Nhân Vật Tự Ý Thức Thuộc Tầng Lớp Dưới Đáy



8

Từ ngày mẹ chết

1943

1 (người cha)

0

Cúi chào

1923

0

1 (Iaxukiti)


9


ở hiền


1943


1 (Nhu)


0

Cuốn tiểu thuyết ái tình


1924


0


1(Iaxukiti)


10


Đời thừa


1943


0


1 (Hộ)

Đất nước của các thuỷ dân


1927


0

1 (Thi sĩ Tôcc)


11


Mua nhà


1943


0


1 (Tôi)

Những lời của người Pichmên


1927


0

1 (người Pichmê)


12


Quên điều độ


1943


0


1 (Hài)

Cuộc đối thoại trong bóng tối


1927


0

2 (Giọng nói, Tôi)

13

Nước mắt

1943

0

1 (Điền)





14

Dì Hảo

1944

1 (Dì Hảo)

0






15


Lang rận


1944

2 (Lang rận, Mụ Lợi M)


0





16

Một đám cưới

1944

2 (Dần, bố Dần)

0





17

Nửa đêm

1944

1 (Đức)

0





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao Việt Nam và Ruinôxke Akutagawa Nhật Bản - 7

Bảng 2.1.


Như vậy, tổng số tác phẩm xuất hiện nhân vật tự ý thức trong tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao nhiều hơn trong tuyển tập của Akutagawa (Nam Cao là 17 tác phẩm, Akutagawa là 12 tác phẩm). Ở Nam Cao, loại nhân vật tự ý thức thuộc tầng lớp dưới đáy chiếm một số lượng lớn (12/20 nhân vật chiếm 60%). Trong khi đó, loại nhân vật trí thức lại chỉ chiếm 40% với 8/20 nhân vật. Ngược lại ở Akutagawa nhân vật tự ý thức thuộc tầng lớp dưới đáy là 4/18 nhân vật chiếm 22% còn nhân vật tự ý thức thuộc tầng lớp trí thức là 14/18 nhân vật chiếm 78%. Những thông số trên đã cho thấy loại nhân vật trí thức của Akutagawa xuất hiện nhiều và đông đảo hơn của Nam Cao. Nhưng ngược lại nhân vật thuộc tầng lớp dưới đáy của Nam Cao lại chiếm số lượng ưu việt. Điều này được lý giải bởi hoàn cảnh sống và cách lựa chọn chất liệu hiện thực của hai nhà văn.

2.1. Nhân vật tự ý thức thuộc tầng lớp dưới đáy

Quá trình tự ý thức ở các nhân vật Nam Cao và Akutagawa được thể hiện song song với quá trình tha hoá. Tha hoá là quá trình con người bị mất đi bản chất vốn có của mình làm cho nó trở nên xa lạ với chính nó và những người xung quanh. Quá trình tha hoá diễn ra do những tác động nhiều chiều từ hoàn cảnh xã hội.

Trong truyện ngắn của Nam Cao, hoàn cảnh xã hội được nói đến là xã hội thực dân phong kiến. Xã hội ấy với chính sách bóc lột hà khắc của chế độ thực dân và sự thống trị tàn bạo của bọn phong kiến tay sai đã bóp nghẹt mọi đường sống, bóp méo nhân cách, nhân phẩm của con người làm cho nó biến dạng không còn là người nữa. Thế nhưng, nhân vật của Nam Cao không chỉ tha hoá như các nhân vật của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan... mà cao hơn nó còn có ý thức về sự tha hoá, chống lại sự tha hoá. Đọc truyện ngắn của Nam Cao không ai có thể quên hình ảnh một anh Chí Phèo hiền lành trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Là một người nông dân đích thực, Chí Phèo


cũng giống như bao người nông dân khác mong muốn có một mái ấm gia đình, vợ chồng yêu thương nhau. Vậy mà cái xã hội ô trọc, thối nát với những kẻ gian hùng như Bá Kiến đã tước mất của Chí Phèo niềm hạnh phúc nhỏ nhoi và đẩy hắn vào cảnh tù tội. Và nhà tù thực dân – phong kiến giống như một “cỗ máy” sản xuất hàng loạt đã biến những Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ từ những người nông dân hiền lành trở thành kẻ sát nhân mất nhân tính, sát hại chính đồng loại của mình. Nhưng không ai ngờ tình yêu với Thị Nở đã đánh thức phần người lương thiện của Chí Phèo. Câu nói của Chí Phèo đã gieo vào lòng người đọc bao nhiêu băn khoăn, trăn trở: “Ai cho tao lương thiện. Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa” [18,50]. Bản thân Chí Phèo cũng ý thức sâu sắc về hoàn cảnh và thực tại của hắn trong một xã hội đầy rẫy bất công. Hành động Chí Phèo rút dao đâm chết Bá Kiến và đâm chính mình là một minh chứng cho sự tự ý thức của nhân vật về quyền sống, quyền được làm người. Nhân vật Chí Phèo là điển hình cho kiểu người nông dân bị tha hoá nhưng đã tự ý thức để chống lại sự tha hoá. ở nhân vật này, Nam Cao đã để cho nhân vật tự lựa chọn con đường giải thoát cho chính mình. Đó là cách thức tự sự rất mới của Nam Cao trong kiệt tác Chí Phèo.

Bên cạnh Chí Phèo, Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một điển hình cho hình ảnh người nông dân nghèo, đáng thương nhưng luôn có ý thức giữ lấy bản chất trong sáng của con người. Lão Hạc thà chết đói chứ nhất định không bán mảnh vườn của thằng con trai, không chịu nhận sự thương hại của người khác. Lúc khó khăn nhất, Lão mới đành tâm bán đi một con chó nhưng rồi lại ân hận, đau đớn, xót xa như để mất một người thân. ở Lão Hạc, sự tự ý thức để giữ cho tâm hồn không bị vẩn đục trước nghèo khổ là một phần quan trọng trong nhân cách của lão. Còn trong Ở hiền, Nhu là cô gái hiền lành, “hiền như một ngụm nước mưa”. Nhu không bao giờ hại ai hoặc giả dối ai, cô


làm việc chỉ vì thương mẹ, quí anh em. Nhưng chính sự hiền lành của Nhu lại đảy cô đến một cuộc đời bất hạnh. Nhu hi sinh bản thân cho mọi người, Nhu làm lụng vất vả gây dựng cơ nghiệp cho chồng bằng tiền của mẹ mình nhưng hắn lại phụ bạc Nhu, lấy vợ bé, cướp tài sản của Nhu và cuối cùng biến Nhu trở thành một con vú nuôi trong nhà. Cũng như vậy, Dì Hảo là một con người hiền lành, biết yêu thương mọi người. Ước mơ của Dì Hảo chỉ đơn giản là có được một tấm chồng và dì đã có được. Dì làm việc chăm chỉ để nuôi chồng và chờ đợi đứa con ra đời. Nhưng số phận nghiệt ngã đã cướp mất đứa con của dì, dì ốm liệt giường, người chồng phụ bạc. Dì Hảo chỉ còn biết khóc, “khóc nức nở, khóc như người thổ ra nước mắt”. Dì Hảo cũng như Lão Hạc và Nhu là những người thuộc tầng lớp dưới đáy bị bần cùng hoá trong xã hội. Họ có tâm hồn trong sáng và cao thượng nhưng họ lại có một cuộc đời đau đớn, bất hạnh. Nhu khổ nhưng cô không phải không biết nguyên nhân sự khổ của mình. Nhu ý thức được rằng: “Những kẻ hay nhịn, hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhịn, nhường mình, còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lừa lọc và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn...” [18,212]. Nhu, Lão Hạc hay Dì Hảo hoàn toàn có thể cũng tham lam, xảo trá, lừa lọc và tàn nhẫn để thay đổi số phận nhưng họ không làm như vậy. Trong thâm tâm họ, cuộc sống dù khó khăn thậm chí cay đắng nhưng vẫn cần phải giữ lấy những điều tốt đẹp. Có thể nói, các nhân vật người nông dân của Nam Cao là những người luôn có nguy cơ bị hoàn cảnh làm cho bần cùng hoá dẫn đến tha hoá, biến chất nhưng rất nhiều người trong số họ vẫn tự ý thức để chống lại sự tha hoá, bảo vệ phẩm chất tốt đẹp của con người. Với các nhân vật này, Nam Cao luôn giữ một giọng kể tính táo đến lạnh lùng nhưng chính giọng kể ấy đã gây cho người đọc nhiều nỗi thương cảm và xót xa cho số phận bi thảm của những người nghèo khổ, bần cùng bị đẩy xuống đáy xã hội. Người đọc có thể rơi


nước mắt thương cảm cho những con người ấy nhưng cũng có thể mỉm cười vì Nam Cao còn phát hiện ra trong con người đau khổ, u tối của họ vẫn còn một tâm hồn trong sáng, lương thiện, luôn có ý thức bảo vệ “bản chất nhân đạo” của con người.

Cũng nhấn mạnh đến vấn đề tự ý thức và sự tha hoá của con người nhưng nhân vật của Akutagawa so với nhân vật của Nam Cao có nhiều khác biệt. Các nhân vật của Akutagawa là những con người hiện đại nhưng lại được phác hoạ ở nhiều thời điểm khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau. Sở dĩ như vậy vì đa số các truyện ngắn của Akutagawa đều được xây dựng dựa trên các câu chuyện lịch sử hoặc những câu chuyện giả tưởng mang màu sắc hoang đường, kỳ ảo. Trong khi đó, các truyện ngắn của Nam Cao lại đi vào những chuyện vặt vãnh đời thường, những chuyện tưởng chừng như không muốn viết với những con người cũng hết sức đời thường hiện hữu xung quanh cuộc sống của nhà văn, thậm chí là chính nhà văn.

Nếu như Chí Phèo là truyện ngắn mở đầu và là đỉnh cao của đời văn Nam Cao thì truyện ngắn Cổng thành Raxiômôn cũng là cái mốc đầu tiên đánh dấu sự nghiệp văn học của Akutagawa. Cả hai truyện ngắn đều thành công khi khắc hoạ hình ảnh những con người dưới đáy bị tha hoá do tác động của hoàn cảnh xã hội. Cổng thành Raxiômôn lấy cốt truyện từ một câu chuyện cổ. Câu chuyện kể về một tên đầy tớ mới bị chủ sa thải trong cái đêm trú mưa ở cổng thành Raxiômôn và gặp một mụ già nhổ trộm tóc của người chết. Hắn bắt ngay mụ già vì cho rằng mụ đang làm một điều ác không thể tha thứ được, nhưng rồi ngay sau đó, hắn lại tước đoạt bộ Kimônô duy nhất trên thân thể già yếu của mụ với lý do nếu không làm thế thì hắn sẽ chết đói. Bằng cách kể chuyện lạnh lùng nhưng châm biếm, hài hươc, Akutagawa đã cho thấy một thực tế đau đớn là cái đói và cuộc sống không lối thoát đã biến con người thành những kẻ cướp, kẻ trộm. ở đây, Akutagawa và Nam Cao gặp nhau ở


một điểm là cả hai nhà văn đều dùng cái đói để làm phương tiện biểu đạt cho sự tha hoá của con người. Nhân vật người cha trong Trẻ con không được ăn thịt chó vì miếng ăn mà nhẫn tâm hành hạ vợ con; hay người bà trong Một bữa no vì đói quá mà phải “ăn chực” nhà bà Phó Thụ để rồi chết nhục nhã vì “một bữa no”… Còn tên đầy tớ trong Cổng thành Raxiômôn cũng như mụ già nhổ trộm tóc người chết cũng vì cái đói mà “vạn bất đắc dĩ” phải làm kẻ cướp, kẻ trộm. Bản thân mỗi nhân vật đều ý thức và có cách cắt nghĩa riêng về việc làm của mình. Mụ già nhổ trộm tóc thì cho rằng mụ nhổ trộm của người chết vì trong xã hội cũng có rất nhiều người làm công việc như mụ, thậm chí còn tàn nhẫn hơn mụ. Hơn nữa, những người chết mà mụ đã nhổ tóc đều là những kẻ đã từng làm một hoặc một số điều ác vì vậy họ “xứng đáng” bị nhổ trộm tóc. Còn tên đầy tớ, trước khi gặp mụ già cũng đã “đắn đo xem nên chịu chết đói hay là làm kẻ trộm” thì đến lúc này khi nghe “triết lý” của mụ, hắn không cần phải phân vân nữa, hắn hiểu rằng lấy bộ kimônô trên người mụ vì mụ cũng “xứng đáng” bị như thế và nếu không thì hắn chết đói. Tội ác có “biện chứng” của tên đầy tớ và mụ già là bản tố cáo xã hội Nhật Bản đương thời, xã hội ấy đã “đào thải” con người, biến họ từ những người lao động chân chính thành những tên cướp, kẻ trộm bất nhân. Nhưng họ không phải không biết điều đó mà ngược lại họ tự ý thức rất rõ về sự tha hoá của mình, chỉ có điều họ không tự ý thức chống lại nó mà tự ý thức để chấp nhận nó. Đó là điểm khác biệt nổi bật giữa nhân vật thuộc tầng lớp dưới đáy của Nam Cao và Akutagawa.

2.2. Nhân vật tự ý thức thuộc tầng lớp trí thức

Nói đến sự tự ý thức của nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao và Akutagawa ta cần nhấn mạnh đến các nhân vật trí thức. Bởi nhân vật trí thức thường hay cả nghĩ, suy tư về cuộc sống, thậm chí còn tự mổ xẻ, dằn vặt nội tâm để hoàn thiện mình. Trong truyện ngắn của Nam Cao, các nhân vật ấy là


Điền trong Giăng sáng, Hộ trong Đời thừa, Hài trong Quên điều độ, Điền trong Nước mắt hay nhân vật “Tôi” trong Những chuyện không muốn viết, Mua nhà, Lão Hạc... Hầu hết các nhân vật này đều là những nhân vật cả nghĩ, có đời sống tư tưởng và tình cảm phong phú, nhiều sắc thái. Họ luôn sống trong trạng thái suy tư, trăn trở, có khi nổi giận vô cớ với vợ con nhưng rồi lại ân hận, xót xa. Họ xuất thân là những nhà văn, nhà giáo luôn ấp ủ những giấc mơ, hoài bão chính đáng nhưng lại bị nỗi lo cơm áo “ghì sát đất”. Bởi vậy, họ lâm vào bi kịch tinh thần và luôn tự ý thức để tìm cách thoát khỏi thực tại nghiệt ngã, nhiều khi họ còn giằng xé nội tâm để vươn lên cuộc sống cơm áo tầm thường.

Trong Giăng sáng, Điền là một nhân vật có quá trình tự ý thức nhiều đau khổ. Nam Cao đã để cho nhân vật tự phân tích, tự mổ xẻ bản thân để tìm cho mình một lối đi trong lao động nghệ thuật cũng như trong hiện thực cuộc sống. Ban đầu khi còn trẻ, Điền cũng như Nam Cao tìm đến thứ văn chương lãng mạn để làm thi vị hoá hiện thực đói nghèo và lam lũ nơi làng quê. Điền “nguyện cam chịu tất cả những thiếu thốn đọa đày” miễn là được thoả “cái mộng văn chương”. Với Điền, “nghệ thuật chính là ánh trăng xanh huyền ảo, nó làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường xấu xa” [18,231]. Điền hướng lòng mình đến cái đẹp đầy ảo tưởng. Nhưng khi đã trở thành một người có gia đình, có vợ và có con, Điền hàng ngày phải lo kiếm miếng cơm, manh áo để vun đắp cho cái gia đình nhỏ bé và nheo nhóc của mình thì Điền ý thức được rằng: ánh trăng kia có đẹp, có thi vị đến đâu cũng không thể làm đẹp cuộc sống lam lũ của Điền, gia đình Điền và bao kiếp người đau khổ khác. Trong tâm tưởng của Điền, mọi ước mơ, mộng tưởng cao xa, đẹp đẽ đều tan biến hết. Điền nói cho mình mà như nói cho cả giai cấp mình: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” [18,233]. Và


nếu nghệ thuật chỉ là trò giải trí của “những người đàn bà nhàn nhã ngả mình bên những cái ghế xích đu nhún nhảy” thì nghệ thuật ấy sẽ chẳng có giá trị nào hết. Để rồi cuối cùng Điền hiểu ra như hiểu một chân lý: nghệ thuật chỉ thực sự có giá trị khi nghệ thuật ấy là chính cuộc đời đau khổ của Điền, của thế hệ Điền. “Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” [18,233].

Trong số những nhân vật trí thức của Nam Cao, có thể nói, Điền là nhân vật tìm được hướng đi khả dĩ cho mình sau quá trình tự ý thức nhiều đau khổ. Khác với Điền, Hộ trong Đời thừa cũng là một văn sĩ nhưng quá trình tự ý thức ở nhân vật này lại kết thúc bằng một bi kịch không lối thoát. Giống như Điền, Hộ cũng luôn mong muốn làm được một điều gì đó cao cả từ sự nghiệp văn chương. Hộ mơ ước có tác phẩm đoạt giải Nobel và cố gắng làm việc không mệt mỏi để đạt điều đó. Với Hộ, trong sáng tác văn chương cần phải có nguyên tắc: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay... Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” [18,268]. Hộ cho rằng tác phẩm văn chương do mình làm ra phải thực sự có giá trị. “Nó chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn” [18,277]. Với nguyên tắc ấy, Hộ còn muốn trong cuộc sống, Hộ có thể “nâng đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. Hộ có thể hi sinh nghiệp văn để đổi lấy tình thương. Vậy mà cuối cùng mọi ước mơ của Hộ tan biến hết chỉ vì Hộ cần tiền để nuôi vợ con nhưng tiền không kiếm được thì Hộ lại dằn vặt, trách móc vợ con và vi phạm chính nguyên tắc sống do mình đề ra. Hộ lâm vào bi kịch không lối thoát nhưng trong phút giây đau đớn nhất, Hộ đã tự ý thức lại mình,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023