Pháp Luật Quản Lý Thuế Ở Bang Taxmania (Australia)

Một biểu thuế với ít bậc thuế và khoảng cách giữa các bậc thuế xa sẽ đảm bảo đơn giản cho việc quản lý, mang lại hiệu quả nhiều hơn cho công tác quản lý thuế. Trái lại lựa chọn phương án nhiều bậc thuế suất và giữ khoảng cách hợp lý giữa các bậc thu nhập cho phép thực hiện được yêu cầu công bằng hơn [17].

Ví dụ: Ở Nhật Bản, biểu thuế suất luỹ tiến áp dụng đối với thu nhập từ các khoản tiền công và tiền lương bao gồm 4 mức thuế suất: 10%, 20%, 30% và 37%. Biểu thuế áp dụng đối với thu nhập hoạt động kinh doanh của các cơ sở tự kinh doanh và thu nhập từ quản lý theo hợp đồng hoặc cho thuê đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức gồm 5%, 10%, và 13%. Nhật Bản thực hiện thuế suất tỷ lệ cố định 20% được áp dụng đối với thu nhập từ tiền thù lao tác giả (trừ chi phí 30% thu nhập chịu thuế).

2.2.2. Về pháp luật quản lý thuế

2.2.2.1. Pháp luật quản lý thuế ở bang Taxmania (Australia)

Việc quản lý thuế ở bang Taxmania (Australia) được thực hiện trên cơ sở Luật quản lý thuế ban hành năm 2004 (Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005).

Luật quản lý thuế được ban hành với mục đích quy định các thủ tục áp dụng đối với việc thu thuế thu nhập của tổ chức cá nhân, thuế lợi tức và thuế tài sản.

Một số nội dung đáng chú ý của Luật quản lý thuế Taxmania:

1) Quy định về thời hạn nộp thuế của các đối tượng nộp thuế (cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động ở bang Taxmania). Theo đó, thời hạn nộp thuế được xác định theo các giao dịch hoặc thông báo của của cơ quan thuế và ngày bắt đầu của thời hạn này được căn cứ vào: Tem thư theo dấu bưu điệ n; Ngày nhận được văn bản hoặc thông báo của cơ quan thuế cho đối tượng nộp thuế và Có thể được tính từ ngày nhân viên thu thuế thông báo trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.

2) Người đại diện của đối tượng nộp thuế

Luật quản lý thuế cho phép đại diện của người nộp thuế thực thi nhiệm vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

thay cho đối tượng nộp thuế. Người đại diện của đối tượng nộp thuế được xác định là: người bảo trợ hoặc người giám hộ cho người chưa thành niên hoặc người thiếu năng lực dân sự; Người quản lý về mặt pháp lý một tài sản hoặc tài sản thừa kế hoặc người thừa kế tài sản đó; Chủ sở hữu doanh nghiệp; Thành viên trong công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn; Chủ tịch, giám đốc, người quản lý hoặc người đại diện của công ty; Người phụ trách, người giám hộ hoặc người đại diện của công ty hoặc bất kỳ người bảo lãnh hợp pháp nào khác theo quy định của pháp luật và Bất kỳ cổ đông nào được uỷ quyền cho người nộp thuế.

3) Thủ tục đăng ký thuế

So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới - 11

Theo quy định của Luật thì tất cả các chủ thể khi thành lập doanh nghiệp hoặc có các hoạt động khác mà phát sinh nghĩa vụ nộp thuế trong thời hạn sớm nhất phải đăng ký thuế với cơ quan thuế trong vòng bảy ngày, kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thành lập.

Cũng theo quy định của Luật về thủ tục đăng ký thuế, khi đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ cấp cho mỗi đối tượng nộp thuế một mã số thuế. Mã số thuế này được sử dụng cho tất cả các loại thuế và việc quản lý nộp thuế của các đối tượng được thực hiện thông qua mã số thuế đã cấp.

4) Kê khai thuế

Luật quản lý thuế quy định rất chặt chẽ về chế độ kế toán và lưu giữ số sách, theo đó các đối tượng nộp thuế phải giữ sổ sách và chứng từ kế toán và ghi chép tất cả các nghiệp vụ có thể ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ khấu trừ thuế và nghĩa vụ cung cấp hồ sơ cho đại lý kê khai thuế.

Theo quy định của Luật thì việc tạm hoãn kê khai thuế cũng được đặt ra và áp dụng trong những trường hợp cụ thể do Tổng cục trưởng Tổng cục thuế quyết định đối với trường hợp có bằng chứng tin cậy về nguyên nhân và những khó khăn trong việc kê khai thuế đúng hạn của đối tượng nộp thuế. “Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cũng có thể quyết định kéo dài thời hạn kê khai thuế của đối tượng nộp thuế, đồng thời gia hạn về thời hạn kê khai thuế nhưng không gây ảnh hưởng đến thời hạn nộp thuế và việc tính lãi chậm nộp thuế” [25].

Đại lý kê khai thuế và nộp thuế cũng được quy định trong Luật, theo đó đại lý kê khai thuế được duy trì và sẵn sàng hoạt động dưới sự kiểm soát của cơ quan thuế.

5) Về việc phát hành thông báo ấn định thuế

Theo quy định của Luật thì cơ quan thuế sẽ ban hành thông báo ấn định thuế khi: Đối tượng nộp thuế kê khai và nộp thuế không đúng hạn; Cơ quan thuế sử dụng quyền ban hành thông báo ấn định thuế theo quy định của pháp luật và Khi cơ quan thuế phát hiện những dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy rằng có thể ảnh hưởng đến việc thu thuế được dự báo trước do tình hình tài chính của đối tượng nộp thuế hoặc đối tượng nộp thuế có ý định gây khó khăn cho công tác thu thuế. Theo quy định này thì trong vòng bảy ngày, kể từ khi nhận được thông báo ấn định thuế, đối tượng nộp thuế phải thực hiện nộp thuế.

6) Quy định về thanh tra và điều tra thuế

Để đảm bảo thực thi Luật, cũng như thực hiện triệt để, tận thu các khoản thuế, Luật quản lý thuế đã quy định thẩm quyền và các nội dung về thanh tra và điều tra thuế của cơ quan thuế. Theo quy định này, cơ quan thuế khi tiến hành thanh tra, điều tra về thuế được quyền yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp sổ sách và các tài liệu có liên quan. Theo đó, bất cứ số sách hoặc tài liệu nào có liên quan bao gồm danh sách khách hàng và danh sách các nhà cung cấp phải được nộp đến cơ quan thuế trong vòng bảy ngày, trừ trường hợp đối tượng nộp thuế có khó khăn nhất định và chứng minh được với cơ quan thuế.

Theo quy định của Luật quản lý thuế thì trong quá trình thanh tra và điều tra thuế, cơ quan thuế còn có quyền yêu cầu các bên thứ ba có liên quan (bao gồm cả cơ quan nhà nước, toà án) cung cấp cho cơ quan thuế các thông tin cần thiết theo yêu cầu trong vòng mười lăm ngày để xác định nghĩa vụ nộp thuế của một đối tượng nhất định.

7) Quy định việc ấn định thuế của cơ quan thuế

Theo quy định của Luật quản lý thuế thì việc ấn định của cơ quan thuế được thực hiện khi cơ quan thuế phát hiện được lỗi tính toán, sự bỏ sót, trình bày sai, ước tính thấp hoặc bất kỳ một lỗi nào trong tờ khai thuế của đối tượng nộp thuế. Về thủ tục ấn định thuế được quy định cụ thể như sau:

- Cơ quan thuế sẽ gửi bản ước tính ấn định thuế tới đối tượng nộp thuế

- Đối tượng nộp thuế có quyền xem xét và giải trình bằng văn bản về bản ước tính ấn định thuế của cơ quan thuế trong vòng ba mươi ngày.

- Nếu cơ quan thuế phát hiện dấu hiệu gian lận nghiêm trọng thí có thể ban hành một bản ấn định ngay lập tức mà không cần lấy ý kiến của đối tượng nộp thuế.

- Hiệu lực của bản ước tính ấn định thuế là năm năm.

8) Cơ chế giải quyết khiếu nại

Theo quy định của Luật quản lý thuế thì việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định ấn định thuế được thực hiện theo 3 cấp là Tổng cục trưởng Tổng cục thuế giải quyết lần đầu, trường hợp không đồng ý với quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế thì đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại lên Uỷ ban giải quyết khiếu nại và trong trường hợp cuối cùng có quyền khởi kiện tại Toà án. Cụ thể các bước giải quyết như sau:

- Khi đối tượng nộp thuế không đồng ý với bản ấn định thuế có thể khiếu nại lên Tổng cục trưởng Tổng cục thuế trong vòng ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo ấn định thuế.

- Căn cứ vào đơn khiếu nại của đối tượng nộp thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế xử lý và ra quyết định xử lý trong vòng ba mươi ngày và gửi quyết định cho đối tượng nộp thuế.

- Theo quy định của Luật quản lý thuế thì đối tượng nộp thuế cũng có quyền khiếu nại lên Uỷ ban giải quyết khiếu nại (Ủy ban này do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập) trong trường hợp đối tượng nộp thuế không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Cục trưởng Tổng cục thuế.

- Trong trường hợp đối tượng nộp thuế không đồng ý với quyết định của Uỷ ban giải quyết khiếu nại thì có quyền đệ đơn kháng án. Đơn kháng án được trình lên Toà án cấp có thẩm quyền trong vòng ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Uỷ ban giải quyết khiếu nại.

9) Về việc tổ chức thực hiện, hướng dẫn thực hiện Luật quản lý thuế

Luật quy định, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế có quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật quản lý thuế. Tuy nhiên, khi đối tượng nộp thuế đang có

kế hoạch tiến hành các giao dịch kinh doanh với số thuế phải nộp lớn vào ngân sách nhà nước, có thể yêu cầu áp dụng một quy chế riêng về thuế, quy chế này sẽ do Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ban hành.

10) Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về thuế là “Tịch thu”, theo đó, cơ quan thuế sẽ thực hiện tịch thu bất kỳ tài sản của đối tượng nộp thuế, bao gồm cả động sản và bất động sản, bất kể tài sản đó do đối tượng nộp thuế hay cá nhân nào nắm giữ. Việc tịch biên và tài sản đó sẽ được thực hiện bằng cách đấu giá công khai.

Để thực thi triệt để việc thu thuế, Luật quản lý thuế còn quy định như sau:

- Quy định về nghĩa vụ của bên thứ ba có liên quan phải nộp thuế thay đối tượng nộp thuế, cụ thể là: Nếu thuế không được nộp trong vòng mười lăm ngày, cơ quan thuế có quyền yêu cầu bất kỳ ai là con nợ của đối tượng nộp thuế nộp số thuế phải nộp thuộc nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế.

- Quy định về quyền nhận tài sản thế chấp, theo đó cơ quan thuế có quyền nhận tài sản thế chấp đối với tất cả các loại thu nhập và động sản của đối tượng nộp thuế nắm giữ tại bất kỳ đâu. Đồng thời, cơ quan thuế cũng có quyền nhận tài sản cầm cố đối với tất cả các bất động sản của đối tượng nộp thuế ở bất kỳ đâu.

11) Về quyền của đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế có các quyền cụ thể như sau:

- Quyền được bảo mật, theo quy định của Luật quản lý thuế thì bất kỳ một cán bộ thuế nào cũng không được phép tiết lộ các thông tin về tình hình nộp thuế của đối tượng nộp thuế cho các cá nhân khác, ngoại trừ một số trường hợp được luật quy định.

- Quyền được hỏi ý kiến và cử người đại diện: Trong quá trình đàm phán với cơ quan thuế, đối tượng nộp thuế có quyền cử đại diện của mình là một người có năng lực, việc uỷ quyền phải thực hiện bằng văn bản uỷ quyền.

12) Quy định về tiền lãi và tiền phạt

- Đối với tiền lãi: Áp dụng trong trường hợp đối tượng nộp thuế không nộp thuế đúng thời gian quy định trong luật, tiền lãi được tính trên tổng số tiền thuế phải

nộp theo lãi suất cố định của Liên ngân hàng trung ương Taxmania, cộng thêm 2% và sẽ được áp dụng cho năm hiện hành kể từ ngày 01/01 của năm đó.

Cách tính tiền lãi được quy định theo tháng (không tính gộp) và tính từ ngày phải nộp thế đến ngày đối tượng nộp thuế nộp thuế. Tiền lãi này vẫn phải nộp ngay cả khi đối tượng nộp thuế bắt đầu khiếu kiện hành chính hoặc khởi kiện tại Toà án về số tiền thuế phải nộp.

- Đối với tiền phạt: Việc ấn định một mức phạt chỉ thực hiện khi đối tượng nộp thuế hay bất kỳ cá nhân nào phải nộp phạt hành chính không thực hiện nộp tờ khai thuế không đúng hạn; Nộp bảng khấu trừ thuế không đúng hạn; Không nộp thuế; Không trả lời thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế; Không hợp tác trong quá trình thanh tra thuế; Vi phạm các quy định khác được quy định trong Luật quản lý thuế.

Việc xử lý tiền phạt nộp chậm được thực hiện bằng việc phạt đối tượng nộp thuế số tiền phạt bằng 10% số tiền thuế phải nộp.

Trong trường hợp gian lận thuế, đối tượng nộp thuế sẽ bị phạt hành chính bằng 200% số tiền gian lận. Thêm vào đó, cơ quan thuế sẽ chuyển những trường hợp này để khởi tố hình sự, nếu bị kết tội, đối tượng nộp thuế phải bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

- Để đảm bảo thực thi, luật còn quy định “bất kỳ cá nhân nào cản trở hoặc cố tình gây cản trở trong quá trình cơ quan thuế thi hành nhiệm vụ hoặc có hành vi hỗ trợ, tiếp tay, kích động hoặc có âm mưu cấu kết với các đối tượng khác vi phạm pháp luật về thuế thì đều bị xử phạt chung với đối tượng nộp thuế” [25].

2.2.2.2. Pháp luật quản lý thuế ở Singapore

Quản lý thuế ở Singapore có mục tiêu trở thành cơ quan quản lý thu thuế hàng đầu thế giới thông qua chiến lược quản lý là “tối đa hóa sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế”. Vì vậy, mọi đặc điểm và yêu cầu của người nộp thuế là cơ sở cho những phản ứng của cơ quan quản lý thu nội địa Singapore (IRAS).

Trên cơ sở thừa nhận sự khác nhau về mức độ, hành vi tuân thủ, nhu cầu và mong muốn giữa các đối tượng nộp thuế khác nhau, quản lý thuế đối với người nộp thuế ở Singapore đã căn cứ vào lịch sử tuân thủ (Hồ sơ các hành vi kê khai, nộp

thuế trong một thời gian) và đặc điểm của từng nhóm đối tượng để chia người nộp thuế thành các nhóm theo mức độ tuân thủ, đồng thời sử dụng các chiến lược thích hợp đối với từng nhóm.

Nhóm A là nhóm tuân thủ tốt, có ý thức tuân thủ cao, thường xuyên nộp tờ khai và nộp thuế đúng hạn. Chiến lược đối với nhóm A là tập trung vào cung cấp các dịch vụ hoàn hảo, chất lượng tốt, tạo điều kiện cho người nộp thuế kê khai và nộp thuế nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm chi phí và mang lại những lợi nhuận tuân thủ. Đồng thời, bất kỳ một lời phàn nàn nào của người nộp thuế này đều được tôn trọng và giải quyết. Bên cạnh đó, các công cụ xử phạt cưỡng chế rất linh hoạt đối với nhóm đối tượng này. Ví dụ “người nộp thuế nhóm A nếu quá hạn nộp thuế sau 30 ngày mới bị nhắc nhỏ, nếu sau khi nhận thư nhắc nộp mà nộp thuế ngay thì khoản tiền phạt có thể được xóa bỏ” [36]

Nhóm B là nhóm có quá khứ tuân thủ tốt, tuy nhiên người nộp thuế này thỉnh thoảng không tuân thủ nhưng không cố tình trốn thuế. “Sự không tuân thủ này có thể xuất phát từ những nguyên nhân như sự thay đổi hay phức tạp chính sách thuế, sự thiếu hiểu biết của người nộp thuế. Chiến lược của cơ quan thuế Singapore đối với đối tượng nhóm B là chuyển dần người nộp thuế nhóm này sang nhóm A” [38]. Chiến lược quản lý thuế từ đó tập trung vào giáo dục, khuyến khích, nhắc nhở người nộp thuế thực hiện hành vi kê khai thuế, nộp thuế đúng hạn; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết để tiếp cận tốt các chính sách thuế và sử dụng các hình thức cưỡng chế từ nhẹ nhàng đến nghiêm khắc.

Nhóm C là nhóm có ý thức tuân thủ kém, bao gồm những người nộp thuế cố tình không kê khai, không nộp thuế, nợ thuế rất khó thu hay cố tình kê khai và nộp thuế muộn. Chiến lược chủ yếu sử dụng đối với nhóm C là chiến lược cưỡng chế nhanh, mạnh nhằm đảm bảo thu nợ lớn nhất.

Trong các giải pháp chiến lược quản lý thu thuế, IRAS chú ý nhất tới các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế. Các dịch vụ hoàn hảo được cung cấp dựa trên điều tra lấy ý kiến, gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. “IRAS đặt ra những chiến lược lắng nghe và học hỏi khác nhau để nắm được những sở thích, nhu cầu của từng

nhóm người nộp thuế nhằm phát triển các sản phẩm và dịch vụ” [38]. IRAS phát triển một đội ngũ nhân viên có năng lực, kỹ năng để có những dịch vụ chất lượng cao. Công nghệ thông tin hóa các dịch vụ hỗ trợ mạnh mẽ của IRAS cũng là một trong những yếu tố làm nên thành công trong nâng cao dịch vụ khách hàng và tính tuân thủ mà IRAS theo đuổi.

Nghiên cứu quản lý thuế ở các nước điển hình nêu trên, có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quản lý thuế để hướng đến mục tiêu tăng cường sự tuân thủ thuế của người nộp thuế như sau:

Thứ nhất, sự thay đổi quan điểm về vị trí của người nộp thuế trong hệ thống thuế.

Sự thay đổi quan điểm về vị trí của người nộp thuế trong hệ thống quản lý thuế từ vị trí là: đối tượng bị quản lý sang vị trí khách hàng nhằm đảm bảo sự tuân thủ tự nguyện cao nhất của người nộp thuế. Sự thay đổi này phù hợp với xu thế hiện nay ở rất nhiều quốc gia và phù hợp với sự chuyển đổi mô hình quản lý Nhà nước từ Nhà nước quản lý sang Nhà nước phục vụ. “Đặc biệt, sự thay đổi này là phù hợp với những thành phố lớn nơi có số lượng người nộp thuế lớn, đặc điểm của người nộp thuế phức tạp. Một cơ chế khuyến khích tối đa sự tuân thủ tự nguyện sẽ đảm bảo số thu NSNN và giảm gánh nặng cho cơ quan quản lý thuế” [5].

Thứ hai, quản lý thuế dựa trên sự đánh giá, phân loại người nộp thuế theo mức độ tuân thủ nghĩa vụ thuế và theo đặc điểm quy mô của người nộp thuế.

Kinh nghiệm quản lý thuế ở các quốc gia cho thấy, mức độ tuân thủ của người nộp thuế khá đa dạng, việc xây dựng chiến lược quản lý thuế phải xuất phát từ nghiên cứu các nhóm người nộp thuế có sự tuân thủ khác nhau để có giải pháp quản lý phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm khuyến khích, tăng cường sự tuân thủ thuế của người nộp thuế. Chiến lược quản lý thuế dựa trên sự phân loại người nộp thuế theo mức độ tuân thủ được thực thi thành công ở nhiều quốc gia như Australia, Singapore, Hà Lan. Quản lý thuế theo mức độ tuân thủ là cách thức nhằm tạo ra sự công bằng cao nhất đối với người nộp thuế và cũng là phương pháp quản lý rủi ro của cơ quan thuế. Tuy nhiên, sự tuân thủ thuế của người nộp thuế được đánh giá dựa trên một số tiêu chí khác nhau; cơ quan thuế Anh nghiên cứu lịch sử

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2023