Tổng Hợp Ý Kiến Gv Và Hs Về Sự Cần Thiết Của Việc Sử Dụng Bảo Tàng Trong Dhls Ở Trường Phổ Thông.

Minh trong dạy học ngoại khóa, nội khóa. Điều tra khảo sát còn tập trung vào tìm hiểu sự quan tâm của GV với bảo tàng đường Hồ Chí Minh.Đánh giá hiệu quả sử dụng các tư liệu, hiện vật tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học với các hình thức khác nhau. Đồng thời còn khảo sát những khó khăn, thuận lợi và đề xuất của GV trong quá trình sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử. (Phụ lục 1).

Đối với HS: Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào mức độ cần thiết của việc sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử ở trường THPT, mức độ quan tâm của HS về bảo tàng đường Hồ Chí Minh, các cách thức khai thác và mức độ hiệu quả khi sử dụng bảo tàng đường HCM trong dạy học lịch sử. Bên cạnh đó điều tra, khảo sát cũng tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi mà các em gặp phải khi tham gia học tập và tham quan tại bảo tàng. (Phụ lục 2)

1.2.2.3. Kết quả khảo sát

Với số lượng phiếu khảo sát của GV là 12, của HS là 200, sau khi đã tiến hành khảo sát GV và HS ở ba trường THPT ở địa bàn quận Hà Đông - Hà Nội (nơi gần bảo tàng đường Hồ Chí Minh), tổng hợp kết quả thu được,qua phân tích chúng tôi khái quát như sau:

Thứ nhất, quan niệm của GV về sử dụng bảo tàng trong dạy học Lịch sử và quan niệm của GV, HS về mức độ cần thiết khi sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử.

Nội dung khảo sát còn tập trung vào vấn đề sau:

- Quan niệm của GV về sử dụng bảo tàng trong dạy học Lịch sử.

- Sự cần thiết của việc sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Rất cần thiết/ cần thiết/ không cần thiết).

- Mức độ hiệu quả của việc sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong DHLS (Rất hiệu quả/ hiệu quả/ bình thường/ ít hiệu quả/ không hiệu quả).

100% GV của ba trường đều có quan niệm đúng về sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử “là phương tiện trực quan có giá trị trong giảng dạy, cung cấp nguồn kiến thức phong phú cho học sinh”.

Kết quả cho thấy 41,7% GV cho rằng “rất cần thiết” và 58,3% cho rằng “cần thiết” sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

Đối với HS, các em đã đánh giá được mức độ cần thiết khi sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử như sau: Đa số HS đều cho rằng việc sử dụng bảo tàng trong dạy học Lịch sử là cần thiết ( 72,5 %), rất cần thiết (24%) và 3,5% cho rằng không cần thiết. Từ kết quả khảo sát, có thể thấy rằng đa số GV và HS đều nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử.

Biểu đồ 1 1 Tổng hợp ý kiến GV và HS về sự cần thiết của việc sử dụng 1

Biểu đồ 1.1. Tổng hợp ý kiến GV và HS về sự cần thiết của việc sử dụng bảo tàng trong DHLS ở trường phổ thông.

Điều đó cũng được thể hiện trong việc đánh giá của các thầy, cô về mức độ hiệu quả, hay nói cách khác là đánh giá về ý nghĩa của việc sử dụng bảo tàng trong DHLS.

Bảng 1.1. Tổng hợp ý kiến GV và HS về hiệu quả sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong DHLS.



Tiêu chí

Rất hiệu quả

Hiệu quả

Bình thường

Ít hiệu quả

Không hiệu quả

GV

HS

GV

HS

GV

HS

GV

HS

GV

HS

Gây hứng thú học tập cho HS


66,7


41,5


25,0


45,0


8,3


13,5


0


0


0


0

Giáo dục truyền thống yêu nước cho HS


75,0


45,5


25,0


51,0


0


3,5


0


0


0


0

Rèn các kĩ năng thực hành cho HS


41,7


13,5


25,0


46,5


33,3


26,5


0


13,5


0


0

Khắc sâu kiến thức, mở rộng hiểu biết cho HS


50,0


35,5


33,3


61,0


16,7


3,5


0


0


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, đa số GV(66,7%) và HS (41,5%) cho rằng sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh “rất hiệu quả” trong việc gây sự hứng thú trong học tập bộ môn lịch sử, chỉ có (8,3%) GV và (13,5%). GV và HS đều đánh giá việc sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong DHLS đã có tác động lớn tới việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh (75,0 %), HS (45,5%) cho là rất hiệu quả, các em trực tiếp được nhìn, được nghe và các em cũng sẽ tự có những cảm nhận riêng. Tuy nhiên việc “rèn các kĩ năng thực hành cho HS” thì sự chênh lệch nhau rất lớn giữa GV (41,7%) rất hiệu quả và HS là (13,5%) và cũng có tới (13,5%) HS cho rằng ít hiệu quả. Do vậy trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn học sinh về kiến thức, GV cũng chưa chú ý tới việc rèn các kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh.

Mức độ “Khắc sâu kiến thức,mở rộng hiểu biết cho HS” khi sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử là “rất hiệu quả” GV (50%), HS (35,5%),

“hiệu quả” GV (33,3%), HS (61%), mức độ “bình thường”GV (16,7%), HS (3,5%).

Thứ hai, thực trạng sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong DHLS ở trường THPT.

Nội dung điều tra khảo sát tập trung vào những vấn đề sau:

- Mức độ GV và HS quan tâm đến bảo tàng đường Hồ Chí Minh (Đã từng đến/ chưa từng đến).

- Mức độ hứng thú cuả HS khi GV sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong DHLS (Rất hứng thú/ hứng thú/ bình thường/ không hứng thú).

- Các hình thức sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh và nhu cầu của HS đối với các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa Lịch sử tại Bảo tàng đường Hồ Chí Minh.

Thông qua mức độ,tần suất của GV đến bảo tàng đường Hồ Chí Minh thì 91,6 % GV “đã từng đến”, 8,4% “chưa từng đến” bảo tàng đường Hồ Chí Minh và có 58,3% GV “đã sử dụng” bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong những bài học có liên quan, 16,7% “thường xuyên sử dụng”, 8,3% “chưa sử dụng”.

Điều đó cho thấy GV dạy môn lịch sử cũng đã biết đến bảo tàng đường Hồ Chí Minh và đã sử dụng bảo tàng vào trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên mỗi GV lại có các cách thức sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh khác nhau, chủ yếu GV cho HS “nghe hướng dẫn viên thuyết minh” (50%), “tham quan” (33,4%), còn lại là các hoạt động khác như: Sưu tầm tư liệu bảo tàng, tổ chức các trò chơi…Cách thức sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh còn chưa phong phú, chưa tạo được sân chơi và chưa phát huy được khả năng sáng tạo, sự hứng thú cho HS.

Đối với HS, mức độ quan tâm đối với bảo tàng đường Hồ Chí Minh qua khảo sát đã thu được kết quả có 91,6% HS “đã từng đến” bảo tàng, chỉ có 8,4% HS “chưa từng đến”. Điều này cho thấy phần lớn HS khối 12 trong khu

vực ba trường khảo sát đều đã biết đến bảo tàng đường Hồ Chí Minh. Lí do là bảo tàng gần nơi các em sinh sống và thường vào các dịp lễ lớn nhà trường, đoàn thanh niên, các tổ bộ môn cũng thường xuyên cho các em đến đây để tham quan và dâng hương. Trong số các em đã từng đến, các em chỉ dừng lại ở việc tham quan và nghe hướng dẫn viên thuyết minh chứ cũng chưa có những hình thức tổ chức học tập khác.

Biểu đồ 1 2 Tổng hợp ý kiến GV và HS về sự quan tâm đối với bảo tàng 2

Biểu đồ 1.2. Tổng hợp ý kiến GV và HS về sự quan tâm đối với bảo tàng đường Hồ Chí Minh (%)

Đối với các hoạt động ngoại khóa Lịch sử tại bảo tàng, phần lớn GV thấy phù hợp với hoạt động “cùng các bạn nghe HDV thuyết minh” (33,3%), “Tham quan”(41,6%) “sưu tầm các tư liệu tại bảo tàng” (8,4% ), tổ chức trò chơi (16,7% ). Lý giải thực trạng trên, các thầy cô cho biết chủ yếu chỉ tổ chức ngoại khóa cho HS với hình thức tham quan và nghe hướng dẫn viên thuyết minh, các hoạt động khác trong quá trình tổ chức công tác ngoại khóa cho HS gặp rất nhiều khó khăn: Tốn khá nhiều thời gian, công sức và cần có sự cho phép của nhà trường, sự phối hợp nhiệt tình của các thầy cô trong tổ bộ môn, của phụ huynh HS. Vì vậy, để hoạt động này đem lại hiệu quả cao là một vấn đề không đơn giản.

Về phía HS, khi được hỏi về các hình thức hoạt động ngoại khóa tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh mà em muốn tham gia, kết quả cho thấy đa số HS thích tham quan (36,5%), tham gia các trò chơi (46%), “cùng các bạn nghe HDV thuyết minh” (10,5%), “sưu tầm tư liệu bảo tàng” (7,0%). Những số liệu trên cho thấy sự chênh lệch giữa lựa chọn của GV và HS khi tham gia hoạt động ngoại khóa tại bảo tàng. Vậy để có một giờ học lịch sử trong một không gian thoải mái, phát huy được tính sáng tạo qua các trò chơi, GV nên thiết kế trò chơi phù hợp và có liên quan đến bài học lịch sử sẽ thu hút và tạo được sự hứng thú cho học sinh.

Bảng 1.2. Tổng hợp ý kiến GV và HS về hình thức hoạt động ngoại khóa tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh (%)


Hình thức hoạt động

G. viên

H. sinh

Cùng các bạn nghe HDV thuyết minh

33,3

10,5

Tham quan các tư liệu,hiện vật tại bảo tàng

41,6

36,5

Sưu tầm,tìm hiểu lịch sử thông qua các tư liệu,hiện vật

8,4

7,0

Tham gia các trò chơi tổ chức tại bảo tàng

16,7

46,0

Khảo sát về đánh giá mức độ hứng thú của HS đối với các cách thức sử dụng bảo tàng vào dạy học nội khóa và ngoại khóa môn Lịch sử thì GV cho rằng đa số HS “rất hứng thú” với các hoạt động “tham quan ” (66,7%), trải nghiệm sáng tạo (41,7%), và tổ chức các trò chơi (41,7%), hoạt động nhóm (16,7%), trao đổi thảo luận(8,3%) và dạy học dự án (8,3%). Bên cạnh đó, GV cũng cho rằng HS hứng thú với các hình thức tham quan (33,3%), trải nghiệm sáng tạo, tổ chức các trò chơi (58,3%), dạy học dự án (83,3%), hoạt động nhóm (83,3%), trao đổi thảo luận (58,3%), có (33,4%) GV cho rằng hình thức trao đổi thảo luận ở mức bình thường. Qua đó có thể thấy GV đã hiểu được tâm lí, sở thích, hứng thú của HS khi tham gia các hoạt động tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó sẽ giúp cho GV đưa ra được những hình thức dạy học phù hợp, thu hút HS tham gia.

Thứ ba, những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của GV, HS khi sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử.

Thông qua khảo sát điều tra, chúng tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn đối với GV.

Về thuận lợi:

- Tư liệu bảo tàng phong phú, cung cấp cho GV nhiều kiến thức và có phương pháp dạy học lịch sử phù hợp.

- Đội ngũ GV Lịch sử trẻ trung, nhiệt huyết, năng động, sáng tạo và nắm bắt được tâm lý HS, đa số ý kiến GV và HS lựa chọn, đánh giá rằng các trò chơi trải nghiệm tại bảo tàng là hoạt động thu hút được đông đảo HS tham gia và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, hiểu được nhu cầu của người học cùng với sự sáng tạo của mình, chắc chắn các thầy cô giáo sẽ là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục ở trường THPT.

- Có nhiều HS yêu thích và muốn tìm hiểu lịch sử, các em đã chủ động chịu khó, có tư duy và khả năng sáng tạo trong môn học.

Về khó khăn:

GV cũng thấy có những khó khăn nhất định khi sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong DHLS ở trường THPT như sau:

- Không có thời gian để sắp xếp, tổ chức các hoạt động học tập tại bảo tàng một cách thường xuyên.

- GV còn lúng túng khi sử dụng các phương pháp để sử dụng bảo tàng trong DHLS cho phù hợp. Vận dụng còn hạn chế, chưa tạo được sự hứng thú, tích cực học tập cho HS.

- Khó tổ chức và quản lí HS ở một không gian rộng khi tổ chức hoạt động ngoại khóa, kinh phí tổ chức cũng là sự cản trở đối với GV khi cho HS tham gia hình thức học tập này.

Với những khó khăn nêu trên, GV có một số đề xuất để việc sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong DHLS có hiệu quả: Thường xuyên áp

dụng trong những bài học có liên quan, nhà trường cần hỗ trợ thêm kinh phí cho hoạt động dạy học ngoại khóa và đầu tư trang thiết bị hiện đại để dạy học có hiệu quả…

Đối với HS, khi được hỏi về những thuận lợi và khó khăn khi được GV sử dụng bảo tàng trong DHLS, các em đã cho biết: Hàng năm nhà trường và Đoàn thanh niên đều tổ chức tham quan tại bảo tàng nên HS có nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động cùng với các tài liệu phong phú của bảo tàng.

HS được học tập chủ động, sáng tạo và hứng thú hơn với các tư liệu sống động, kích thích sự tò mò, say mê môn học. Bên cạnh đó, HS được sự hướng dẫn rất nhiệt tình, có trình độ, có trách nhiệm của thầy cô dạy môn Lịch sử. Môn học đã giúp các em mở rộng kiến thức, học lịch sử dễ dàng hơn và rèn luyện được các kĩ năng học tập bộ môn.

Khó khăn mà HS gặp phải khi GV sử dụng bảo tàng trong DHLS:

Thời gian trên lớp (45 phút), không cho phép các em vừa học kiến thức bài học, vừa tổ chức được các hình thức học tập khác.

Việc quản lí lớp rất khó khăn trong việc đi lại, tập hợp HS sau mỗi thời gian giải lao hay sau mỗi hoạt động học tập.

Có nhiều ý kiến đề xuất rất tích cực từ phía HS qua phiếu khảo sát. HS muốn được đi tham quan nhiều hơn, tổ chức nhiều trò chơi phong phú, sử dụng bảo tàng hấp dẫn hơn trong bài học Lịch sử.

1.2.2.4. Một số đánh giá chung về việc sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử.

Đa số GV được khảo sát đã có quan điểm nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng bảo tàng trong DHLS để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, do đó đã có nhiều GV cố gắng đưa nguồn tư liệu phong phú của bảo tàng vào dạy học lịch sử nội khóa và sử dụng bảo tàng để dạy ngoại khóa, tạo động lực cho các em có hứng thú và thêm yêu thích môn học của mình.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí