Khái Niệm Nhân Vật Như Một Phương Thức Tự Sự


chuyển sang một nhà cách mạng. Ông tự nguyện làm người cán bộ tuyên truyền vô danh của cách mạng, có ý thức rèn luyện lập trường, tư tưởng tình cảm, khắc phục những sai lầm, hạn chế của thế giới quan cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao vẫn tiếp tục viết về đề tài tiểu tư sản và tri thức. Đôi mắt là tác phẩm có giá trị trong giai đoạn sáng tác này. Thái độ của nhà văn trong Đôi mắt là thái độ phê phán kịch liệt những phần tử trí thức không chịu chuyển mình theo thời đại. Với Đôi mắt, Nam Cao đã đứng trên quan điểm của một người cách mạng để nhìn nhận và phê phán cái cũ trong con người trí thức. Bên cạnh Đôi mắt, nhật kí ở rừng cũng là một tác phẩm có giá trị trong giai đoạn sáng tác sau Cách mạng của Nam Cao. Tác phẩm đề cao hình ảnh một người thanh niên tiểu tư sản sôi nổi nhiệt tình cách mạng. Người thanh niên ấy đã không ngừng phấn đấu và rèn luyện với một tinh thần lạc quan, tin tưởng để vươn lên theo kịp thời đại.

* Tiểu kết

Nhìn chung, thời đại sống của hai nhà văn Nam Cao (Việt Nam) và Akutagawa (Nhật Bản) là thời đại mà thế giới nói chung, Châu Á nói riêng diễn ra nhiều sự kiện trọng đại. Đó là sự xâm lược và tranh giành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất tàn khốc và sau đó là sự lớn mạnh và bành trướng của chủ nghĩa phát xít. Bởi thế, dù hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản đi theo hai con đường, hai số phận khác nhau nhưng bối cảnh lịch sử xã hội cũng như bối cảnh văn hoá và văn học của hai quốc gia vẫn có những điểm tương đồng. Về xã hội là sự tương đồng về cuộc sống của nhân dân hai dân tộc, sự thâm nhập của văn minh và lối sống phương Tây. Về văn hóa là sự hình thành và phát triển của quá trình Âu hoá và phong trào Khai sáng. Từ đó dẫn đến hai nền văn học được hiện đại hoá. Những điểm tương đồng ấy là cơ sở để tìm hiểu và so sánh sự nghiệp sáng tác của Nam Cao và Akutagawa. Mặc dù, hai nhà văn sinh ra và trưởng thành ở


hai quốc gia khác biệt và mỗi người cũng có một số phận riêng nhưng trong cuộc đời và sự nghiệp văn học của họ, ta vẫn thấy có điểm tương đồng thú vị. Trong những chương tiếp theo, chúng ta sẽ làm rõ sự giống và khác nhau của hai nhà văn qua việc so sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ng?n c?a h?.


CHƯƠNG 2

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT CỦA TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ AKUTAGAWA

1. Khái niệm nhân vật như một phương thức tự sự

Nhân vật hay nhân vật văn học là một phạm trù quen thuộc trong nghiên cứu văn học. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, nhân vật là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học... là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người... Nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau trong đời sống. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người...” [59,235-236].

Lại Nguyên Ân trong “150 thuật ngữ văn học” định nghĩa: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhận vật văn học chỉ có thể được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể. Vai trò và đặc trưng của nhân vật văn học bộc lộ rõ nhất trong phạm vi vấn đề “nhân vật và tác giả” [6,250]. Đặc biệt, Lại Nguyên Ân còn nhấn mạnh: nhân vật văn học là “phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính của con người” nên nó “có ý nghĩa trước hết ở các thể loại văn học tự sự, kịch” [6,250]. ở thể loại tự sự, người ta quan tâm đến loại “nhân vật tự sự” để phân biệt với “nhân vật trữ tình” và “nhân vật kịch”.


Trong tác phẩm văn học, nhân vật đóng vai trò vừa là chủ thể vừa là đối tượng của nghệ thuật kể chuyện. Khi có chức năng là một chủ thể, nhân vật đóng vai trò là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba kể về mình hoặc người khác. Còn khi có chức năng là đối tượng, nhân vật ngược lại không phải là người kể mà là người được kể từ một người khác cũng ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba nào đó. Từ phương diện này, các nhà nghiên cứu cho rằng: “Nhân vật là phương thức thể hiện tư tưởng nghệ thuật cũng như quá trình tư duy tự sự của tác giả” [63,89]. Vì vậy, nghiên cứu nhân vật chính là nghiên cứu một phạm trù cơ bản trong nghệ thuật tự sự của nhà văn.

Các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao và Akutagawa là những nhân vật được xuất hiện với cả hai vai trò chủ thể và đối tượng của sự kể. Những nhân vật như thế được các tác giả khai thác sâu ở thế giới nội tâm và dòng tư duy bên trong. Mỗi nhân vật của Nam Cao và Akutagawa luôn được đặt trong một quá trình tự ý thức sâu sắc về mình và thế giới xung quanh cho dù nhân vật ấy xuất hiện với vai trò như thế nào. Từ đặc điểm này, chúng tôi sẽ khai thác nhân vật tự ý thức của Nam Cao và Akutagawa để làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của hai nhà văn.

2. Kiểu nhân vật tự ý thức của Nam Cao và Akutagawa

Như đã biết, vào thời đại mà Nam Cao và Akutagawa sống, văn minh và văn hoá phương Tây bắt đầu tràn vào các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam và Nhật Bản. Nếu như ở Nhật Bản, hoàng đế Mâygi chủ trương học tập phương Tây để duy tân đất nước thì ở Việt Nam, thực dân Pháp lại đưa văn hoá phương Tây vào để đồng hoá văn hoá nước ta. Trước bối cảnh đó, tình hình văn học của hai nước đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Các thành tựu của văn học phương Tây được du nhập vào hai quốc gia và được các nhà văn đương thời “hấp thu” một cách nhanh chóng. Các kĩ thuật và phương pháp


sáng tác của văn học châu Âu thế kỉ XIX đã trở thành “một luồng gió mới” thổi vào các sáng tác đương thời, làm cho chúng mang màu sắc mới mẻ và hiện đại. Như một sự gặp gỡ tình cờ, Nam Cao và Akutagawa cùng chịu ảnh hưởng của một trào lưu, một phương pháp sáng tác điển hình của phương Tây thế kỉ XIX là “chủ nghĩa hiện thực phê phán”. Chính điều này đã chi phối đến tư duy sáng tác của hai nhà văn. ở Việt Nam, Nam Cao được đánh giá là người đưa trào lưu hiện thực phê phán phát triển đến đỉnh cao. Còn ở Nhật Bản, Akutagawa cũng được tôn vinh là thủ lãnh của trường phái sáng tác văn học theo “chủ nghĩa hiện thực kiểu mới”. Do điều kiện lịch sử khác nhau nên có rất ít khả năng hai nhà văn chịu ảnh hưởng của nhau nhưng qua tác phẩm của họ, ta có thể khẳng định rằng họ là những “tín đồ” của văn học “dòng ý thức” – một dòng văn học được khởi xướng ở châu Âu thế kỉ XIX. Vậy văn học “dòng ý thức” là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến nghệ thuật xây dựng nhân vật tự ý thức của Nam Cao và Akutagawa?

Văn học “dòng ý thức” là dòng văn học được khơi nguồn từ chủ nghĩa trực giác. Người đầu tiên nói đến hiện tượng “dòng ý thức” trong văn học là nhà tâm lý học William James. Trong công trình “Nguyên lý tâm lý học”, ông cho rằng: “Ý thức của con người là do hàng trăm phương thức luân lưu chiếm lĩnh. Bất cứ lúc nào cảm giác của con người cũng là một thể phức hợp. Ý thức của con người luôn luôn chất chứa những mối liên hệ muôn màu muôn vẻ. Bản thân tư duy là liên tục không hề gián đoạn. Cho nên, nói cho thật chính xác, hoạt động tư duy là “dòng tư tưởng”, “dòng ý thức”, “dòng đời sống chủ quan”...” [103,151]. Vì thế, nhân vật được lựa chọn trong sáng tác “dòng ý thức” là loại nhân vật mà sự ý thức và tự ý thức đã trở thành một nhu cầu tự thân.

Ý thức là sản phẩm đặc trưng của con người, là cơ sở để khu biệt con người với thế giới loài vật. Còn tự ý thức là giai đoạn phát triển cao nhất của


ý thức, là quá trình con người tự nghiền ngẫm về mình và thế giới xung quanh. Tuy nhiên, quá trình này không chỉ dừng lại ở mức độ suy ngẫm thông thường mà nhiều khi nó còn phát triển đến mức giằng xé, đau đớn trong nội tâm con người. Nói đến nhân vật tự ý thức, người ta thường nhắc đến nhân vật tiểu thuyết của Đôtxtôiepxki. Theo M.Bakhtin, Đôtxtôiepki là người đầu tiên đưa ra thái độ hoàn toàn mới cho các nhân vật tự ý thức của mình. Ông cho rằng: Không nên biến con người thành một khách thể câm lặng cho sự nhận thức thể hiện sau lưng nó. Con người có một đời sống tâm lý phức tạp bên trong. Nó là cơ sở để con người có thể bộc lộ hành vi tự ý thức một cách tự do. Do vậy, con người có khả năng phá vỡ mọi quy luật ràng buộc. Đôtxtôiepki đưa vào tầm nhìn của nhân vật toàn bộ thế giới khách quan và làm cho nó trở thành đối tượng của sự tự ý thức đầy đau khổ của nhân vật [9,45-46-47].

Như vậy, nhân vật tự ý thức trước hết là loại nhân vật có đời sống nội tâm phong phú, phức tạp tuy nhiên sự phát triển của nội tâm nhân vật không phải do tác giả quy định mà do chính nó quyết định. Tức là tác giả chỉ là người đứng ở ngoài trường nhìn về nhân vật. Bất cứ một dấu hiệu, một đặc điểm nào cuả nhân vật được bộc lộ ra đều là kết quả của quá trình tự ý thức, tự nghiền ngẫm của nhân vật về nó và thế giới xung quanh.

Nhân vật tự ý thức luôn luôn có xu hướng đấu tranh với hoàn cảnh và chính mình để hoàn thiện nhân cách. Việc lựa chọn nhân vật tự ý thức sẽ chi phối sâu sắc đến mạch tự sự của tác phẩm. Bởi lúc này, tình huống, chi tiết của tác phẩm không còn quan trọng nữa mà quan trọng là sự tự ý thức của nhân vật phát triển như thế nào.

Điểm đặc biệt dễ nhận thấy ở các nhân vật tự ý thức trong truyện ngắn Nam Cao và Akutagawa là các nhân vật này luôn được đặt trong tình trạng bị tha hoá hoặc có nguy cơ tha hoá, biến chất. Nhưng chính sự tha hoá là nguyên


nhân thôi thúc sự tự ý thức ở các nhân vật. Nhân vật có nguy cơ tha hoá hoặc bị tha hoá càng lớn thì tự ý thức càng cao. Nhân vật của Nam Cao và Akutagawa dù hiện thân trong hình hài một nông dân, một kẻ đầy tớ, một tên cướp hay trong tư cách một người trí thức đều được đặt trong hai trạng thái đối lập là tha hoá và tự ý thức về sự tha hoá.

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao và Akutagawa rất phong phú bao gồm nhiều tầng lớp. Để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi chia nhân vật của hai nhà văn thành hai loại: Nhân vật thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội và nhân vật trí thức. Với mỗi loại nhân vật này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại và so sánh song song các tác phẩm trong hai tuyển tập truyện ngắn của hai nhà văn. Các nhân vật được liệt kê là những nhân vật ít nhiều đều có sự tự ý thức vì vậy các nhân vật không thuộc kiểu nhân vật này, chúng tôi sẽ không tính đến.




Truyện ngắn Nam Cao

Truyện ngắn Akutagawa




Tên tác phẩm

Năm sáng tác

Số lượng nhân vật thuộc tầng lớp dưới đáy

Số lượng nhân vật trí thức


Tên tác phẩm

Năm sáng tác

Số lượng nhân vật thuộc tầng lớp dưới đáy

Số lượng nhân vật trí thức


STT


1


Nghèo


1937


1 (Anh Đĩ Chuột)


0


Cổng thành Raxiômôn


1915

2 (Mụ già, tên đầy tớ)


0


2

Cái chết của con mực


1940


0


1 (Du)


Kêxa và Môritô


1918


0

2 (Kêxa, Môritô)


3


Chí phèo


1941


1 (Chí phèo)


0

Những nỗi thống khổ của địa ngục


1918


0

1 (Hoạ sĩ Iôxikhiđê)


4


Giăng sáng


1942


0


1 (Điền)

Vụ án mạng thế kỉ ánh sáng


1919


0

1 (Bác sĩ Kitabatakê)


5


Đôi móng giò


1942

1 (Trạch Văn Đoành)


0


Đức chúa ở Nam Kinh


1920


1 (Thanh Hoa)


0


6

Những chuyện không muốn viết


1942


0


1 (Tôi)


Mùa thu


1920


0

2 (Nôkubô, Têrukô)


7


Lão Hạc


1943


1 (Lão Hạc)


1 (Tôi)


Trong rừng trúc


1921


1 (tên cướp)

2 (người vợ, người chồng)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao Việt Nam và Ruinôxke Akutagawa Nhật Bản - 6


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023