Những Nét Tương Đồng Và Khác Biệt Về Tình Hình Văn Hoá Và Văn Học


dục của Nhật được phỏng theo mô hình của Pháp. Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng việc mời các chuyên gia người Mỹ, Đức, Anh, Pháp và cả Nga về làm cố vấn và giảng dạy. Nhật Bản đã chi rất nhiều tiền để mua kĩ thuật hiện đại của châu Âu, tranh thủ mọi cơ hội học hỏi các chuyên gia để nắm vững các kĩ thuật hiện đại. Nhờ tinh thần học hỏi phương Tây nên chỉ trong một thời gian ngắn, Nhật Bản đã làm nên điều “thần kì”, hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trở thành một nước tư bản chủ nghĩa sánh ngang với các nước tư bản phương Tây.

Cũng tiếp xúc với văn minh phương Tây, nhưng con đường để ánh sáng phương Tây vào Việt Nam lại khác Nhật Bản. Theo chân thực dân Pháp, văn minh Âu châu tràn vào Việt Nam theo tinh thần bắt buộc chứ không tự nguyện như Nhật Bản. Để phục vụ cho mục đích cai trị nước ta, thực dân Pháp đã mở các trường hậu bổ, trường Pháp - Việt, trường cao đẳng đào tạo những người Tây học. Mặt khác, chúng còn đưa hàng hóa châu Âu và lối sống phương Tây vào nước ta để “ru ngủ’ thanh niên khiến họ quên đi nỗi nhục mất nước. Vì vậy, văn minh phương Tây có mặt ở khắp nơi. ở thành thị, người ta đua nhau đi học tiếng Tây, việc ăn bơ sữa, mặc ngắn gọn, bắt tay chào hỏi nhau trở nên bình thường trong cuộc sống. Người ta bắt đầu tìm cách sống thế nào cho thanh lịch với việc xây dựng những nhà hát lộng lẫy, quán trà lôi cuốn lịch sự. Báo chí cũng trở thành “món ăn’ tinh thần với những tin tức “thời thượng”. Cuộc sống trở nên bon chen, phức tạp, gấp gáp hơn. Đặc biệt, văn hoá và văn học phương Tây được truyền bá vào nước ta bằng nhiều con đường đã thu hút sự quan tâm của tầng lớp trí thức Tây học. Tất cả thực tế ấy đã làm cho bộ mặt xã hội của nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có nhiều thay đổi. Ban đầu, nhiều người không chấp nhận cái mới, muốn bài trừ nó đặc biệt là thế hệ những ông đồ Nho. Nhưng dần dần cái mới chinh phục


được cả những người khó tính nệ cổ và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội mới.

Những thay đổi về đời sống xã hội tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi về văn hoá và tình hình văn học. Tuy nhiên, do đời sống xã hội ở một nước thuộc địa khác xa nhiều so với một nước tư bản nên dấu ấn để lại trong văn hoá và văn học có nhiều khác biệt.

1.2. Những nét tương đồng và khác biệt về tình hình văn hoá và văn học

1.2.1. Về văn hoá

Ngay từ buổi đầu hình thành và chưa có chữ viết, người Việt và người Nhật cổ đã phải mượn văn tự của Trung Quốc. Do đó, nhìn tổng quan, văn hoá cổ trung đại Việt Nam và Nhật Bản chịu sự chi phối không nhỏ của văn hoá Trung Hoa. Tuy nhiên, mức độ của sự chi phối đó khác nhau. Nhật Bản là một quần đảo tách biệt với phần lục địa châu Á, bởi vậy, tuy văn hóa Trung Quốc có ảnh hưởng đến Nhật Bản nhưng người Nhật lại không lệ thuộc và mô phỏng theo nền văn hoá “mẹ” ấy mà đã khéo léo kết hợp văn hoá Trung Hoa với văn hoá bản địa để tạo nên một nền văn hoá Nhật Bản riêng biệt, độc đáo. Ngược lại với Nhật Bản, Việt Nam là một đất nước nhỏ bé nằm bên cạnh Trung Quốc, hơn nữa còn bị Trung Quốc đô hộ hơn một nghìn năm. Vì vậy, văn hoá Việt là sự mô phỏng của văn hoá từ chương Trung Hoa, chịu ảnh hưởng của triết học Trung Hoa cổ đại một cách rõ nét.

Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX§, một lần nữa Việt Nam và Nhật Bản lại có sự tương đồng về văn hoá khi cả hai nước cùng tiếp xúc với văn minh, văn hoá phương Tây. Và sự kiện văn hóa nổi bật của thời kì này là quá trình Âu hoá với sự phát triển của phong trào Khai sáng. ở Nhật, phong trào Khai sáng là một hoạt động quan trọng đi liền với giai cấp tư sản trong buổi đầu thiết lập chế độ tư bản. Khái niệm Khai sáng gắn với khái niệm phương Tây mà trước hết là hình ảnh của các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nga. Trong đó, chủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.


nghĩa tư bản Anh và Mỹ là khuôn mẫu đối với Nhật Bản trong suốt một thời kì dài. Bởi thế, hai nước tư bản này đã để lại dấu ấn đậm nét trong toàn bộ quá trình Âu hoá và phong trào Khai sáng ở Nhật. Nhiệm vụ của phong trào này là đấu tranh với trật tự cũ và thiết lập chế độ mới - chế độ tư bản chủ nghĩa. Và ngưòi đặt nền móng về tư tưởng cho chủ nghĩa tư bản công nghiệp Nhật Bản là Phưkưjava Yakichi. Lúc đầu, Phưkưjava nghiên cứu “khoa học Phần Lan”, ông lợi dụng cái “lỗ thông hơi” của Nhật Bản là Nagasaki (thương cảng có nhiều người phương Tây sinh sống) để thâm nhập văn hoá Âu châu vào nước Nhật đang đóng kín mọi phía. Sau khi tri thức châu Âu ào ạt đổ vào Nhật Bản, Phưkưjava liên tiếp xuất bản các cuốn sách kêu gọi nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của Nhật nghiên cứu khoa học, học tập châu Âu để cách tân đất nước. Trong đó phải kể đến các công trình như: Các tri thức về phương Tây, Khoa học vẫy gọi...[86, 197-198]. Tuy nhiên, trong các công trình này, Phưkưjava cũng nhấn mạnh một vấn đề hết sức quan trọng trong việc học hỏi phương Tây là: Để xây dựng thể chế tư bản, bên cạnh việc nhanh chóng nắm bắt khoa học hiện đại châu Âu thì vấn đề độc lập cũng có ý nghĩa không nhỏ. Học tập phương Tây không có nghĩa là chịu sự đe doạ và trở thành nô lệ của nó. Phong trào Khai sáng do Phưkưjava khởi xướng, chính là dấu hiệu của nền văn hoá mới. Nó đặt ra nhiệm vụ đưa vào Nhật Bản những tri thức châu Âu, cổ động cho những hình thức kinh tế mới và một chế độ chính trị mới. Sau Phưkưjava, Nakamưra Kênư, Katô Hirayưki... là những người đã tiếp tục các hoạt động phong trào Khai sáng của ông. Nhờ những “nhân vật” này, mọi tư tưởng tiến bộ nhất của phương Tây đã được đưa vào Nhật Bản, được hấp thụ và nhanh chóng biến nước Nhật thành một đế quốc hùng mạnh vào những năm đầu thế kỉ XX.

So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao Việt Nam và Ruinôxke Akutagawa Nhật Bản - 4

Cũng như ở Nhật BảnC, phong trào Khai sáng ở Việt Nam được khởi xướng vào những năm cuối thế kỉ XIX. Sự kiện đáng chú ý trong đời sống


văn hoá tư tưởng của nước ta vào lúc này là những chủ trương cải cách xã hội của một số sĩ phu cấp tiến có dịp ra nước ngoài, tiếp xúc trực tiếp với văn hoá phương Tây hoặc đọc sách của phương Tây. Tiêu biểu trong số này là những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Nguyễn Trường Tộ là một giáo dân yêu nước, người Nghệ An. Ông là người học cao, biết rộng và đi nước ngoài nhiều năm, đặc biệt là Pháp. Đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ bao gồm nhiều mặt về nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính, quân sự, nội trị, ngoại giao, giáo dục, văn hoá, xã hội. Tinh thần chung trong cải cách của ông là phản đối thái độ phục cổ, chú trọng thực tiễn và khoa học kĩ thuật. Riêng những chủ trương về văn hoá, giáo dục của ông có ý nghĩa tiến bộ đặc biệt. Tuy nhiên, những đề nghị của ông đều không được triều đình nhà Nguyễn chấp nhận. Nối gót Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch cũng gửi nhiều đề nghị cải cách. Ông chủ trương mở rộng giao lưu với nước ngoài trong việc học kỹ nghệ. Nhưng rồi cũng như Nguyễn Trường Tộ, những đề nghị của Nguyễn Lộ Trạch cũng bị triều đình quên lãng. Không những thế, triều đình nhà Nguyễn còn tiếp tay cho Pháp ngăn cản việc phát triển văn hoá mới của nhân dân ta. Bước sang đầu thế kỉ XX, kế thừa tinh thần cải cách của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch, nhiều phong trào yêu nước đã bùng lên mạnh mẽ, kết hợp cứu nước với duy tân đất nước. Trong đó, cuộc đấu tranh giữa cái mới với cái cũ đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Bên cạnh những phong trào cải cách văn hoá, xã hội của những sĩ phu yêu nước còn phải kể đến chính sách văn hoá nô dịch của thực dân Pháp nhằm làm cho nhân dân Việt Nam đoạn tuyệt với văn hoá truyền thống. Trước hết, chúng muốn cách ly hai nền văn hoá Việt Nam và Trung Quốc, cắt đứt mối quan hệ giữa văn học yêu nước cách mạng Việt Nam và Trung Quốc. Chúng khuyến khích việc truyền bá văn chương uỷ mị của nước Trung Hoa nửa thuộc địa nửa phong kiến, đưa văn hoá phương Tây, trước hết là văn hoá


Pháp vào Việt Nam nhằm gây sự khiếp phục. Không những thế, thực dân Pháp còn đàn áp những nhà chí sĩ, mua chuộc và sử dụng các nhà Nho bằng các “trường hậu bổ”, “ban tư thư” để đánh tan khối cố kết lâu đời của lớp trí thức Nho học. Cùng với việc hạn chế rồi đi đến thủ tiêu việc học hành và thi chữ Hán, thực dân Pháp còn đào tạo những người Tây học, thoạt đầu chỉ để làm phiên dịch, sau đó chủ yếu làm công chức trung thành của nhà nước bảo hộ. Chúng cho những công chức này hô hào đổi mới văn hoá, văn học Việt Nam nhưng thực chất là để đồng hoá, tiêu diệt văn hoá nước ta. Ban đầu, có những nhà văn, nhà văn hoá của ta bị cuốn vào quỹ đạo của chính sách văn hoá thực dân. Tuy vậy, vẫn còn nhiều nhà trí thức lúc này có tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc, họ tiếp thu những thành tựu của văn hoá phương Tây nhưng họ không quên nỗi nhục mất nước và những giá trị của văn hoá dân tộc. Vì vậy, họ đã tìm lối thoát bằng cách tham gia phong trào cách mạng của nhân dân. Nam Cao là nhà văn tiêu biểu cho thế hệ những nhà văn này. Đó chính là điểm khác biệt cơ bản về văn hoá của một nước thuộc địa nửa phong kiến với một nước tư bản trẻ trong buổi đầu được Khai sáng và Âu hoá.

Văn hoá là nhân tố tác động sâu sắc đến sự phát triển của văn học. Nhờ có phong trào Khai sáng trong văn hoá cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XX mà nền văn học của hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã được hiện đại hoá và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.V

1.2.2. Về văn học

Điểm chung về văn học của Việt Nam và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là đều được hiện đại hoá. Ở Nhật, quá trình ấy bắt đầu từ thời Minh Trị khi mà “luồng gió” phương Tây được thổi vào Nhật Bản. Khoảng 20 năm đầu thời kỳ Minh Trị, văn đàn Nhật Bản bước vào giai đoạn chuyển mình. Đó là giai đoạn văn học làm quen, học hỏi, bắt chước và thể nghiệm những phong


cách phương Tây để chuẩn bị cho một nền văn học mới ra đời. Những sách chính trị, khoa học, triết học, văn học của Âu châu được dịch ồ ạt ở Nhật Bản. Về văn học, một số phóng tác theo các nhà văn Pháp: Huygô, Dôla, Giuylơ đã kích thích óc tưởng tượng của độc giả. Những bậc thầy lớn khác như Sêchxpia, L.Tônxtôi, Gơt, Đôtxtôiepxki... cũng được dịch và giới thiệu. Năm 1885, cuốn sách Thần cốt (tinh tuý của tiểu thuyết) của Kubuchi Soyo – nhà phê bình chuyên nghiên cứu văn học Anh là một mốc quan trọng của nền văn học mới Nhật Bản. Tác giả cuốn sách phê phán tính chất tầm thường của truyện Nhật Bản lúc đó chỉ nặng về miêu tả tình dục (với đề tài gái giang hồ, võ sĩ...). Ông chủ trương tiểu thuyết phải khơi sâu tình cảm đằng sau hành động, theo mẫu văn học Anh. Trên tinh thần đó, nền văn học Nhật Bản lúc này đã tiếp thu nhiều trào lưu tư tưởng và thành tựu của văn học phương Tây được thể hiện trong các sáng tác của: Futabalei Shimei (1864-1909), Mori Ogai (1862-1892), Natsume Soseki (1867-1916), Shimazaki Toson (1872- 1943).... Các nhà văn này đều chịu ảnh hưởng lớn của bốn nền văn học: Nga, Đức, Anh, Pháp. Đây là bước ngoặt lớn của nền văn học Nhật mới. Vào cuối thời Minh Trị tức là từ khoảng những năm 20, nhịp sống tư bản chủ nghĩa hiện đại, sự cạnh tranh tư bản, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, chiến tranh thế giới lần thứ nhất, … đã có tác động mạnh mẽ đến văn học. Nét chung của văn học Nhật Bản lúc này là văn học phương Tây vẫn không ngừng hấp dẫn các nhà văn trong khi truyền thống lại trở thành đề tài mới khơi nguồn cảm hứng. Biểu hiện cao nhất của quá trình hiện đại hoá nền văn học lúc này là sự phân hoá nền văn học thành nhiều trào lưu sáng tác nh ư: Chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên … Trong mỗi trào lưu này lại chia ra làm nhiều xu hướng, trường phái nhỏ, chẳng hạn: Dư dụ phái, chủ nghĩa duy mỹ, bạch hoa phái, chủ nghĩa tân hiện thực, … Đây được gọi chung là những khuynh hướng phản tự


nhiên trong văn học và mỗi khuynh hướng này đều quy tụ nhiều cây bút lỗi lạc của văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX. Trong đó, Akutagawa là cây bút xuất sắc nhất đồng thời là thủ lĩnh của xu hướng sáng tác theo chủ nghĩa tân hiện thực.

Ở Việt Nam, quá trình hiện đại hoá văn học cũng được diễn ra từ đầu thế kỉ XX khi mà bối cảnh lịch sử xã hội cũng như văn hoá ở nước ta đang có thay đổi lớn lao và sâu sắc. Quá trình này được đánh dấu bằng các thành tố cụ thể là: chữ viết, thể loại, diện mạo của văn học và đội ngũ sáng tác, công chúng văn học. Văn chương Việt đã sử dụng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán và chữ Nôm. Nhờ có chữ Quốc ngữ mà chỉ trong một thời gian ngắn nền văn học đã đạt thành tựu rực rỡ chưa từng có. Về thể loại, những thể loại mới, hiện đại được du nhập từ phương Tây đã chiếm ưu thế và mang lại thành tựu đáng kể. Các thể loại phát triển nhiều nhất là: thơ mới, tiểu thuyết (bằng văn xuôi), truyện ngắn, ký, phóng sự, … Về đội ngũ sáng tác, một đội ngũ sáng tác mới được hình thành và mang tính chuyên nghiệp. Văn chương lúc này đã trở thành một thứ hàng hoá và viết văn cũng trở thành một nghề mà nhà văn có thể dựa vào đó để kiếm sống. Các nhà văn phần lớn đều xuất thân từ các trường Tây học. Về công chúng văn học thì đã có sự xuất hiện của lớp công chúng văn học mới thuộc nhiều tầng lớp khác nhau (đặc biệt là tầng lớp thị dân trung lưu). Về diện mạo văn học, quá trình hiện đại hoá nền văn học được diễn ra qua 3 bước. Và mỗi bước phát triển này, nền văn học có một diện mạo riêng. Bước một là từ đầu thế kỉ đến năm 1920, bước hai là từ những năm 20 đến những năm 30 và bước ba là từ những năm 30 đến 1945. Văn học đạt thành tựu rực rỡ và hiện đại hoá là bước ba từ 1930-1945. Lực lượng sáng tác của giai đoạn này là tầng lớp trí thức tiểu tư sản Tây học được thức tỉnh về ý thức cá nhân, có lòng yêu nước và yêu tiếng nói dân tộc. Tuy nhiên, do tình hình chính trị, xã hội diễn ra phức tạp nên nền văn học giai đoạn này có sự


phân hoá thành nhiều trào lưu (xu hướng) và bộ phận văn học trong quá trình phát triển. Về bộ phận văn học, văn học chia làm hai bộ phận: hợp pháp và bất hợp pháp. Còn về xu hướng (trào lưu) văn học, văn học phân ra làm ba trào lưu: văn học lãng mạn, văn học hiện thực và văn học cách mạng. Và cũng như văn học Nhật Bản, các trào lưu (xu hướng) này đều hội tụ những nhà văn xuất sắc và tiêu biểu nhất của nền văn học hiện đại Việt Nam nửa đầu thế kỉ

XX. ở đó, Nam Cao là nhà văn tiêu biểu cho trào lưu hiện thực phê phán.

Tuy nhiên, nói đến hiện đại hoá cũng có nghĩa là nói đến mô hình phương Tây trong văn học. Hầu hết các nhà văn của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại đều được dịch, giới thiệu trong giai đoạn văn học này như: L.Tônxtôi, Đôtxtôiepxki, Sekhov, Franz Kafka, Albert Camus, André Breton... Văn học Pháp cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà văn đương thời của ta. Đó là những ảnh hưởng của văn học hiện thực phê phán cổ điển kiểu Balzac, Stendhal; chủ nghĩa tự nhiên của Zola; chủ nghĩa lãng mạn kiểu Chateau briand, Huygô, Lamartime và chủ nghĩa tượng trưng ở Baudelaire... Đặc biệt, André Gide là người để lại dấu ấn đậm nét trong suốt một thời gian dài đối với các sáng tác của các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng...

Như vậyN, nền văn học được hiện đại hoá do sự ảnh hưởng của phương Tây và sự phân hoá nền văn học thành nhiều trào lưu (xu hướng) là điểm tương đồng giữa văn học Việt Nam và văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX. Tuy vậy, bản thân hai nền văn học vẫn có nhiều điểm khác biệt do sự tác động của hoàn cảnh xã hội và văn hoá ở hai nước. Những nét tương đồng và khác biệt đó là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt về cuộc đời và văn nghiệp của Nam Cao và Akutagawa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023