Yêu Cầu Sử Dụng Bảo Tàng Đường Hồ Chí Minh Trong Dạy Học Lịch Sử.

1.1.4. Yêu cầu sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử.

Tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh có rất nhiều nguồn tài liệu được trưng bày bao gồm: tư liệu, hiện vật, phim ảnh... Các tài liệu hiện vật là minh chứng cho quá trình ra đời, chiến đấu và trưởng thành của bộ đội Trường Sơn anh hùng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Mặc dù các tư liệu đó đã được chọn lọc và sắp xếp khoa học theo tiến trình phát triển của lịch sử nhưng chúng ta không thể sử dụng tất cả vào bài học. Do đó,để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi người thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

1.1.4.1. Đảm bảo mục tiêu bài học

Mục tiêu bài học lịch sử “ chính là cái đích phải đạt đến mức độ được quyết định, là sự cam kết của thầy và trò trong dạy học. Mục tiêu được xác định đúng là cơ sở để giáo viên lựa chọn tài liệu lịch sử của bài-những sự kiện lịch sử cụ thể, những biểu tượng, khái niệm” [6, tr. 33-34]. GV lựa chọn đúng nội dung khi xác định được mục tiêu bài học sẽ làm cho kiến thức được khắc sâu, bài dạy có trọng tâm, tránh sự lan man. GV chọn lọc tư liệu bảo tàng phù hợp với kiến thức của bài học nội khóa sẽ làm nổi bật nội dung, kiến thức lịch sử, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong tư duy của học sinh. Ví dụ mục tiêu bài học là giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thì GV nên đưa các hình ảnh “giao liên gùi thồ”, “Các chiến sĩ phá bom mìn” , “Tuổi 20 ở Trường Sơn” … học sinh sẽ thấy được những gian khổ, hiểm nguy và sự anh dũng, yêu đời của các chiến sĩ nơi chiến trường đầy mưa bom bão đạn của kẻ thù. Như vậy sẽ làm nổi bật được mục tiêu bài học đã đề ra.

1.1.4.2. Đảm bảo tính vừa sức của học sinh

Khi đã xác định được mục tiêu bài học cần phải đạt tới, GV cần lựa chọn kiến thức sao cho phù hợp, có tính toàn diện, không tham kiến thức hoặc kiến thức quá cao siêu so với tầm hiểu biết của học sinh sẽ làm cho giờ học lịch sử thêm nặng nề hơn. Hình ảnh, hiện vật đưa ra đa phần học sinh phải hiểu được sự gắn kết của nó với bài học. “Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu

sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh mà chúng ta thu được bằng trực quan”. Từ đó “nhìn vào bất kì đồ dùng trực quan nào học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử được phản ánh, minh họa như thế nào. HS suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua” [14, tr. 44]. Đối với giờ ngoại khóa hay giờ học nội khóa, GV cùng giới thiệu các hình ảnh, tư liệu, hiện vật của bảo tàng đối với nhưng mỗi đối tượng học sinh lại có câu hỏi và cách khai thác khác nhau để đảm bảo học sinh đều hiểu và trả lời được nội dung bài học.

1.1.4.3. Xây dựng kế hoạch sử dụng

Khi tìm hiểu, nắm vững đặc điểm các nguồn tư liệu của bảo tàng và sự liên quan của các nguồn tư liệu đến bài học lịch sử, GV sẽ xây dựng kế hoạch để sử dụng cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh. Trong bài học nội khóa, GV cần lên kế hoạch cụ thể, có mục tiêu, yêu cầu rõ ràng cho từng công việc, từng bước tiến hành; phải chú ý những điều kiện cụ thể liên quan tới việc tổ chức sử dụng Bảo tàng trong dạy học lịch sử sao cho phù hợp, ít tốn kém mà lại có hiệu quả.

GV phải xác định được mức độ của việc khai thác các tư liệu của bảo tàng sao cho phù hợp với điều kiện của trường mà mình dạy. Tạo được độ mềm dẻo, phù hợp với từng đối tượng HS trong quá học tập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Trong học ngoại khóa tại bảo tàng, GV cần lên kế hoạch trước về việc liên hệ với nhân viên bảo tàng, cách tổ chức, điều kiện đi lại của học sinh, tài liệu, tài chính… để đảm bảo học sinh có điều kiện tốt nhất khi được tham quan, học tập tại bảo tàng.

1.1.4.4. Đảm bảo tính sáng tạo, phát huy tính tích cực của học sinh

Sử dụng bảo tàng Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975 ở trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Hà Đông - Hà Nội - 5

Đê phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử, trước hết GV phải thay đổi cách dạy của mình. GV nên đưa ra các hình thức dạy học phong phú hơn, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Chuyển từ cách dạy thụ động

sang lấy học sinh làm trung tâm, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. GV đưa ra các tư liệu, hình ảnh về bảo tàng đường Hồ Chí Minh cần có sự hướng dẫn cụ thể, đặt ra các câu hỏi, các tình huống để học sinh là người giải quyết.

GV dựa vào các tư liệu, hiện vật của bảo tàng, tổ chức nhiều hoạt động học tập để học sinh thể hiện khả năng của mình. Ví dụ GV cho học sinh đóng vai phóng viên chiến trường ghi lại những khó khăn, ác liệt của con đường huyền thoại hoặc dựa trên các tư liệu bảo tàng, hay cho học sinh làm hướng dẫn viên để thuyết trình một hiện vật, một hình ảnh hay một tư liệu của bảo tàng.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng việc khai thác và sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử hiện nay

Tại Việt Nam, hệ thống bảo tàng khá phong phú, đa dạng xét về cả số lượng cũng như đề tài trưng bày. Điển hình là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học Được hiểu là một thiết chế văn hóa của đất nước, các bảo tàng ở Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Mỗi bảo tàng đều có những đặc trưng riêng, hiện vật của các bảo tàng cũng được trưng bày rất đa dạng, phục vụ cho những nhu cầu và mục đích khác nhau của công chúng như học tập, tham quan, giải trí…Bảo tàng là nơi lưu giữ các hiện vật, những minh chứng sinh động nhất. Tuy nhiên hiện nay các nguồn tư liệu của bảo tàng chưa được khai thác đúng mức để phát huy được những vai trò của nó.

Hướng dẫn viên tại bảo tàng chỉ cần học thuộc những “bản thuyết minh” mà những nhà nghiên cứu cung cấp cho họ, hay những bài viết trên trưng bày là có thể hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ “tuyên truyền” của mình. Cũng chính vì quan niệm “tuyên truyền” chứ không phải “giáo dục”, với tính chất công việc đơn điệu, thiếu đa dạng, những nhân viên Phòng

Tuyên truyền phần nhiều thiếu tính sư phạm và tính chuyên nghiệp của một người làm công tác giáo dục. Điều đó cũng khiến cho nhà trường ít gắn với bảo tàng vì ít thấy hiệu quả của mỗi chuyến tham quan, ít thấy lợi ích của việc tham quan bảo tàng đối với các chương trình vốn đã quá nặng ở nhà trường. Tuy nhiên, chúng ta không thể không ghi nhận những kết quả mang tính giáo dục mà phương pháp “kinh điển” này mang lại. Đó là những tri thức, những câu chuyện kể rất hay, rất cảm động và rất hấp dẫn mà nhiều thuyết minh viên đã để lại trong lòng công chúng.

Trong giai đoạn mới này, công chúng không còn hoàn toàn “thụ động” nữa mà muốn được trải nghiệm, được giao tiếp, được đối thoại... Với xu hướng nhận thức mới, khái niệm “tuyên truyền” dần được thay thế bằng khái niệm “giáo dục”, tức là thay đổi phương pháp, hình thức tiếp cận để bảo tàng có thể có nhiều hoạt động mang tính giáo dục đa dạng và chất lượng cao hơn nhằm thu hút khách đến với mình và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Trong những năm qua, nhiều bảo tàng, di tích của đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã phối hợp cùng với các trường THPT và ngược lại, đã có nhiều trường phối hợp với bảo tàng để tiến hành nhiều hình thức hoạt động nhằm giáo dục, thu hút HS tham gia và yêu thích tìm hiểu lịch sử, tìm hiểu văn hóa của dân tộc.

Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng ở trường phổ thông có nhiều hình thức tổ chức. Trong đó, hình thức lên lớp là hình thức tổ chức dạy học cơ bản, song không phải là duy nhất. “Lên lớp có thể được tiến hành ở lớp học, hoặc ở địa điểm khác: Phòng thí nghiệm, vườn trường, tại thực địa, nhà bảo tàng. Bên cạnh hình thức lên lớp còn có các hình thức dạy học khác như: Tham quan học tập và hoạt động ngoài lớp…” [6, tr.31]. Một trong những hình thức khác đó là tham quan, học tập tại bảo tàng, di tích.

Từ lớp 6 đến lớp 9, học sinh cũng đã tiếp nhận tri thức lịch sử thông qua các môn học khác như Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội Từ

những kiến thức khái quát ban đầu, đến các cấp học cao hơn, học sinh sẽ được tiếp cận với các bài học chi tiết, cụ thể về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Nhận thức rõ vai trò của mình trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông, trong những năm qua các trường phổ thông trên cả nước đã có sự liên kết chặt chẽ với các bảo tàng để tổ chức đưa học sinh đến tham quan, học tập với nhiều loại hình khác nhau.

Ví dụ khi dạy các bài học liên quan đến thời kì chống Mỹ cứu nước của dân tộc, GV đưa HS đến tham quan, học tập tại các phòng trưng bày có liên quan đến nội dung bài học của một số bảo tàng như: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Phòng không Không quân, Bảo tàng đường Hồ Chí Minh Khi học về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giáo viên có thể đưa học sinh đến với Bảo tàng Hồ Chí Minh để học sinh được hiểu nhiều hơn về cuộc đời và những hoạt động của Bác, qua đó HS sẽ có cái nhìn bao quát,sâu rộng về Người.

Đối với sinh viên các trường cao đẳng, đại học thì việc học qua "kênh" bảo tàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các môn Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở nên gần gũi, thực tế hơn với những giờ học, buổi học tại bảo tàng. Như vậy, việc đổi mới cách dạy và học lịch sử thông qua "kênh" bảo tàng đã tạo hứng thú cho học sinh, sinh viên, các em học môn Lịch sử dễ dàng hơn, còn giáo viên cũng sẽ có những giờ lên lớp sinh động, hữu ích và hiệu quả hơn.

Để hỗ trợ cho việc dạy và học môn Lịch sử của các em đạt kết quả tốt, ngoài việc đưa học sinh đến tham quan bảo tàng, một số bảo tàng còn phối hợp với nhà trường phổ thông trên địa bàn sở tại hoặc một số tỉnh tổ chức các cuộc trưng bày lưu động nhằm giúp các em học sinh có thể tiếp xúc với các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể thông qua các panô ảnh. Với những cuộc trưng bày lưu động, triển lãm chuyên đề, tuy chưa được quy mô, nhưng bước đầu đã giúp học sinh của nhiều trường được tiếp xúc, cảm nhận, quan sát và

thu nhận được những hình ảnh, hiện vật và nội dung các câu chuyện lịch sử. Có thể nhắc tới những cuộc trưng bày lưu động tiêu biểu dưới đây:

Ngày 1/5/2007, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) phối hợp với Phòng Giáo dục huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng triển lãm ảnh "Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam 1858 - 1954" và "Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954". Cũng trong năm 2007, Bảo tàng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho ra mắt Câu lạc bộ "Em yêu Lịch sử" với mục đích góp phần bổ sung kiến thức, nâng cao hiệu quả học môn Lịch sử cho học sinh khối phổ thông. Sau hơn 7 năm hoạt động, Câu lạc bộ đã tổ chức được gần 100 buổi sinh hoạt, 3 buổi tổng kết dành cho học sinh các khối (Tiểu học, THCS, THPT), 2 cuộc Hội nghị, Hội thảo và bước đầu hướng đến sinh viên một số trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội. Cùng với việc xây dựng nội dung, chương trình hoạt động, Câu lạc bộ còn luôn quan tâm đến trình độ từng cấp học và lứa tuổi để tổ chức những hoạt động chơi cho phù hợp. Mặt khác, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ và giáo viên dạy môn Lịch sử ở các trường đã từng bước triển khai cụ thể các chương trình với nhiều hình thức như: tham quan, khám phá các câu chuyện lịch sử thông qua những hiện vật, tài liệu tiêu biểu tại bảo tàng; tổ chức các trò chơi "Nhận diện Lịch sử", "Theo dòng Lịch sử" gắn với các nhân vật, sự kiện điển hình của dân tộc; tổ chức cho giáo viên đi tham quan di tích lịch sử cách mạng. Những hoạt động của Câu lạc bộ này đã lôi cuốn được sự quan tâm, chú ý của nhiều tổ chức giáo dục, các cơ quan văn hóa và các bảo tàng quốc gia Việt Nam. Đặc biệt, mô hình này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các em học sinh, phụ huynh và giáo viên dạy môn Lịch sửở nhà trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội.

Ngày 20/3/2009, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tổ chức cuộc triển lãm chuyên đề "Lịch sử Cách mạng Việt Nam (1945 - 1954)" tại trường THPT Nam Sách (Hải Dương).

Năm 2010 và 2011, nhân các sự kiện lớn của đất nước, chào mừng Đại lễ1000 năm Thăng Long Hà Nội, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của

Đảng Cộng sản Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiếp tục mang bộ triển lãm lưu động đi trưng bày tại các trường THPT của tỉnh Thái Bình, Hà Giang như: THPT Nội trú, Ngọc Hà, Lê Hồng Phong, Bắc Quang, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Công Trứ. Thông qua hình thức trưng bày chuyên đề, các em học sinh đã hiểu và rất ấn tượng, xúc động về những năm tháng khó khăn của đất nước. Việc làm này cũng tạo cơ hội cho các em hiểu rõ hơn về lịch sử nước nhà, mở rộng thêm kiến thức cho bản thân, học hỏi nhiều điều hay, biết trân trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà cha ông ta đã xây dựng nên.

Hướng tới kỉ niệm 65 năm ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2011), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) tổ chức triển lãm chuyên đề "Âm vang lời thề quyết tử" từ ngày 1/11 đến 8/11/2011. Đây là một hoạt động có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, yêu thích môn Lịch sử trong các em học sinh - thế hệ tương lai của đất nước. Trong thời gian triển lãm, các lớp có tiết học môn Lịch sử ở trường đều đến xem triển lãm, được nghe thuyết minh để các em hiểu rõ và bổ trợ tốt hơn cho bài học trên lớp. Bảo tàng đã kết hợp cho các em xem phim tư liệu về cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, về truyền thống hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tạo cho các em một không khí hứng khởi khi học môn Lịch sử. Ngay trong ngày đầu tiên, triển lãm đã phục vụ 800 lượt học sinh. Theo lịch ngoại khóa của nhà trường thì dự kiến tổng số học sinh đến tham quan, học tập tại triển lãm sẽ lên đến 6000 lượt giáo viên và học sinh.

Ngày 6/12/2012,Bảo tàng lịch sử Quốc gia đã tổ chức buổi sinh hoạt với chủ đề “Bầu trời Hà Nội - 12 ngày đêm” dành cho học sinh trường THPT Trần Phú và THPT Thăng Long. Buổi sinh hoạt nhằm góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, giữ gìn và phát huy truyền thống hào hùng của thủ đô Hà Nội trong 12 ngày đêm chiến đấu chống lại cuộc tập kích bằng chiến lược B52 của Mỹ cuối năm 1972.

Qua các buổi triển lãm và sinh hoạt đã mang lại cho các em những giờ học ngoại khóa bổ ích, ý nghĩa. Khi được hỏi, tất cả các học sinh đều có chung mong muốn được học những giờ sử bổ ích, lí thú như vậy,do đó việc học lịch sử không còn nặng nề về ngày tháng, sự kiện, không còn trìu tượng như trong suy nghĩ của các em.

1.2.2. Thực trạng việc sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy và học Lịch sử Việt Nam thời kì 1954- 1975

1.2.2.1.Mục đích khảo sát

Sử dụng các tư liệu, hiện vật ở bảo tàng trong dạy học lịch sử đóng vai trò quan trọng để học sinh có thể chiếm lĩnh tri thức mới, mở rộng hiểu biết về lịch sử, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, việc sử dụng Bảo tàng nói chung, Bảo tàng đường Hồ Chí Minh nói riêng chưa được phổ biến và chưa được quan tâm đúng mức, HS cũng chưa được tiếp xúc học tập nhiều với các tư liệu ở Bảo tàng, chưa được học tập tại bảo tàng một cách thường xuyên. Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn ở một số trường trường THPT ở Hà Đông làm cơ sở cho những kết luận và định hướng cho các biện pháp sư phạm trong đề tài nghiên cứu của mình.

Việc điều tra, khảo sát được tiến hành ở các trường THPT khu vực Hà Đông, nơi có điều kiện tham quan học tập tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh: THPT Trần Hưng Đạo, THPT Lê Qúy Đôn, THPT Quang Trung.

Về phương pháp tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát lấy ý kiến của 200 học sinh lớp 12 và 14 giáo viên các trường ở địa bàn nêu trên.

1.2.2.2. Nội dung khảo sát

Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

Đối với GV: Tìm hiểu quan niệm của GV về sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử, sự cần thiết sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử, các cách thức GV đã hoặc dự kiến sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí