2. Những tác động của hoàn cảnh xã hội đối với cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nam Cao và Akutagawa.
2.1. Cuộc đời
Như đã biết, Nam Cao và Akutagawa là hai nhà văn lớn của Việt Nam và Nhật Bản. Đó là nét tương đồng lớn nhất giữa hai nhà văn này. Nhưng nếu nhìn nhận và đối sánh cuộc đời của hai nhà văn ở phương diện lịch sử xã hội thì sẽ thấy sự khác biệt rất lớn về cuộc đời của họ.
Akutagawa sinh năm 1892 nhưng sau đó ông đã mất mẹ khi chưa đầy một tuổi và cả tuổi thơ của mình, ông đã sống mà không có tình thương của mẹ. Ông đã phải làm con nuôi trong một gia đình người già sống nhiều đời ở khu phố Shitamachi của Tokyo và lấy họ của bà ta là Akutagawa. May thay dòng họ này có văn hoá lại đặc biệt hâm mộ nền văn học cổ điển Nhật Bản, Trung Quốc. Trong gia đình này, người bác nuôi chính là người luôn luôn khơi gợi và động viên đứa cháu côi cút lòng say mê văn học cổ điển. Năm 1898, Agutagawa vào tiểu học. Và ngay chính thời gian này, Akutagawa đã bộc lộ rõ khả năng văn học đặc biệt của ông khi ông đọc được tác phẩm của Tôkutômi Rôca - một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của Nhật Bản thời đó. Suốt những năm trung học, rồi đại học, Agutagawa là một học sinh xuất sắc và niềm ham mê lớn nhất của ông là sách. Chính những năm ở trên ghế nhà trường là thời kỳ hình thành đời sống tinh thần của nhà văn lớn tương lai của Nhật Bản. Akutagawa quan tâm đến tác phẩm của nhiều nhà văn hào lớn của thế giới, trong đó không ít người có ảnh hưởng đến đời văn của ông.
Như vậyN, tuy có một tuổi thơ côi cút và đáng thương nhưng Akutagawa lại được nuôi dưỡng và sinh thành trong một gia đình có truyền thống văn học. Hơn nữa, thời đại mà Akutugawa sống là một thời đại hết sức thuận lợi cho sự nghiệp văn học của ông. Akutagawa đã được với tiếp xúc với văn minh phương Tây một cách toàn diện và dễ dàng vì xã hội Nhật Bản lúc này
đang tiến nhanh và mạnh theo các nước tư bản phương Tây. Điều này giải thích vì sao ông có hiểu biết sâu sắc về tác phẩm của các nhà văn bậc thầy trên thế giới như: Môpátxăng, Ipxen, Xtrinberg, Becna Sô, Tônxtôi, anh em Gôngcua, Nisơ, Véclen, Đôtxtôiepxki, Phlôbe, Bôđơle, Phrăngxơ, Sêkhôv, Gôgôn, Tuốcghênhép …
Ngược lại với Akutagawa, Nam Cao lại sinh ra và lớn lên ở một đất nước thuộc địa nửa phong kiến tăm tối và ngột ngạt. Làng Đại Hoàng - nơi ông sinh ra là một hình ảnh thu nhỏ của xã hội ấy. Làng Đại Hoàng của Nam Cao ở một vùng xa phủ, huyện nên bọn cường hào chức dịch trong làng được dịp hoành hành. Nơi đây, hàng năm, thường xảy ra những vụ kiện tụng lẫn nhau giữa những bọn giàu có, nhiều thế lực, dẫn đến cảnh không ít những người nông dân phải rời bỏ làng quê đi tha phương cầu thực. Những sự việc có thực diễn ra ở đây đã được ghi lại trên trang sách của Nam Cao với dấu ấn nặng nề về một vùng quê đói nghèo và tăm tối.
Nam Cao sinh trưởng trong một gia đình nghèo, đời sống khá chật vật, trong các anh em, chỉ có mình Nam Cao được đi học. Đói nghèo, bệnh tật theo đuổi Nam Cao ngay từ khi còn nhỏ. Thi trượt Thành chung, Nam Cao theo một người cậu làm thợ may vào Sài Gòn kiếm sống. Rời bỏ cái làng quê nghèo đói và tù túng, Nam Cao mang theo nhiều mơ ước và dự định lớn lao. Nam Cao ấp ủ giấc mơ một ngày nào đó sẽ được sang Pháp để được nhìn rộng, biết nhiều, học cao hơn. Những tưởng những miền xa quê hương sẽ mở ra một chân trời mới lạ, nhưng rốt cuộc bệnh tật lại trả Nam Cao về với nơi chôn rau cắt rốn.
Có thể bạn quan tâm!
- So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao Việt Nam và Ruinôxke Akutagawa Nhật Bản - 2
- Thời Đại Của Nam Cao Và Akutagawa– Những Nét Tương Đồng Và Khác Biệt
- Những Nét Tương Đồng Và Khác Biệt Về Tình Hình Văn Hoá Và Văn Học
- Khái Niệm Nhân Vật Như Một Phương Thức Tự Sự
- Nhân Vật Tự Ý Thức Thuộc Tầng Lớp Dưới Đáy
- Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật Tự Ý Thức Qua Ngôn Ngữ Bên Ngoài (Ngôn Ngữ Đối Thoại Trực Tiếp)
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Cũng là một người trí thứcC, Nam Cao ham hiểu biết và mơ ước được đi xa, tiếp xúc và học hỏi phương Tây. Nhưng xã hội mà Nam Cao sống đã bóp nghẹt mơ ước của người tri thức tiểu tư sản ấy và đẩy ông ta trở lại với cuộc sống quẩn quanh nơi làng quê đói nghèo, tù túng. Đây là lý do lý giải tại sao
các tác phẩm của Nam Cao lại đi vào những chuyện vặt vãnh đời thường, những chuyện tưởng chừng như không muốn viết với những con người cũng hết sức đời thường hiện hữu xung quanh cuộc sống của nhà văn. Tuy vậy, tác phẩm của Nam Cao vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của các văn hào lớn như: Sekhov, Đốtxtôiepxki…
Bên cạnh nét khác biệt cơ bản này, giữa Nam Cao và Akutagawa còn nhiều điểm tương đồng thú vị về cuộc đời. Điểm nổi bật nhất là cả hai nhà văn đều là nhà giáo trước khi trở thành một nhà báo, một nhà văn. Sau khi tốt nghiệp khoa văn học Anh và ngôn ngữ văn học Đại học Hoàng gia Tôkyô, Akutagawa làm giáo viên dạy tiếng Anh tại trường Cơ khí Hàng hải ở Camacura. Ba năm sau, ông trở về Tôkyô làm việc trong toà soạn báo Ôxaca Mainiti và từ đó ông dành trọn trí tuệ và tâm hồn cho nghề văn.
Còn Nam Cao, sau khi trở về từ Sài Gòn, ông thi đậu Thành chung. Nam Cao định xin đi làm công chức, nhưng vì bệnh tật nên không được chấp nhận. Một người trong họ hàng của Nam Cao mở trường tư ở Hà Nội (trường tư thục Công Thanh, Thụy Khuê, Hà Nội) cần một giáo viên có bằng trung học, Nam Cao được mời lên dạy học. Cuộc sống của một thầy giáo khổ trường tư đã giúp Nam Cao hiểu sâu sắc thân phận của người tiểu tư sản trí thức nghèo trong một xã hội ngột ngạt, bế tắc. Khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, trường bị đóng cửa, Nam Cao sống chật vật bằng nghề viết văn, làm gia sư, có khi thất nghiệp phải về quê ăn bám vợ. Năm 1943, Nam Cao bí mật gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc cùng một số nhà văn như Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi… Khi cơ sở Văn hoá cứu quốc và phong trào cách mạng ở Hà Nội bị khủng bố mạnh, Nam Cao trở về quê và tham gia phong trào Việt Minh ở địa phương. Thời kỳ Cách mạng tháng Tám, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở Phủ Lý Nhân và được bầu làm chủ tịch xã. Sau đó ít lâu, Nam Cao được điều lên Hà Nội và công tác ở Hội Văn
hoá cứu quốc. Có thời kỳ, Nam Cao được làm ở toà soạn tạp chí Tiên phong - cơ quan của Hội. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Nam Cao theo đoàn quân tiến vào Nam Trung Bộ. Năm 1946, ông lên Việt Bắc. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Nam Cao vừa làm biên tập cho các báo Cứu quốc Việt Bắc, Cứu quốc trung ương, vừa làm mọi công việc của một cán bộ thông tin tuyên truyền với việc: viết tin, viết tài liệu giải thích các chính sách, làm ca dao tuyên truyền, viết truyền đơn địch vận…
Đặc biệt, Nam Cao và Akutagawa đều mất khi tuổi đời còn rất trẻ. Nam Cao mất khi 36 tuổi còn Akutagawa thì vừa tròn 35 tuổi và cùng để lại vợ và các con. Cái chết của cả hai nhà văn này đều do tác động sâu sắc từ phía hoàn cảnh xã hội. Tuy nhiên, nếu cái chết của Nam Cao là do tác động tích cực thì của Akutagawa lại do tác động tiêu cực. Nam Cao hy sinh tháng 11 năm 1950, khi đang làm nhiệm vụ của một người chiến sỹ cách mạng bảo vệ quê hương. Ông bị địch phục kích và bắn chết gần bốt Hoàng Đan (Ninh Bình) khi trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu Ba. Trong khi đó, Akutagawa thì chọn cái chết bằng cách tự vẫn (1927) vì cuối đời, ông luôn bị ám ảnh bởi cuộc khủng hoảng của giới trí thức tư sản trước thế đi lên của chủ nghĩa quân phiệt phát xít. Cái chết của ông là lời tố cáo đanh thép xã hội Nhật Bản đương thời.
2.2. Sự nghiệp văn học
Nam Cao và Akutagawa đều là những cây bút trưởng thành trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động và thay đổi ở hai dân tộc, hai quốc gia châu Á. Bởi vậy, lẽ tất nhiên hoàn cảnh lịch sử đã có tác động không nhỏ đến sự nghiệp văn học của hai nhà văn. Nam Cao cũng như Akutagawa đều có sự nghiệp sáng tác chia hai giai đoạn. Nếu ở Nam Cao, cái mốc để phân chia hai giai đoạn ấy là năm 1945 thì ở Akutagawa là năm 1920.
2.2.1. Giai đoạn sáng tác thứ nhất
Ở giai đoạn thứ nhất, Nam Cao có sáng tác đăng báo từ năm 1936, nhưng sự nghiệp văn học của ông chỉ thực sự bắt đầu từ truyện ngắnChí Phèo (1941). Sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính: cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân ở quê hương.
Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản, Nam Cao có các truyện ngắn: Những chuyện không muốn viết, Giăng sáng, Mua nhà, Truyện tình, Quên điều độ, Cười, Nước mắt, Đời thừa và tiểu thuyết Sống mòn (1944). Trong những sáng tác này, Nam Cao đã miêu tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống dở chết của những nhà văn nghèo, những giáo khổ trường tư, học sinh thất nghiệp. Nhà văn đặc biệt đi sâu vào những bi kịch tâm hồn của họ, qua đó, đặt ra những vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn, vượt khỏi phạm vi của đề tài. Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của người trí thức, có ý nghĩa sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão lớn về một sự nghiệp tinh thần, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội đầy rẫy bất công, vô lý làm cho bị chết mòn về tinh thần. Những tác phẩm đó đã phê phán xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống và tàn phá con người. Đồng thời, chúng thể hiện sự vật lộn bên trong của người trí thức tiểu tư sản trong thực tế cố vươn tới một cuộc sống có ý nghĩa.
Ở đề tài nông dân, nhà văn quan tâm trước hết đến những kẻ cố cùng, bị ức hiếp nhiều nhất, những thân phận hẩm hiu, thiệt thòi nhất. Những con người ấy càng hiền lành nhịn nhục thì càng bị chà đạp phũ phàng, và ông càng đặc biệt quan tâm đến những trường hợp người nông dân bị lăng nhục một cách độc ác, bất công mà chẳng qua vì họ nghèo đói, khốn cùng. Bởi vậy, Nam Cao luôn bênh vực quyền sống và nhân phẩm những con người bất hạnh, bị xã hội đẩy vào tình cảnh nhục nhã đó (Chí Phèo, Một bữa no, Tư cách mõ, Lang rận…). Viết về những người nông dân bị lưu manh hoá, nhà
văn đã kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và linh hồn người nông dân lao động. Đồng thời, ông còn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện đẹp đẽ của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập đến mất cả hình người, tính người. Chiều sâu mới mẻ của ngòi bút hiện thực và nhân đạo Nam Cao chính là ở chỗ đó. Tác phẩm của Nam Cao không những đã vạch ra nỗi khổ cùng cực của người nông dân mà còn thể hiện cảm động bản chất đẹp đẽ, cao quý trong tâm hồn của họ (Lão Hạc, Một đám cưới, Dì Hảo).
Ở giai đoạn sáng tác này, Nam Cao chưa tham gia phong trào cách mạng vì vậy các sáng tác của ông chủ yếu là cách hiểu, cách cảm riêng của nhà văn về thân phận con người trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Giai đoạn này, Nam Cao được đánh giá là một nhà văn hiện thực phê phán, một nhà nhân đạo chủ nghĩa.
Trong thời kì sáng tác thứ nhất, tác phẩm của Akutagawa chủ yếu mang màu sắc hoang đường kỳ ảo. Tác phẩm đầu tiên của ông là truyện ngắn Cổng thành Raxiômôn. Truyện được xây dựng dựa trên một câu chuyện lịch sử của thế kỷ X - XII. Và đại đa số các truyện ngắn của Akutagawa được sáng tác trong giai đoạn này đều là những truyện mang tính chất lịch sử của Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây (Cổng thành Raxiômôn, Những nỗi thống khổ của địa ngục, Sợi tơ nhện). Nhưng thực ra, trong những truyện ngắn này, lịch sử chỉ là cái cớ để ông phản ánh hiện tại vì chúng hoàn toàn không có mục đích tái hiện cổ đại. Những con người trong các truyện được gọi là truyện lịch sử lại hoàn toàn không phải là lịch sử mà hầu như là con người hiện đại. Akutagawa đặt chúng vào những hoàn cảnh khác thường và tạo nên một màu sắc hoang đường nào đó để nghiên cứu tính cách con người và để đặt ra những vấn đề đạo đức, thẩm mỹ hiện đại. Ngoài các truyện mượn truyện lịch sử, truyện ngắn của Akutagawa còn trải rộng trên nhiều đề tài. Tiệc khiêu vũ và Con nộm nói về sự tiếp thu của văn minh Âu tây thời Meiji; Cái chết của
một con chiên và Truyện Thánh Christopher viết về thời người ngoại quốc đến truyền giáo; Hứng sáng tác và Cánh đồng phố tái hoạ lại đời sống sáng tạo của các nghệ sĩ và những truyện viết cho thiếu nhi. Qua những truyện ngắn này, ông nhấn mạnh đến thói tật của con người, về sự không hoàn hảo của con người và xã hội. Và xét ở mặt nào đó, ông lên án sâu sắc xã hội hiện đại mà ông đang sống . Các nhà phê bình ngợi ca những truyện ngắn của Akutagawa trong giai đoạn này là những sáng tác “tân hiện thực”.
2.2.2. Giai đoạn sáng tác thứ hai
Vào đầu những năm 20, khi phong trào cách mạng, trong đó có phong trào của giới trí thức tiến bộ Nhật Bản phát triển, Akutagawa đặc biệt quan tâm theo dõi. Các hiện tượng của cao trào cách mạng là những sự kiện quan trọng tác động đến đời sống tinh thần của nhà văn. Năm 1921, ông đi Trung Quốc với tư cách là phóng viên tờ báo Ôxaca Mainiti. Tại đó, ông tận mắt chứng kiến cuộc đấu tranh chính trị nảy lửa ở Trung Quốc. Sau chuyến đi này, Akutagawa đã tỉnh táo hơn để đánh giá những sự kiện chính trị, xã hội diễn ra tại Nhật Bản. Sau chuyến đi năm 1921, lập trường, tư tưởng và quan niệm văn chương của Akutagawa đã có nhiều thay đổi. Từ năm 1921 đến 1927, những tác phẩm của ông đã hướng tới những đề tài có tính chất hiện đại và rộng lớn hơn, chuyển từ việc phê phán sự không hoàn thiện của cá nhân tới sự không hoàn thiện của hệ thống xã hội nói chung. Đất nước của các thuỷ dân là một trong những tác phẩm cuối cùng đồng thời là tác phẩm thành công nhất của Akutagawa đã làm nổi bật tư tưởng này.
Tất cả những sáng tác của Akutagawa đều thể hiện một phong cách riêng biệt hoà trộn giữa hiện thực và huyền ảo với bút pháp hoa mỹ mà súc tích. Chúng cho thấy khả năng trực giác nhạy bén và phạm vi quan tâm rộng lớn của Akutagawa. Phần lớn các sáng tác này đều mang văn phong mỉa mai và
gợi tả sâu sắc theo khuynh hướng tân hiện thực, phản ánh tinh thần chống chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa quốc gia và tự do chủ nghĩa của tác giả.
Trở lại với nhà văn Nam Cao. Năm 1945 ở Việt Nam là thời điểm lịch sử quan trọng đánh dấu sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà độc lập sau 87 năm chịu sự thống trị và đô hộ của thực dân Pháp. Nam Cao là một nhà văn chiến sĩ. Vì thếT, sự kiện này đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng cũng như lập trường sáng tác của nhà văn. Từ năm 1943, Nam Cao đã tham gia vào phong trào Văn hoá cứu quốc cùng với một số nhà văn khác nên sau Cách mạng tháng Tám, ông lao mình vào mọi công tác cánh mạng và kháng chiến. Năm 1948, Nam Cao viết trên báo Cứu quốc: “Cuộc kháng chiến đã biến đổi hẳn cuộc sống của chúng ta, cuộc sống ở quanh ta, biến đổi từ y phục, ngôn ngữ, cử chỉ của từng người, biến đổi cả đến sự sinh hoạt tình cảm và tư tưởng” (Vài ý nghĩ về văn nghệ). Trong nhiều bài bút kí (Chuyện biên giới, Vài nét ghi qua vùng giải phóng, Trên những con đường Việt Bắc,...), nhật ký (ở rừng), truyện ngắn (Đôi mắt), chúng ta đã thấy rõ những đổi mới lớn lao trong con người Nam Cao, khác với tâm trạng u tối, nặng nề của nhà văn trước Cách mạng. Chúng ta có thể bắt gặp trên từng trang giấy tâm trạng vui tươi, phấn khởi của một con người lạc quan và tin tưởng. Nếu như trước Cách mạng, Nam Cao dùng ngòi bút của mình để tố cáo những mặt đen tối của xã hội thực dân nửa phong kiến thì sau Cách mạng, trải qua thực tế đấu tranh, Nam Cao đã đi đến một quan niệm thực sự đúng đắn về nghệ thuật. Ông chỉ ra mối liên hệ khăng khít giữa nghệ thuật với quần chúng. Những tư tưởng Nam Cao trình bày trong các sáng tác thời kỳ này được đánh giá là “kim chỉ nam” về lập trường tư tưởng cho các nhà văn đương thời. Trên cơ sở những chuyển biến về thế giới quan và quan điểm nghệ thuật, con đường sáng tác của Nam Cao đã chuyển sang một bước phát triển mới. Từ một nhà văn hiện thực phê phán dần dần Nam Cao đã