Một Số Loại Máy Móc Và Thiểt Bị Cắt Của Công Ty May Liên Doanh Kyung-Việt


Bảng 2.3: Một số loại máy móc và thiểt bị cắt của công ty may liên doanh Kyung-việt

STT

Tên tiếng anh

Tên tiếng việt

Số lượng

1

Fabric edge cutting machine

Máy cắt viền

2

2

Cutting machine

Máy cắt vòng

2

3

Mechanical cutting machine

Máy cắt bàn cơ

8

4

Electronic cutting machine

Máy cắt đầu điện tử

2

5

Manual cutting machine

Máy cắt tay

12

6

Interline pressing machine

Máy ép mếch

2

7

Fabric testing machine

Máy kiểm tra vải

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Các giải pháp đối với việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho Công ty may liên doanh Kyung - Việt - 7

Nguồn: từ tài liệu nội bộ của công ty may liên doanh Kyung-Việt


Đất đai, nhà xưởng của Công ty

Hiện nay, Công ty đang sử dụng và quản lý tổng cộng 20100 m2 đất,bao gồm:

Khu vực sản xuất: 5000m2

Khu vực nhà kho: 2000 m2

Khu vực văn phòng: 1550 m2

Có thể thấy rằng công ty có một thế mạnh về diện tích nhà xưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty đảm bảo sản xuất.

b.Nguồn lao động

Hiện nay tổng số CBCNV là 810 người, cũng như doanh nghiệp Dệt- May Việt Nam nói chung, lao động của Công ty chủ yếu là nữ (chiếm gần 80% tổng số lao động toàn công ty). Trong các khâu sản xuất chính hầu hết là nữ, nam giới chỉ tập trung ở các bộ phận sửa chữa, bảo vệ, hành chính…đây là một nét đặc thù lao động ở các ngành dệt may bởi vì ngành nghề này đòi hỏi người lao động phải có tính kiên nhẫn, cần cũ chịu khổ, do đó lao động chủ yếu là nữ.

Tỷ lệ lao động có bằng cấp tại Công ty như sau: số người có trình độ đại học và cao đẳng 7%, trung cấp 3%, công nhân bậc 4 trờ lên là 20%. Nhìn chung toàn


thể CBCNV công ty đều có đủ năng lực đảm nhận các công việc của mình, cùng nhau xây dựng Công ty ngày càng phát triển.

Do là một doanh nghiệp may dệt kim cho nên lao động của công ty có một số đặc điểm:

Tay nghề của người thợ yêu cầu phải cao và thuần thục.

Đòi hỏi người thợ phải trẻ khỏe, tinh nhanh và thuần thục quan sát và thực hiện các thao tác.

Lao động có đặc thù bị đào thải nhanh khỏi quá trình sản xuất-dẫn đến một vấn đề tổ chức bố trí sản xuất cho những lao động đến độ tuổi không còn phù hợp với công nghệ may.

Có sự mâu thuẫn giữa trình độ tay nghề và tuổi tác: Mọi công việc nói chung đều yêu cầu bậc thợ từ bậc 3 trở lên trong khi đó độ tuổi làm việc có hiệu quả nhất là 25 đến 35 tuổi do vậy với những người thợ có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên có bậc thợ cao nhưng hiệu quả sản xuất lại không cao.

b. Khả năng tài chính

Tình hình tài chính của công ty tính đến tháng 6/2007 được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.4: Tình hình tài chính của công ty 2003-2007

Đơn vị: triệu VND


Chỉ tiêu

2003

2004

2005

2006

2007(ước tính)

6 tháng

A/Tài sản

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Tài sản

cố định

74.140

61.840


12.300

32.930

5.900


27.030

28.100

6.500


21.600

31.730

10.100


21.630

41.400

21.100


20.300


và đầu tư

dài hạn






B/Nguồn vốn

Nợ phải trả

Nguồn vốn chủ sở hữu

74.140


63.252


10.888

32.930


6.850


26.080

28.100


6.380


21.720

31.730


9.830


21.900

41.400


18.700


22.700

Nguồn: từ phòng tài vụ công ty Kyung-Việt


Nhìn vào bảng tình hình tài chính của công ty qua các năm, ta thấy ngay sự khác biệt của năm tài khóa 2003 so với các năm khác. Giá trị nguồn vốn và tài sản của năm tài khóa này cao đáng kể, cụ thể nợ phải trả chiếm tới 85% tổng giá trị nguồn vốn. Nguyên nhân này là do năm 2003 công ty tập trung chủ yếu vào sản xuất, tự mua nguyên phụ liệu để đầu tư, nhưng từ năm 2004 trở đi, công ty lấy mảng gia công xuất khẩu làm mảng hoạt động chính. Từ năm 2003 tới năm 2007, ta thấy giá trị tổng tài sản của công ty tăng đáng kể vào năm 2007 so với năm gốc là 2003, tương ứng với các giá trị là 74.140 triệu đồng so với hơn

80.000 triệu đồng (giá trị ước tính cho cả năm tài khóa 2007). Giá trị tăng thêm này chủ yếu ở chỉ tiêu tài sản cố định và đầu tư dài hạn, năm 2003 chỉ có 12.300 triệu đồng đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư dài hạn bởi lúc đó quy mô vốn của công ty còn hạn hẹp, nhưng chỉ trong 6 tháng nam 2007 chỉ số này đã lên tới

20.300 triệu đồng, chứng tỏ công ty đã dồn vào lĩnh vực mua sắm và đầu tư máy móc, nhà xưởng khá nhiều. Điều này cũng dễ lí giải bởi đây đang là giai đoạn mở rộng của công ty. Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty có sự chênh lệch rõ ràng giữa năm 2003 là 61.840 triệu đồng so với 42.200 triệu đồng (ước tính) của năm 2007. Nhưng từ năm 2004 với chỉ số tài sản lưu động


và đầu tư ngắn hạn là 5.900 triệu đồng đã lên tới 21.100 triệu đồng (trong 6 tháng) năm 2007 cũng chứng tỏ khả năng đảm bảo lưu chuyển tiền tệ và khả năng đảm bảo thanh toán của công ty khi cần thiết. Nguồn vốn của công ty từ năm 2003 là 10.888 triệu đồng đã lên tới 45.400 triệu đồng (ước tính) vào năm 2007, nợ phải trả của công ty cũng đã ít dần, chỉ còn ở mức 18.700 triệu đồng (trong 6 tháng) năm 2007. So với nguồn vốn chủ sở hữu thì nợ phải trả chiếm

82.3 %. Tỷ lệ này có thể gây ra những rủi ro tài chính cho công ty nếu hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của công ty cho thấy tình hình tài chính của công ty cũng dần tương đối khả quan.

c.Tài sản vô hình

Để đứng vững trên thị trường và sức ép của hội nhập, công ty đã xây dựng chiến lược phát triển cụ thể cho từng giai đoạn. Đặc biệt công ty đã mạnh dạn áp dụng các hệ thống quản lí chất lượng tiên tiến trên thế giới: ISO 9001-2000, SA 8000. Trong tuyên bố chính sách chất lượng, công ty đã cam kết cung cấp những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, liên tục cải tiến mẫu mã, đổi mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó mà công ty đã dần chiếm được niềm tin của các đối tác không những trong mà còn ngoài nước.

1.3. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Năm 2006, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát triển hơn so với năm 2005, cụ thể, doanh thu của công ty đã tăng từ 9876 triệu đồng lên tới 19350 triệu đồng, gấp 1.96 lần so với năm 2005.

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Kyung-Việt từ 2004-2007

Chỉ tiêu

Đơn vị

2004

2005

2006

6/2007

Doanh thu

Triệu đồng

8500

9100

18100

17500

Kim

ngạch XK

1000 USD

2400

2750

3500

2700


Nộp NS

Triệu đồng

85

4,948

4,319

2,138

BHXH

Triệu đồng

93,466

354,314

373,922

781,468

Tổng số

LD

Người

425

554

758

810

Thu nhập

bình quân

1.000d/tháng

680

890

1.250

1.510

LN ròng

Triệu đồng

1563

1694,3

3056

2049.5

Sản phẩm

Nghìn sp

1.039

1.100

2.500

2.000

Nguồn: từ phòng tài vụ công ty Kyung-Việt


Xét về chỉ tiêu doanh thu, công ty đã có một bước nhảy vọt đáng kể, cụ thể là chỉ tính riêng trong tháng 6/2007 doanh thu của công ty đã đạt được

17.500 triệu đồng, con số ước tính gần gấp đôi so với chỉ tiêu doanh thu năm 2006.Điều này có thể được thấy rõ hơn qua sản lượng sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm từ năm 2004 tới năm 2007.

Sản phẩm của công ty ngày càng tăng qua các năm, cụ thể mức tăng này đã gấp đôi vào năm 2007 (ước tính), thể hiện ở hai chỉ số 2.500 nghìn sản phẩm vào năm 2006 và hơn 4000 sản phẩm (ước tính) vào năm 2007. Đây là do công ty đã mạnh dạn đầu từ thêm 4 dây chuyền sản xuất với đội ngũ công nhân ngày càng lành nghề và thạo việc.

Hai yếu tố này đã khiến thu nhập bình quân theo đầu người của công nhân đã được tính ở mức 6 chữ số, cụ thể là 1.510.000VND tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2007. Mức lương này còn ít phổ biến ở các công ty may hiện thời. Như vậy, đời sống công nhân của công ty đã được tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, mức lương này vẫn không quá cao, nên khoản thuế thu nhập cá nhân mà công ty phải nộp khá ít. Hơn nữa, do đang trong giai đoạn mới thành lập nên công ty được miễn giảm các khoản sau: thuế suất thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% lợi nhuận thu được, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, miễn tiền thuê đất trong vòng 7 năm tiếp theo kể từ khi xây dựng cơ


bản, do vậy khoản ngân sách mà công ty phải nộp chỉ gồm thuế thu nhập cá nhân.

Có thể nói, qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, ta có thể đi tới kết luận, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang dần qua giai đoạn khó khăn khởi đầu và dần sang giai đoạn phát triển mạnh. Nhất là trong giai đoạn kinh tế Việt Nam đang phát triển như hiện nay thì những cơ hội mở ra cho doanh nghiệp trong nước ngày càng nhiều, đặc biệt là bước ngoặt Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Kyung-Việt thực sự sẽ có một môi trường thuận lợi để phát triển hơn nữa.‌


II. Thực trạng lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty may liên doanh Kyung-

Việt

2.1. Phân tích tương quan giữa công ty may liên doanh Kỵung-Việt và cácđối thủ cạnh tranh nội địa

Hoạt động tìm kiếm thị trường mục tiêu và lựa chọn thị trường mục tiêu đối với hầu hết các công ty trong ngành may mặc hiện tại tuy không phải là mới mẻ nhưng trong thực tế việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện tìm kiếm thị trường mục tiêu ở các doanh nghiệp này một cách có bài bản thì hầu như chưa có. Dệt may thực chất là một ngành công nghiệp nhẹ dân dụng, có tính thanh khoản cao bởi dệt may phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Vì vậy, với mục đích chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận, các nhà kinh doanh nước ngoài đã lựa chọn thị trường dệt may là thị trường kinh doanh của mình, mà cụ thể trong khuôn khổ luận văn này, đó là hướng vào mảng thị trường sản xuất và kinh doanh hàng dệt kim. Tuy nhiên, do mới ở giai đoạn mở đầu của quá trình hội nhập nên các công ty liên doanh trong lĩnh vực này thường có quy mô và vốn nhỏ, còn những công ty có quy mô lớn thường được hình thành dưới dạng công ty cổ phẩn có xuất thân từ công ty nhà nước như công ty Dệt Kim Đông Xuân, công ty Dệt May Hà Nội với tên giao dịch là Hanosimex, công ty thời trang XNK-SX-TM Việt Thy mà em lấy làm đối thủ để so sánh với công ty Kyung-Việt dưới đây. Ba công ty này đều


có bề dày hoạt động trong lĩnh vực dệt kim và đã gặt hái được thành công, tuy nhiên mức độ thành công chưa cao.

1. Công ty Dệt Kim Đông Xuân:

Xét về số lao động cũng như vốn kinh doanh thì công ty Dệt Kim Đông Xuân trội hơn hẳn so với công ty liên doanh, cụ thể là công ty may liên doanh Kyung-Việt mà em nghiên cứu trong đề tài này.

Bảng 2.7: So sánh giữa công ty Dệt kim Đông Xuân và Kyung-Việt


Công ty

Quy mô LD(tới năm

2007)

Vốn

Công ty Dệt Kim Đông

Xuân

1230 lao động

6.513.000 USD

Công ty may liên doanh

Kyung-Việt

810 lao động

1.900.000 USD

Nguồn: Do tác giả tự tổng hợp


Tình hình lao động và vốn của một công ty là hai yếu tố hết sức quan trọng cho quá trình tìm kiếm và lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và chính hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới thị trường mục tiêu của công ty. Dựa trên hoạt động này, công ty có thực sự mang lại lợi nhuận cao và vị thế cho doanh nghiệp hay không? So với công ty Dệt Kim Đông Xuân, công ty may liên doanh Kyung-Việt có quy mô lao động cũng như vốn ở mức khá nhỏ so với tiềm năng phát triển của ngành.

2. Công ty Dệt May Hà Nội- Hanosimex

Đối thủ thứ hai cũng khá tầm cỡ và đáng gờm đối với công ty may liên doanh Kyung-Việt là công ty Dệt May Hà Nội với tên giao dịch là Hanosimex. Công ty đang hoạt động với mô hình hoạt động công ty mẹ và công ty con. Hiện nay công ty có số vốn hơn 120 tỉ VND và 11 công ty thành viên. Mảng thị trường mà Hanosimex bao trùm rất rộng, từ bắc vào nam. So với công ty may liên doanh Kyung-Việt thì Hanosimex thực sự như đóng vai trò gạo cội.


Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của hai đối thủ chính trong thị trường nội địa đó là vẫn chưa nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, thường để thời trang dẫn trước quy trình sản xuất. Sản phẩm đưa ra thường ở giai đoạn gần cuối của vòng mốt.

3. Công ty thời trang XNK-SX-TM thời trang Việt Thy

Thời trang XNK-SX-TM thời trang Việt Thy cũng được cho là một mô hình khá thành công trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mặt hàng dệt kim với năng lực sản xuất là 2.000.000 sản phẩm/năm. Chuỗi cửa hàng mà Việt Thy cung ứng trên toàn quốc rất rộng khắp khiến chỉ trong vòng 12 năm (từ năm 1995 tới nay) Việt Thy đã trở thành một thương hiệu khá phổ biến. Tuy nhiên so với năng lực sản xuất 4000.000 sản phẩm/năm cũng như dây chuyền công nghệ mà Kyung-Việt đã và đang nắm giữ thì thực sự Kyung-Việt đã có một lợi thế đáng chú ý.

So với bề dày hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh như các đối thủ nội địa trên thì thực sự Kyung-Việt còn khá non trẻ về tuổi đời. Thương hiệu của công ty còn chưa xuất hiện trên thị trường mặc dù năng lực của côn ty có thể đáp ứng được. Điều này là do công ty chưa có những chính sách và biện pháp thích hợp để khai thác thị trường nội địa. Khúc mắc này sẽ được giải đáp trong phần tiếp theo với tựa đề: Phân tích thực trạng lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty may liên doanh Kyung-Việt.

2.2. Phân tích thực trạng lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty may liêndoanh Kyung-Việt 2.2.1.Thực trạng nghiên cứu thị trường và phân đoạn thị trường mục tiêu của công ty

a. Thực trạng nghiên cứu thị trường

Như đã phân tích ở phần trên, công ty may liên doanh Kyung-Việt có quy mô lao động còn ở mức khiêm tốn. Điều này thực sự không phải là một điểm mạnh nhưng bên cạnh đó lại giúp cho quá trình tìm kiếm và phát hiện được những nhân viên tiềm năng cho công việc Marketing khá nhiều. Bởi ngoài việc tuyển dụng các nhân viên chuyên trách Marketing, công ty có thể tìm kiếm các

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí