So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới - 7

thứ hai. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách yêu cầu phải nộp tờ khai hoặc yêu cầu cơ quan thuế phải xác nhận tính hợp lệ của việc đề nghị giảm trừ trước khi được chủ lao động chấp nhận.

2.1.2.3. Quản lý giảm trừ gia cảnh

Tại Việt Nam, đối với một số khoản thu nhập của người cư trú có xem xét yếu tố người phụ thuộc, tức người không có khả năng, chưa đủ khả năng tạo ra thu nhập, hoặc thu nhập không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và được người tạo ra thu nhập kê khai là người phụ thuộc. Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định đối với cá nhân cư trú, khi xác định số thuế phải nộp các cá nhân cư trú được xét giảm trừ gia cảnh. “Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú” [31, Điều 19].

Mục đích của khoản giảm trừ gia cảnh nhằm tính đến hoàn cảnh cá nhân của đối tượng nộp thuế, điều này làm cho việc xác định nghĩa vụ nộp thuế của mỗi đối tượng nộp thuế được công bằng hơn. Bởi vì, cùng một đối tượng nộp thuế nhưng một chủ thể là người độc thân, không có nghĩa vụ phải chăm sóc phụng dưỡng ai; còn lại là một chủ thể có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, bố mẹ, … thì cùng một khoản thu nhập nhưng việc chi tiêu lại khác nhau. Ngoài ra, việc ban hành quy định về giảm trừ gia cảnh tại Luật thuế thu nhập cá nhân cũng giúp Nhà nước ta dễ dàng trong việc quản lý thuế đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người dân, thể hiện tính nhân đạo cũng như tạo sự công bằng bình đẳng giữa các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế.

Nội dung của giảm trừ gia cảnh bao gồm: giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và giảm trừ cho người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng những người phụ thuộc sẽ được trừ một khoản tiền tương ứng với từng người phụ thuộc theo quy định của pháp luật khi xác định thu nhập tính thuế. Mỗi người phụ thuộc chỉ được giảm trừ một lần vào người nộp thuế trong kỳ tính tính. Trong trường hợp, các đối tượng nộp thuế có chung người phụ thuộc thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế. Người phụ thuộc được Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định bao gồm:

- Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

- Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy

định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, để hưởng khoản giảm trừ gia cảnh, yêu cầu đặt ra đối với người nộp thuế và người phụ thuộc là đều phải có mã số thuế. Đối tượng nộp thuế chỉ được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đối tượng nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2013, khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc. Việc cấp mã số thuế cho người phụ thuộc thực hiện theo hướng đơn giản, do cơ quan thuế tự động cấp dựa trên thông tin có sẵn tại hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh mà không yêu cầu người nộp thuế phải cung cấp thêm bất kỳ một loại giấy tờ nào khác, không làm tăng thủ tục về hồ sơ cũng như thủ tục về kê khai thuế, không gây phiền hà cho người nộp thuế, không làm ảnh hưởng đến việc giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc đã đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày 1/7/2013. Người nộp thuế tự kê khai số lượng người phụ thuộc kèm theo giấy tờ hợp pháp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai. Việc đăng ký này chỉ phải thực hiện một lần trong suốt thời gian tính giảm trừ gia cảnh và chỉ đăng ký lại khi có sự thay đổi về người phụ thuộc và thay đổi nơi làm việc. Với những trường hợp nào không đăng ký mã số thuế mới cho người phụ thuộc từ 1/7/2013 sẽ không được giảm trừ gia cảnh. Biện pháp này sẽ giúp cơ quan thuế giám sát được việc khai thuế của cá nhân có trung thực không thông qua mã số của người phụ thuộc; tránh trường hợp nhiều người cùng đăng ký một người và làm ngành thuế bị thất thu.

Việc kê khai giảm trừ gia cảnh trong quy định trước khi có luật sửa đổi chủ yếu là dựa vào ý thức của đối tượng nộp thuế. Điều này đã tạo ra khe hở trong việc kê khai số người phụ thuộc. Ví dụ, cùng 1 ông bố hay bà mẹ, nhưng sẽ được tính trùng thành 2 bởi cả 2 người con ở 2 địa phương khác nhau đều cùng kê khai và chính quyền địa phương sở tại đều xác nhận. Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều địa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

phương khi nhận được một số đơn đề nghị xác nhận đối tượng cư trú có trách nhiệm nuôi dưỡng người phụ thuộc ở địa phương khác (ông, bà, cháu… ở quê), họ không thể nào xác định được mối quan hệ của người phụ thuộc đang sống ở tỉnh khác và người dân đang cư trú trên địa bàn, càng không thể nào biết được có đúng là người dân đang cư trú trên địa bàn có trách nhiệm nuôi dưỡng người đang sống ở tỉnh khác hay không, dẫn tới tình trạng nơi thì chứng nhận hết một cách quá dễ dàng, nơi thì từ chối chứng nhận gây khó khăn cho người dân. Và cũng theo phản ánh của người dân thì một trong những khó khăn mà họ gặp phải là xin hồ sơ để xác định đối tượng phụ thuộc không có thu nhập.

Tuy nhiên, sau khi đã sửa đổi Luật, nhìn chung, việc quản lý đối tượng “hữu hình” qua mã số thuế của người phụ thuộc có vẻ như đã dễ dàng hơn. Nhưng một bất cập, thực trạng vẫn tồn tại, khó có thể thay đổi đó là:

So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới - 7

* Về phía người nộp thuế:

Với cơ chế tự kê khai – tự nộp, phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của người nộp thuế. Chính vì vậy, mặc dù người phụ thuộc đã được cấp mã số thuế, nhưng việc chứng minh họ có đúng là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật Thuế thu nhập cá nhân hay không thì vẫn đang là một câu hỏi đặt ra đối với cơ quan quản lý thuế.

Hiện nay, việc chứng minh người phụ thuộc vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể việc chứng minh người phụ thuộc trong một số trường hợp không đơn giản. Cụ thể, trường hợp người phụ thuộc là đối tượng “con bị tàn tật, không có khả năng lao động” thì tại một số bệnh viện, việc xác nhận về mức độ tàn tật thế nào để kết luận “không có khả năng lao động” đối với người bị dị tật bẩm sinh, không có khả năng tự phục vụ bản thân thì khá dễ dàng. Nhưng đối với trường hợp người tàn tật có khả năng và thực tế vẫn đang làm việc, chứ không phải là mất khả năng lao động thì thật khó để xác định hợp lý. Bên cạnh đó, có những trường hợp kê khai người phụ thuộc, về đối tượng thì đúng nhưng thực tế người nộp thuế lại không có trách nhiệm nuôi dưỡng.

Ngoài ra, việc chứng minh sự phụ thuộc còn mang tính tương đối. Nhiều cá nhân lợi dụng quy định này của pháp luật, việc đối tượng chịu thuế kê khai họ có

bao nhiêu người phụ thuộc hoàn toàn dựa trên cơ chế tự kê – tự khai, pháp luật không đặt ra cơ chế riêng quản lý, kiểm soát việc kê khai nộp thuế của đối tượng chịu thuế nên trên thực tế có thể giữa họ không có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc, phụng dưỡng. Còn một số trường hợp có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, phụng dưỡng song lại không có khả năng để chứng minh để được giảm trừ gia cảnh. Nhưng mặc dù không kiểm soát, quản lý nhưng pháp luật cũng quy định đối tượng chịu thuế phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với những thông tin do mình kê khai. Tức là họ tự kê – tự khai nhưng một khi phát hiện kê khai gian dối, sai phạm thì sẽ có biện pháp xử lý thỏa đáng. “Cho dù vậy, liệu rằng đến lúc phát hiện ra vi phạm thì nguồn thu của NSNN đã thất thu bao nhiêu tiền? Tại sao lại chưa có những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn nữa về vấn đề này? Câu hỏi lớn này vẫn còn chưa có câu trả lời thỏa đáng” [33].

* Về phía cơ quan quản lý thuế:

Đặc trưng của cơ chế kê khai tự nộp đó là lấy người nộp thuế làm trung tâm, họ được tự thực hiện đăng ký, kê khai các thông tin liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế trên cơ sở tự chịu trách nhiệm với các thông tin của mình. Chính vì vậy, một vấn đề đặt ra đó là trách nhiệm kiểm tra của cơ quan quản lý thuế là hết sức quan trọng trước những thông tin của người nộp thuế trong để cung cấp cho hoạt động quản lý thuế của Nhà nước. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế vẫn tồn tại nhiều bất cập, vậy lý do xuất phát từ đâu? Cần phải khẳng định trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế nói chung và các cán bộ công chức ngành thuế nói riêng là vô cùng cần thiết để giảm thiểu một cách tối đa các thực trạng đang tồn tại hiện nay.

Với khối lượng thông tin khổng lồ từ những người nộp thuế khác nhau, cơ quan quản lý thuế đã thực hiện trách nhiệm quản lý những thông tin này đến đâu. Sự chuyên tâm, sát sao với công việc đã được họ thực hiện đúng đắn hay chưa. Một vấn đề nêu trên trong việc chứng minh người phụ thuộc cũng còn ở lý do về phía cơ quan chức năng UBND xã, phường – chủ thể có trách nhiệm giúp xác minh các thông tin trong hồ sơ chứng minh người phụ thuộc của người nộp thuế thì còn lúng

túng khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Việc xác nhận mức độ tàn tật không có khả năng lao động của người phụ thuộc trong độ tuổi lao động là không thể xác định được bởi UBND xã, phường. Thêm vào đó, đối với gia đình mà có nhiều người nộp thuế thu nhập cá nhân việc xác nhận trách nhiệm nuôi dưỡng của người nộp thuế đối với người phụ thuộc cũng gặp không ít khó khăn.

Những hạn chế nêu trên trước hết phải nói đến, kỹ năng, chuyên môn của nhân viên ngành thuế còn chưa cao. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương nơi người nộp thuế và người phụ thuộc cư trú (cụ thể: UBND xã phường thị trấn, tổ trưởng các tổ dân phố, Hội phụ nữ,...). Bởi vì đây là chủ thể tiếp cận, nắm bắt rõ được tình hình cụ thể về đối tượng nộp thuế và người phụ thuộc một cách chính xác. “Tiếp đến nữa là ngại khó, không chuyên tâm, sát sao với công việc cũng như pháp luật chưa có những quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các cán bộ công chức ngành thuế” [28].

Thêm vào đó, ngoài việc trao cho người nộp thuế quyền tự kê khai thông tin, nhưng pháp luật vẫn phải quy định đảm bảo quyền thu thuế của cơ quan quản lý thuế. Với những thông tin này, cơ quan quản lý thuế dựa vào đó để tiến hành quản lý cũng như tính toán để thu thuế đóng góp vào khoản thu NSNN. Đối với những những đối tượng nộp thuế được cấp mã số thuế sẽ được giảm trừ, còn ngược lại những đối tượng chưa có mã số thuế thì cần phải chấp hành tuân thủ quy định của pháp luật và tôn trọng quyền thu thuế của cơ quan quản lý thuế.

Ngoài quy định mới về việc cấp mã số thuế cho người phụ thuộc thì mức giảm trừ gia cảnh cho cả người nộp thuế được nâng lên (9 triệu đồng/ tháng – 108 triệu đồng/năm) và người phụ thuộc 3.6 triệu đồng/tháng theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Việc thay đổi mức giảm trừ gia cảnh theo xu hướng tăng lên căn cứ vào mức độ tăng trưởng GDP, GDP/người và chỉ số CPI trong vài năm tới, đề án cải cách tiền lương, kết quả thống kê về mức sống và thu nhập của dân cư, và cả trên cơ sở tiếp thu ý kiến của người dân, dư luận xã hội cũng như sự trượt giá của đồng tiền hiện nay chính vì vậy mức giảm trừ đã được đẩy lên cách biệt. Cùng với đó, các bậc thuế đang áp dụng với người lao động cũng được

hưởng điều chỉnh, chẳng hạn như người đang nộp thuế bậc 3 sẽ chỉ phải nộp thuế bậc 2, bậc 2 chỉ phải nộp bậc 1, nghĩa là sẽ chuyển xuống bậc nộp thuế thấp hơn. Ngoài ra, “Luật sửa đổi cũng bổ sung quy định “mở” để khi chỉ số giá tiêu dùng biến động trên 20% thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với sự biến động của giá cả” [12].

Với chính sách mới mẻ này xuất hiện rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, nhìn chung đây là một chính sách khá được lòng dân. Do bộ phận lớn những đối tượng trước đây thuộc diện chịu thuế lại trở thành đối tượng không thuộc diện chịu thuế. Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến chấp thuận chính sách mới thì số ý kiến cho rằng chính sách này còn rất nhiều thiếu sót, chưa sát với thực tế. Xét từ góc độ của một số chuyên gia về thuế đánh giá rằng việc tăng mức giảm trừ gia cảnh dường như đang làm thay đổi mục tiêu ban đầu của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho hay là “số người nộp thuế từng bước được tăng lên, ngày càng nhiều người có thu nhập từ mức trung bình trở lên trong xã hội có cơ hội được làm quen dần với sắc thuế này và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với đất nước, góp phần ổn định nguồn thu NSNN” [12]. Sửa Luật cũng dẫn đến thu hẹp đối tượng phải nộp thuế, chỉ còn khoảng 1 triệu người, giảm quá lớn so với hiện nay và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số người có thu nhập. Tương tự như vây, số lượng hộ kinh doanh cá thể thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân cũng giảm khá lớn. Cả nước chỉ có gần 3,9 triệu người hiện đang nộp thuế thu nhập cá nhân, trong đó, gần 2,9 triệu người nộp thuế bậc 1. Còn lại, 1 triệu người nộp thuế thu nhập cá nhân từ bậc 2 trở lên. Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cho biết: “tổng số tiền nộp thuế của 2,9 triệu người ở bậc 1 chỉ đóng góp 10% tổng giá trị thuế Thu nhập cá nhân cả nước, còn lại, tới 90% tổng số thuế Thu nhập cá nhân lại được đóng góp từ 1 triệu người còn lại” [16]. Khi mức giảm trừ gia cảnh tăng cùng với việc giữ nguyên 7 bậc thuế suất và giãn cách mỗi bậc thuế vẫn còn dày thì rõ ràng 2,9 triệu người vốn đang nộp thuế ở bậc 1 không phải nộp thuế nữa. Do đó, tính chất của thuế thu nhập cá nhân sẽ thay đổi, không còn đúng ý nghĩa ban đầu mà có thể chuyển sang ý nghĩa thành thuế cho

người có thu nhập cao như trước đây vì nó không còn ý nghĩa là luật thuế dành cho bất cứ ai có phát sinh thu nhập phải chịu thuế, đồng thời khiến giảm thu ngân sách trong bối cảnh vẫn phải đảm bảo các nhiệm vụ chi, đặc biệt chi cho an sinh xã hội, chi tăng lương.

Luật Thuế thu nhập cá nhân của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định các khoản giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế. Đây chính là biểu hiện rõ nét nhất của tính công bằng theo chiều ngang trong điều tiết thu nhập. Tuy có cùng một mức thu nhập như nhau nhưng người có hoàn cảnh khó khăn hơn (ví dụ có nhiều người phải nuôi dưỡng, bị tàn tật...) sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi phải nộp cùng một mức thuế với những người có điều kiện thuận lợi. “Kinh nghiệm nước ngoài cho thấy các khoản được giảm trừ có thể thực hiện theo 2 loại: giảm trừ cá nhân và giảm trừ tiêu chuẩn” [9].

Giảm trừ cá nhân được thực hiện theo phương pháp kê khai chi phí thực tế phát sinh đối với các khoản được phép giảm trừ. Các khoản chi phí được giảm trừ này được cá nhân kê khai và phải có chứng từ chứng minh. Hình thức này đảm bảo công bằng hơn nhưng phức tạp và tốn kém chi phí hành thu, cho nên thường chỉ được áp dụng ở những nước có trình độ kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao và hệ thống lưu giữ thông tin tốt. Có nước quy định các chế độ miễn trừ cho bản thân người nộp thuế (vợ hoặc chồng, bố mẹ hoặc con cái phải nuôi dưỡng) như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, ... nhưng có nước lại áp dụng biểu tính thuế từ đồng thu nhập đầu tiên để người nộp thuế thấy rõ nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của mình (Pháp, Mỹ, Anh ...).

Để đơn giản hoá chính sách và giảm nhẹ công tác quản lý, các nước chậm phát triển thường áp dụng hình thức giảm trừ tiêu chuẩn vì không có đủ tiêu chuẩn để áp dụng hình thức giảm trừ cá nhân. Theo đó, mức khởi điểm chịu thuế là mức thu nhập trung bình xã hội đảm bảo trang trải đủ những chi phí cần thiết về kinh tế và xã hội theo quan điểm và tập quán của mỗi nước.

Tóm lại, giảm trừ gia cảnh là một chính sách mang lại rất nhiều quyền lợi cho người nộp thuế, nhưng, bên cạnh đó, việc Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định

các khoản giảm trừ gia cảnh cũng nhằm mục đích để việc quản lý thuế được thực hiện một cách chính xác, phù hợp với đường lối, chính sách của Nhà nước và phù hợp với Thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để khoản giảm trừ gia cảnh thể hiện đúng được ý nghĩa, mục đích, cũng như sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế thì việc hoàn thiện pháp luật quản lý thuế nói chung và pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết.

2.1.2.4. Về nộp thuế

Pháp luật quản lý thuế đã quy định thời hạn nộp thuế gắn với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế để vừa đảm bảo phù hợp với tính chất của từng loại thuế, vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế dễ nhớ, dễ thực hiện và không phải làm các thủ tục hành chính thuế rải rác, giảm phiền hà cho người nộp thuế. Ngoài ra, pháp luật còn quy định người nộp thuế được gia hạn nộp thuế trong các trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ bị thiệt hại về vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh mà không còn nguồn tiền để nộp thuế hoặc họ gặp khó khăn đặc biệt khác dẫn đến không có khả năng nộp thuế đúng hạn. Tùy theo mức độ bị thiệt hại hoặc mức độ khó khăn mà người nộp thuế được gia hạn nộp một phần hoặc toàn bộ tiền thuế nợ với thời hạn tối đa là 2 năm kể từ ngày hết thời hạn phải nộp thuế. Người nộp thuế có thể lựa chọn phương án nộp thuế dần khi có nguồn tài chính để thanh toán tiền thuế nợ. Việc quy định thứ tự thanh toán các khoản tiền thuế theo hướng (1) tiền thuế nợ, (2) tiền thuế truy thu, (3) tiền thuế phát sinh, (4) tiền phạt vi phạm pháp luật thuế đã giúp người nộp thuế biết được nhiệm vụ thanh toán các khoản nghĩa vụ với NSNN, tránh bị rơi vào tình trạng chây ì, nợ đọng kéo dài và thuộc diện bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu thuế.

Pháp luật quản lý thuế còn quy định về xử lý số tiền thuế nộp thừa: khi người nộp thuế có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp hoặc người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân thì người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế nộp thừa theo các cách: “bù trừ số tiền thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, kể cả bù trừ giữa các loại thuế

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí