Ảnh Hưởng Tư Tưởng Nho Giáo Trong Bút Pháp Nghệ Thuật Tác Phẩm

Về thì khuyên nó nghĩa quân thần

Trong hoàn cảnh hiểm nguy của vòng vây giặc, người mẹ vẫn dặn con lấy “trung” làm “hiếu”. Trong phần thơ quốc âm về truyện chiêu quân cống Hồ tác giả viết một loạt bài thơ kể về việc nàng Vương Tường được đưa ra để hứa thôn gả đi làm dâu nhà Hồ. Bài thơ Vương Tường tạ mẫu là sự giằng xé giữa chữ “trung” và chữ “hiếu”:

Quân thần hai gánh nặng bằng non, Phải đạo tôi thì lỗi đạo con

Có lẽ chưa bao giờ chữ “hiếu” lại mang trọng trách lớn lao đến như vậy. Như vậy, đạo trung hiếu của Nho giáo có ảnh hưởng tích cực góp phần xây dựng phẩm chất của người tri thức tiến bộ dưới thời phong kiến.

Cùng với “phụ tử”, mối quan hệ “phu phụ” cũng được nhắc tới trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Quan hệ vợ chồng trong Ngũ luân đòi hỏi phải thủy chung son sắc. Người chồng quan trọng là chữ “nghĩa” với vợ mà vợ phải giữ tiết với chồng. Bài Phu xuất (chồng bỏ) kể việc người chồng bỏ vợ do người vợ đã không giữ đúng mực đạo làm vợ theo quan niệm “tam tòng” dẫn tới “thất xuất”:

Nguyệt lão xưa kia khéo vụng cân, Làm cho lẽo đẽo nhọc tinh thần.

Tam tòng trước nàng đã lỗi, Thất xuất rày anh mới phân.

(Phu xuất, bài 25, Nhàn ngâm chư phẩm thi tập)

Tư tưởng Nho giáo trong xã hội phong kiến rất khắt khe với đạo làm vợ của người phụ nữ. Lẽ tam tòng và tứ đức tạo ra chuẩn mực cho người phụ nữ xưa và buộc họ phải tuân theo. Nó góp phần tích cực trong việc giáo dục các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt đẹp cho phụ nữ, làm nên những phẩm chất đạo đức truyền thống quý báu của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên mặt tiêu

cực của Nho giáo tạo ra sản phẩm là những người đàn ông chuyên quyền độc đoán để rồi có những người đàn bà chính chuyên như Vũ Nương mà vẫn chết oan khuất. Tập thơ không quên dành những trang viết về những người phụ nữ đức hạnh như Vũ Nương. Đó là bài Hoàng Giang điếu Vũ Nương, Lại bài viếng Vũ Thị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Quân thần, phu tử, phu phụ là ba mối quan hệ chính từ gia đình cho tới xã hội bên cạnh đó tập thơ còn đề cập tới mối quan hệ anh em bạn bè. Bài Huynh đệ trong phần Nhân đạo môn là bài ca về tình nghĩa anh em máu mủ. Mượn tích ba anh em Điền Chân coi trong tình anh em khăng khít như cành gắn với cây mà ăn ở chung cả đời với nhau, tích Tào Thực làm bài thơ về hạt đậu mà nói về sự bất công của Tào Phi đối với mình,… bài thơ Huynh đệ răn dạy về thứ tình cảm anh em máu mủ thiêng liêng và đúc kết lại: “Anh em thảo thuận phúc nhà lành”.

Mối quan hệ bạn bè nằm trong quan niệm Ngũ luân của Đổng Trọng Thư cũng được nhắc tới trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Tha hương ngộ cố chi (Đất khách gặp bạn cũ) kể về tình nghĩa “kim lan” của những người bằng hữu thân thiết lâu ngày không được gặp nhau.

Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập - 7

Như vậy, tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập đã lấy Nho giáo làm nền tảng tư tưởng. Từ cơ sở đó các tác giả xây dựng nội dung phản ánh mối quan hệ tam cương trong xã hội. “Với Nho giáo, không có con người cá nhân như một hữu thể tồn tại độc lập mà chỉ có con người đặt trong mối quan hệ luân thường…sống theo trật tự đẳng cấp…giá trị của con người là ở đạo đức…đạo đức trở thành một tiêu chuẩn cơ bản để phân loại con người trong văn chương nhà nho” [21, tr.123]. Nói đến tư tưởng Nho giáo người ta không thể không nhắc đến năm chữ Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Dù đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, cho đến bây giờ những yếu tố nhân văn thể hiện qua năm chữ trên vẫn không mất đi giá trị. Để con người giữ được tam cương thì phải đạt được năm

phẩm chất đó. Năm chữ đó, được khái quát lại trong một chữ “đạo” – cách hành xử của con người trong cuộc sống. Chữ “đạo” ấy trở đi trở lại trong Hồng Đức quốc âm thi tập:

Bảo rằng: Nhân nghĩa lấy làm sơ

(Tiến trung thôn tục, bài 10, Phong cảnh môn)

Xuất xử đòi thì đều phải đạo

(Lại vịnh thuyền người đánh cá, bài 65, Phong

cảnh môn)


Cửa Trình chăm chăm lòng cầu đạo

(Tuyết, bài 2, Phẩm vật môn)

Họ Chu từ thuở dưỡng nên thân,

Năm đức gồm no: trí, dũng, nhân

(, bài 61, Phẩm vật môn) Nước non dễ phụ người nhân trí Nọ nọ Nam – dương cũng có lều

(Lại bài trên, bài 10, Nhàn ngâm chư phẩm thi tập)

Vẹn chữ trung cần cho trọn đạo,

Chớ chơi trống bỏi trẻ xem khinh

(Lại bài trên, bài 14, Nhàn ngâm chư phẩm thi tập)

Chỉ với một phép liệt kê ta thấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo đã trở thành nội dung của nhiều bài thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập.

Các tác giả của Hồng Đức quốc âm thi tập đã đem văn chương của mình truyền bá tư tưởng Nho giáo cụ thể hóa nó bằng những lời răn dạy đạo đức qua mối quan hệ xã hội với những nguyên tắc khắt khe; qua mối quan hệ gia đình ràng buộc thứ bậc và bổn phận; qua đức tính con người với nhân lễ nghĩa lễ trí tín:

Trời phó tính, ở thân ta,

Đạo cả cương thường năm lẫn ba, Tôi gìn ngay phù rập chúa,

Con lấy thảo kính thờ cha. Anh em chớ lời hơn thiệt Bầu bạn ở nết thực thà,

Nghĩa đạo vợ chồng xem rất trọng,

Làm đầu phong hóa phép chưng nhà

(Vi nhân tử, bài 37, Nhân đạo môn)

Có thể coi Vi nhân tử chính là tuyên ngôn đạo đức theo quan niệm Nho giáo của cả một xã hội phong kiến phát triển giàu đẹp, nhân dân yên vui bấy giờ. Phải chăng đó cũng là một cách trị vì thiên hạ của Lê Thánh Tông? Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa khi truyền vào Việt Nam, được người Việt Nam biến hóa đã trở thành văn hóa Nho giáo của người Việt. Vì thế mà những tính chất hà khắc khuôn mẫu của giáo lý đã giảm bớt nhẹ nhàng lập thành tôn ti trật tự tự nhiên. Nó trở thành nét đẹp ứng xử giữa người với người trong xã hội.

Lật lại lịch sử xã hội thời bây giờ kết hợp cùng những trang thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập, ta hiểu vì sao thời Hồng Đức đạo đức và nhân cách con người lại tốt đẹp đến thế. Tất cả bắt nguồn từ việc nhà vua đã vận dụng tư tưởng Nho giáo để cai trị xã hội. Lê Thánh Tông tuyệt đối hóa vai trò của Nho giáo – quốc giáo trong việc giáo dục đạo đức con người. Có lẽ vì vậy mà Phật, Đạo mất dần địa vị. Khảo sát ở một tác phẩm tiêu biểu khác dưới thời Lê Thánh Tông, tư tưởng hạ bệ Phật giáo của triều đại Lê Thánh Tông được thể hiện rò qua Truyện hai Phật cãi nhau trong cuốn Thánh Tông di thảo (bản thảo được ghi chép lại thời Thánh Tông). Trong Truyện hai Phật cãi nhau, tượng Phật bằng đất được miêu tả không khác nào một kẻ phàm phu tục tử: “chân đạp lên đầu một con thú, tay cầm kiếm râu ria tua tủa như ngọn

kích…sắc mặt giận dữ…chỉ thẳng vào mặt một tượng Phật gỗ”, cho rằng Phật gỗ “là chỗ để cho bọn áo nâu tay chùng nấp bóng”. Phật gỗ được mô tả trong trạng thái “phát khùng”. Phật Thích Ca xuất hiện để giảng hòa thì: “tay xách bầu rượu, dáng say lảo đảo”. Như vậy, đối lập với sự tôn kính thiêng liêng của Nho giáo, ở đây, câu chuyện về Phật cãi nhau được ghi chép như một sự hạ bệ đạo Phật rất tầm thường. Văn học phản ánh lịch sử, văn học mang hơi thở thời đại là ở đó. Và Hồng Đức quốc âm thi tập chính là một minh chứng – điều đó lý giải vì sao tác phẩm kết tinh toàn bộ giá trị đặc biệt của nền văn học thời Hồng Đức.

2.3. Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo trong bút pháp nghệ thuật tác phẩm

Tư tưởng Nho giáo không chỉ chi phối tới nội dung mà nó còn ảnh hưởng tới bút pháp nghệ thuật của Hồng Đức quốc âm thi tập. Nội dung mà tác phẩm phản ánh ít nhiều quyết định đến hình thức nghệ thuật mà tác giả chọn lựa để thể hiện nội dung đó. Nó lý giải vì sao tác giả lại dùng hình thức nghệ thuật này mà không phải hình thức nghệ thuật khác. Đối tượng được chọn để thể hiện trong Hồng Đức quốc âm thi tập là các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, cảnh trí thiên nhiên và những địa danh lịch sử, vịnh các thú vui tao nhã như cầm kì thi tửu, phản ánh cuộc sống thái bình khắp muôn dân… Những đối tượng cao quý ấy được dùng để phát biểu cho quan niệm triết học, đạo đức, thẩm mỹ… của Nho giáo nên chắc chắn văn chương trong Hồng Đức quốc âm thi tập chịu ảnh hưởng bởi chữ “Lễ” của Nho giáo. Bởi vậy nó mang tính trang nhã của ngôn từ, tính quy phạm ước lệ lấy cổ xưa làm mẫu mực, và sử dụng bút pháp vịnh… đây cũng là đặc điểm chung của văn học trung đại. Các tác giả của Hồng Đức quốc âm thi tập là vua quan là những trí thức Nho học chịu ảnh hưởng của văn chương bác học, văn chương sách vở nên hình thức nghệ thuật chắc chắn nằm trong khuôn khổ của “văn học Nho giáo”. Các cách thức miêu tả, biểu hiện mà người viết phải tuân thủ nghiêm

ngặt trong quá trình sáng tác chính là biểu hiện của chữ “Lễ”, là những khuôn phép mang tính chất quy ước. Tính chất quy phạm ấy của văn học trung đại có nguồn gốc sâu xa từ ý thức sùng cổ, tập cổ, tôn trọng các chuẩn mực mà xã hội đã quy định. Điều này còn được thể hiện qua ý thức phục tùng các nguyên tắc, luật lệ nghiêm ngặt của xã hội trọng lễ.

2.3.1. Ngôn từ cao nhã

Trước hết ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo tới bút pháp nghệ thuật trong Hồng Đức quốc âm thi tập thể hiện ở việc tác giả sử dụng ngôn từ cao nhã. Tuy tập thơ được viết bằng chữ Nôm và các tác giả đang có xu hướng sử dụng ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ đời sống vào việc phản ánh cuộc sống của nhân dân, thậm chí làm thơ về những vật đời thường bình dị như: quả dưa, củ khoai, cái rế, con cóc,… nhưng khi để tải đạo, nói chí, ngôn từ trang nhã vẫn xuất hiện để phù hợp với nội dung mà nó thể hiện. Ngôn từ trang nhã được sử dụng trong bài thơ thường là những từ Hán Việt. Các tác giả đã sử dụng số lượng lớn các từ Hán Việt, các từ cổ trong những bài thơ, sau đó chúng được giải nghĩa trong phần chú thích. “Chúa xuân”, “thánh quân”, “hồng quân”, “thiên hạ”, “kinh quyền”,.. là những từ ngữ cao quý và tôn kính nhà vua anh minh:

Ba dương đà gặp thuở thì vần, Bốn bể đều mừng một chúa xuân. Nức ngai vàng, hương mấy hộc,

Trang cửa phượng, ngọc mười phân. Trời lồng lộng hay lòng thánh,

Gió hây hây khắp muôn dân.

Nhờ ấm nhân khi hênh bóng nắng, Ước dâng muốn tuổi chúc ngô quân.

(Họa vần bài vịnh tết Nguyên đán, bài 3, Thiên địa môn)

Ngợi ca về cuộc sống thái bình khắp bốn mùa có các từ: “Thiều quang”, “chu minh”, “nhục thu”, “hàn phong”… cùng với đó là thơ vịnh mười hai tháng, điển hình như bài Tháng mười hai với các từ Hán Việt được sử dụng dày đặc:

Trải xem lịch kỷ vốn tinh tường, Nhân nhẩn xoay nên thuở nhị dương.

Mai chiếm phau phau màu điểm ngọc, Thông khoe đột ngột chí lăng sương. Muôn phương cống khoản dâng kì vật, Một áng thanh điềm đượm dị hương.

Tuy biết bốn mùa tin pháp lệnh,

Quyền cương thẩy đã hợp thiên cương.

Không thể không nhắc đến thơ vịnh năm canh, và chùm thơ về trăng với các từ ngữ được sử dụng mang tính chất cung đình quý tộc khiến hình ảnh thơ tranh nhã cao quý:

Lầu ngọc gương giơ soi mọi nước, Tán vàng xe gác ruổi năm canh.

(Họa vần bài vịnh trăng I, bài 20, Thiên địa môn)

Chủ đề tuyết nguyệt phong hoa, cầm kì thi tửu, tùng cúc trúc mai, ngư tiều canh mục hiện lên như những bức tranh tứ quý cũng là nhờ ngôn ngữ bác nhã cầu kì được sử dụng. Mỗi bài thơ là một bức tranh và ở mỗi bức tranh ấy ta đều tìm thấy sự cao quý được tạo ra bởi cách sử dụng ngôn ngữ:

Kỳ - viên dưỡng dục nẻo sơ đông, Dạn mặt dầu cành thuở gió rung. Giá chẳng xâm, hay tiết cứng, Trăng những tỏ, biết lòng không.

Đài Vương – tử vắng nhàn xoang phượng,

Chầm cát pha thanh dễ hóa rồng. Thiên hạ tri âm hay có mấy,

Mai thì ngự sử, đại phu tùng.

(Trúc thụ, bài 24, Phong cảnh môn)

Chưa kể đến, nói về tư tưởng tam cương ngũ thường, khi văn học được sử dụng với chức năng “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” thì chắc chắn ngôn từ biểu đạt rất trang trọng. Các từ “trung khoản”, “nghĩa nhân”, “nhân nghĩa”, “ái ưu”, “trung”, “nhân trí” đặc biệt là chữ “đạo” cứ trở đi trở lại và có lẽ đó là những từ ngữ cao quý nhất trong xã hội bấy giờ. Có thể nói số lượng các từ ngữ trang nhã trong tác phẩm là vô kể bởi lẽ tác phẩm nằm trong dòng chảy văn học trung đại chịu ảnh hưởng bởi thi pháp văn chương thời kì đó, các tác giả là tầng lớp quý tộc cung đình và nội dung mà nó phản ánh phần lớn là nói chí nói đạo. Cùng với lớp từ ngữ dung dị, đời thường hướng về cuộc sống, số lượng từ ngữ trang nhã đã góp phần làm phong phú ngôn từ và góp phần rất lớn vào việc biểu đạt nội dung tác phẩm, làm nên sự thành công của tác phẩm thơ Nôm Đường luật. Sự xuất hiện của tập thơ Nôm Hồng Đức quốc âm thi tập là một minh chứng sắc nét cho tinh thần tự tôn của dân tộc ta mặc dù chịu áp chế nặng nề của phong kiến phương Bắc với sự nô dịch nặng nề về văn hóa

– tinh thần, đặc biệt ngôn ngữ dân tộc bị coi rẻ. Tập thơ còn là sự khẳng định cho sức sống tiềm tàng, bất diệt của ngôn ngữ Việt trong lòng dân tộc Việt với bản sắc riêng của mình.

2.3.2. Lấy cổ xưa làm mẫu mực

Lấy cổ xưa làm mẫu mực đây chính là tính quy phạm - một đặc điểm nổi bật trong văn chương trung đại. Do quan niệm thời gian phi tuyến tính nên trong văn chương cổ của dân tộc ta, các nhà văn luôn có xu hướng tìm về quá khứ. Họ lấy quá khứ làm chuẩn mực cho cái đẹp, cho lẽ phải, đạo đức. Chân lý đạo đức là chân lý có sức sáng tỏa muôn đời. Vì thế văn chương thường lấy

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí