Đồ Thị Tổng Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Tỉnh Quảng Ngãi So Với Tổng Thuế Thu Nhập Cá Nhân Cả Nước Trong 3 Năm

trên địa bàn tỉnh năm 2011 là 16,4 tỷ đồng, vì vậy số thuế thu nhập cá nhân mà tỉnh Quảng Ngãi thu được là 120,023 tỷ đồng.

- Năm 2012, Quốc hội ban hành nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và miễn thuế thu nhập cá nhân cho một số đối tượng từ 1/7/212 đến 31/12/2012 nên số thuế thu nhập cá nhân của tỉnh Quảng Ngãi đạt được là 127,981 tỷ đồng.

Mặc dù nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân ở Quảng Ngãi qua các năm là không nhiều nhưng đã góp phần huy động nguồn lực, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngân sách nhà nước. Năm 2010 thu đạt 112,8 tỷ đồng chiếm 0,43% tổng thuế thu nhập cá nhân cả nước; năm 2011 thu đạt 120,022 tỷ đồng chiếm 0,33% tổng thuế thu nhập cá nhân cả nước; năm 2012 thu đạt 127,981 tỷ đồng ước chiếm 0,32% tổng thuế thu nhập cá nhân cả nước. Đây là con số tương đối nhỏ so với tổng thu của nhiều tỉnh, thành trong toàn quốc, phản ánh đúng tình hình kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên ở Quảng Ngãi [47, tr. 3].

37.160

26.281,80

14.316,40

Quảng Ngãi

Cả nước

76,321

112,82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

120,02

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - 7

Năm


Biểu đồ 2.5: Đồ thị tổng thuế thu nhập cá nhân của tỉnh Quảng Ngãi so với tổng thuế thu nhập cá nhân cả nước trong 3 năm

Nguồn: Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi.

2.2. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC THỰC HIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Việc thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn những khó khăn, vướng mắc nhất định ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, tạo sự thờ ơ và bất bình của người dân đối với những quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

2.2.1. Về đội ngũ cán bộ chuyên trách lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân

Ngay sau khi Luật thuế thu nhập cá nhân ra đời, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai việc thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy việc thực hiện Luật thuế hoàn toàn có sự thống nhất. Nhưng đến hết năm 2011, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Ban chỉ đạo không còn nữa, việc thực hiện Luật thuế được chuyển trực tiếp về cục thuế và chi cục thuế. Nhiều cán bộ được đảm nhận lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân trước đây không phải là thành viên ban chỉ đạo nên chưa có kinh nghiệm thực hiện Luật. Số lượng và chất lượng cán bộ phụ trách Luật thuế thu nhập cá nhân còn hạn chế. Tổng số cán bộ ngành thuế Quảng Ngãi năm 2012 khoảng 600 người trong đó cán bộ chuyên trách lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân chỉ khoảng 20 người (khoảng 50% có trình độ đại học, khoảng 50% có trình độ cao đẳng trở xuống), với số lượng cán bộ chuyên trách ít ỏi về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, việc thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu quả là rất khó.

Bên cạnh đó, tổng thuế thu nhập cá nhân thu được trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hàng năm là không đáng kể so với nguồn thu thuế của toàn tỉnh (năm 2010 khoảng 0,7%, năm 2011 khoảng 0,68%, năm 2012 khoảng 0,69%), chính nguồn thu thuế là quá ít nên sự quan tâm động viên và tâm huyết của

cán bộ ngành thuế đối với loại thuế này không cao. Đặc biệt, việc quản lý thuê thu nhập cá nhân phức tạp do đối tượng nộp thuế nhiều nhưng "nguồn lợi" mà cán bộ ngành thuế có được từ thuế thu nhập cá nhân hầu như không có, bởi thuế thu nhập cá nhân được xác định cụ thể, rõ ràng trên tổng số thu nhập được đối tượng nộp thuế kê khai, ngành thuế chưa có cơ chế giám sát và quản lý đúng thu nhập của đối tượng nộp thuế nên hiện tượng tiêu cực trong việc thu thuế thu nhập cá nhân xuất phát từ ngành thuế hầu như không xảy ra. Đa phần cán bộ phụ trách thuế thu nhập cá nhân thường có thái độ "làm cho xong việc" để hưởng lương.

2.2.2. Quản lý thu nhập và kê khai người phụ thuộc


Quản lý thu nhập cá nhân là việc làm hết sức khó khăn không chỉ ở Quảng Ngãi mà cả bộ máy nhà nước. Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân thì đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ kê khai thu nhập, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm với việc kê khai và nộp thuế của mình, cơ chế này chỉ phù hợp với đối tượng làm công ăn lương hoặc đối tượng chuyển nhượng, giao dịch cần hóa đơn chứng từ còn các đối tượng khác hầu như không hiệu quả, trong khi nhà nước chưa có cơ chế hữu hiệu để nắm bắt thông tin thu nhập của đối tượng nộp thuế thì việc khai gian, trốn thuế là không tránh khỏi. Hơn nữa, việc kiểm soát thu nhập cá nhân cũng là vấn đề tương đối nhạy cảm, trong nhiều trường hợp mức chi phí sinh hoạt của một nhóm cá nhân thể hiện họ thuộc đối nộp thuế thu nhập cá nhân như nhà ở tiền tỷ, đi làm bằng ô tô, thường xuyên đi du lịch... nhưng nếu cá nhân đó không tự kê khai hoặc nhà nước không có căn cứ để chứng minh thì cũng không thể bắt buộc cá nhân đó phải chứng minh nguồn gốc tài sản làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.

Việc quản lý kê khai người phụ thuộc ít phức tạp hơn khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013, việc Bộ Tài chính ban hành thông tư đã hạn chế phần nào hiện tượng kê khai

người phụ thuộc trùng lắp giữa các đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, quy định của thông tư trên vẫn không loại bỏ hết vướng mắc trong việc kê khai người phụ thuộc. Cụ thể Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 quy định đối với người phụ thuộc đã được đăng ký miễn trừ gia cảnh trước ngày thông tư có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được miễn trừ gia cảnh đến khi được cấp mã số thuế [30]. Nhưng thông tư không quy định thời gian bắt buộc cấp mã số thuế cho đối tượng này. Vì thế, trong trường hợp một người phụ thuộc đã được nhiều đối tượng nộp thuế cùng kê khai trước đó thì đương nhiên tất cả các đối tượng nộp thuế này đều được miễn trừ gia cảnh cho cùng một người phụ thuộc. Với quy định này các đối tượng nộp thuế sẽ cố ý kéo dài thời gian đăng ký cấp mã số thuế cho người phụ thuộc. Đồng thời, việc quản lý người phụ thuộc hiện nay chưa có sự thống nhất trên phạm vi toàn quốc, trong trường hợp người phụ thuộc cư trú ở địa phương khác nhau thì việc quản lý kê khai người phụ thuộc càng khó khăn. Đặc biệt, theo báo cáo của Cục thuế Quảng Ngãi gần 50% đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân ở Quảng Ngãi là người dân ở các địa phương khác đến làm việc tại khu kinh tế Dung Quất thì khó khăn trong việc quản lý kê khai người phụ thuộc là không tránh khỏi [47, tr. 5].

2.2.3. Tuyên truyền pháp luật thuế thu nhập cá nhân cho nhân dân

Việc tuyên truyền pháp luật thuế thu nhập cá nhân mặc dù đã được triển khai rộng rãi, bằng nhiều hình thức khác nhau, song việc tuyên truyền pháp luật thuế thu nhập cá nhân vẫn gặp một số khó khăn nhất định.

Một là, Quảng Ngãi là tỉnh có điều kiện địa lý phức tạp, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, dân cư phân tán trên địa hình rộng trong khi số lượng chủ thể có liên quan đến Luật thuế thu nhập cá nhân là quá lớn vì vậy công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và Luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng là rất khó thực hiện.

Hai là, hệ thống các văn bản liên quan đến thuế thu nhập cá nhân là rất nhiều, đặc biệt do biến động của kinh tế thị trường nên nhà nước liên tục ban hành nhiều chính sách mới trong quá trình thực hiện luật thuế, việc cơ quan thuế nhanh chóng cập nhật để phổ biến đến đơn vị chi trả thu nhập đã rất khó khăn. Vì vậy, việc phổ biến rộng rãi cho các đối tượng nộp thuế là việc khó có thể thực hiện.

Ba là, cán bộ chuyên trách về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh là quá ít không đủ để thực hiện công tác tuyên truyền hoặc tư vấn trực tiếp tại địa phương hoặc tại đơn vị chi trả thu nhập, nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân cũng không nhiều nên sự đầu tư vào công tác tuyên truyền phổ biến gần như mang tính hình thức thông qua các biện pháp đơn giản, sơ sài như treo băng rôn, khẩu hiệu, phát tờ rơi, tổ chức cuộc thi tìm hiểu (thực chất là sao chép) để "hoàn thành nhiệm vụ" mà chứ chưa thực sự vì nâng cao ý thức và sự hiểu biết pháp luật cho đối tượng nộp thuế.

Bốn là, xuất phát từ trình độ dân trí của số đông người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa theo kịp xu thế hội nhập, nên nhận thức của người dân về chính sách thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói chung còn nhiều hạn chế. Số đông người dân cho rằng nộp thuế là nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước chứ không phải gắn liền với quyền của chủ thể nộp thuế, một bộ phận người dân khác không quan tâm vì thu nhập của họ chưa đến mức phải nộp thuế hoặc đã được tổ chức chi trả thu nhập tính và nộp thuế thay. Chính vì vậy, việc tuyên truyền luật thuế thông qua sinh hoạt của cộng đồng dân cư hầu như chưa có kết quả.

Ngoài ra, nguồn kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng tương đối hạn hẹp mà việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật rộng rãi, có quy mô, hiệu quả thì phải có nguồn kinh phí nhất định. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.

2.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây.

2.3.1. Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân

Thực tiễn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua cho thấy, một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân là nhận thức chưa đúng, chưa đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Luật này từ phía cơ quan thuế và người nộp thuế. Cụ thể:

- Về phía cơ quan thuế: Khi thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, nhiều cán bộ làm công tác này cho rằng đây là hoạt động thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và đối tượng nộp thuế tự kê khai. Do vậy việc xác định đối tượng nộp thuế không thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế. Cơ quan thuế chỉ có nhiệm vụ cấp mã số thuế, thu thuế và kiểm tra việc khai thuế. Thậm chí có cán bộ còn cho rằng việc phổ biến Luật thuế cho nhân dân là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chi trả thu nhập vì theo quy định tại Điều 33 Luật thuế thu nhập cá nhân thì "tổ chức chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo từng lần phát sinh thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế, đối tượng nộp thuế là cá nhân không cư trú có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh" [57]. Hơn nữa, số lượng cán bộ phụ trách thuế thu nhập cá nhân là quá ít, công việc lại rất nhiều mà nguồn thu ngân sách và "nguồn lợi" được hưởng so với các loại thuế khác là không đáng kể đã tạo tâm lý không mặn mà đối với cán bộ được giao phụ trách hoạt động này.

- Về phía đối tượng nộp thuế: Nhận thức vai trò của Luật thuế thu nhập cá nhân đối với sự phát triển đất nước và xã hội của đối tượng nộp thuế còn rất hạn chế. Do trình độ dân trí nói chung còn thấp, nhiều người nộp thuế chưa có thói quen chấp hành pháp luật về thuế, chủ yếu xuất phát từ tư tưởng nộp thuế là nghĩa vụ của công dân mà không nhận thức được vai trò của thuế. Đồng thời, thuế thu nhập cá nhân là đánh vào thu nhập của đối tượng nộp thuế, nhưng không phải ai cũng phải nộp mà chỉ một số đối tượng phải nộp. Vì vậy, việc thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân gặp nhiều rào cản vô hình trong nhận thức, khó khăn trong việc triển khai. Nhiều đối tượng nộp thuế vẫn cho rằng việc nộp thuế thu nhập cá nhân là không hợp lý vì bản thân một người phải làm việc nhiều mới có thu nhập lại phải nộp thuế, còn người làm ít hoặc không làm thì không phải nộp thuế. Vì vậy, những cá nhân làm việc cho cơ quan tổ chức thì "phó mặc" việc quyết toán thuế cho tổ chức chi trả thu nhập, còn cá nhân hành nghề tự do hoặc có các khoản thu khác thì tìm cách trốn thuế; đối với những người có thu nhập thấp thì thờ ơ vì mình không thuộc đối tượng nộp thuế.

Thực tế thời gian qua cho thấy, đa phần đối tượng nộp thuế chưa thực sự quan tâm và nhận thức đúng về vai trò của thuế thu nhập cá nhân nên không mặn mà hưởng ứng công tác tuyên truyền, phổ biến về thuế thu nhập cá nhân của cơ quan có thẩm quyền. Số khác lại cho rằng thuế thu nhập cá nhân cũng giống như các loại thuế khác mà nhà nước đặt ra bắt buộc công dân phải thực hiện nhằm tăng ngân sách nhà nước. Vì thế đa phần đối tượng này chỉ thực hiện việc nộp thuế khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước, khi chưa có yêu cầu thì hầu như chưa thực hiện.

2.3.2. Hạn chế của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân

Mặc dù việc thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân đã đạt được những kết quả nhất định, song do sự biến động nhanh của nền kinh tế nên một số quy định trong Luật thuế thu nhập cá nhân đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn, một số quy định còn phức tạp, phát sinh nhiều thủ tục hành

chính, chưa tạo thuận lợi cho đối tượng nộp thuế và cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật.

2.3.2.1. Thuế thu nhập cá nhân chưa đảm bảo tính đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, minh bạch

Luật thuế thu nhập cá nhân quy định có 10 khoản thu nhập chịu thuế là: thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ kinh doanh hộ gia đình, cá nhân; thu nhập từ đầu tư vốn; chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng xổ số, casino và trúng thưởng khác; thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế, quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, bất động sản và các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. Mỗi khoản thu nhập là một loại thuế có căn cứ tính thuế và thuế suất khác nhau. Có loại thu nhập có hai phương pháp tính thuế như: thu nhập hộ gia đình, cá nhân kinh doanh; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Phức tạp nhất là việc tính thuế đối với tiền lương, tiền công; thu nhập hộ kinh doanh gia đình và cá nhân kinh doanh (như đã trình bày ở chương 1 của luận văn).

Với việc quy định phức tạp trong phương pháp tính thuế, đối tượng nộp thuế rất khó khăn trong việc khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế. Việc quy định hai phương pháp tính thuế, đối tượng nộp thuế bao giờ cũng lựa chọn phương pháp tính thuế có lợi nhất cho mình khi nộp thuế (Ví dụ: thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản). Một số khoản thu không đảm bảo được tính minh bạch, dễ phát sinh lợi dụng, tiêu cực, người dân và cơ quan thuế khó khăn trong việc thực hiện vì phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính.

2.3.2.2. Mức giảm trừ gia cảnh chưa phù hợp

Việc quy định mức chịu thuế hiện nay là cứng nhắc, không thể tự động điều chỉnh theo sự điều tiết của nền kinh tế và đời sống xã hội, thay vì quy

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí