Ý Nghĩa Của Việc Tiếp Biến Tam Giáo Trong Tư Tưởng Đạo Đức Lê Thánh Tông Đối Với Việc Xây Dựng Đạo Đức Con Người Việt Nam Hiện Nay .

của đất nước ta, đồng thời khẳng định bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. Tuy nhiên kế thừa là có chọn lọc, vì vậy sẽ là chưa đủ nếu không chỉ ra những mặt hạn chế trong khi tiếp nhận quan niệm về "Đạo Đức" Tam giáo của Lê Thánh Tông. Bởi không có một cá nhân nào trong lịch sử toàn vẹn, toàn mỹ "Những mô hình lý tưởng về con người phát triển toàn diện cả trí, thể lực, thẩm mỹ. Mỗi cá nhân chỉ đạt được giỏi lắm một vài mặt ưu tú, xuất sắc nào đó, do đó các cá nhân lại bổ sung cho nhau khắc phục những mặt còn hạn chế". (60, tr 134). Do đó khi nghiên cứu sự tiếp nhận ảnh hưởng quan niệm về "Đạo Đức" Tam giáo của Lê Thánh Tông để kế thừa và phát triển chúng ta không thể bỏ qua những mặt hạn chế trong quan niệm của ông.

* Một số hạn chế trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông chịu ảnh hưởng Tam giáo

Điều mà ai cũng thấy là Lê Thánh Tông tin ở tư tưởng mệnh Trời của đạo lý nhà Nho. Ông đã giải thích nguyên nhân sự hưng vong của các triều đại là do Trời, không những thế Ông còn hay cầu đảo mỗi khi nước nhà gặp hạn hán, lụt lội, sâu bệnh phá hoại mùa màng hoặc mỗi khi có hiện tượng nào xảy ra trong thiên nhiên. Và như thế chứng tỏ rằng ông tin tưởng ở một lực lượng siêu nhiên chi phối sự thịnh suy con người và xã hội loài người, tác động đến sự thịnh suy của đạo lý.

Mặt khác trong quan niệm duy tâm trên của Lê Thánh Tông lại tồn tại mâu thuẫn. Một mặt, ông quan niệm mọi sự thịnh suy đều do sự điều khiển của Trời, đều do Trời chứ không phải do người, cho nên tốt, xấu, đúng, sai không phải xem xét, sửa chữa, vì Trời đã quyết, không cưỡng lại được, khiến cho tư tưởng con người "an phận thủ thường" không tiến hoá, đổi mới để phát triển và ông thường hay cầu đảo là biểu hiện sự mê tín, duy tâm … Một mặt ông lại phê phán hoài nghi quan niệm Phật giáo Thiền tông, thuyết tâm truyền (truyền sự giác ngộ cho nhau bằng tâm chứ không phải bằng ngôn ngữ). Tuy có lúc ông chống lại ảo tưởng tôn giáo như báo ứng, hoạ phúc, thiên đường địa ngục … Ông cho là mê tín nhảm nhí đây là xu hướng giải phóng tư tưởng

duy tâm thần bí và ông còn quan niệm về sự biến hoá của tự nhiên một quan niệm ít nhiều thoát ra khỏi tư tưởng số mệnh, tư tưởng mệnh Trời siêu hình chết cứng có sẵn trong học thuyết Hán - Tống Nho. Ông có lúc cho rằng về triều đại thì có khi hưng, khi vong, khi trị khi loạn, khi thịnh khi suy. Về con người thì có khi may, khi rủi, khi khoẻ khi yếu, khi giàu sang khi nghèo hèn. Không có gì là đứng nguyên như thế mãi, không có gì là xưa sao, nay vậy. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải tư tưởng hoàn toàn dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật mà nhận thức chỉ dựa trên sự quan sát thực tiễn, lấy kinh nghiệm thực tiễn để xét đoán, lấy sự việc để giải thích sự việc của Lê Thánh Tông có phần biện chứng tiếp biến từ Tam giáo.

Bên cạnh đó là chủ nghĩa tự tôn thái quá biểu hiện rõ nét trong tư tưởng của ông. Ông luôn đánh giá cao mình và triều đại mình. Ông tự coi mình là ông Thánh, coi triều đại ông là Đường Nghiêu, Ngu Thuấn :"Ba chén rượu tự xem mình ngang ông Thánh"; "Đừng có nói sinh ra không gặp thời Ngưu Thuấn". Trong việc nhận định mối quan hệ giữa mình và người khác, ông cho mình là trung tâm là mặt trời: "Trăm loài hoa cỏ hướng về mặt trời tranh nhau phô vẻ tươi tốt". Hoặc như trong việc quyết định đường lối chính sách của triều đình, quyết định chuyển lối văn- võ kết hợp sang đường lối chỉ còn có "văn trị", “ Đức trị” thuần tuý "Muôn thủa trời Nam sông núi còn đây, nay chính là lúc sửa việc văn, nghỉ việc võ". Nếu quả thực Ông và triều đại ông đạt được đến độ vững vàng về tất cả mọi mặt như thế thì sự ca ngợi là cần thiết, là đáng làm, nhưng đây đã có sự đề cao vượt quá xa thực tế, đã vấp phải tư tưởng chủ quan, tự mãn, vì thế triều Lê sơ không thịnh trị kéo dài mà mau chóng trượt dài khủng hoảng ở thế kỷ sau.

Tư tưởng chủ quan trên của ông không phải là không có căn cứ. Bởi vì chịu ảnh hưởng Tam giáo trong tương quan với nền tảng cơ sở hạ tầng nền kinh tế tiểu nông mang tính chất tự cung, tự cấp như thời ông, dù có ổn định đến đâu cũng chỉ là tạm thời, dù có củng cố đến đâu cũng có lúc thiên tai xảy ra sự phân hoá giàu nghèo. Vì chế độ phong kiến trung ương tập quyền dựa

trên một cơ sở kinh tế ổn định, kém phát triển bao giờ cũng bao hàm những mầm mống phân tán, chia rẽ, phân quyền đối kháng. Trong chế độ đó cũng có lúc được thịnh trị huy hoàng, song nhìn chung vẫn tồn tại nhiều bất công, nhiều đau khổ, nhiều áp bức. Chính Lê Thánh Tông cũng có lúc ít nhiều phải thừa nhận thực tế "Quay đầu lại nhìn thấy việc người thật là lắm mối, Tà khúc vẫn còn lẩn khuất khắp nơi"… Song vì háo hức công danh, thành tích đề cao mình nên ông đã lảng tránh. Ông đã nhận định về xã hội thời ông cũng như vai trò của ông một cách không khách quan toàn diện đầy đủ.

Tự hào về thành tích của cá nhân mình, của triều đại mình, của dân tộc mình là điều chính đáng. Nhưng quá mức thì lại là điều đáng chê trách. Trong nhiều trường hợp Lê Thánh Tông đã biểu hiện sự tự kiêu, tự phụ, tự mãn. Đó là dấu hiệu của sự thoái hoá về hệ tư tưởng theo Tam giáo và chùn bước về mặt hành động của ông.

2.3 . Ý nghĩa của việc tiếp biến Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông đối với việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Sau khi nghiên cứu cụ thể ảnh hưởng Tam giáo trong quan niệm về "Đạo Đức" của Lê Thánh Tông ta có thể khẳng định đó là một di sản tư tưởng vẫn còn có giá trị thực tiễn lớn, song không khỏi có hạn chế. Vấn đề đặt ra là làm sao để di sản này không trở thành giáo điều, xơ cứng và hạn chế mặt tiêu cực. Muốn vậy chúng ta phải kế thừa và phát triển một cách sáng tạo, vận dụng có hiệu quả vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Xây dựng những phẩm chất đạo đức của con người mới vẫn cần vận dụng quan niệm đạo làm vua của vua Lê Thánh Tông.

Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 12

Lê Thánh Tông chịu ảnh hưởng Nho giáo quan niệm làm Vua trước hết làm người phải có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, phải có năng lực, trí thức để làm việc có khả năng hoạt động thực tiễn nói cách khác là có cả đức và tài đem cái đức để giáo hoá, đem cái tài để kinh bang tế thế. Đạo làm vua trong chế độ phong kiến là đạt đến một "Minh quân" như Lê Thánh Tông, đây

chính là hạt nhân hợp lý với ngày nay là cán bộ phải phấn đấu trở thành "Cán bộ tốt", mọi người trong xã hội tín nhiệm thì cần phấn đấu trở thành con người toàn diện, con người mới của xã hội chủ nghĩa, yêu nước, thương dân “ Vừa hồng vừa chuyên”.

Đúng vậy, ngày nay chúng ta đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động mà tư tưởng Hồ Chí Minh là thành quả của sự kế thừa, tiếp thu sáng tạo những tư tưởng truyền thống và nâng lên tầm hiện đại. Người biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại.

Học tập những quan điểm của Người, Đảng và Nhà nước ta hiện nay kế thừa và phát huy những giá trị tư tưởng văn hoá quá khứ trong đó có quan niệm, tư tưởng của Lê Thánh Tông, đặc biệt là đối với yêu cầu về trách nhiệm đạo đức của người cán bộ lãnh đạo. Người cán bộ trước hết muốn lãnh đạo được quần chúng phải là người có tư cách đạo đức phẩm chất mẫu mực.

Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay con người phải luôn có chí tiến thủ, không ngừng trau dồi kinh nghiệm và nâng cao trình độ cho bản thân, có như vậy mới không bị tụt hậu so với sự phát triển của xu thế thời đại như Lê Thánh Tông mặc dù làm Vua nhưng vẫn chăm không mỏi; Ông là một tấm gương về tinh thần học hỏi; tìm tòi sách lược để trị nước, an dân:

"Tìm tòi kế sách xây đời thịnh" "Trống dời canh còn đọc sách"

Đối với cán bộ lãnh đạo ngày nay là những đầu tàu tiến công vào khoa học kỹ thuật đưa đất nước phát triển mà theo Lê Thánh Tông "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Cán bộ ngày nay cũng chính là nguyên khí của quốc gia, là người không những đủ phẩm chất tư cách đạo đức mà còn là người có năng lực có trình độ là người định hướng đường lối cho mọi người, thực hành trước tiên.

Cần phải nói thêm rằng trước tình hình của đất nước ta hiện nay do mặt trái của nền kinh tế thị trường đem lại dẫn đến sự tha hoá biến chất của một số

nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý, đã làm ảnh hưởng và thiệt hại lớn cho đất nước. Một tệ nạn cần phải nói đến và cương quyết đấu tranh đó là tệ nạn tham nhũng, hối lộ đục khoét của cải của Nhà nước và nhân dân. Như vậy, thì việc học hỏi những kinh nghiệm mà Lê Thánh Tông đã làm là hết sức sát thực và có hiệu quả. Ông đã ban hành luật lệ rất nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn tệ nạn này bằng các điều khoản trong "Quốc triều hình luật", nhiều sắc chỉ dùng để chống tệ nạn tham nhũng, hối lộ, móc ngoặc một cách khá kiên quyết, toàn diện và triệt để. Trong xét xử thì rất nghiêm minh và công bằng. Ai phạm tội cũng đều trị theo pháp luật.

Ngày nay vấn đề tham nhũng hối lộ cũng là một vấn đề nóng bỏng mà Đảng và Nhà nước luôn khẳng định: "nó chính là chất độc tố làm hại đến hệ thống chính trị nước ta" Bác Hồ đã khẳng định: "Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân … là thứ giặc ở trong lòng "giặc nội xâm", nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó khăn của cán bộ ta". Đạo đức tốt của người cán bộ là luôn "Tận trung với nước, tận hiếu với dân" phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức để trở thành một tấm gương để mọi người hướng vào soi rọi nhân cách mình. Bác Hồ nói: "Không có đạo đức thì dù có tài giỏi đến mấy cũng không thể lãnh đạo được nhân dân, cán bộ là công bộc của dân chứ không phải là quan chức của nhân dân".[10] Tư cách đạo đức của cán bộ là phải mẫu mực, luôn trung thành tận tuỵ với công việc được giao “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, có đủ đức tính "Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư". Bên cạnh đó phải có trình độ hiểu biết sâu rộng cả về chuyên môn và xã hội. Tức là "vừa hồng, vừa chuyên", phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn sáng suốt, nhìn xa trông rộng có như vậy mới lãnh đạo được đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có trình độ chuyên môn cao mới biết áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào xây dựng đất nước giàu mạnh. Như vậy đức và tài là hai yếu tố vô cùng quan trọng của một con người mới, một cán bộ tốt. Bác Hồ đã khẳng định "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Lê nin nói "Trong lịch sử

chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu nó không tìm ra trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng và lãnh đạo phong trào" (10, tr 417).

Người cán bộ lãnh đạo không chỉ phải có những phẩm chất đạo đức tốt mà còn có năng lực làm việc thực sự. Đây chính là yếu tố quan trọng mà hơn 500 trước Lê Thánh Tông đã đặc biệt quan tâm.

Ngày nay người cán bộ của thời đại công nghiệp cần phải có một sức khoẻ và phong cách làm việc khoa học có tính chất quyết đoán đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao, luôn có trách nhiệm với công việc "phụ trách việc gì phải làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm, bất kỳ việc to, việc nhỏ phải có sáng kiến phải có kế hoạch, phải cẩn thận và quyết tâm làm cho thành công" văn kiện Đảng ( 2001) (24, tr 35). Việc chống tham nhũng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước rất quan tâm,

để có đội ngũ cán bộ trong sạch thì trong tư tưởng phải "vị Công vong Tư" Đảng ta luôn chỉnh đốn cán bộ thông qua các nghị quyết Trung ương, các văn kiện Đại hội, các kỳ họp của quốc hội và triển khai xuống các cấp các ngành.

Hơn 500 năm trước Hoàng đế Lê Thánh Tông đã chú ý đến các vấn đề tu thân thanh lọc và sửa chữa sai lầm khuyết điểm của bản thân và của mọi người trên tinh thần dũng cảm đấu tranh "phê bình và tự phê bình". Đây là yếu tố nhằm phát triển con người và khắc phục những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ba hoa … Vận dụng tư tưởng này Đảng và Nhà nước ta cho "phê bình và tự phê bình" là thứ vũ khí sắc bén làm cho hệ thống chính trị nước ta cho "phê bình và tự phê bình" là thứ vũ khí sắc bén làm cho hệ thống chính trị nước ta trong sạch, vững mạnh và ngày một phát triển. Nếu tự phê bình và phê bình tốt sẽ góp phần nâng cao tư cách đạo đức để chống chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì "Phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau, mục đích là cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhau và giúp nhau sửa chữa khuyết điểm" ( cương

lĩnh xây dựng Đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 10 tr 56). Đảng và Nhà nước khẳng định: Đó là công cụ để duy trì niềm tin, uy tín và sức mạnh của Đảng nó được xem như là một nguyên tắc đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một Đảng Mác xít chân chính. Nếu xem nhẹ vai trò của phê bình và tự phê bình thì cũng có nghĩa là giảm niềm tin, uy tín làm hạn chế sự phát triển của Đảng và nó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tha hoá biến chất.

Tuy nhiên cán bộ lãnh đạo ngày nay mà có chức vụ càng cao, quyền hạn càng lớn thì công việc càng nhiều do vậy họ có thể mắc sai lầm khuyết điểm, cũng là điều dễ hiểu. Lê Nin - Bác Hồ nói "Người đời ai cũng có khuyết điểm, có làm việc thì có sai lầm. Chúng ta không sợ có sai lầm khuyết điểm chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm (10, tr 283).

Chính vì vậy cán bộ lãnh đạo là phải luôn luôn gương mẫu, biết dũng cảm đấu tranh với bản thân nhận ra khuyết điểm để sửa chữa và phát huy ưu điểm để tránh bệnh chủ quan, bệnh quan liêu mệnh lệnh, biết học hỏi, khiêm tốn không tự kiêu, tự phụ, tự mãn, tránh giáo điều, bảo thủ, trì trệ. Phải chăng đây chính là sự lọc bỏ những mặt hạn chế của tư tưởng Lê Thánh Tông phát huy những mặt tích cực trong tư tưởng của ông. Vấn đề phê bình và tự phê bình phải được tiến hành thường xuyên, không sao nhãng lấy phụng sự lợi ích nhân dân làm tiêu chí, nó là nhân tố củng cố sự đoàn kết toàn dân, nhưng khi tiến hành phải trên nguyên tắc dân chủ.

Như vậy, sự kế thừa và phát triển quan niệm đạo đức làm vua của Lê Thánh Tông vào các vấn đề tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất tư cách đạo đức của con người trong thời đại hiện nay, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là rất thiết thực. Bởi vì kết quả của bất kỳ công việc nào cũng phải là sự kết hợp giữa đức và tài. Đó là điều kiện cần và đủ để xây dựng một xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, mà như Bác Hồ nói: "Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa".

Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân vì dân cần kết thừa vận dụng quan niệm pháp trị kết hợp với đức trị đưa tư tưởng đạo đức "Dân vi bản" vào các lĩnh vực quản lý quốc gia để được thuận lợi hiệu quả.

Có thể nói ngày nay chúng ta kế thừa ở Lê Thánh Tông rất nhiều ưu điểm của tư tưởng đạo đức về "Minh quân" của ông. Nhưng điều mà chúng ta thấy rõ ràng nhất đó là quan niệm "Dân là gốc một nước" và tư tưởng quản lý pháp trị kết hợp với đức trị vì lợi ích quốc gia giàu mạnh về mọi mặt của ông. Đây là một giá trị mang tính thực tiễn lớn lao mà nước ta lấy đó kế thừa có phát triển làm nền tảng, cơ sở để phát huy "Nội lực" cho sự phát triển.

Trước hết ta thấy trong lịch sử loài người đã chứng minh quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử và thúc đẩy lịch sử phát triển không ngừng. Chân lý đó đã được Lê nin chỉ rõ "Chỉ có người nào tin tưởng vào nhân dân dấn mình vào nguồn sáng sinh động của nhân dân thì người đó mới chiến thắng và mới giữ được chính quyền" ( Văn kiện đại hội 7). (22, tr 276). Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định "Trong bầu trời không có gì qúy bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Trong cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân. Gốc có vững, cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" (Cương lĩnh xây dựng đất nước 10, tr 26). Đó là bài học kế thừa sáng tạo truyền thống mà Hồ Chí Minh là mẫu mực. Chúng ta nên học tập và làm theo người.

Nhìn lại lịch sử dân tộc ta thì truyền thống dân bản (quốc dĩ vi dân bản) là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Triều đại Lê Thánh Tông đã thực hiện được nên đó là thời kỳ phục hưng dân tộc. Ông luôn chăm lo đến cái gốc của nước là đời sống dân chúng, ông luôn khẳng định làm vua là phải "thương yêu dân chúng kính trời xanh", ”Nuôi dân là phải lấy dân làm đầu". Làm vua phải có trách nhiệm với Dân, hiểu Dân, hợp lòng dân làm cho dân được ấm no hạnh phúc, yên bình. Lê Thánh Tông luôn có tư tưởng đạo lý trị nước là phải “ an dân, coi trọng dân bản”, đó không chỉ là khởi nguồn của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022