Khái Quát Về Tác Giả, Tác Phẩm Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập

nói: “Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?”. Cùng với nhân trị , chính danh là mỗi người phải làm đúng chức phận của mình, mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó. Trong sách Luận ngữ có dẫn: “Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận thì tất việc không thành” và cũng chỉ rò rằng: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” nghĩa là “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con”. Trong kinh sách của Nho giáo, đó chính là những điều quan trọng nhất. Tất cả được tóm gọn lại trong chín chữ: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, nó là cương lĩnh đạo đức để phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân trong xã hội. Có thể nói tư tưởng của Nho giáo đã đạt tới mức độ sâu sắc, trở thành thước đo đánh giá phẩm hạnh con người.

“Nho giáo từ Trung Quốc vào Việt Nam đồng thời với Phật giáo và Đạo giáo (cả tư tưởng Lão – Trang) nhưng phải đến hàng chục thế kỉ sau, đến cuối đời Trần nó mới có sức ảnh hưởng lớn” [5, tr.54]. Sau những chiến thắng lớn quân xâm lược, dân tộc ta giành độc lập và bắt đầu xây dựng nhà nước phong kiến tự chủ. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, suốt hai triều Lê – Nguyễn, Nho giáo đã thống lĩnh tư tưởng văn hóa Việt Nam. Nho giáo du nhập vào Việt Nam, nước ta uốn mình theo tư tưởng Nho giáo, kế thừa và sáng tạo chứ không học thuộc lòng sách Nho của Khổng Tử. Nho giáo không ngừng củng cố và phát triển cho đến giữa thế kỷ XIX, yêu cầu tất yếu này dần như bị suy sụp và dần nhạt phai khi sự du nhập mạnh mẽ của phương Tây, của thực dân Pháp. Tuy nhiên Nho giáo vẫn là công cụ ảnh hưởng đối với những nhà yêu nước cách mạng như Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học hay Hồ Chí Minh,…

Nho giáo có ảnh hưởng rất sâu đậm và rò rệt tới văn hóa xã hội Việt Nam mà chủ yếu là in dấu rò nét trong văn học. Trên quê hương Việt Nam, Nho giáo đã kết duyên với văn học trung cận đại, góp phần tạo nên giá trị đạo đức vốn là nét nổi trội của nền văn học này. Từ kim cổ đông tây, thật hiếm có

học thuyết nào coi trong vấn đề tu thân và vấn đề đạo đức con người như Nho giáo. Nho giáo có bao nhiêu danh ngôn để đời như: "Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã", "Sát thân thủ nghĩa", "Xá thân thành nhân", "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất", "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh", "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân", "Thế thiên hành đạo", "Quân tử thận kỳ độc", "Ngô nhật tam tỉnh ngô thân", "Tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc"… Nho giáo ảnh hưởng tới đối tượng sáng tác của các tác giả thời bấy giờ. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, phụ nữ phải “tam tòng tứ đức” đã thổi vào nước ta không khí hệ tư tưởng bất bình đẳng. Các tác giả lớn có tài đều là nam nhân, mãi sau mới xuất hiện một số nhà thơ nữ kiệt xuất như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan… Nho giáo còn in dấu ấn sâu đậm tới nội dung của các tác phẩm văn học, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng của các tác giả lớn thời bấy giờ. Học thuyết thiên mệnh, học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng trung quân ái quốc, ảnh hưởng của “thi dĩ ngôn chí”,… là những điều không thể không nhắc tới khi nói đến sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với nền văn học Việt Nam, tất cả đều có cội nguồn từ Nho giáo. Nếu trong thời trung cận đại, trên đất nước ta, thiếu đi học thuyết Nho giáo thì con người Việt Nam ta, văn học Việt Nam ta sẽ ra sao? Nho giáo là nguồn tư tưởng tình cảm nuôi dưỡng tinh thần nhân dân ta, làm đẹp con người, văn học của dân tộc ta. Nho giáo coi văn chương là phương tiện để giáo hóa, động viên, tổ chức, hoàn thiện con người và xã hội. Nhà nước chuyên chế phong kiến dùng hình thức thi cử để chọn người tài mà Nho giáo chính là hệ tư tưởng chính thống trong các bài thi mà cụ thể là các bài văn. “Nho giáo ảnh hưởng trực tiếp đến văn học qua thế giới quan của người viết” [21, tr.51]. Ngòi bút các tác giả bị chi phối mạnh mẽ bởi quan niệm cái đẹp cái hay của Nho giáo. Đọc các tác phẩm bị chi phối bởi tư tưởng Nho giáo, ta thường hay bắt gặp những đề tài trùng lặp đôi khi có phần hơi khô khan nghèo nàn thậm chí nghệ thuật đơn điệu

không sáng tạo được những phong cách riêng mới lạ. Đó là một ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đối với văn học. Khi văn học bước sang những giai đoạn sau, lối viết chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo vẫn chi phối tới nhiều tác phẩm được viết sau này. Tuy vậy, không thể phủ nhận được những ảnh hưởng tích cực Nho giáo đối với nền văn học trung cận đại Việt Nam, nó tạo ra rất nhiều tác phẩm thời đại. “Những triều đại được sử sách coi là thịnh trị như thời Lê Thánh Tông ở Việt Nam không chỉ được ca tụng vì đất nước thái bình, nhân dân an cư lạc nghiệp mà còn vì có văn vận phát đạt, nhà nước chăm lo phát triển Nho học, ưu đãi kẻ sĩ có văn học. Những thời kì như thế cũng là những thời kỳ còn để lại cho ngày nay nhiều thư tịch, nhiều tác phẩm văn học. Đó là một mặt quan hệ giữa Nho giáo và văn học: Nho giáo khích lệ sự phát triển của văn học” [5, tr.50]. Trong văn học Việt Nam trung cận đại, tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập là một kiệt tác tiêu biểu in đậm dấu ấn sự ảnh hưởng của Nho giáo thể hiện trên nhiều giá trị tư tưởng nội dung và bút pháp nghệ thuật.

1.2. Khái quát về tác giả, tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập

1.2.1. Tác giả “Hồng Đức quốc âm thi tập”

Hồng Đức quốc âm thi tập không phải là sáng tác của một cá nhân, tác phẩm gồm nhiều bài thơ thuộc về rất nhiều tác giả tài năng dưới thời Hồng Đức mà chủ yếu là những nhân sĩ tập hợp trong Hội Tao đàn – “môn đệ” của Nho giáo. Hội Tao đàn được thành lập vào năm Hồng Đức 26 (1495), là tổ chức sáng tác thơ và bình thơ do vua Lê Thánh Tông đứng đầu tự xưng là Tao đàn nguyên súy. Đây là hội thơ có tính chất nhà nước, nằm trong quy mô triều đình. Sự ra đời của Hội Tao đàn đánh dấu một bước tiến của thơ ca cung đình. Hai mươi tám hội viên trong Hội Tao đàn do nhà vua chọn trong số các quan văn đậu tiến sĩ ở triều đình thường được gọi là “Tao đàn nhị thập bát tú”, tức hai tám ngôi sao trên đàn văn chương như Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Ngô

Luân, Ngô Hoán, Lưu Hưng Hiếu, Nguyễn Xung Xác, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Đức Huấn, Vũ Dương, Ngô Thầm, Ngô Văn Cảnh, Phạm Trí Khiêm, Lưu Thư Mậu, Nguyễn Tốn Miệt, Nguyễn Nhân Bị, Ngô Quyền, Nguyễn Bảo Khuê, Bùi Phố, Dương Trực Nguyên, Chu Hoãn, Phạm Cấn Trực, Nguyễn Ích Tốn, Đỗ Thuần Thứ, Phạm Nhu Huệ, Lưu Dịch, Đàm Thận Huy, Phạm Đạo Phú, Chu Huân.

Là cánh chim đầu đàn, Tao Đàn nguyên súy luôn khuyến khích các nhân sĩ hăng say sáng tác thơ ca. Nhà vua không chỉ có tài trị quốc mà còn là vị vua có tâm hồn thi sĩ. Phần lời giới thiệu của Hồng Đức quốc âm thi tập, đã viết rò về Lê Thánh Tông: “Nguyên súy quả có một tâm hồn nghệ sĩ…Trong bài Tựa tác phẩm Quỳnh uyển cửu ca…học sĩ là Đào Cử làm bài bạt ở cuối tác phẩm đó, đã nói rò ý đồ của nguyên súy: “Từ khi đức vua lên ngôi, trong ngoài đều phục, mưa nắng thuận hòa, dân yên vật thịnh. Trong khi nhàn rỗi, nhà vua thường bỏ hết thú vui như đàn hát, săn bắn, khiến cho sạch lòng, dục ít, như cây ngay từ gốc, nước trong từ nguồn, lại có tài học cao minh, lòng đạo sáng suốt, cho nên anh hoa phát tiết ra ngoài, biểu hiện ở lời ngâm vịnh” [3, tr.13]. Trong Hồng Đức quốc âm thi tập có rất nhiều bài thơ được xác định là do Lê Thánh Tông sáng tác không phải dựa vào khẩu khí đế vương mà do lời thơ rò ràng của ông. Đó là những bài viết về chủ đề như vịnh năm canh, vịnh tứ thời, vịnh các nhân vật lịch sử Trung Quốc, vịnh các nhân vật lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên tập thơ là sáng tác của một tập thể tác giả nên có nhiều bài rất khó xác định một cách chính xác ai đã viết bài nào. Dù đây là tập thơ của nhiều tác giả, song trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam tập 1 của tác giả Nguyễn Đăng Na chủ biên ghi rò: “Các tác giả phần lớn là Nho sĩ. Vì thế bên cạnh tính chất đa dạng của một tập thơ với nhiều tác giả, Hồng Đức quốc âm thi tập vẫn có sự nhất quán trong nội dung cảm xúc và hình thức nghệ thuật biểu hiện” [7, tr.147].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Như vậy, có thể xác định rằng Hồng Đức quốc âm thi tập là tập hợp các sáng tác của nhiều tác giả, chủ yếu là thành viên hội Tao đàn trong đó không thể thiếu vua Lê Thánh Tông. Trong số nhiều tác giả ấy, cũng có người không phải là thành viên của Hội Tao đàn, nhưng họ sáng tác thơ và bình thơ dưới sự chủ súy của vua Lê Thánh Tông. “Theo tài liệu còn lại cho đến ngày nay, Hồng Đức quốc âm thi tập là một tập thơ chỉ được sưu tập về sau, chứ không phải được biên soạn từ thời Lê Thánh Tông, do đó, có thể ở đây chép lẫn lộn một số thơ người đời sau” [3, tr.5].

1.2.2. Tác phẩm “Hồng Đức quốc âm thi tập”

Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập - 3

Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời vào cuối thế kỉ XV trong bối cảnh đất nước yên bình, phát triển thịnh vượng, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc. Các bài thơ được sáng tác trong thời gian khoảng 28 năm dưới niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) của triều đại Lê Thánh Tông. Ngoài thời Hồng Đức, thật khó có thể tìm được cái không khí xướng họa yêu đời, lạc quan của tập thơ ở bất kì thời đại nào khác. Người đời sau đặt tên cho tác phẩm là “Hồng Đức quốc âm thi tập” thật phù hợp với thời đại lịch sử xuất hiện của những bài thơ trong tác phẩm. Toàn tập thơ hiện có 328 bài, được chia làm năm phần như sau: Thiên địa môn gồm (59 bài), Nhân đạo môn (46 bài), Phong cảnh môn gồm (66 bài), Phẩm vật môn gồm (69 bài), Nhàn ngâm chư phẩm (88 bài). Lối chia môn loại này có phần gần gũi với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Tập thơ phong phú đa dạng về lời thơ và ý thơ, các chi tiết, khía cạnh, phong cách các bài thơ cũng khác nhau do đây là sản phẩm lao động trí tuệ của nhiều tác giả. Hồng Đức quốc âm thi tập không chỉ cuốn hút về hình thức số lượng các bài thơ, mà còn hấp dẫn về giá trị ý nghĩa thời đại. Đây là sáng tác của vua quan thời Hồng Đức, đặc biệt dưới sự chủ súy của Lê Thánh Tông nên tác phẩm còn mang nặng khuynh hướng cung đình, ngâm hoa vịnh nguyệt. Tuy nhiên không thể phủ nhận giá trị của một tác phẩm tràn

đầy lòng tự tôn dân tộc, tràn đầy tình yêu thiên nhiên yêu cuộc sống. Tác phẩm được viết dựa trên sự kế thừa thành tựu trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và có sự phát huy đổi mới. Tác giả của Hồng Đức quốc âm thi tập rất đông đảo nên đề tài nội dung của tập thơ, các vấn đề xã hội cũng được mở rộng rất phong phú. Điểm nổi bật đáng chú ý trong tác phẩm là sự kết hợp hài hòa tư tưởng Nho giáo với tinh thần, tình cảm dân tộc. Hồng Đức quốc âm thi tập mang đậm dấu ấn sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Nho giáo là cương lĩnh cai trị đất nước thời bấy giờ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn trong xã hội, Nho giáo thấm nhuần tư tưởng của nhà vua. Và với Hồng Đức quốc âm thi tập, nhà vua Lê Thánh Tông lại là người chủ súy việc sáng tác nên tập thơ ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo là điều tất yếu.

Hồng Đức quốc âm thi tập mang đậm giá trị văn chương bao gồm giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong đó điều đặc biệt là từ nội dung cho tới nghệ thuật của tác phẩm đều in đậm dấu ấn của Nho giáo. Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập chính là “cuộc hành trình về nguồn” văn hóa dân tộc. Và chắc chắn, đây sẽ là một cuộc “ôn cố tri tân” hết sức bổ ích và thú vị.

Tiểu kết chương 1

“Cho tới nay, đã ngót năm thế kỷ, chúng ta vui sướng đọc lại lời thơ của Nguyễn Trãi ở nửa đầu thế kỷ XV trong Quốc âm thi tập, thì chúng ta cũng vui sướng đọc lại lời thơ nguyên vẹn của các nhân sĩ thời Lê Thánh Tông trong Hồng Đức quốc âm thi tập ở nửa sau thế kỷ đó” [3, tr.31]. Các tác giả của Hồng Đức quốc âm thi tập không thể tránh khỏi lối viết công thức, cung đình nhưng họ cũng đã biết cách vượt qua, quan tâm tới nhiều đề tài phong phú trong cuộc sống. Tập thơ là sự khẳng định triều đại Lê Thánh Tông qua những vần thơ ca ngợi bậc minh quân, ca ngợi cuộc sống thái bình thịnh trị; đồng thời là tiếng thơ về một đất nước giàu đẹp yên bình, chan chứa niềm tự hào dân tộc. Thời bấy giờ, Nho giáo chính là cương lĩnh chính trị, đạo đức để xây dựng nên một đất nước thịnh trị. Hơn nữa, tập thơ có tác giả là các Nho sĩ nên chắc chắn tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo.

Chương 2. DẤU ẤN NHO GIÁO TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

2.1. Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo trong quan niệm nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ qui chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật và làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật” [2, tr.197]. Quan niệm nghệ thuật được thể hiện qua mô hình nghệ thuật về thế giới và con người, cách tổ chức các tuyến nhân vật, sự kiện, cách giải quyết mâu thuẫn, qua điểm nhìn, cách nhìn, qua không gian, thời gian nghệ thuật, qua motif các nhân vật, qua các kiểu biến cố, sự kiện. Nó chính là cái nhìn nghệ thuật về cuộc đời, con người, gắn với xúc cảm, với sự miêu tả nghệ thuật, phương tiện nghệ thuật qua đó thể hiện cách cắt nghĩa lý giải hiện thực của người nghệ sĩ. Phát hiện được quan niệm nghệ thuật của tác giả có nghĩa là người đọc đã tìm được một trong những cánh cửa đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn.

“Nói đến quan niệm nghệ thuật là nói đến sự sáng tạo về chất trong cảm thụ và miêu tả đời sống” [17, tr.90]. Thời đại, hoàn cảnh xã hội chi phối tới quan niệm nghệ thuật của tác giả. Quan niệm nghệ thuật lại ảnh hưởng tới cách thức và phương tiện phản ánh trong tác phẩm. Hồng Đức quốc âm thi tập gồm những bài thơ được viết vào thời Hồng Đức, cuối thế kỉ XV, là thời đại tôn sùng Nho giáo. Hơn nữa, các tác giả của tập thơ này lại là vua, quan, là môn đệ của Nho giáo nên Nho giáo ảnh hưởng tới quan niệm nghệ thuật trong Hồng Đức quốc âm thi tập là lẽ tất yếu. Trong mọi tác phẩm văn học, quan niệm nghệ thuật có thể được phát biểu trực tiếp hoặc được thể hiện gián tiếp qua sáng tác. Ở Hồng Đức quốc âm thi tập nói riêng hay ở bất kỳ sáng tác chữ Hán của Lê Thánh Tông nói chung, quan niệm nghệ thuật không được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022