thu nhập chịu thuế của từng ngành, nghề (quy định cho 6 khu vực) trừ (-) gia cảnh và các khoản giảm trừ khác; nhân (x) với thuế suất (gồm 7 bậc theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần).
Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:có hai phương pháp tính thuế, thị trường chứng khoán từ năm 2009 đến nay luôn giảm điểm so với giá chuyển nhượng chứng khoán giảm; các nhà đầu tư chuyển nhượng chứng khoán lỗ nhưng vẫn phải nộp thuế trên thuế suất 0,1% giá chuyển nhượng (khấu trừ tại nguồn). Rất ít nhà đầu tư là cá nhân thực hiện việc quyết toán và áp dụng mức thuế suất 20% chênh lệch giữa giá bán và giá mua do phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và rất khó xác định giá bán bình quân mỗi mã chứng khoán bán ra khi quyết toán thuế.
Đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản (nhà, đất). Có hai phương pháp tính thuế, trên thực tế hầu hết các trường hợp chuyển nhượng nhà đất đều áp dụng phương pháp nộp 2% trên giá trị chuyển nhượng, các bên thường làm hợp đồng có giá tương đương với giá đất ấn định của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm chuyển nhượng để trốn thuế; trường hợp nộp thuế 25% trên giá trị chênh lệch không nhiều do người chuyển nhượng không đủ hóa đơn chứng từ chứng minh giá mua và các chi phí liên quan; việc xác định giá chuyển nhượng gặp nhiểu khó khăn cho người bán, người mua thanh toán với nhau bằng tiền mặt, vàng, ngoại tệ... khi kê khai thuế thường kê khai giá thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế. Ngoài ra nhiều trường hợp trốn thuế bằng cách làm hợp đồng đổi nhà, đổi đất...
Như vậy, việc pháp luật quy định hai phương pháp tính thuế đối với một khoản thu nhập là không đảm bảo minh bạch, dễ phát sinh lợi dụng, tiêu cực. Trên thực tế để quản lý loại thu nhập này cơ quan thuế phải ban hành trên 40 thủ tục về thuế, điều đó không những làm tăng áp lực công việc cho cán bộ ngành thuế mà còn tăng gánh nặng hành chính cho người dân khi thực hiện luật thuế.
1.2.2.4. Miễn, giảm thuế
Tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, tình hình biến động kinh tế ở mỗi thời điểm mà các nước quy định việc miễn thuế, giảm thuế cho phù hợp.
Ví dụ ở Mỹ quy định "suất miễn, giảm thu nhập" cho người nộp thuế trong trường hợp này phải chứng minh được rằng mình phải cung cấp quá nửa sự hỗ trợ cho cá nhân ăn theo thì sẽ được miễn thu 2350 USD/năm. Mức này được xác định theo tỷ lệ lạm phát từng năm có sự điều chỉnh [29].
- Ở Việt Nam việc miễn thuế không xác định trên tiêu chí chi phí của người nộp thuế mà xác định trên thu nhập chịu thuế. Theo đó, Luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam phân ra làm 2 loại thu nhập là thu nhập chịu thuế và thu nhập miễn thuế.
Trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 và Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 Theo quy định tại điều này nhiều khoản thu nhập có tính chất tương tự như các khoản thu nhập chịu thuế quy định trong luật nhưng không phải nộp thuế.
Thứ nhất, Khoản 2 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân quy định: Miễn thuế đối với thu nhập từ nhà ở, quyền sử dụng đất ở gắn với tài sản trên đất của cá nhân chỉ có một nhà ở, đất duy nhất" [55]. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước khó có thể xác định được nhà ở, đất mà cá nhân chuyển nhượng là duy nhất mà chủ yếu dựa vào tờ khai thuế và cam kết của cá nhân chuyển nhượng nhà ở, đất ở nên không tránh khỏi việc trốn thuế.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - 2
- Ảnh Hưởng Của Thuế Đến Sự Công Bằng Trong Phân Phối Thu Nhập
- Biểu Thuế Lũy Tiến Từng Phần
- Biểu Đồ Tổng Số Lao Động Và Mã Số Thuế Đã Cấp Đến Năm 2012
- Đồ Thị Tổng Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Tỉnh Quảng Ngãi So Với Tổng Thuế Thu Nhập Cá Nhân Cả Nước Trong 3 Năm
- Một Số Quy Định Về Phạm Vi, Đối Tượng Chịu Thuế Trong Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chưa Bao Quát Được Các Khoản Thu Nhập Chịu Thuế Thu Nhập Cá
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Thứ hai, việc quy định không đánh thuế từ lãi tiền gửi đối với người gửi tiền tại tổ chức tín dụng là không phù hợp, vì đây cũng là một khoản thu nhập của cá nhân, gửi tiền tại ngân hàng cũng là một hình thức đầu tư phát sinh lợi nhuận cũng giống như tổ chức tín dụng cho vay tiền phải nộp thuế lãi cho vay.
Thứ ba, Khoản 6 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân quy định: "Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao để sản xuất" là thu nhập miễn thuế" [55]. Đây là những quy định phù hợp nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho nông dân khi tiến hành chuyển đổi đất nông nghiệp để phát triển các ngành nghề có thu nhập cao nhằm nâng cao đời sống của họ so với các cá nhân làm ngành nghề khác. Song trên thực tế quản lý thu cho thấy có trường hợp chưa hợp lý đó là hộ gia đình, cá nhân không phải là nông dân mà trước đây được nhà nước giao đất nông nghiệp hoặc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp để sản xuất nhưng không trực tiếp sản xuất mà thuê người sản xuất nông nghiệp, nay chuyển đổi đất nông nghiệp có phát sinh thu nhập nhưng không nộp thuế.
- Giảm thuế là một hình thức giảm nhẹ trách nhiệm thuế đối với đối tượng nộp thuế, hình thức giảm thuế được áp dụng trong từng trường hợp và từng thời điểm nhất định theo quy định của pháp luật. Việc giảm thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng ở Việt Nam thường được áp dụng chung cho một nhóm đối tượng trong từng thời điểm nhất định. Đối với từng cá nhân riêng biệt chỉ giảm thuế khi cá nhân đó chứng minh mình thuộc đối tượng giảm thuế theo quy định.
Điều 5 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 quy định: "Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp" [55]. Đây là quy định cần thiết để giảm gánh nặng và chia sẻ một phần khó khăn với đối tượng nộp thuế khi họ gặp rủi ro. Nhưng quy định nêu trên chưa thực sự rõ ràng giữa trường hợp miễn thuế và giảm thuế. Bởi vì nếu mức độ thiệt hại mà cá nhân gặp phải ít thì số tiền nộp thuế được giảm một phần. Nếu mức độ thiệt hại mà cá nhân gặp phải nhiều thì mức độ giảm là bằng số thuế phải nộp (tức không phải nộp thuế) gọi là miễn thuế. Hơn nữa Luật quy định mức độ giảm thuế tương ứng với mức độ
thiệt hại, tức là bản thân cá nhân được giảm thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền phải xác minh thiệt hại. Tuy nhiên, thẩm quyền xác minh thiệt hại hiện nay vẫn chưa được quy định rõ, đồng thời thiệt hại xảy ra và thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân không phải lúc nào cũng xảy ra đồng thời. Vì thế trong quá trình triển khai quy định đã gây lúng túng cho cơ quan có thẩm quyền và cá nhân được giảm thuế trong việc xác định mức độ thiệt hại ở trường hợp nêu trên.
1.2.2.5. Kỳ tính thuế
Việc xác định thời gian tính thuế là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện Luật thuế bởi vì thời điểm tính thuế phải là thời điểm thuận lợi cho công tác quản lý thu cũng như việc kê khai và nộp thuế của người dân và phải đảm bảo giá trị của đồng tiền nộp thuế trước tình trạng lãm phát, đảm bảo việc chi tiêu theo kế hoạch của nhà nước, tránh được việc chiếm đoạt tiền thuế.
Thông thường, các nước xác định mức thuế phải nộp từng năm. Ưu điểm của việc sử dụng khoảng thời gian năm là đảm bảo nguồn thu nhập thường xuyên của Chính phủ để trang trải các chi phí vì các kế hoạch kinh tế - xã hội của Chính phủ được đặt ra và thực hiện trong từng năm. Dự kiến nguồn thu ngân sách cũng được đặt ra hàng năm. Đây là khoảng thời gian hợp lý cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện vì hệ thống kế toán ở các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế thường tiến hành hạch toán, quyết toán thu chi của đơn vị vào thời điểm cuối năm tài chính.
Kỳ tính thuế được quy định tại Điều 7 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12. Theo đó kỳ tính thuế được chia làm hai trường hợp là đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.
Tùy theo từng loại thu nhập mà áp dụng kỳ tính thuế cho cá nhân cư trú theo năm hoặc theo lần phát sinh thu nhập. Một số trường hợp đặc biệt, tùy thuộc vào sự lựa chọn của đối tượng nộp thuế hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có thể áp dụng kỳ tính thuế theo năm hoặc theo lần phát sinh thu nhập. Những quy định này là phù hợp với đối với cả cơ quan nhà nước và đối tượng nộp thuế vì thu nhập chịu thuế có nhiều loại khác nhau, có loại phát sinh định kỳ, đồng đều như tiền lương, tiền công, thu nhập từ sản xuất kinh doanh...đối với những khoản thu nhập này thì kỳ tính thuế hàng năm là phù hợp nhất vì những khoản thu nhập này là các khoản thu nhập thường xuyên, gắn liền với điều kiện đời sống của người nộp thuế (cơ sở chính xác định thu nhập bình quân một người/năm) hơn nữa các khoản thu này liên tục thay đổi và không hoàn toàn cân bằng giữa các thời điểm. Đối với những khoản thu nhập phát sinh đột biến, không thường xuyên như thu từ trúng xổ số, quà tặng, quà biếu, thừa kế...thì kỳ tính thuế phù hợp là tính thuế theo lần phát sinh thu nhập. Vì đây là những khoản thu "tăng thêm" của cá nhân chứ không phải khoản thu thường xuyên từ hoạt động của một người.
Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế trong đó có khoản thu từ tiền công, tiền lương. Thu nhập của cá nhân không cư trú không mang tính chất "đột biến" nhưng việc áp dụng kỳ tính thuế trên từng lần thu nhập là phù hợp. Vì cá nhân không cư trú chỉ có mặt ở Việt Nam dưới 183 ngày/năm hoặc có hợp đồng thuê nhà có thời hạn dưới 183 ngày/năm nếu áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì khó có thể thu thuế nếu cá nhân đó hết hạn hợp đồng làm việc và cư trú tại Việt Nam trước thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trước nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, việc Quốc hội ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân là hoàn toàn phù hợp, không những mang lại nguồn ngân sách tương đối lớn cho nhà nước trong bối cảnh kinh tế trong nước còn khó khăn mà đã góp phần đảm bảo công bằng và điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư.
Trong quá trình thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân thời gian qua, các cơ quan nhà nước đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành thay thế những văn bản chưa phù hợp như: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số:85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP. Bộ Tài chính ban hành gần 20 thông tư hướng dẫn cụ thể và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện. Quốc hội có Nghị quyết số 08/2011/QH13 ngày 06/8/2011, Nghị quyết số 29/2012/QH13 về việc ban hành một số giải pháp bổ sung về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011, 2012, Luật số 26/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã kịp thời có các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam vẫn còn không ít bất cập, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công dân.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. CÔNG TÁC THỰC HIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Quảng Ngãi là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ước đến ngày 30 tháng 6 năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 3.638 doanh nghiệp, trong đó có 3.529 doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thu nhập bình quân đầu người GĐP năm 2012 là 1726 USD/ người/năm (GĐP cả nước năm 2012 khoảng 1540
USD/người/năm) [49].
Xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội nêu trên, Qua hơn ba năm triển khai thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả sau đây.
2.1.1. Công tác triển khai
Công tác triển khai thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân được tiến hành từ đầu năm 2008 và có nhiều thuận lợi do có sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính và sự phối hợp của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp. Ngay sau khi có chỉ thị 22/2008/CT-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân. Tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân. Theo đó ban chỉ đạo đã ban hành kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện. Mặc dù Luật thuế thu nhập cá nhân mới
được triển khai, còn nhiều hạn chế và khó khăn, song việc triển khai và thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân đã đạt được một số kết quả nhất định:
Trong việc nâng cao nhận thức về thuế thu nhập cá nhân. Thông qua công tác tuyên truyền phổ biến, tập huấn Luật thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế và các chi cục thuế nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của thuế thu nhập cá nhân cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại cơ quan thuế và đơn vị trực thuộc từng bước được nâng cao. Cụ thể: Đã tổ chức 87 lớp về chính sách thuế thu nhập cá nhân cho 100% cán bộ công chức ngành thuế, 100% cán bộ phụ trách thuế thu nhập cá nhân là chuyên trách. Tạo sự thống nhất đồng bộ của cán bộ ngành thuế trên địa bàn tỉnh về cách hiểu, cách áp dụng các văn bản pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, giúp cho việc triển khai và thực thi pháp luật về thuế thu nhập cá nhân nhanh chóng và hiệu quả [1]. Tuy nhiên để đánh giá nhận thức của cán bộ ngành thuế về thuế thu nhập cá nhân cần phải tiến hành khảo sát ý kiến trực tiếp, song cho đến nay ở Quảng Ngãi vẫn chưa thực hiện cuộc khảo sát nào để lấy ý kiến cán bộ ngành thuế về vấn đề này nên không thể đánh giá chính xác trình độ nhận thức của cán bộ ngành thuế về thuế thu nhập cá nhân.
Trong việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức về thuế thu nhập cá nhân cho đối tượng nộp thuế. Đối với việc tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao ý thức pháp luật về thuế thu nhập cá nhân cho các tổ chức và cá nhân: Trong hơn ba năm triển khai thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân Ban chỉ đạo nói riêng và Cục thuế Quảng Ngãi nói chung đã phối hợp với các cơ quan, cơ quan truyền thông, đài phát thanh truyền hình đăng tải tin, bài, ảnh, phóng sự...những nội dung của Luật thuế thu nhập cá nhân; Thực hiện các hình thức tuyên truyền khác như: áp phích, băng rôn, khẩu hiệu trên đường phố, xe hoa cổ động...; triển khai "Ki-ốt thông tin thuế", thiết lập các đường dây nóng ở Cục thuế và Chi cục thuế trực thuộc. Phân công cán bộ có năng lực chuyên môn tiến hành hướng dẫn cho người nộp thuế các thủ tục hành