Mối Quan Hệ Xã Hội Trong Nền Nếp Tam Cương, Ngũ Thường

(Vịnh cảnh mùa đông, bài 11,Thiên địa môn)

Hơi thở về cuộc sống thanh bình còn được thổi vào trong nhóm bài thơ vịnh năm trống canh. Trong năm canh, âm thanh có lúc động lúc tĩnh nhưng cái nền âm thanh bao giờ cũng là yếu tố động. Màu sắc cũng vậy, có lúc đậm lúc nhạt nhưng cái nền chung luôn chan hòa ánh sáng. Mặc dù cảnh vật được miêu tả vào ban đêm nhưng lại rất sống động, và tràn đầy sức sống. Từ canh một cho tới canh năm, không bao giờ người dân phải giật mình hoang mang:

Lầu treo cung nguyệt người êm giấc, Đường quanh nhà thôn cửa chặt cài. Cảnh vật chòm chòm bay lửa đóm, Cỏ hoa gốc gốc đượm hương trang.

(Nhị canh, bài 34, Thiên địa môn)

Cảnh vật được miêu tả vào ban đêm nhưng không hề tiêu sơ ảm đạm mà rất thanh sáng. Khung cảnh hoàn toàn khác với tình cảnh loạn lạc thời phong kiến khiến người dân không một đêm nào yên giấc. Chưa bao giờ hơi thở cuộc sống lại bình yên và gần gũi đến như vậy. Phải chăng đây là những lời thơ đẹp nhất Hồng Đức quốc âm thi tập – những lời thơ xuất phát từ tấm lòng ngợi ca và biết ơn sâu sắc cuộc sống bình yên:

Nhà Nam, nhà Bắc đều no mặt, Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.

(Nhất canh, bài 33, Thiên địa môn)

Hai câu thơ chính là khúc ca trong lòng tất cả mọi người: khúc ca thái bình ca ngợi cuộc sống và công lao của người đã đem lại cuộc sống thái bình đó. Cuộc sống thái bình còn được thể hiện qua nhóm bài thơ Vịnh mười hai tháng. Từ tháng giêng cho tới tháng mười hai, đâu đâu cũng ngập tràn sức sống và niềm hân hoan phơi phới. Mỗi tháng có một vẻ đẹp thanh bình riêng.

Họa thêm vào bức tranh thanh bình của đất nước bốn mùa là rất nhiều bài thơ vịnh trăng. Vầng trăng vốn đã đẹp, nhưng chỉ tuyệt mỹ khi cảnh vật yên ả:

Suốt nhân gian, khắp mọi tình, Cao vòi vọi, sáng thanh thanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

(Họa vần bài vịnh trăng II, bài 20, Thiên địa môn)

Như vậy, trong tập thơ ở phần Thiên địa môn, đã dành rất nhiều trang viết về cuộc sống thái bình thịnh trị. Ca ngợi về cuộc sống ấy là cách gián tiếp các tác giả gửi gắm tấm lòng biết ơn của nhân dân tới nhà vua và triều đại Lê sơ. Khi ca ngợi nhà vua, ca ngợi cuộc sống thái bình thịnh trị, các tác giả luôn có ý thức đồng nhất triều đại phong kiến với đất nước với dân tộc. Và quả thật ở nửa cuối thế kỷ XV, giai cấp phong kiến đang nắm quyền lãnh đạo quốc gia đã đưa đất nước phát triển tới đỉnh cao thịnh vượng. Lê Thánh Tông và vương triều của ông đã làm nên lịch sử cho giai đoạn này của dân tộc.

Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập - 6

Để đạt được thành công rực rỡ như thế, Lê Thánh Tông - vị vua anh minh đứng đầu triều đại đã vận dụng tích cực những tư tưởng của Nho giáo để cai trị đất nước. Cũng vì lẽ đó nên các bài thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập khi nói về tư tưởng thiên mệnh, về đấng quân vương, về thời thái bình thịnh trị đều toát lên tư tưởng Nho giáo. Tác giả trong Hồng Đức quốc âm thi tập đã thay lời nhân dân, đề cao vị trí vai trò của nhà vua đồng thời ca ngợi vua Lê Thánh Tông thông qua việc ngợi ca cuộc sống dân ấm dân yên của triều Lê sơ. Rất nhiều lần cụm từ “chúc thánh quân”, “đội đức hồng quân”, “nhớ chúa” trở đi trở lại trong các bài thơ. Thậm chí, trong phần Phẩm vật môn, khi nói về người bù nhìn trong bài Cảo nhân cũng nhắc tới “nhà chúa”; trong bài (cái đó) cụm từ “ơn chúa” lại xuất hiện; viết về cái ấm đất, bài thơ Thổ vu không quên có câu: “Hôm mai ninh nước vì nhà chúa”; mở đầu bài thơ Tân lang (cây cau) là hai từ “ơn chúa”; bài thơ Phiến (cái quạt) nói về công dụng của cái quạt: “Một mình thờ chúa thuở hè thiên”; viết về quả dưa

với đặc điểm ruột đỏ vỏ xanh, bài thơ Qua không quên so sánh đặc điểm ấy với “lòng son thờ chúa”. Làm thơ về cổ thành xưa, tác giả không quên ngợi ca công đức của người xây thành giữ thành:

Khen ai gây đặng thành đô ấy, Ấy của tiên vương của quốc gia.

(Cổ thành, bài 1, Nhàn ngâm chư phẩm thi tập) Dù làm bất cứ điều gì, nhân dân luôn biết ơn vua chúa:

Tay giũ tơ vàng, ngờ ấy chiếu,

Lưng đeo tuyết trắng ngỡ rằng đai

(Lại vịnh thuyền người đánh cá, bài 64, Phong cảnh

môn)

Người đánh cá thả lưới tơ mà ngỡ rằng lời vua tinh tế như sợi tơ. Để có

được lòng dân như vậy là do Lê Thánh Tông đã hiểu được sức mạnh bản thể của “dân” trong quan niệm của Nho giáo. Ông nắm trong tay thiên mệnh nhưng “dân” có thể “cách mệnh” nếu sống dưới ánh cai trị của một ông vua tàn bạo ngu dốt. Lê Thánh Tông đã tiếp nối tư tưởng: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” của Nguyễn Trãi. Ở thời loạn, muốn “yên dân” thì phải lo “trừ bạo” còn ở thời bình, nhà vua hiểu “yên dân” theo một lớp nghĩa tiến bộ hơn đó là: ổn định trật tự kỉ cương đạo đức xã hội và phát triển đất nước.

Nho giáo bắt nguồn từ Trung quốc, và đất nước này đã có rất nhiều vị vua cũng đã vận dụng thành công Nho giáo để tu thân và trị quốc. Hồng Đức quốc âm thi tập không quên dành những trang văn để ca ngợi họ. Đó là vua thứ tám triều nhà Hán:

Viêm Lưu trời mở vận trùng quang, Ngôi báu xưa giày vỗ bốn phương… Trong triều rủ áo đền phong thẳm, Ngoài còi nghiêng tai tiếng đức vang.

(Nguyên đế tức vị, bài 27, Nhàn ngâm chư phẩm thi tập)

Đức độ của vua rạng rỡ như ánh mặt trời, mặt trăng, chỉ cần rủ áo chắp tay là đất nước thái bình thịnh trị, tất cả đều vểnh tai nghe giáo hóa của triều đình. Lời lẽ mà các tác giả ca ngợi một vị vua đức độ không dừng lại ở đó:

Thụy ứng điềm lành thuận mưa gió Đường, Ngu đem lại thái hòa xưa. Giữa trời chăm chắm âu vàng đặt, Tám còi làu làu đuốc ngọc đưa…”

(Thiên hạ thái bình, bài 28, Nhàn ngâm chư phẩm thi tập)

Như vậy, có thể nói, Hồng Đức quốc âm thi tập đã dành rất nhiều trang viết trực tiếp hoặc gián tiếp nói về nhà vua gắn liền với tư tưởng thiên mệnh. Các tác giả dùng ngòi bút thấm nhuần tư tưởng Nho giáo để làm rò về trách nhiệm đúng đắn của hai từ “thiên mệnh” trong xã hội dùng Nho giáo để cai trị đất nước. Những trang viết ấy đã lý giải tại sao thời Hồng Đức xã hội lại phát triển đến vậy. Viết về vấn đề tưởng như khô khan ấy nhưng nội dung thơ ca lại đậm tính trữ tình bởi cách thể hiện gián tiếpvà tình cảm chân thành xuất phát từ nhân dân và tác giả.

2.2.2. Mối quan hệ xã hội trong nền nếp tam cương, ngũ thường

Một khía cạnh khác của Nho giáo được phản ánh trong Hồng Đức quốc âm thi tập đó chính là các mối quan hệ xã hội được đặt trong nền nếp tam cương ngũ thường. Nhiều bài thơ mang nội dung đó đã phản ánh được tinh thần thời đại Hồng Đức, phản ánh được kỉ cương trật tự xã hội mà nhà vua Lê Thánh Tông thiết lập để xây dựng nên một thời kì phong kiến thịnh trị. Giường mối trong nước đã hợp với giường mối của trời đất như một lẽ tự nhiên:

Quyền cương thẩy đã hợp thiên cương

(Tháng mười hai, bài 50, Thiên địa môn)

Trước hết, tư tưởng “tam cương” của Nho giáo chi phối tới nội dung nhiều bài thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Như đã giới thiệu ở phần “những tư tưởng cơ bản của Nho giáo” trong chương một, tam cương là ba mối quan hệ chủ chốt trong xã hội: quân thần cương, phụ tử cương, phu phụ cương. Hay nói cách khác nó là chuẩn mực đạo đức phép tắc cư xử giữa: vua

– tôi; cha – con; vợ - chồng. Theo lẽ đó người trên (vua, cha, chồng) phải thương yêu, chăm sóc và bao dung người dưới (bề tôi, con, vợ); ngược lại bề dưới phải kính nhường, thương yêu, phục tùng và biết ơn người trên. Ban đầu, Nho giáo coi giữa người và người có năm quan hệ (ngũ luân): vua - tôi, cha - con, anh - em, vợ - chồng, bạn bè.Về sau ba quan hệ cơ bản được nhấn mạnh là "Tam cương". Cách ứng xử đúng mực như vậy thiết lập kỉ cương từ gia đình đến xã hội, lấy gia đình thuận hòa làm hạt nhân để xây dựng xã hội thái bình, trật tự và ổn định.

Tuy nhiên, trong ba quan hệ này, quan hệ "vua - tôi" là quan trọng và được đề cao nhất, trung quân (lòng trung với vua) cũng là ái quốc (yêu nước). Thật đúng như vậy, trong Hồng Đức quốc âm thi tập các tác giả đã tập trung rất nhiều vào việc khai thác mối quan hệ vua – tôi. Theo quy tắc, bề tôi phải nhất mực trung thành với vua, phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của vua. Bài thơ Quân thần (bài 38, Nhân đạo môn) biểu hiện rò nhất tư tưởng “trung quân” theo quan niệm của Khổng Tử: “quân quân, thần thần” (vua ra vua, tôi ra tôi). “Tôi hiền chỉ thờ vua sáng, tướng tài chỉ giúp chúa thánh minh” là điều mà Nguyễn Trãi thể hiện xuyên suốt trong Quốc âm thi tập, đến Hồng Đức quốc âm thi tập nó lại được tiếp thu và phát triển. Chưa bao giờ, chữ “trung” lại được đề cao như ở Nho giáo. Tấm lòng trung thành, có thể chết vì bề trên mà không hề do dự thật đáng cảm phục. Chữ “trung” ấy đem lại bao tình cảm tốt đẹp và cao quý giữa bề dưới và bề trên. Thứ tình cảm dường như có khoảng cách bởi địa vị xã hội nhưng lại chuyển sang tình nghĩa khó quên. Trong bài

thơ Bình sa lạc nhạn (chim nhạn đáp xuống bãi cát phẳng) mượn hình ảnh về loài chim nhạn nằm ở trên bãi cát, chim nhỏ nằm ngoài bảo vệ để tỉnh táo đề phòng người hoặc cầy cáo đến bắt chim lớn nằm bên trong. Từ đó ý nói tình nghĩa vua tôi khăng khít. Một bầy tôi trung thành là bầy tôi biết cùng vua, giúp vua gánh vác giang sơn. Bài Sở hành hồng liễu nhất ngư châu:

Mựa nói giang hồ yên mỗ thú,

Chạnh lòng ngụy khuyết tiếng chuông sơ.

Và bài Lại bài trên họa vần lại bài thơ đó:

Dẽ có nơi khôn mạc được,

Ái ưu khăn khắn một lòng sơ.

Ý thơ đều đến cuối bài mới bộc lộ kể về câu chuyện người thuyền chài vui thú giang hồ nhưng lúc nào cũng canh cánh hướng về vua, về nước. Ở đây, tư tưởng “ái ưu” xuất hiện. “Ái ưu” là ái quân trung quốc, yêu vua lo việc nước. Nguyễn Trãi cả một đời canh cánh tấm lòng ái ưu ấy. Và giờ đến Lê Thánh Tông, vị vua được lòng dân nên có biết bao triều thần, bề tôi hướng tấm lòng ái ưu đó về người. Cụm từ “nghĩa chúa tôi” trong bài Táo (bài 42, Phẩm vật môn) đến bài Thừa đang (bài 44, Phẩm vật môn) lại xuất hiện, nó trở đi trở lại như một điệp khúc. Chưa bao giờ tình cảm này lại gần gũi và thân thiết đến vậy. Nguyên tắc “quân – thần” của Nho giáo là kỉ cương khắt khe nhưng đồng thời nó lại là nền tảng để thiết lập tạo ra mối quan hệ tình nghĩa đúng mực. Tấm lòng của bề tôi dành cho vua còn được thể hiện một cách rất thú vị khi nói về đặc điểm của loài kiến trong bài Nghĩ: “Đạo biết quân thần tôn nhượng”. Loài kiến có kiến chúa, kiến quân. Kiến chúa phần nhiều ở trong tổ, kiến quân đi kiếm mồi về nuôi dưỡng kiến chúa. Điều đó khiến ta liên tưởng đến bề tôi cả một đời cống hiến tận tụy cho nhà vua. Như vậy, mối quan hệ vua – tôi theo tư tưởng Nho giáo đã chi phối tới ngòi bút và cách lựa chọn thể hiện hình ảnh của nhiều bài thơ trong Hồng

Đức quốc âm thi tập. Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả tiếp tục mượn đặc điểm của loài rận để nói về tấm lòng son trung thành sâu sắc của bề tôi dành cho đấng quân vương:

Hết lòng uống máu vì nhà chúa

Khăn khắn trong lòng một điểm đan.

(Bạch rận, bài 49, Phẩm vật môn)

Có thể nói đây là những vần thơ đạt tới độ đỉnh điểm có phần hơi cực đoan và phiến diện khi nói về mối quan hệ vua – tôi. Đặc điểm của loài rận là chuyên đi hút máu người và máu các loài động vật khác để sống. “Hết lòng uống máu” một mặt chỉ tấm lòng son, tấm lòng trung thành đến tột độ vì bề trên nhưng mặt khác lại mang tính tiêu cực khi đặt vào mối quan hệ vua – tôi. Trong lịch sử dân tộc, bên cạnh những ông vua tốt thì vẫn có những kẻ tàn bạo cầm quyền. Vua sáng thì tôi hiền, nghe theo vua là tạo phúc cho nhân dân. Ngược lại những kẻ hôn quân bạo chúa làm chủ đất nước, vua có độc ác hay ngu dốt đến đâu thì bầy tôi vẫn phải nhất mực phục tùng. Nói như thái tử Phù Tô: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Vậy nên dù vua có tàn độc đến mức nào thì bầy tôi vẫn phải: “hết lòng uống máu vì nhà chúa” là ở chỗ đó. Chữ “trung” có tính chất một chiều trong xã hội phong kiến chuyên chế. Tuy nhiên, cũng giống như muốn giữ được thiên mệnh thì nhà vua phải có chí đức, muốn bề tôi trung thành bền lâu thì nhà vua phải anh minh phải tu thân để giữ mình. Nho giáo tưởng như đặt ra các tư tưởng chuyên chế độc quyền nhưng không, tất cả các tư tưởng đó đều được đặt trên nền tảng đạo đức cương thường. Vận dụng Nho giáo một cách tích cực sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp như cách Lê Thánh Tông đã làm và được lòng bề tôi:

Vua ơn nặng, thầy ơn nặng,

Dầu thác thì còn tạc đến xương

(Tạ lại bài trên, bài 17, Nhàn ngâm chư phẩm thi tập)

Bên cạnh đó là mối quan hệ trong gia đình. Nho giáo quan niệm xã hội tốt đẹp chỉ khi gia đình tốt đẹp bởi vậy mà kỉ cương nề nếp được thiệt lập từ trên xuống dưới, từ gia đình cho tới ngoài xã hội. Mối quan hệ phụ - tử (cha – con) gắn liền với đạo hiếu – đạo mà bất cứ thời đại nào cũng cần, tôn giáo nào cũng phải có. Trong Hồng Đức quốc âm thi tập, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có tính chất hai chiều: cha mẹ đối với con cái, con cái đối với cha mẹ. Bài Giáo tử, bậc cha mẹ băn khoăn về cách dạy con sao cho bảo toàn cái nghĩa cha con:

Lời năng nói, là lời năng oán, Biết đổi cho ai dạy dỗ con

Bài Ái tử, tác giả nói về cách yêu con, dạy con của cha mẹ:

Dạy: chớ quên nghề cử tử, Răn: mựa tới cửa quyền môn. Thế khoa đời có năng phen kịp,

Ngò phỉ lòng mừng thuở mặt còn.

Cha mẹ luôn mong muốn con đỗ đạt, lúc còn sống được trông thấy con thành đạt là niềm hạnh phúc của cha mẹ. Nói về công dưỡng dục mà cha mẹ dành cho con, các tác giả không quên viết Tử đạo để nói về đạo làm con:

Đạo cha đức mẹ chất tầy non, Lấy thảo mà thờ ấy đạo con.

Con đường Nho giáo đưa ta tới bổn phận và trách nhiệm. Trong bài thơ, để trọn đạo làm con là không được quên ơn cúc dục của cha mẹ, là phải nối nghiệp cha để “rạng sở tông môn”. Còn bài Lăng mẫu tống sứ giả trong lời người mẹ dặn con ta bắt gặp chữ “trung” gắn liền với chữ “hiếu”:

Niềm trung hiếu khôn hai vẹn Hội công danh dễ mấy lần.

Mệnh thiếp già này bao nỡ tiếc,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022