Thực Trạng Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Một Số Loại Thu Nhập Cụ Thể

- Bốn là, theo Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế chỉ có quyền công khai thông tin khi người nộp thuế vi phạm nghĩa vụ như: trốn thuế, gian lận thuế, chây ì không nộp thuế đúng thời hạn, vi phạm pháp luật về thuế ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khác và không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Do Luật Quản lý thuế chỉ quy định mang tính chất định tính nên nhiều khi việc công khai thông tin về người nộp thuế do quyết định chủ quan của cơ quan thuế. Chẳng hạn chây ì nộp thuế một lần với khoản nộp hàng trăm tỉ đồng và chây ì nộp thuế nhiều lần với số tiền chỉ hàng chục triệu đồng, chắc chắn mức độ nguy hại của hành vi khác nhau nên quy định về công bố thông tin nợ thuế chắc chắn không giống nhau. “Ngoài ra, phải quy định cụ thể về số lần thông báo để tránh việc cơ quan thuế tùy nghi quyết định cũng như áp dụng các biện pháp ngăn chặn ngay khi nợ thuế lần đầu nhưng với số tiền lớn” [21].

Trên thực tế hiện nay, đã có những vấn đề nảy sinh xung quanh vấn đề bảo mật thông tin của người nộp thuế. Lần đầu tiên Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh có ý định vinh danh các cá nhân làm công ăn lương có số thuế nộp cao nhưng kế hoạch không thực hiện được bởi những người trong cuộc phản đối. Một công ty tư vấn kiểm toán quốc tế có yêu cầu Cục thuế Hồ Chí Minh dừng tuyên dương hay khen thưởng cán bộ, nhân viên của họ vì thành tích nộp thuế.

Trường hợp chị Lê Thị Minh Hòa (Văn phòng đại diện Công ty Dược phẩm Alcon) cảm thấy bức xúc khi bất đắc dĩ trở thành mối quan tâm của xã hội khi được báo chí được tin chị là người đứng đầu danh sách những người nộp thuế thu nhập cá nhân cao nhất khối văn phòng đại diện nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, với số thuế phải nộp gần 2,9 tỷ đồng. Với thông tin được cơ quan thuế tiết lộ thì dễ dàng tính toán chị nhận được thu nhập một năm khoảng 7,27 tỷ đồng, trung bình một tháng gần 660 triệu đồng. Các công ty trả lương cho ai, bao nhiêu thì chỉ riêng người đó biết, ngay cả trong công ty cũng không thể công khai để tránh việc so bì nói gì đến việc đưa ra công chúng để bàn luận, rồi các công ty đối thủ soi mói [3].

Luật Quản lý thuế quy định giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của pháp luật, nhưng quy định nào của pháp luật thì ngành thuế chịu. Vấn đề của việc bảo mật thông tin của người nộp thuế đã là thông lệ quốc tế được xác định là một quyền của người nộp thuế nên người nộp thuế ở Việt Nam đương nhiên được hưởng quyền này.

2.1.3.2. Kiểm tra, thanh tra thuế thu nhập cá nhân

Ngay từ khi xây dựng Luật Quản lý thuế, nội dung kiểm tra, thanh tra thuế đã đặt ra yêu cầu là: “Phải làm thế nào để việc kiểm tra, thanh tra thuế trở thành một công cụ hữu hiệu nhằm hạn chế thất thu cho NSNN, nhưng cũng không bị lợi dụng để gây khó khăn, cảm trở hoạt động bình thường của người nộp thuế” [29, Điều 75]. Để giải quyết yêu cầu này, pháp luật quản lý thuế phải quy định rõ: “Các trường hợp tiến hành kiểm tra, thanh tra; thủ tục kiểm tra, thanh tra phải chi tiết; căn cứ để ra kết luận kiểm tra, thanh tra phải khách quan; thẩm quyền của đoàn kiểm tra, thanh tra phải đủ mạnh” [26].

Từ sau khi Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành, công tác thanh tra kiểm tra thuế có nhiều đổi mới. Thanh tra kiểm tra dựa trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin dữ liệu liên quan đến người nộp thuế để đánh giá mức độ tuân thủ, phân loại rủi ro và lập danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế.

Công tác thanh tra được tăng cường kiểm tra các hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có bán các mặt hàng ôtô, xe máy, điện tử, dịch vụ ăn uống ... đây là những ngành hàng, dịch vụ mà người bán hay lợi dụng việc khách hàng thường không có nhu cầu lấy hóa đơn để không xuất hóa đơn, hoặc thực tế bán hàng thu tiền nhiều hơn giá trị ghi trên hóa đơn nhằm dấu doanh thu và trốn thuế.

Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như Công an, Quản lý thị trường, Hải quan ... tiến hành kiểm tra đột xuất tại các doanh nghiệp, cửa hàng, siêu thị ... Xử lý nghiêm các trường hợp bán hàng không xuất hóa đơn, kê khai không đúng với thực tế doanh thu.

Mặc dù cơ quan thuế đã tăng cường công tác thanh tra kiểm tra chống thất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

thu thuế, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của cơ quan thuế và nhiều trường hợp kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Tuy nhiên, do tính phức tạp của thuế thu nhập cá nhân, số lượng người nộp thuế quá lớn, nên việc tổ chức thực hiện thanh tra kiểm tra về thuế thu nhập cá nhân chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên…

Ngoài ra, thực tế tiến hành thu thuế thu nhập cá nhân thời gian qua còn cho thấy những bất cập, chưa kiểm soát được mọi nguồn thu nhập của từng cá nhân. Nguồn hình thành thu nhập cá nhân quá đa dạng và phức tạp. Đối với những khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế có thể kiểm soát qua đơn vị trực tiếp chi trả thu nhập; nhưng đối với các khoản thu nhập của các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân hành nghề độc lập, đặc biệt là đối với đối tượng ca sỹ, nghệ sỹ,… thì cơ quan thuế khó có thể kiểm soát được một cách chính xác.

So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới - 9

Tình trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả từ những bất cập trong quy định của luật thuế, cũng như từ những yếu tố khác, như:

- Nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế ưa chuộng tiền mặt, phần lớn các khoản thu nhập cá nhân đều được chi trả bằng tiền mặt, do đó, khó có thể tạo ra cơ chế kiểm soát thu nhập cá nhân một cách chính xác và hiệu quả.

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành thuế với các cấp chính quyền địa phương, với các tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hợp tác triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân, dẫn đến những khó khăn trong việc xác định và quản lý gia cảnh người nộp thuế, quản lý hoạt động của các cá nhân kinh doanh tự do, hành nghề độc lập,…

- Hiện tượng tiêu cực và bất công trong việc nộp thuế thu nhập cá nhân vẫn chưa được xử lý triệt để, làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả thực tế và công bằng của Luật thuế, gây một số bức xúc trong quần chúng nhân dân.

- Trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành Luật của một bộ phận lớn dân cư còn hạn chế, tâm lý trốn thuế còn lan truyền, trong khi lực lượng cán bộ thuế còn mỏng, không thể thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân trên diện rộng để phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý.

Tại Australia, các hình thức thanh tra thuế linh hoạt tùy theo từng hành vi tuân thủ như xem xét lại lịch sử thuế, lịch sử tuân thủ khi tiến hành thanh tra. Cơ

quan thuế Australia (ATO) cũng tạo điều kiện cho người nộp thuế tự tiết lộ một cách tự giác để giảm số tiền phạt thuế trước khi biện pháp thanh tra được thực hiện. Các biện pháp cưỡng chế thu nợ được thực hiện dựa trên hai tiêu chí là theo mức nợ thuế và theo mức độ chấp hành nghĩa vụ thuế. Cơ quan thuế liên hệ với người nộp thuế để tìm hiểu nguyên do, đánh giá lịch sử tuân thủ của người nộp thuế để giải thích quan điểm của cơ quan thuế và gia hạn thời hạn nộp thuế. Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế đối với người nộp thuế kê khai sai nhưng rất ít sử dụng. Mọi nỗ lực đều tập trung vào khuyến khích người nộp thuế kê khai một cách trung thực. “Một trong những hình thức đặc biệt mà cơ quan thuế sử dụng là thiết kế cấu trúc khuyến khích người nộp thuế kê khai số thuế lớn hơn số thuế thực phải nộp để sau đó thực hiện cơ chế hoàn thuế” [5].

Tại Anh, đối với hoạt động thanh kiểm tra, cơ quan thuế nâng cao hiệu quả chấp hành nghĩa vụ thuế thông qua việc áp dụng các phương pháp phân tích rủi ro tinh vi hơn. Tăng cường thu thập thông tin ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế; áp dụng các phương pháp khác nhau để lựa chọn các tờ khai để thanh tra, kiểm tra. Việc lựa chọn số lượng người nộp thuế để thanh tra tuân theo nguyên tắc là 40% khối lượng công việc thanh tra từ cơ quan thuế trung ương chỉ đạo xuống bên dưới thực hiện, 10% đối tượng là lựa chọn ngẫu nhiên, 50% đối tượng là kế hoạch xây dựng của phòng thanh tra và chi cục. Cơ quan thuế đã mở rộng phạm vi và mức độ của việc kiểm tra chéo thông tin do người nộp thuế kê khai với thông tin của bên thứ ba. Trong thời gian thanh tra nếu người nộp thuế thấy thanh tra kéo dài hoặc gây phiền hà cho người nộp thuế thì có quyền đề nghị Ủy ban giải quyết khiếu nại xem xét dừng cuộc thanh tra. “Về bộ máy thanh kiểm tra, tại các cục thuế vùng và các chi cục thuế đều có phòng thanh tra đối tượng lớn và rất lớn, phòng thanh tra đối tượng vừa và nhỏ” [5].

Cơ quan thu nội địa Hoa Kỳ (IRS) lại sử dụng phương pháp lựa chọn đối tượng thanh tra có khác biệt với nhiều nước. Việc lựa chọn đối tượng thanh tra của IRS dựa trên những thông tin mà người nộp thuế khai trong bản khai thuế. IRS xác định sự sai lệch trong kê khai của một người nộp thuế so với mức sai số trung bình

của một nhóm người nộp thuế được lấy làm mẫu và từ đó thiết kế chỉ số DIF để xác định bản kê khai thuế cần được thanh tra. Với hệ số DIF càng cao thì khả năng bị thanh tra càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, IRS không tiết lộ cấu thành của hệ số DIF để xác định bản khai thuế cần được thanh tra làm cho việc thực thi chiến lược này gặp nhiều khó khăn, làm tăng sự rủi ro trong quản lý thuế ở quốc gia này.

2.1.3.3. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Cưỡng chế nợ thuế là các biện pháp mà cơ quan quản lý thuế áp dụng nhằm thu hồi tiền thuế, tiền phạt của các cá nhân nợ NSNN. Đây là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế nhằm đảm bảo sự ổn định nguồn thu NSNN, bảo đảm sự bình đẳng, công bằng trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trong xã hội. Luật Quản lý thuế năm 2006 đã dành hẳn chương IX, từ điều 92 đến điều 102 để quy định về nội dung cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Trên cơ sở quy định của Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Pháp luật quản lý thuế hiện hành đã quy định khá đầy đủ, chi tiết về các đối tượng bị cưỡng chế thuế, các biện pháp cưỡng chế, nguyên tắc áp dụng … Tuy nhiên, xét về tổng thể, hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế chưa cao, nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật cưỡng chế nợ thuế còn những hạn chế cần khắc phục, cụ thể:

Thứ nhất, pháp luật quản lý thuế còn thiếu quy định chi tiết, cụ thể:

Tại Điều 92 Luật Quản lý thuế quy định về các trường hợp bị cưỡng chế nợ thuế trong đó có trường hợp “người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn”. Tuy nhiên, trong Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành không hề có quy định như thế nào là hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn hoặc những dấu hiệu thể hiện hành vi này.

Đây là lỗ hổng của pháp luật có thể gây ra tình trạng cơ quan quản lý nợ thuế không dám cưỡng chế nợ thuế khi người nợ thuế có biểu hiện của hành vi này nhưng không được giải thích rõ nên họ sợ trách nhiệm mà không dám thực hiện hoặc trường hợp cơ quan quản lý nợ thuế áp

dụng cưỡng chế nợ thuế sai quy định (nợ thuế chưa quá 90 ngày) để bao biện cho việc làm sai, họ đưa ra căn cứ cưỡng chế là do người nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn [5].

Thứ hai, pháp luật quản lý thuế quy định cưỡng chế nợ thuế chưa đảm bảo tính khả thi.

Pháp luật về cưỡng chế nợ thuế hiện hành quy định 7 biện pháp cưỡng chế nợ thuế, chúng có thể sắp xếp thành hai nhóm chính sau:

- Nhóm các biện pháp cưỡng chế về tài chính, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế, bao gồm: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

- Nhóm các biện pháp cưỡng chế liên quan đến các thủ tục hành chính: Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Nhìn một cách khái quát, các biện pháp cưỡng chế này được xem là khá nghiêm khắc vì nó tác động trực tiếp đến tài sản cũng như quyền hoạt động kinh doanh của đối tượng bị cưỡng chế. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ các quy định này, chúng ta nhận thấy một số vấn đề bất cập. Biện pháp cưỡng chế bằng trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng khác chỉ thực sự có ý nghĩa khi số dư trên tài khoản đủ để thanh toán các nghĩa vụ thuế.

Biện pháp kê biên bán đấu giá tài sản được Luật Quản lý thuế quy định rất chi tiết về trường hợp, điều kiện, loại tài sản được phép kê biên để thực hiện cưỡng chế thuế. Tuy nhiên, thực tế vẫn phát sinh nhiều trường hợp rất phức tạp trong việc kê biên và sau đó là bán đấu giá tài sản. Đầu tiên là việc xác định quyền sở hữu của đối

tượng nộp thuế với tài sản bị kê biên. Ngoại trừ những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký sở hữu (hư nhà ở, quyền sử dụng đất …) thì các tài sản khác việc xác định quyền sở hữu của đối tượng bị cưỡng chế sẽ được tiến hành như thế nào? Sự phức tạp trong việc kê biên tài sản chính là ở chỗ khi tiến hành kê biên tài sản, cơ quan thuế có nghĩa vụ phải tìm hiểu và xem xét sự tồn tại của quyền sở hữu về mặt pháp lý hay chỉ căn cứ vào quyền chiếm hữu thực tế tài sản của đối tượng nộp thuế. Tiếp đến, việc xác định loại tài sản được phép kê biên được quy định trong Luật Quản lý thuế còn chưa thực sự chặt chẽ, tạo điều kiện cho việc trốn tránh nghĩa vụ. Ví dụ, nhà ở theo điểm c, khoản 3 Điều 99 Luật Quản lý thuế là loại tài sản không bị kê biên. Quy định như vậy là đúng với tinh thần nhân đạo của pháp luật nói chung. “Tuy nhiên, đối với đối tượng nộp thuế là cá nhân cùng thời điểm có sở hữu nhiều nhà ở khác nhau và có giá trị kinh tế nhất định thì việc không được phép kê biên một phần trong tổng số nhà ở của đối tượng này không hẳn đã là hợp lý” [5].

2.1.3.4. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Trong cơ chế tự khai, tự nộp, chế tài xử lý vi phạm pháp luật thuế không phải là mục tiêu chính của quản lý thuế mà chỉ là một công cụ để khuyến khích sự tuân thủ. Nếu mọi trường hợp không tuân thủ đúng pháp luật thuế đều được phát hiện, xử lý chính xác, nghiêm khắc, kịp thời thì có tác dụng phòng ngừa, thúc đẩy các đối tượng nộp thuế hướng đến sự tuân thủ. Ngược lại, nếu hệ thống thúc đẩy và xử phạt yếu sẽ là điều kiện làm lan nhanh sự không tuân thủ sang các đối tượng khác.

Pháp luật quản lý thuế hiện hành đã quy định khá rõ về các nội dung như: đối tượng bị xử lý vi phạm, các hành vi vi phạm, hình thức xử lý vi phạm … Tuy nhiên, về xử phạt đối với hành vi trốn thuế, theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế thì bị phạt từ 1 đến 3 lần số thuế trốn. Việc quy định như vậy chưa phù hợp với một số trường hợp do nguyên nhân khách quan mà người nộp thuế không thể kê khai, nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn. Chẳng hạn, việc nộp quyết toán đối với thuế thu nhập cá nhân, có trường hợp cá nhân làm việc, kiêm nhiệm nhiều chức vụ ở các công ty, tổng công

ty, tập đoàn khác nhau và để tổng hợp tài liệu, số liệu quyết toán thuế thu nhập cá nhân cần thu thập chứng từ, số liệu từ nhiều cơ quan, đơn vị dẫn đến chậm quá 90 ngày so với quy định, nếu coi trường hợp của cá nhân này là có hành vi trốn thuế là không hợp lý.

Việc xử lý vi phạm có ý nghĩa quan trọng để hạn chế tình trạng thất thu NSNN, đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng. Các vi phạm pháp luật thuế diễn ra thường xuyên và dưới nhiều hành vi khác nhau như gian lận trong kê khai, thông đồng trốn thuế, giả mạo hóa đơn, chứng từ …

Xử lý vi phạm pháp luật thuế ở nước ta hiện nay vẫn chưa đạt được mục tiêu làm thay đổi theo hướng tích cực hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Có lẽ cơ quan quản lý thuế quá coi trọng mục tiêu xử lý người vi phạm và thu đúng, thu đủ thuế cho NSNN mà chưa coi trọng mục tiêu làm thay đổi hành vi của người nộp thuế theo hướng tích cực nên đã không có chính sách quản lý linh hoạt và công bằng cho từng nhóm người nộp thuế theo cấp độ tuân thủ và đặc điểm tuân thủ thuế của người nộp thuế. Kinh nghiệm xử lý vi phạm pháp luật thuế ở một số quốc gia như Singapore, người nộp thuế được xếp vào nhóm tuân thủ pháp luật thuế tốt, nếu chậm nộp thuế quá 30 ngày thì mới bị nhắc nhở, sau đó người nộp thuế mà nộp đủ thuế thì ngay lập tức tiền phạt nộp chậm sẽ bị xóa bỏ. Cũng trường hợp tương tự, người nộp thuế thuộc diện tuân thủ thuế kém thì sẽ không được hưởng quyền này. Ở Anh, nếu người nộp thuế khai sai mà chứng minh được do cán bộ thuế hướng dẫn sai thì chỉ phải nộp đủ thuế và không bị xử phạt. Cơ quan thuế phải trả lãi nếu cán bộ thuế tư vấn sai ảnh hưởng đến thu nhập của người nộp thuế.

2.1.4. Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số loại thu nhập cụ thể

2.1.4.1. Thu nhập từ tiền công, tiền lương

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là khoản thu nhập thường xuyên. Cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của ngành thuế cũng từng bước được đổi mới, cải thiện phù hợp với tình hình phát triển đất nước trong từng giai đoạn, góp phần to lớn giúp Chính phủ điều hành nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát được thu

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí