tuân thủ thuế của người nộp thuế để xác định mức độ tuân thủ thuế; cơ quan thuế Canada hay Hà Lan thì xác định mức độ tuân thủ dựa trên phân tích tình hình nợ thuế hiện tại của người nộp thuế. “Để có những chiến lược quản lý thuế thích hợp với những địa bàn có số lượng người nộp thuế lớn, ngoài việc phân loại nhóm người nộp thuế theo mức độ tuân thủ còn phân loại theo quy mô hoạt động của người nộp thuế để xây dựng các chiến lược quản lý thuế” [5].
Thứ ba, tăng cường xây dựng và thực thi hoạt động nghiên cứu dự báo hành vi tuân thủ thuế và tìm hiểu nhu cầu của người nộp thuế.
Hoạt động nghiên cứu dự báo hành vi tuân thủ thuế là hoạt động cung cấp cơ sở thông tin cho sự phân đoạn thị trường và quản lý sự tuân thủ của người nộp thuế. Hoạt động nghiên cứu nhu cầu của người nộp thuế nhằm hướng tới mục tiêu quản lý tốt mối quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế với người nộp thuế ở nhiều quốc gia. Các hoạt động điều tra, khảo sát hành vi và nhu cầu của người nộp thuế được thực hiện hàng năm là kênh thông tin quan trọng. Ngoài ra, có những kênh thông tin khác như: gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng, với các đại lý thuế; tổ chức các cuộc đối thoại để lấy ý kiến của nhóm người nộp thuế trọng điểm hay ý kiến của các đại lý thuế; …cũng được thiết lập “nhằm tìm hiểu nhu cầu, sự hài lòng, sự phàn nàn của người nộp thuế và đánh giá độ tin cậy của người nộp thuế với cơ quan quản lý thuế” [5].
Thứ tư, tạo điều kiện cho sự phát triển tất yếu của các đại lý thuế nói chung và các tổ chức làm dịch vụ thuế nói riêng.
Đây là bài học quan trọng trong quản lý thuế đối với người nộp thuế ở hầu hết các quốc gia. Sự hỗ trợ người nộp thuế qua các đại lý thuế đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của các bản kê khai thuế. Sự phát triển đại lý thuế ở nhiều quốc gia cho thấy đại lý thuế là một đối tác không thể thay thế của người nộp thuế và của cơ quan thuế. Đại lý thuế khắc phục tình trạng thiếu hiểu biết thông tin về thuế của người nộp thuế, giúp người nộp thuế đỡ tốn thời gian hoàn thành các thủ tục thuế, kể cả trong khiếu nại về thuế. Đại lý thuế giúp giảm gánh nặng hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế, đặc biệt, ở các nước đang phát triển, khi nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ hỗ trợ còn mỏng về chất lượng và số lượng. Hiện nay,
một trong những bài học từ phát triển đại lý thuế đó là sự công nhận hoạt động tư vấn của đại lý thuế như là một trong những ngành dịch vụ quan trọng của xã hội. Vì vậy, bên cạnh dịch vụ cung ứng cho người nộp thuế, cơ quan thuế cần phát triển các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho các đại lý thuế như: thiết lập cổng đại lý thuế trên mạng thông tin ngành thuế, tạo điều kiện cho các đại lý thuế tiếp cận thông tin về người nộp thuế, sử dụng các công cụ thúc đẩy đại lý thuế hoạt động minh bạch vì mục tiêu công bằng về thuế.
2.2.2.3. Pháp luật quản lý thuế ở Trung Quốc
Tiền thân của Luật quản lý về thu thuế Trung quốc là Điều lệ chung về quản lý thuế do Quốc vụ viện ban hành. Trong đó có những nội dung phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Sau một số năm thực hiện Điều lệ, vào năm 1992 Luật quản lý về thu thuế của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được ban hành, sau đó có sửa đổi bổ sung vào các năm 1995 và 2001.
Tháng 9 năm 2002 Quốc vụ viện (tương ứng Chính phủ của Việt Nam) ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế. Có hơn 20 chế định hướng dẫn cụ thể thi hành Luật quản lý thuế như: đăng ký thuế, quản lý bảo đảm việc nộp thuế, công bố nợ thuế, cưỡng chế thu thuế, sắp đặt cấp ngân hàng để nộp thuế, phân loại người nộp thuế....
Hiệu quả của việc thực thi các văn bản hướng dẫn này rất tốt. Nợ thuế giảm thấp, trốn lậu thuế giảm và chi phí thu thuế thấp. Số thu về thuế chiếm khoảng 16,9% GDP Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Một Số Loại Thu Nhập Cụ Thể
- Kinh Nghiệm Một Số Nước Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân
- Pháp Luật Quản Lý Thuế Ở Bang Taxmania (Australia)
- Định Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân Ở Viêṭ Nam
- Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Tiền Lương, Tiền Công
- So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới - 15
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý của Luật quản lý về thu thuế của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
1) Về phạm vi của Luật quản lý thuế
Đây là luật về thủ tục, áp dụng với các loại thuế do cơ quan thuế quản lý. Luật quản lý về thu thuế cùng song song tồn tại với các luật về chính sách thuế cụ thể quy định cho từng sắc thuế.
Các chủ thể tham gia thực hiện Luật quản lý thuế gồm 3 nhóm: (1) Người nộp thuế và người có nghĩa vụ nộp thuế thay; (2) Cơ quan thuế gồm 4 cấp, cấp trung ương và 3 cấp địa phương; (3) Các ngành quản lý nhà nước và đơn vị liên
quan như cơ quan nhà nước quản lý công thương, ngân hàng, cơ quan cấp giấy giám định chất lượng hàng hoá ...
Liên quan đến nội dung này, Luật có một số quy định sau:
- Quy định thẩm quyền của Quốc vụ viện (Chính phủ), Luật giao Quốc vụ viện được quy định cụ thể những vấn đề về thu thuế, ngừng thu và việc miễn thuế, giảm thuế, thoái thuế, bù thuế. Đồng thời, nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị và cá nhân không được (không có quyền) ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thu thuế, ngừng thu và việc miễn thuế, giảm thuế, thoái thuế, bù thuế.
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan thuế, Chính quyền nhân dân địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp) và các cơ quan có liên quan được quy định rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để đảm bảo thực thi luật thuế một cách có hiệu quả. Theo đó, việc thu thuế thuộc trách nhiệm của cơ quan thuế. Cục thuế nhà nước và các chi cục thuế ở địa phương cần phải căn cứ vào phạm vi quản lý việc trưng thu thuế do Quốc vụ viện quy định để tiến hành riêng biệt việc quản lý thu thuế. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ thu thuế, không đơn vị hoặc cá nhân nào được cản trở cơ quan thuế thực thi nhiệm vụ.
Để Luật này được triển khai có hiệu quả, công tác phổ biến, tuyên truyền cũng được đặt ra và cơ quan thuế có nghĩa vụ phải thực hiện. Ngoài việc phải tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan thuế còn phải cung cấp miễn phí các dịch vụ tư vấn về thuế cho người nộp thuế.
- Quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức: chính quyền nhân dân địa phương các cấp phải tăng cường lãnh đạo hoặc phối hợp công tác quản lý thuế ở trong khu vực hành chính quản lý của mình; giúp đỡ cơ quan thuế thực thi nhiệm vụ theo pháp luật; các ngành và đơn vị hữu quan trong chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ cơ quan thuế thi hành nhiệm vụ theo pháp luật.
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế, Luật quy định người nộp thuế có nghĩa vụ khấu nộp thuế theo quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi cho người nộp thuế, Luật còn quy định người nộp thuế có quyền bàn cãi đối với quyết định của cơ quan thuế, được quyền khiếu nại, khiếu kiện hành chính và yêu
cầu cơ quan nhà nước bồi thường nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế. Ngoài ra, người nộp thuế còn có thể đến cơ quan thuế tìm hiểu pháp luật về thuế và tình hình liên quan đến trình tự nộp thuế.
2) Hệ thống thông tin về người nộp thuế
Ngành thuế Trung quốc đang triển khai dự án chế độ cửa sổ người nộp thuế. Tất cả các thông tin liên quan đến thuế của một người nộp thuế được lưu giữ và khai thác tại một cửa sổ nhất định. Thông tin về người nộp thuế được xây dựng từ các nguồn:
- Do người nộp thuế khai báo.
- Cơ quan thuế tự điều tra.
- Các cơ quan có liên quan cung cấp: Cơ quan quản lý công thương cung cấp thông tin về cấp giấy chứng nhận hoạt động sản xuất kinh doanh; cơ quan quản lý chất lượng cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; ngân hàng và tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về mở tài khoản.
Trên cơ sở hệ thống thông tin về người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện đánh giá, phân loại người nộp thuế theo lịch sử chấp hành pháp luật thuế; đồng thời có biện pháp để kiểm soát thu thuế hiệu quả.
3) Đăng ký thuế
Người nộp thuế có hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép kinh doanh, người nộp thuế phải nộp đơn đăng ký thuế với cơ quan quản lý thuế ở địa phương nơi diễn ra hoạt động kinh doanh hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ thuế. Đồng thời người nộp thuế còn phải nộp các giấy tờ, tài liệu liên quan theo yêu cầu của cơ quan thuế.
Các đơn vị khấu trừ thuế phải đăng ký khấu trừ thuế với cơ quan thuế địa phương trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế để được cấp giấy chứng nhận đăng ký khấu trừ thuế. Trong trường hợp đơn vị khấu trừ thuế đã hoàn thành thủ tục đăng ký thuế thì cơ quan thuế chỉ cần bổ sung thêm nội dung trách nhiệm khấu trừ thuế trong giấy chứng nhận đăng ký thuế mà không cần cấp một giấy chứng nhận khấu trừ thuế riêng cho đơn vị khấu trừ thuế đó.
Luật cũng có quy định bên cạnh trách nhiệm của người nộp thuế phải báo cáo với cơ quan thuế vụ về tài khoản mở tại ngân hàng, tổ chức tín dụng; ngân hàng, cơ quan tín dụng nơi người nộp thuế mở tài khoản có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ khi cơ quan thuế vụ có yêu cầu.
4) Khai thuế
Có 4 phương thức khai thuế: Khai trực tiếp tại cơ quan thuế, khai qua đường bưu chính, khai bằng mạng điện tử và khai thuế đơn giản.
Trong trường hợp người nộp thuế hoặc đơn vị khấu trừ nộp thuế do khó khăn bất khả kháng, không thể nộp hồ sơ khai thuế hoặc hồ sơ khấu trừ thuế đúng hạn thì được gia hạn nộp hồ sơ. Tuy nhiên, sau khi hết tình huống bất khả kháng thì người nộp thuế hoặc đơn vị khấu trừ thuế phải nộp báo cáo cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế xem xét và chấp nhận báo cáo trên cơ sở xem xét lý do và tình huống bất khả kháng của người nộp thuế hoặc đơn vị khấu trừ thuế.
Người nộp thuế được kê khai điều chỉnh trong thời gian ba năm, kể từ ngày nộp hồ sơ khai thuế; trường hợp đặc biệt có thể trong thời gian năm năm.
Trường hợp khai thiếu theo số cơ quan thuế tính thì người nộp thuế không phải nộp phạt; khai thiếu do tự bản thân người nộp thuế tạo ra thì bị nộp phạt.
5) Nộp thuế
Người nộp thuế nộp tiền vào kho bạc hoặc nộp qua ngân hàng. Chỉ trường hợp ở vùng sâu, vùng xa không có kho bạc, ngân hàng thì cơ quan thuế trực tiếp thu tiền thuế.
Chỉ cơ quan thuế cấp tỉnh mới có thẩm quyền cho phép gia hạn nộp thuế. Thực tế đã có bất cập: Lý do xin gia hạn lại xảy ra ở địa phương có thể thấp hơn cấp tỉnh 1 đến 2 cấp. Vì vậy, cơ quan thuế cấp tỉnh khó có thể nắm bắt được tình hình thực tế xảy ra ở địa phương để có quyết định đúng đắn.
Trường hợp nộp thừa theo số cơ quan thuế tính thì người nộp thuế được nhận tiền lãi tính trên số thuế nộp thừa. Số thuế nộp thừa do người nộp thuế để xảy ra thì không được hưởng lãi.
6) Quản lý nợ thuế
Phạt chậm nộp thuế là 5 phần vạn/ ngày. Cơ quan thuế có quyền huỷ bỏ chuyển giao tài sản của người nộp thuế nếu người nộp thuế còn đang nợ thuế Nhà nước; công bố công khai số nợ thuế của người nộp thuế; đình chỉ không cho cá nhân nợ thuế đi nước ngoài.
Không có quy định xoá nợ cho người nộp thuế đang còn tồn tại. Chỉ khi người nộp thuế chết (đối với thể nhân) hoặc bị phá sản theo quyết định của pháp luật (đối với pháp nhân) thì số nợ thuế còn lại không có nguồn thu mới được xoá khỏi sổ theo dõi của cơ quan thuế.
7) Cưỡng chế thuế
Cơ quan thuế chủ yếu sử dụng 2 biện biện pháp trong cưỡng chế thuế: (1) phong toả tài khoản cho tiền vào mà không cho chi tiền ra; (2) kê biên, phát mại tài sản để thu tiền thuế.
Cơ quan thuế cấp tỉnh phê duyệt biện pháp cưỡng chế thuế; cơ quan quản lý thuế trực tiếp tổ chức cưỡng chế thuế. Trường hợp đặc biệt khó khăn thì có sự tham gia của cơ quan công an và chính quyền địa phương.
8) Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Trong thanh tra, kiểm tra thuế cơ quan thuế vụ có quyền:
- Yêu cầu người nộp thuế, người có nghĩa vụ khấu nộp cung cấp các văn bản, tài liệu chứng minh và tư liệu hữu quan đến việc nộp thuế, khấu nộp thay, thu nộp thay;
- Kiểm tra sổ sách tài khoản, chứng từ ghi sổ, báo biểu và các tài liệu hữu quan của người nộp thuế, kiểm tra sổ sách về tiền thuế khấu nộp thay, thu nộp thay, chứng từ ghi sổ và các tài liệu hữu quan của người có nghĩa vụ khấu nộp;
- Đến địa điểm sản xuất kinh doanh và nơi để hàng hoá vật tư của người nộp thuế để kiểm tra hàng hoá vật tư hoặc tài sản khác của người nộp thuế, kiểm tra tình hình kinh doanh có liên quan đến người có nghĩa vụ khấu nộp và khoản tiền thuế khấu nộp thay, thu nộp thay;
- Tới các bến xe, bến tàu, sân bay, doanh nghiệp bưu chính và các cơ quan phân chi nhánh của người nộp thuế để kiểm tra hoá đơn, chứng từ và các tư liệu hữu
quan đến hàng hoá vật tư hoặc các tài sản khác phải nộp thuế mà người nộp thuế đã gửi vận tải, gửi bưu điện chuyển;
- Kiểm tra tài khoản tiền gửi của người nộp thuế, người có nghĩa vụ khấu nộp mở tại ngân hàng hoặc cơ quan tín dụng khác.
- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện ra người nộp thuế có hành vi trốn thuế và có dấu hiệu rõ rệt về chuyển dịch, cất giấu hàng hoá vật tư và tài sản, thì cán bộ kiểm tra thuế có thể sử dụng biện pháp cưỡng chế tịch thu tài sản, hàng hoá để bảo toàn thuế.
Nhân viên cơ quan thuế khi được cử đi kiểm tra về thuế cần phải xuất trình thẻ kiểm tra thuế vụ và giấy thông báo kiểm tra thuế, đồng thời có trách nhiệm giữ bí mật cho người bị kiểm tra. Nếu chưa xuất trình thẻ kiểm tra thuế vụ và giấy thông báo kiểm tra thuế, thì người bị kiểm tra có quyền từ chối kiểm tra.
Các tài liệu mà cơ quan thuế vụ kiểm tra tìm hiểu thu được, không được dùng vào mục đích ngoài thu thuế.
9) Điều tra thuế
Điều tra thuế là điều tra hành chính. Kết quả điều tra do cơ quan thuế thực hiện chỉ để xử lý hành chính. Nếu vụ việc phải tiến hành theo pháp luật hình sự thì cơ quan điều tra tố tụng hình sự phải thực hiện điều tra để có căn cứ luận tội tại Toà án.
Khi cơ quan thuế vụ tiến hành kiểm tra thuế theo pháp luật, có quyền điều tra đối với đơn vị và cá nhân hữu quan về tình hình liên quan giữa người nộp thuế, người có nghĩa vụ khấu nộp, những người đương sự khác. “Các đơn vị và cá nhân hữu quan có nghĩa vụ cung cấp đúng sự thực cho cơ quan thuế vụ các tài liệu hữu quan và các tư liệu chứng minh” [25].
Chỉ cơ quan thuế cấp tỉnh có bộ phận điều tra thuế, trong đó có cán bộ trực tiếp tiến hành công việc điều tra. Bộ phận phụ trách điều tra ở Trung ương chỉ làm công việc chỉ đạo và phối hợp các bộ phận điều tra cấp tỉnh với nhau. Khi điều tra vụ án vi phạm pháp luật thuế, cơ quan thuế vụ có thể ghi chép, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh và phục chế các tư liệu liên quan đến vụ việc điều tra.
Tóm lại, trong thời gian mười lăm năm áp dụng Luật quản lý về thu thuế, Trung Quốc đã vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm và hoàn thiện thêm các quy định
mới để phù hợp với thực tế. Luật quản lý thuế Trung Quốc đã tạo cơ sở pháp lý để người nộp thuế, cơ quan thuế và các bên có liên quan chấp hành tốt các luật chính sách thuế. Ý thức của người nộp thuế đã thành nề nếp. Cơ quan thuế có trách nhiệm rõ ràng và quyền lực đủ mạnh để giám sát người nộp thuế. Số thu thuế tăng dần từ 14% GDP lên 16% GDP trong mấy năm gần đây.