Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập - 4

phát biểu thành lời một cách trực tiếp mà được thể hiện gián tiếp qua tác phẩm biểu hiện cụ thể ở việc tác giả lựa chọn đề tài, chủ đề, và cách thức thực hiện đề tài chủ đề đó. Các tác giả quan niệm rằng văn chương phải dùng để giáo huấn đạo đức theo quan niệm Nho giáo, cái đẹp từ cảnh vật đến con người phải là cái đẹp theo quy chuẩn của Nho giáo. Nội dung thơ ca vì thế mà xoay quanh “tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức”, “tu, tề, trị, bình”, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”…

“Con người trong văn học bao giờ cũng có hai mặt: Mặt cảm tính và mặt quan niệm. Mặt cảm tính là những chi tiết về ngoại hình, tính cách, tình cảm… hiện diện trong tác phẩm. Còn đằng sau những hình ảnh cảm tính đó, chiều sâu của sự phản ánh đó, chính là tư tưởng, là quan niệm nghệ thuật của tác giả chi phối cách thức phản ánh” [22, tr.2]. Thế giới nhân vật trong Hồng Đức quốc âm thi tập phần lớn là vua quan, những người tài giỏi trong lịch sử. Nó tuân theo chuẩn mực của Nho giáo về việc đề cao người quân tử, đề cao đấng quân vương. Quan niệm nghệ thuật về con người của các nhân sĩ Hội Tao đàn hầu như không có gì thay đổi với các tác phẩm văn học trung đại trước đó: Con người phải ở địa vị công danh lỗi lạc, phải có quyền uy trong thiên hạ, văn vò tài đức song toàn. Nhà thơ nêu cao những tấm gương chính giáo, cương thường theo thuyết lý của Khổng Mạnh. Điều này có thể thấy rò trong phần Nhân đạo môn của tác phẩm. Chúng ta dễ dàng nhận ra khẩu khí của nhà vua Lê Thánh Tông trong bài Tự thuật:

Lòng vì thiên hạ những sơ âu Thay việc trời, dám trễ đâu. Trống dời canh còn đọc sách,

Chiêng xế bóng chửa thôi chầu…

(Tự thuật, bài 1, Nhân đạo môn)

Chỉ với bốn câu thơ đã vẽ ra bức chân dung một vị vua lý tưởng. Nhà vua tự ý thức rất rò về bổn phận và trách nhiệm lớn lao mà trời giao phó, từ đó, ông không ngừng tu thân để trị quốc. Hình ảnh đức vua đọc sách thâu đêm, mải chầu triều quên rằng trời đã xế bóng thật đáng khâm phục. Có thể nói đây chính là chuẩn mực đạo đức cho người quân tử thời bấy giờ, nó giúp ta hiểu vì sao cuối thế kỉ XV lại là thời kì thịnh trị bậc nhất của nền phong kiến dân tộc.

Quan niệm nghệ thuật về con người trong Hồng Đức quốc âm thi tập không chấp nhận những kẻ hèn yếu tiểu nhân kém cỏi. Các tác giả hết lòng ca ngợi các bậc minh quân không chỉ của nước ta mà còn ở Trung Quốc. Đó là Lưu Bang đã làm nên “Bốn trăm nghiệp Hán dài bấy lâu” (Vịnh vua cao tổ nhà Hán, bài 2, Nhân đạo môn). Đó là Hạng Vũ – đối thủ của Lưu Bang trong thời Hán Sở:

Mười một phen khua Tần lạnh gáy Bảy mươi trận dã Hán tanh mè

(Vịnh Hạng Vũ, bài 4, Nhân đạo môn)

Vương giỏi thì không thể không nhắc tới tướng tài là Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín hết mực phục vụ Lưu Bang, được ngợi ca trong các bài Vịnh Trương Lương, Vịnh Tiêu Hà, Vịnh Hàn Tín. Tác giả còn quan niệm mẹ của bậc anh hùng giúp vua thì cũng là một bậc anh hùng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Mệnh thiếp già này bao nỡ tiếc Về thì khuyên nó nghĩa quân thần

(Lăng mẫu tống sứ giả, bài 11, Nhân đạo môn)

Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập - 4

Từ việc vịnh về các anh hùng vua quan tài giỏi Trung Quốc, ngợi ca họ trên tinh thần coi trọng người tài trong thiên hạ, các tác giả đi tới việc ngợi ca các bậc anh tài của dân tộc mình:

Dẹp yên tám còi mới buông tay

Lồ lộ thai tinh một đóa mây

(Điếu (Viếng) Lẽ Du, bài 12, Nhân đạo môn)

Tưởng nhớ về Lê Khôi:

Phong lưu phú quý ba đời thấy, Sự nghiệp công danh bốn bể hay

Đây là tên tuổi vang danh khắp ba triều Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông. Thật ít thấy triều đại nào coi trọng người tài như triều đại Hồng Đức. Các trạng nguyên cũng giữ một vị trí quan trọng và không thể không xuất hiện trong thơ. Bài “Điếu Cao – Hương Lương trạng nguyên”, “Điếu Nghĩa – Bang trạng nguyên”,… là những lời viếng đầy tiếc thương cho một đời thánh hiền tài hoa :

Lấy ai làm trạng nước Nam ta!

(Điếu Cao – Hương trạng nguyên, bài 13, Nhân tự môn)

Các nhân vật đều là những người hừng hực khí thế lập công danh, hừng hực khát vọng tô điểm cho đất nước bằng tài năng của mình. Họ sống theo tôn chỉ của Nho giáo. Có “chí”, có “đạo” nên con người không bị rơi vào bế tắc, không phải mò mẫm tìm đường cho lối đi của cuộc đời mình. Con người được đề cập đến ở đây phải là con người đấng bậc, không có chỗ cho cái nhỏ nhen tầm thường. Vịnh về Quan Vũ thời Tam quốc có tới hẳn sáu bài trong phần Nhàn ngâm chư phẩm thi tập. Cùng với đó là các tên tuổi lừng danh như: Khổng Tử, Triệu Tử Long, Tào Tháo, Trưng Vương, Triệu Âu,… đều trở thành đối tượng sáng tác của các nhân sĩ hội Tao đàn. Hiện lên như bức tượng đài uy nghi trong thơ ca, liệu các bậc quan, thánh, các đấng anh hùng, trạng nguyên có quá lung linh hư ảo và xa vời với bạn đọc? Nho giáo khoác lên mình họ tấm áo choàng của chí đạo tôn nghiêm và đằng sau đó là lòng ngưỡng mộ chân thành xuất phát từ trái tim của các tác giả. Nho giáo như một sợi dây vô hình đã quy định con người phải gắn với khát vọng chí lớn, phải tu

thân và hành đạo. Quan niệm về con người như vậy, nhưng tại sao trong tác phẩm vẫn xuất hiện những bài thơ về người kiếm cá, người hái củi, người đi cày, người đi chăn trâu, thật chẳng phải mâu thuẫn sao? Không, cái mới mẻ trong ngòi bút của các tác giả là ở chỗ: đang biết cách vượt ra lối viết cung đình, đi vào cuộc sống xã hội bình dị gần gũi khi viết về những con người lao động bình thường. Thế nhưng, dù viết về đối tượng nào thì ngòi bút của các tác giả vẫn không đi lệch hướng, nó vẫn chăm chỉ nhắc về vua chúa và tên tuổi những nhân vật đã đi vào lịch sử. Kết thúc bài thơ Ngư (Vịnh người kiếm cá) tác giả bất ngờ để chủ thể bức tranh xuất hiện đó là Phạm Lãi – “người đời Xuân Thu, làm quan nước Việt, sau khi đã giúp Câu Tiễn diệt được nước Ngô để báo thù cho nước Việt, liền đổi họ tên và buông thuyền đi ngao du ở Ngũ hồ (sử ký)” [3, tr.5]:

Có kẻ làm ơn nheo nhẻo mách Kia kìa Phạm Lãi mái kia mom

(Ngư, bài 50, Phong cảnh môn) Cùng với đó, khi vịnh về người đi cày:

Lều Nam – dương đã khoan chân đứng, Non Phú – xuân qua cất mặt nhòm

Câu thơ nhắc tới “Nam – dương” là nơi ở làm ruộng của Gia Cát Lượng lúc chưa ra giúp Lưu Bị, “Phú – Xuân” là nơi Nghiêm Tú đi ở ẩn khi Lưu Tú (tức vua Quang Vũ nhà Hán) ra làm quan. Có thể nói, những tên tuổi sử sách luôn in dấu ấn trong tập thơ này. “Chí”, “Đạo” cùng khát vọng tề gia, trị quốc, bình thiên hạ trong tư tưởng của Nho giáo khiến các tác giả coi các tên tuổi trong sử sách là điều cao cả, tuyệt vời và đưa họ vào mọi trang viết của mình. Con người trong Hồng Đức quốc âm thi tập không gặp phải bế tắc bất hạnh hay những vấn đề tủn mủn của cuộc sống đời thường mà họ được định sẵn một con đường mà lý tưởng Nho giáo là thứ ánh sáng bất diệt soi dọi. Nếu

không phải là bậc trượng phu gánh vác giang sơn thì con người lại được nhìn ở một phương diện khác, đó chính là chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ. Đó là tình anh em, đạo vợ chồng, đạo làm con và phép dạy con của cha mẹ trong các bài như “Huynh đệ”, “Giáo tử”, “Tử đạo”, “Ái tử”… Phải chăng đây chính là quan niệm nghệ thuật về con người theo khuôn mẫu của văn học trung đại đặc biệt là trong quan niệm của Nho giáo?

Trong tập thơ, ngoài quan niệm nghệ thuật về con người phải là bậc quân tử dòng dòi anh kiệt tài hoa thì ta còn bắt gặp quan niệm nghệ thuật về cảnh vật cuộc sống con người. Nhiều bài ở phần Phong cảnh môn và Phẩm vật môn nói về thời tiết hay cây cỏ thường gửi gắm tư tưởng triết lý của đạo về vũ trụ, xã hội, nhân sinh… Trong không khí thời đại tràn ngập niềm vui, con người có nhu cầu “ngâm hoa vịnh nguyệt”, “đối chén họa vần”. Phải chăng “Đạo người” của Nho giáo ở đây bao hàm cả tình người và tình cảm con người với thiên nhiên. Lật trang sách, biết được thời đại tác phẩm ra đời, biết được tác giả viết nên chúng, ta đoán bắt được rằng cảnh vật thiên nhiên nếu có được miêu tả thì cũng là cảnh đẹp theo thước đo chuẩn mực của Nho giáo. Đó là trăng hoa tuyết nguyệt – nơi mà người quân tử có thể trải lòng mà vui cùng gió trăng. Hơn nữa, chữ “lễ” trong Nho giáo quy định những điều nói đến phải trang nhã nên ắt hẳn cảnh ở đây chẳng thể là cảnh thô tục đời thường. Thật đúng như vậy:

Tuyết nguyệt phong hoa xui hứng khách, Cầm kỳ thi tửu gợi lòng người

Đây là những câu thơ trong bài Bát vịnh khởi ngâm mở đầu phần Phẩm vật môn đã dự báo trước rằng một loạt những bức tranh thiên nhiên mĩ lệ sẽ xuất hiện. Cái tao nhã của Nho giáo thể hiện ngay ở nhan đề các bài thơ: Tuyết, Nguyệt, Phong, Hoa. Vẽ về tuyết phải gắn liền với Đạo:

Cửa Trình chăm chăm lòng cầu đạo,

Thành thái hây hây chí lập công

(Tuyết, bài 2, Phẩm vật môn)

Tả về phong cũng phải nhắc tới điển tích ghi trong Sử ký Hán thư: Xem cậy mới biết lòng Cơ Đán

Thấy cát thì hay phúc Bái Công

(Phong, bài 4, Phẩm vật môn)

Các thú vui: Cầm, kì, thi, tửu cho tới các loài cây: tùng, cúc, trúc, mai, sen, hải đường,.. đều rất thanh cao và mang chí khí tượng trưng cho người quân tử. Viết về hoa mai có tới 6 bài, về sen có tới 7 bài, chưa kể hoa cúc, cây hòe, cây me, hải đường, mẫu đơn, ba tiêu… thiết nghĩa nếu quy tụ lại, những trang thơ ấy chẳng khác nào một khu vườn tràn ngập hương sắc thanh tao và cao quý trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Nét quý phái của ngòi bút cung đình là ở đó, cái nhã nhặn của Nho giáo là ở đó. Hơn nữa, tả hoa mà có nhắc đến chúa:

Phi Đường chi ngọc tin thôi lần,

Chúa Tống đà nhiều phát thưởng qua

(Hoa, bài 5, Phẩm vật môn)

Nói cúc trong đó có chuyện Đào Tiềm hay cùng bạn uống rượu trong vườn cúc:

Ba đường Tưởng Hủ hồn thêm nhặt,

Mấy phút Uyên Minh hứng chẳng dài

(Cúc hoa, bài 15, Phẩm vật môn)

Họa về hoa mẫu đơn có vẻ đẹp tựa như mỹ nhân đương say rượu buổi sáng gắn với việc Tắc Thiên hoàng hậu đời Đường hạ chiếu đi Lạc - dương ngắm hoa:

Thức tươi chiếm được xuân thiên hạ, Giá trọng kham khoe đất Lạc - dương

(Mẫu đơn, bài 16, Phẩm vật môn)

Chưa kể đến viết về sen thì nhắc tới Tây tử, Thái Chân, Ả Tây,… về mai thì so sánh chẳng khác nào bức tranh của Vương Duy vẽ. Tả cảnh tả người nhưng những trang viết của Hồng Đức quốc âm thi tập cũng không thiếu những bài thơ viết về vật. Quả dưa, củ khoai, rau cải cho tới hòn đá, cái nón, cái rế,… thậm chí đến con rận, con kiến, con muỗi,… những hình ảnh tưởng chừng không bao giờ xuất hiện trong một tác phẩm do vua quan viết chịu ảnh hưởng cung cách cao quý lễ nghi của Nho giáo vậy mà giờ đây lại bất ngờ xuất hiện. Điều này có mâu thuẫn và đi lạc chủ đề chăng? Không, quan niệm nghệ thuật của tác giả nắm chắc gốc rễ và tư tưởng của tập thơ nên dù có sử dụng phương tiện truyền đạt là gì thì vẫn chung một ý đồ mục đích sáng tác. Viết về những đồ vật tầm thường, con vật nhỏ bé nhưng chúng lại được biến hóa khéo léo dưới ngòi bút của tác giả để thể hiện lòng trung thành của bề tôi với vua chúa, hết mực tận tâm với chữ “trung” trong đạo lý tam cương:

Phô loài cả vóc nghênh ngang, Mòn mọn song mầu kiến mấy càng. Đạo biết quân thần tôn nhượng,

Cơ hay thiên địa nhu cương. Báo ơn nghĩa cả danh còn để,

Xuyên ngọc tài cao tiếng hãy vang. Có thở trận ra binh phụ tử,

Kỳ kỳ chính chính sắp đòi hàng.

(Nghĩ, bài 50, Phẩm vật môn)

Tác giả mượn đặc điểm loài kiến để nói về đạo quân thần, về danh về nghĩa về tài. Như vậy, cái bình thường, nhỏ bé kia đâu còn là nghịch lý mâu thuẫn khi đưa vào tác phẩm, mà trái lại nó trở nên thú vị và mới lạ hơn bao giờ hết khi dùng để nói Đạo.

Như vậy có thể thấy rằng quan niệm nghệ thuật của các tác giả viết tập thơ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo: “văn chương phải để giáo hóa, có quan hệ đến thế đạo, nhân tâm, có tác dụng di dưỡng tính tình nên phải có nội dung đạo lý” [5, tr.52]. Nói về đạo thì phải gắn với người quân tử cụ thể là vua, quan, tướng tài trong xã hội bởi vì “đối chiếu một nhân vật lịch sử nào đó với những chuẩn mực đạo đức, lí tưởng chính trị để căn cứ vào đấy mà khen chê, đó là cách làm quen thuộc của nhà nho khi viết thơ vịnh sử” [21, tr.120]. Chính vì lẽ đó nên con người được xây dựng luôn theo một khuôn mẫu nhất định. Nhân vật ở đây là nhân vật lịch sử, nhân vật chức năng buộc người đọc phải ngưỡng vọng tôn kính. Không chỉ có nhân vật, con vật đồ vật hay cảnh vật thậm chí các thú vui cũng đều theo chuẩn mực của cung đình quý tộc, theo chữ “lễ” của Nho giáo. Phép tắc, chuẩn mực, lễ nghi không có chốn dung thân cho những điều tầm thường, dung tục. Cái bình thường nếu được đề cập đến cũng là phương tiện để nói đạo. Hoàn cảnh lớn ở đây là xã hội thời thái bình thịnh trị, dân chúng ấm no hạnh phúc, đã qua xa rồi cái thời:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

(Bình Ngô Đại cáo - Nguyễn Trãi)

Nhà vua tập trung xây dựng một xã hội theo chuẩn mực đức đạo của Nho giáo, chỉ có Nho giáo mới gìn giữ được phép tắc trật tự trong xã hội. Các tác giả phóng ngòi bút của mình trong niềm say mê bất tận khi viết về non sông đất nước mình. Đó là âm hưởng chung của thời đại, của cả một nền văn học lúc bấy giờ. Những phát ngôn cho tu, tề, trị, bình là tôn chỉ của thời đại. Chúng ta thật chẳng thể nào tìm thấy một con người luẩn quẩn trong khát vọng hạnh phúc bình thường, với nỗi trăn trở nhỏ mọn cho cuộc sống hằng ngày, hay những than thở đớn đau trong cuộc đời… tất cả những điều đó chỉ có thể xuất hiện trong văn học giai đoạn sau khi văn học thoát ly khỏi khuôn

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí