Nghệ Thuật Sử Dụng Biện Pháp Tu Từ


xinh hơn, có giọng hát Lượn hay hơn... để năm sau cả bản chọn em đóng vai Nàng Hai, để được đắm mình trong không khí thần tiên hư ảo, để ông bà pá mé tự hào về em. Chẳng những thế mà người ta vẫn nói những khúc hát trong lễ hội Nàng Hai khiến cho con người hướng về cái đẹp.

Lượn Hai là sản phẩm sáng tạo tinh thần chung, tình cảm chung, ước vọng chung của cha ông xưa. Họ đã sáng tạo ra sản phẩm tinh thần, nhào nặn nó theo qui luật của cái đẹp, rồi thưởng thức vẻ đẹp của vật phẩm do mình sáng tạo ra, để rồi tự nhân mình lên, hoàn thiện mình và hoàn thiện cuộc sống. Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, thiên nhiên đang dần bị hủy hoại,

con người gần như đối địch với thiên nhiên khiến thiên nhiên nổi giận. Hơn nữa, khi nhu cầu giải trí của con người đã dần được thỏa mãn, nhiều khi họ vô tình lãng quên đi người mẹ từ trước đến nay đã âm thầm hào phóng trao tặng cho con người cuộc sống. Có lẽ sau lễ hội Nàng Hai, khúc dân ca Lượn Hai mộc mạc mà sâu sắc đó giúp con người phần nào thanh lọc được tâm hồn, để ai đó ra về, tự thấy mến yêu con suối, ngọn đồi, yêu thêm một đóa hoa rừng quê ta, thấy biết yêu trăng hơn... Hội tan, lòng bỗng chợt nhận ra rằng: yêu mến trân trọng thiên nhiên, coi thiên nhiên là bạn, sống thân thiện với thiên nhiên chính là bức thông điệp mà lễ hội Nàng Hai gửi tới con người hôm nay.

Tiểu kết

Những khúc hát Lượn Hai là một loại hình dân ca đặc sắc của đồng bào Tày ở Thạch An - Cao Bằng. Lời ca ấy chỉ được hát lên trong ngày hội Nàng Hai nhưng nó đã trở thành tiếng hát tâm hồn của nhân dân Tày trong cuộc sống với mong ước được mùa, với giấc mơ xóm làng bình yên, với khát khao cuộc đời hạnh phúc, với khát vọng hoà nhập cùng thiên nhiên..., điều đó làm nên giá trị vĩnh hằng của những bài Lượn Hai.


CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA NHỮNG KHÚC HÁT LỄ HỘI NÀNG HAI CỦA NGƯỜI TÀY Ở THẠCH AN - CAO BẰNG

Có thể nói thi pháp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của tác phẩm. Chính vì vậy, khi nghiên cứu tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm văn học dân gian nói riêng, các nhà khoa rất quan tâm đến vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Arixtôt khi nghiên cứu về Thi pháp học đã đề cập đến nguyên tắc cấu trúc bên trong của các loại hình nghệ thuật và phân loại văn học. Công trình đó đã nghiên cứu các biện pháp nghệ thuật và lần đầu tiên đưa ra khái niệm nội dung, cốt truyện.

Thi pháp học được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và hiện nay tồn tại khá nhiều cách hiểu khác nhau. Giáo sư Trần Đình Sử đã khẳng định: “Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp không phải là nguyên tắc có trước nằm bên ngoài, mà là nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tác nghệ thuật gắn liền với sự sáng tạo và một trình độ văn hóa nghệ thuật nhất định mang một quan niệm nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật” [10, Tr.18].

Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 11

Khrapchenkô lại cho rằng: “Có thể xác định thi pháp học như một bộ môn khoa học nghiên cứu các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng” [23, Tr. 11].

Thi pháp học dù được hiểu theo cách nào thì nó cũng luôn gắn chặt với ngôn ngữ và mỹ học.

Văn học dân gian là một loại hình văn học đặc biệt. Do vậy, nghiên cứu thi pháp văn học dân gian không chỉ nghiên cứu những yếu tố nghệ thuật trong văn bản tác phẩm mà còn phải đặc biệt quan tâm đến những yếu tố thi


pháp nằm ngoài văn bản như môi trường diễn xướng, hình thức diễn xướng, đối tượng diễn xướng...

Trong bài viết: “Về việc nghiên cứu tác phẩm văn học dân gian”, tác giả Chu Xuân Diên đã khẳng định: “Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ pháp miêu tả, thể hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người... Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian bao gồm từ việc khảo sát những yếu tố thi pháp riêng lẻ như phép so sánh thơ ca, các biểu tượng và luật thơ, các mô típ và cấu tạo cốt truyện, cách miêu tả diện mạo bên ngoài và tâm lí bên trong của nhân vật... đến việc khảo sát những đặc điểm thi pháp chung của từng thể loại và cuối cùng là việc nêu lên những đặc điểm phổ thông và những đặc điểm dân tộc của thi pháp văn học dân gian nói chung. Nghiên cứu văn học dân gian còn bao gồm cả việc khảo sát những đặc điểm, phong cách của người sáng tạo và diễn xướng trong mối quan hệ với những đặc điểm thi pháp truyền thống” [10, Tr. 14].

Dựa trên những kiến thức lí luận trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân tích một số yếu tố thi pháp của làn điệu dân ca Lượn Hai trong lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng.

3.1. Ngôn ngữ lời thơ Lượn Hai

Ngôn ngữ là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học. “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy mà văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ” [15, Tr. 185]. Xét về mặt cấu trúc, ngôn ngữ là toàn bộ hệ thống âm, hệ thống từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong một cộng đồng tạo ra làm phương tiện để giao tiếp.

Với vai trò quan trong trên, ngôn từ trở thành một trong những đối tượng quan trọng khi nghiên cứu văn học dân gian.


3.1.1. Nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ

Trong lễ hội Nàng Hai, Lượn Hai là phương tiện giao tiếp đặc biệt của người dân Tày với một đối tượng mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đó là Nàng Hai. Cũng giống như làn điệu dân ca khác của dân tộc Tày như Lượn Cọi, lượn Slương hay như điệu Sli của dân tộc Nùng, Lượn Hai hấp dẫn người nghe không chỉ bởi âm thanh trầm bổng, nhiều luyến láy của nó mà còn bởi nét nghệ thuật độc đáo trong ngôn ngữ lời thơ Lượn. Sự kết hợp nhuần nhị giữa ngôn ngữ, nhịp điệu của lời thơ và âm thanh của giọng hát đã thể hiện được sức mạnh tổng hợp của lời nói.

Để sáng tạo được những vần thơ Lượn Hai giàu giá trị như vậy, trong quá trình sáng tác, tác giả dân gian đã biết cách vận dụng rất khéo léo những biện pháp tu từ. “Biện pháp tu từ là những các phối hợp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong hoạt động lời nói để tạo ra hiệu quả tu từ (tức là tác dụng gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi bật...) do sự tác động qua lại của các yếu tố tố trong một ngữ cảnh rộng” [24, Tr. 61]. Qua việc khảo sát ngôn ngữ lời thơ Lượn Hai đã sưu tầm được ở Thạch An - Cao Bằng, người nghiên cứu nhận thấy rõ việc sử dụng biện pháp tu từ có tần số khá lớn và đem lại hiệu quả thẩm mĩ nghệ thuật cao cho ngôn ngữ Lượn Hai.

Một số biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng nhiều như: so sánh tu từ, nhân hóa, điệp ngữ.

3.1.1.1. Biện pháp nghệ thuật so sánh

So sánh (tỷ dụ) là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia’’ [21, Tr. 154].

Trong các sáng tác văn học dân gian, ta thường thấy xuất hiện những so sánh rất cụ thể làm cho những cái trừu tượng được cụ thể hóa. Trong ngôn ngữ,


so sánh có vai trò như một phương tiện tạo hình, một phương tiện biểu hiện góp phần hình ảnh hóa, cụ thể hóa và linh hoạt hóa đối tượng được đề cập tới. Lối diễn đạt này khiến cho ngôn ngữ giao tiếp cũng như ngôn ngữ thơ trở nên cô đọng, hình ảnh và sinh động hơn. Vi Hồng đã nhận xét: “Sli, lượn có một đặc trưng cơ bản về mặt diễn đạt: so sánh ví von và nhân cách hóa... Thủ pháp nghệ thuật phổ biến này làm cho sli, lượn rất dồi dào hình tượng và sinh động, rực rỡ về sắc màu. Sức sống của hình tượng tràn lan và trẻ trung” [20, Tr. 250].

Trong lời thơ Lượn Hai, so sánh là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng tạo nên những ấn tượng thẩm mĩ rất riêng. Cách thức so sánh được biểu hiện trong loại hình dân ca đó cũng rất phong phú. Có lúc tác giả dân gian lấy cái hữu hình này để so sánh với cái hữu hình kia, có lúc lại lấy cái hữu hình để cụ thể hóa cái vô hình, song có khi họ lại so sánh một cái hữu hình bằng một cái vô hình.

Các hình ảnh so sánh trong Lượn Hai là những gì gần gũi thân quen trong cuộc sống thường ngày của nhân dân. Để nói về hạt mưa tháng tư, người dân Tày đã hồn nhiên và ngây thơ biến những hạt mưa ấy thành tất cả các thứ quả trong vườn mình:

Muối nặm cải tlồng mác khưa Muối nặm cải tlồng mác pàng

Dịch:


Hạt mưa to bằng quả cà Hạt mưa to bằng quả bưởi

Hồn nhiên thật đấy nhưng ai cũng hiểu rằng đằng sau lối nói ấy ẩn chứa

biết bao điều. Với việc cấy lúa bắt đầu từ tháng tư nên trong ngày hội cầu mùa, người Tày ước ao vào thời điểm ấy sẽ có cơm mưa thật to để những đám ruộng trên cao có thể đủ nước cấy. Nói lên một cơm mưa lớn như vậy, không gì cụ thể hóa bằng hình ảnh “quả cà”, “quả bưởi”.


Người Tày hay có lối nói ví von, dường như cách nói này đã trở thành một đặc điểm khá nổi bật trong lời ăn tiếng nói của họ. Để nói lên sức mạnh của những trai tráng chèo thuyền trên sông Ngân Hán, tác giả dân gian đã thể hiện thông qua hình ảnh rất ấn tượng:

Sluông pây tlồng ngưởc nòi búng nặm Sluông pây tlồng luồng rẩp moóc đáo.

Dịch:


Anh đi như thuồng luồng gặp nước Anh đi như rồng gặp mây hồng.

Thuồng luồng và rồng là hai con vật không có thực mà chỉ tồn tại trong

trí tưởng tượng của con người. Trong quan niệm của người Tày cổ, thuồng luồng và rồng sống ở hai cõi khác nhau: thuồng luồng ngự trị ở cõi âm - nơi sông suối và các vực nước xoáy, rồng bay lượn trên chín tầng mây. Hai con vật trong tưởng tượng ấy đều linh thiêng và có sức mạnh phi thường. Cách nói ví von này có tác dụng khẳng định và ngợi ca sức khỏe, lòng dũng cảm và sự oai hùng của những sluông vượt biển.

Nội dung của các bài Lượn Hai không chỉ là lời cầu mùa mà còn là tiếng hát chúc tụng, ngợi ca. Đến hội, mọi người trao nhau lời chúc tụng, ngợi ca để hi vọng nhiều may mắn sẽ đến. Trong ngày xuân vui tươi ấm áp ấy, Mẹ Trăng là một vị khách mời đặc biệt, là nhân vật trung tâm của lễ hội. Chính vì lẽ đó mà mọi người đều dành tất cả niềm tin yêu, quí mến cho nhân vật quan trọng đó. Để Mẹ hiểu tấm lòng của mình, người đến hội đã gửi tới Mẹ Trăng bao lời ngợi ca. Còn người Mẹ thiên nhiên đáng kính ấy, càng khiến người trần gian nể phục hơn bằng lời đáp lại vô cùng sắc sảo và tinh tế:

Thế gian gần khôn tlồng nổc iểng Gằm thế đây plặng nổc công Mốc slẩy rủng tlồng hai shíp hả


Dich:


Người thế gian bụng khôn như chim iểng Người thế gian lời đẹp tựa chim công Tiếng nói sáng như đêm trăng rằm

Trong ngôn ngữ Tày, nổc iểng, nổc công, hai shíp hả có nghĩa là chim

iểng, chim công, trăng rằm, các từ này đều hàm ý nói đến điều tốt đẹp và cao quí; tlồng, plặng dịch sang tiếng Kinh có nghĩa là giống, là như. Mẹ Trăng - đấng tối cao ngự trị ở chốn tiên đã nói lên cảm nhận của mình về phẩm chất, tài năng của người trần gian bằng lối nói ví von không quá cầu kỳ mà vẫn thật độc đáo. Quả thực, nghệ thuật so sánh đã đem đến một trường thẩm mĩ mang đậm dấu ấn riêng trong Lượn Hai, khiến ai đã một lần từng nghe hát khó lòng mà quên được.

Với trí tưởng tượng phong phú cùng với sự sáng tạo không ngừng, nhân dân Tày đã để lại nhiều vần thơ hay mà trong đó không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của nghệ thuật so sánh. Ta hãy nghe lời của Mẹ Trăng nhắn nhủ với người trần gian về chuyện thời tiết, mùa màng trong năm tới:

Plân đét tlồng kim ngần tắm thúc Khẩu mạc tlồng đao đí nưa bân

Mò vài pất cáy tlồng nặm Ngân Hán Mươi moóc tlồng kin ngần tlốc...?

Dịch:


Gió sương như kim tuyến gắn khăn hồng Thóc vàng như sao trời tháng tám

Gia súc đầy đàn như dòng chảy sông Ngân Nắng vàng, mưa bạc như thoi rơi trên khung cửi

Ở câu thơ 1 và 4 nói về chuyện thời tiết. Câu thơ sử nhiều hình ảnh so

sánh rất hoa mỹ: “kim tuyến gắn khăn hồng”, “vàng, bạc - thoi rơi trên khung


cửi” để nói đến gió, mưa, nắng, sương. Hẳn ai cũng hiểu được dụng ý của tác giả dân gian muốn nói đó là bàn tay tạo hóa đang khéo léo đưa những nét vẽ hài hòa cho những đường mưa, đường gió thêm mềm, thêm yên ả. Lời của Nàng Hai muốn nói với nhân gian là năm nay, sẽ mưa thuận, gió hòa, bà con yên vui sản xuất, vụ mùa sẽ bội thu. Thế cho nên, hai câu thơ 2 và 3 là bức họa đồng quê với lúa vàng bất tận tựa ngàn sao trong đêm trời tháng tám, với đàn gia súc đông đúc như con sông đang chảy trên bầu trời kia. Lối so sánh với nhiều hình ảnh vừa hư vừa thực như rót chất họa vào trong thơ, để những câu thơ thi vị cứ ám ảnh người đọc mãi.

Có thể nói, biện pháp nghệ thuật so sánh đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cao cho lời thơ Lượn Hai. Những hình ảnh so sánh trong thơ đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho loại hình dân gian độc đáo này, đồng thời khiến cho nội dung biểu đạt được sâu sắc hơn.

3.1.1.2. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa

“Nhân hóa (còn gọi là nhân cách hóa) trong đó người ta lấy nhưng từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình” [21, Tr. 63].

Biện pháp nghệ thuật nhân hóa tạo cho hình tượng được nói đến có tính sinh động, giàu sức sống. Nghệ thuật đặc sắc này được thể hiện rõ nét nhất và điển hình nhất qua việc nhân dân Tày xây dựng hình tượng nhân vật Mẹ Trăng.

Trăng là một hiện tượng của thiên nhiên vũ trụ nhưng trong những khúc hát Lượn Hai, vầng trăng đó hiện lên như một con người có diện mạo, tính cách, ngôn ngữ, hành động và trở thành người bạn gần gũi của con người. Người nông dân yêu mến và quí trọng trăng. Họ gọi trăng bằng những cái tên thân thương mà nặng bao nghĩa tình: Mẹ, Mẹ Nàng, Mẹ Trăng, Nàng...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023