Ảnh Hưởng Tư Tưởng Nho Giáo Trong Nội Dung Tác Phẩm

mẫu, tiến gần và bám sát vào đời sống trần tục của con người. Còn ở đây, các trang văn được dành cho đấng bậc, vua chúa, cho lý tưởng thời đại. Tác giả là những người đứng đầu xã hội chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo, muốn dùng Nho giáo để thiết lập xã hội nên những trang viết mang đậm tư tưởng của Đạo.

Tóm lại, về chất, tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập vẫn giữ vững và tiếp nối, phát triển quan niệm tư tưởng của các tác phẩm trong nền văn học trung đại thời kì đó. Hoàn cảnh xã hội, lý tưởng thời đại ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm nghệ thuật của người viết. Đó là xã hội:

Nhà nam nhà bắc đều no mặt Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.

(Nhất canh, bài 33, Thiên địa môn)

Xã hội ấy “tạo nên môi trường lí tưởng để các Nho sĩ có thể thực hiện hoài bão tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” [7, tr.140], “Nho học thịnh vượng, từ tầng lớp Nho sĩ “dấn thân yêu đời” (Thanh Lãng) đến các vò quan đều sùng chuộng sách thánh hiền, yêu thích thơ văn” [7, tr.140]. Tác giả tập thơ phần lớn là Nho sĩ nên “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, họ thổi luồng tư tưởng Nho giáo vào những trang viết. Dưới sự chỉ đạo đường lối văn nghệ của nhà vua, các nhân sĩ thời bấy giờ, các nhà thơ hội Tao đàn đã mất đi ít nhiều sự sáng tạo, mất đi ít nhiều cảm xúc thực của mình, nhất là trong thơ trữ tình tuy nhiên chính vì thế nên Hồng Đức quốc âm thi tập là tác phẩm nằm trong khôn khổ tiêu biểu cho giai đoạn văn học lúc bấy giờ về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Xã hội an yên, nhân dân ấm no, đạo đức con người và trật tự xã hội nằm trong vòng cương tỏa của Nho giáo. Như vậy, cội nguồn hạnh phúc cuộc đời không phải ở còi tiên, cũng chẳng phải ở còi âm mà nằm trong chính cuộc đời trần tục bình thường gắn liền với triết lý của nhà Nho và bắt nguồn từ Nho giáo.


2.2. Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo trong nội dung tác phẩm

2.2.1. Thiên mệnh, quân vương và thời thái bình, thịnh trị

Thiên mệnh là một khái niệm triết học cổ của Trung Hoa về tính chính danh của bậc quân vương đồng thời là chủ thuyết rất quan trọng trong triết lý của đạo Nho. “Mệnh” ở đây “với tư cách sự ủy thác quyền lực tối cao và thiêng liêng, tức quyền cai trị” [13, tr.59], nó chỉ quyền lực dành riêng cho một người. Theo lẽ đó thì Trời là đấng giao quyền chỉ cho một người làm vua cai quản thiên hạ. Nếu người này là một kẻ bạo ngược, thất đức và không xứng đáng thì có thể đánh mất Thiên mệnh và trời sẽ trao cho một người khác, đó chính là sự thay đổi triều đại. Thuyết Thiên mệnh trong triết lý đạo Nho của Khổng Tử quan niệm sự sống chết của các loài đều do Ngọc hoàng Thượng đế nắm quyền. Trong xã hội phong kiến, nhà vua tự xưng là con của Ngọc hoàng Thượng đế, được gọi là Thiên tử cho nên mệnh lệnh của nhà vua là tuyệt đối. Thuyết thiên mệnh của Khổng Tử có bốn yếu tố chính:

- Tri mệnh: Biết mệnh Trời mà tuân theo, không nên chống trả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

- Phối mệnh: Phải luôn luôn trau dồi đức hạnh để luôn xứng đáng là con của Trời.

- Sĩ mệnh: Không nên than vãn trách cứ mà nên an nhiên chờ đợi mệnh

Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập - 5

Trời.


- Úy mệnh: Phải kính sợ mệnh Trời, chớ cãi lại.

Học thuyết Nho giáo đề cao tuyệt đối ngôi vua chuyên chế và dùng

mệnh trời làm cơ sở lý giải đế quyền. Vua hay chính là hoàng đế - danh hiệu tôn quý của người có địa vị làm chủ. Sự tồn tại của địa vị hoàng đế có tính phủ định toàn bộ các nhân cách độc lập khác. Thiên mệnh nằm trong mối quan hệ với thiên hạ và thiên tử. Thiên hạ (dưới trời) thuộc quyền sở hữa của hoàng đế, mọi cá thể không ai không là bề tôi, không ai là không chịu sự chi

phối của thiên mệnh. Để trở thành một người nắm thiên mệnh anh minh, được dân chúng tin phục thì phải có “chí đức”, có một số phẩm chất nhất định như: chí hiếu, chí nhân, chí minh, chí thành chí kính…

Hồng Đức quốc âm thi tập là tác phẩm được viết dưới sự chủ súy của nhà vua, dưới thời Nho giáo phát triển rực rỡ nên chắc chắn tác phẩm mang nặng tư tưởng thiên mệnh. Thuyết Thiên mệnh trong Hồng Đức quốc âm thi tập thể hiện ở chỗ tác giả khẳng định vị trí vai trò của vua Lê Thánh Tông qua đó ngợi ca công đức nhà Lê. Bất kì một quyền lực chính trị nào trong lịch sử nhân loại đều là sản phẩm của một quá trình tranh đấu giành giật giữa các nhóm, các tập đoàn xã hội và được duy trì, bảo vệ, củng cố bằng sức mạnh vật chất mà đỉnh cao là bạo lực. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách đô hộ của nhà Minh giành thắng lợi mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc, nhà Lê được thành lập. Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, nhà Lê được suy tôn ca ngợi không chỉ bởi dư âm vẻ vang của chiến thắng lịch sử mà còn bởi sự thịnh trị no ấm kéo dài suốt 10 thập kỉ độc lập đó. Các cải cách xã hội của nhà vua đều rất tích cực và tiến bộ về mọi mặt. Điểm đáng lưu ý nhất là Lê Thánh Tông đã suy tôn Nho giáo lên thành quốc giáo, dùng những nguyên tắc trong Nho giáo để thiết lập trật tự kỉ cương xã hội. Để ca ngợi cuộc sống ấm no của nhân dân, đất nước, dưới triều Lê có câu:

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,

Lúa tốt đầy đồng trâu chẳng buồn ăn

Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập đã phản ánh rất rò về thời đại mà dân tộc nào cũng mơ ước. Nhiều trang thơ được dành để ca ngợi vị vua anh minh tài giỏi rất mực yêu thương dân, đem lại cho nhân dân cuộc sống an vui, hạnh phúc. Nho giáo đề cao và coi trọng vị trí tối cao của Thiên tử - nhà vua. Có vị vua nhờ vào đó mà cậy thế, lộng hành độc tài độc đoán. Lê Thánh

Tông dùng Nho giáo để thắt chặt kỉ cương trị quốc nhưng không dựa vào Nho giáo để lộng hành mà trái lại, đức vua lấy Nho giáo để răn mình, để tu thân và sau đó tề, trị, bình, làm gương cho các đấng quân tử trong thiên hạ:

Lòng vì thiên hạ những sơ âu, Thay việc trời, dám trễ đâu.

Trống dời canh còn đọc sách, Chiêng xế bóng chửa thôi chầu. Nhân khi cơ biến xem người biết, Chứa thuở kinh quyền xét lẽ mầu, Mưa biểu áo vàng chăng có việc, Đã muôn sự nhiệm trước vào tâu.

(Tự thuật, bài 1, Nhân đạo môn)

“Thay việc trời” “vì thiên hạ” chính là trách nhiệm của đấng quân vương. Trong bài Tự thuật này, ta nhận thấy rò đây là lời của nhà vua qua khẩu khí, ngôn ngữ lời thơ. Nhà vua ý thức được trọng trách mình đang mang, ý thức được mình là người phải lo trước nỗi lo thiên hạ chứ đâu như người ta vẫn tưởng: “áo vàng chăng có việc”. Dưới chế độ quân chủ phong kiến, coi vua là trời, coi mệnh vua là thiên mệnh, người ta thường ám ảnh về một ông vua sa đọa, cậy quyền thác loạn làm khổ dân chúng. Nhưng ông vua ở trong bài thơ hay chính là vị vua dưới thời Hồng Đức lại mang trong mình nỗi ưu tư canh cánh lo cho dân cho nước. Ông đặt cuộc sống của mình vào cuộc sống của nhân dân, coi cuộc sống của nhân dân là cuộc sống của mình. Theo quan niệm của Nho giáo, mệnh trời là vô thường đối với những kẻ hôn quân bạo chúa: “duy mệnh bất vu thường, đạo thiện tắc đắc chi, bất thiện tắc thất chi hỹ (chỉ mệnh là không có định, thiện thì được, không thiện thì mất). Nho giáo cũng chỉ rò rằng muốn giữ được thiên mệnh thì phải có “chí đức”. Lê Thánh Tông

chính là một ông vua có “chí đức” mà Nguyễn Trãi khao khát một đời: “ước một tôi hiền, chúa thánh minh”.

Đấng quân vương mà tập thơ hết lòng ca ngợi chính là vị vua lý tưởng thời Hồng Đức. Mặc dù đất nước đang trong cảnh thái bình nhưng người vẫn ý thức rất rò rằng nước ta là một đất nước nhỏ bé luôn bị giặc nhòm ngó nên nhà vua không cho phép mình hưởng lạc an nhàn mà còn dốc sức xây dựng một giang sơn giàu mạnh. Như vậy, “thiên mệnh” ở đây đặt đúng người, người dùng thiên mệnh mà tạo phúc cho dân, người ý thức được trọng trách của hai từ “thiên mệnh”. Chính bởi đức vua anh minh như thế, nên dân chúng đã dành rất nhiều lời ngợi ca cho ngài. Rất nhiều bài thơ đã nói thay cho lòng dân:

Từ thuở Đông Hoàng chịu lấy quyền Thiều quang làm cảnh rạng xuân thiên

(Lại vịnh cảnh mùa xuân, bài 6, Thiên địa môn)

Câu thơ nói về mùa xuân của đất trời hay chính là mùa xuân của đất nước Đại Việt. Khi Lê Thánh Tông lên ngôi, đất nước bước vào một mùa xuân của hạnh phúc ấm no. Thật đúng với lời ca ngợi của học sĩ Đào Cử: “Từ khi đức vua lên ngôi, trong ngoài đều phục, mưa nắng thuận hòa, dân vật yên thịnh” [3, tr.13.14]. Hồng Đức quốc âm thi tập là sáng tác của nho sĩ mà chủ yếu là của Hội Tao đàn, đều là quân thần của vua, họa thơ của vua và làm thơ dưới sự chủ súy của nhà thơ nên lời thơ có phần khuôn sáo, gò bó, thiên về ca tụng. Tuy nhiên bên cạnh sự hạn chế đó, trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập ta vẫn thấy những bài thơ ca ngợi minh quân một cách chân thành, cảm phục, xuất phát từ đáy lòng. Điều này thể hiện rò trong chùm thơ Vịnh tết Nguyên đán:

Ba dương đã gặp thuở thì vần, Bốn bể đều mừng một chúa xuân.


môn)

Nức ngai vàng, hương mấy hộc, Trang cửa phượng ngọc mười phân. Trời lồng lộng hay lòng thánh,

Gió hây hây khắp muôn dân.

Nhờ ấm nhân khi hênh bóng nắng, Ước dâng muôn tuổi chúc ngô quân.

(Họa vần bài Vịnh tết Nguyên đán, bài 3, Thiên địa

Những lời ca chúc tụng ấy cứ trở đi trở lại:

Tượng mở thái hòa Ngiêu vỗ trị, Ơn nhiều chẩn thải Hán nuôi dân. Đài xuân bốn bể đều vây họp,

Tuổi tám ngàn tôi chúc thánh quân.

(Vịnh cảnh ngày xuân, bài 5, Thiên địa môn)

Phải là một ông vua anh minh và hết lòng vì dân chúng thì mới nhận được những lời chúc tụng như vậy. Ví vua nước ta như vua Nghiêu, vua Thuấn, chúc vua ta thọ “muôn tuổi”, “tám ngàn tuổi” hay tuổi thọ cao như núi Nam sơn là ước mong vua sống đời đời để gây dựng một xã hội yên ấm thịnh trị như bấy giờ. Đọc những vần thơ mới thấy ơn vua lớn nhường nào. Vua là thiên tử, nắm trong tay thiên mệnh nhưng thiên tử và thiên mệnh ấy lại suốt đời phục vụ và lo lắng cho nhân dân thật đúng là “chí đức”! Lời thơ là lời ngợi ca, biết ơn và còn là sự khẳng định vị trí tối cao, quan trọng của nhà vua trong thiên hạ. Vị trí ấy thu phục được tất cả lòng dân và bền vững là do tài đức của nhà vua.

Để đề cao vị trí của quân vương, của người nắm thiên mệnh, tác giả còn đi ngợi ca các vua trung Quốc. Đó là vua Cao tổ nhà Hán:

…Sục vào núi trĩ hươu chùn cổ

Đuổi đến sông Ô khỉ ướt đuôi…. Bốn trăm nghiệp Hán dài lâu bấy, Quá Lỗ vì chưng chút đãi buôi.

(Vịnh vua Cao tổ nhà Hán, bài 2, Nhân đạo môn)

Bất cứ một vị vua nào lên nắm thiên mệnh đều trải qua quá trình tranh đấu và gây dựng nghiệp lớn nhưng nắm được thiên mệnh bền vững hay không là do phẩm chất hợp muôn lòng người:

Cất quân nhân nghĩa yên đòi chốn, Lấy đức khoan hòa trị bốn phương. Choi chói gây lên công nghiệp Hán, Vì hay thâu đãi kẻ hiền lương.

(Lại vịnh vua Cao tổ nhà Hán, bài 3, Nhân đạo môn)

Sau bài Tự thuật về Lê Thánh Tông là bài Vịnh vua Cao tổ nhà Hán, cả hai đều là những người nắm thiên mệnh sáng suốt, tác giả có ý đặt vị trí của bậc quân vương nước Đại Việt ta sánh ngang tầm với vị vua đã dựng nên “bốn trăm nghiệp Hán”. Tuy hình thức thể hiện và hình ảnh sử dụng có phần khuôn sáo song các nhân sĩ thời Hồng Đức đều rất chân thành trong nội dung biểu hiện, đó là sự ngợi ca đương kim hoàng thượng trên cơ sở thực tế, vị vua ấy xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc.

Không chỉ ngợi ca bậc quân vương, khẳng định vai trò của nhà vua một cách trực tiếp, mà nhiều bài thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập còn nói về điều đó một cách gián tiếp thông qua việc khẳng định sự thịnh trị của triều đại Lê Thánh Tông bằng cách ngợi ca cuộc sống thái bình dưới sự trị vì của nhà vua. Nho giáo quan niệm đặc quyền của hoàng đế - thiên tử là vô hạn độ và Nho giáo chú trọng nhấn mạnh vào việc tu thân của bậc đế vương để làm gương cho thiên hạ. Thiên hạ là của thiên tử, nhận được từ trời nhưng nước phải có dân. Vua là người nắm thiên mệnh nhưng không phải vua không chịu

sự ràng buộc nào. Vua được đặt trong mối quan hệ với dân, Nho giáo quan niệm theo Mạnh Tử là: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” hay “ý dân là ý trời”, “làm lật thuyền mới biết dân như nước”. Thế mới nói hoàng đế nhận thiên mệnh từ trời, nhưng vị hoàng đế sáng suốt là người nắm thiên mệnh anh minh để phục vụ dốc lòng vì dân chúng, được dân chúng tin yêu. Lê Thánh Tông là một vị hoàng đế như vậy. Đất nước trong cảnh thái bình và phát triển, dân chúng không quên nhớ về công lao của nhà vua. Điều đó trước hết được thể hiện qua chùm thơ vịnh cảnh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rất tuyệt mỹ mà vô cùng yên ả. Đó là tiết xuân:

Hiu hiu gió thổi hương lồng áo Phơi phới mưa sa ngọc đượm chân.

(Vịnh cảnh ngày xuân, bài 13, Thiên địa môn)

Từ xuân chuyển sang hè với những hình ảnh rất quen thuộc mà ta đã bắt gặp trong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi:

Lầu cao gió mát người vô sự, Khúc Nam huân văng vẳng nghe.

(Vịnh cảnh mùa hè, bài 14, Thiên địa môn)

Bức tranh thu vốn đã bình yên từ muôn đời trước, nay gặp chốn nước nhà độc lập lại càng trở nên yên ả:

Thảnh thơi đêm có vầng trăng giãi, Tỏ làu làu khắp chín châu.

(Vịnh cảnh mùa thu, bài 9, Thiên địa môn) Mùa đông mà vẫn ấm áp nhường nào:

Điểm tuyết nào non đầu chẳng bạc, Hóng lò có khách mặt thêm hồng.

Một mai sang đến xuân đầm ấm, Đường tía xem hoa diễu ngựa rong.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022