỏi của hai lớp giống nhau, được soạn theo nội dung bài học với 1 câu hỏi tự luận và 5 câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Sau đó, kết quả ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng sẽ được
đem ra để phân tích, so sánh. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi rút ra kết luận sư phạm.
Tiêu chuẩn đánh giá: học sinh chọn đúng đáp án của 5 câu trắc nghiệm, trả lời đúng, đủ ý trong câu tự luận, điểm tối đa là 10. Với 5 câu trắc nghiệm, nếu trả lời đúng mỗi câu 1 điểm.Với 1 câu tự luận, trả lời đúng, đủ điểm tối đa là 5 điểm.
Đáp án cụ thể: Câu 1: 5.0 điểm
2 | 3 | 4 | 5 | |
C | B | C | A | A |
Có thể bạn quan tâm!
- Infographic Về Các Cuộc Kháng Chiến, Khởi Nghĩa Chống Ngoại Xâm Trong
- Sử Dụng Infographic Khi Tạo Biểu Tượng Cho Học Sinh
- Sử Dụng Infographic Khi Đánh Giá Nhân Vật Lịch Sử
- Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch Sử Việt Nam thế kỉ X - XV ở trường Trung học phổ thông chuyên Hưng Yên - 13
- Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch Sử Việt Nam thế kỉ X - XV ở trường Trung học phổ thông chuyên Hưng Yên - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Câu 2: 5.0 điểm
- Những nguyên nhân chung:
+ Lòng yêu nước , ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta
+ Tinh thần đoàn kết toàn dân tộc là cội nguồn sức mạnh.
+ Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo.
+ Tài năng của người lãnh đạo
- Nguyên nhân quan trọng nhất: Phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân. Đây là bài học quí báu và có giá trị thực tiễn lớn nhất. Qui luật cũng chứng minh khi nào các vương triều phong kiến phát huy được nguồn sức mạnh này thì có thể đánh bại giặc ngoại xâm dù mạnh hơn ta nhiều lần và ngược lại (dẫn chứng với nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh).
2.5.4. Kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm sư phạm được đánh giá bằng hai mặt: định tính và định lượng.
* Về mặt định tính, kết quả thực nghiệm được dựa trên những yếu tố sau:
- Biểu hiện về nhận thức: Học sinh thấy yêu thích, hứng thú đối với bộ môn.
- Biểu hiện về mặt cảm xúc: tích cực, yêu thích, hào hứng.
- Biểu hiện về hành động: chịu khó nghe giảng, chép bài, tích cực hoạt động, suy nghĩ, hăng hái phát biểu, hoàn thành các nhiệm vụ về nhà, ý thức trong việc học bài cũ, bổ sung và sưu tầm thêm các nguồn tài liệu mới.
* Về mặt định lượng, kết quả thực nghiệm được dựa trên những yếu tố sau:
- Thông tin phản hồi sau bài học về: mục tiêu bài học (kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực).
- Kết quả bài kiểm tra, phiếu học tập sau giờ học và các sản phẩm học tập của học sinh, kết quả tổng hợp ý kiến phản hồi.
- Biểu hiện về hành động: chịu khó nghe giảng, chép bài, tích cực hoạt động, suy nghĩ, hăng hái phát biểu, hoàn thành các nhiệm vụ về nhà, ý thức trong việc học bài cũ, bổ sung và sưu tầm thêm các nguồn tài liệumới.
Cụ thể:
a. Kết quả định tính (mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học)
Ở lớp đối chứng 10 Toán 1, giờ học được tiến hành chủ yếu thông qua việc giáo viên thuyết trình nội dung kiến thức kết hợp với vấn đáp học sinh. Trong qua trình dạy và quan sát, không khí giờ học diễn ra bình thường, hầu hết các em chú ý lắng nghe và hào hứng trước những thông tin về các trận đánh thú vị. Tuy nhiên, việc trả lời các câu hỏi của giáo viên chỉ dừng lại ở một số học sinh tích cực, hầu như học sinh chưa tích cực, chưa chủ động tham gia vào bài học. Nguyên nhân chính là do giáo viên áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên làm việc là chính, trò nghe giảng và chép bài; học sinh chỉ hứng thú nghe vì nội dung hấp dẫn nhưng không hứng thú, chủ động ghi chép hoặc trả lời câu hỏi trong tiến trình bài học. Khảo sát ý kiến của học sinh sau giờ học: các em cảm thấy nội dung bài học rất hay nhưng lại không ghi nhớ được nhiều nội dung kiến thức cơ bản.
Ở lớp thực nghiệm 10 Toán 2, ngay từ đầu các em đã bị lôi cuốn bởi trò chơi khởi động của chúng tôi. Ngay từ đầu học sinh đã thấy mình được tham gia vào các hoạt động, sự thích thú và phấn khích lộ rõ trên khuôn mặt của các em. Khi vào mục hình thành kiến thức, biện pháp chúng tôi sử dụng là cho các em được thuyết trình giới thiệu về ý tưởng và sản phẩm của nhóm thiết kế dưới sự hướng dẫn của chúng tôi từ tiết học trước.
Tiết học diễn ra với nội dung chính là phần làm việc lần lượt của các nhóm từ 1 đến 4. Sản phẩm được chuẩn bị công phu, thuyết trình hấp dẫn nên hầu hết học
sinh chăm chú lắng nghe. Trong quá trình vừa dạy vừa quan sát lớp, chúng tôi nhận thấy: không khí lớp học sôi nổi hơn lớp đối chứng. Học sinh hăng hái tham gia xây dựng và góp ý cho các nhóm, tích cực đánh giá hoạt động của bản thân, nhóm và các nhóm khác. Tổng hợp ý kiến của học sinh sau buổi dạy: các em đều thấy hào hứng, thích tham gia vào các chuỗi hoạt động do giáo viên tổ chức có sử dụng infographic.
Tổng hợp kết quả phiếu điều tra về nhu cầu của học sinh cho thấy, đa phần các em đều hứng thú với việc được thay đổi không khí lớp học với infographic. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Thống kê mức độ hứng thú ở lớp đối chứng và thực nghiệm
Sĩ số | Hào hứng | Bình thường | Không hào hứng | ||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | ||
Thực nghiệm (10 Toán 2) | 32 | 29 | 92.6% | 3 | 7.4% | 0 | 0% |
Đối chứng (10 Toán 1) | 33 | 7 | 21.2% | 24 | 72.7% | 2 | 6.1% |
b. Kết quả định lượng
Sau khi dạy học ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra để khảo sát mức độ nhận thức của học sinh. Đề kiểm tra hoàn toàn giống nhau, nội dung bám sát mục tiêu bài học, đề ra đảm bảo theo cấp độ từ dễ đến khó. Các bài kiểm tra được chấm theo cùng đáp án, biểu điểm và đánh giá theo các mức: Giỏi (9 – 10 điểm), Khá (7 – 8 điểm), Trung bình (5 – 6 điểm), Yếu (dưới 5 điểm). Kết quả cụ thể như sau: