nổi bật trong sáng tác của Akutagawa là “mối quan tâm của ông tới thế giới nội tâm, đến tâm lý con người: Nó như một đối tượng của nhận thức chứ không chỉ là sự giải thích hành động của con người... Hơn nữa, ông chỉ ra thế giới nội tâm không phải tự thân mà trong sự va chạm với thế giới xung quanh” [1,345]. Trong bài viết này, Phong Vũ đã điểm lại những truyện ngắn tạo bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của Akutagawa cùng giá trị nội dung, nghệ thuật của những truyện ngắn đó.
Trong tư liệu dịch Lịch sử văn học Nhật Bảncủa Shuichi Kato (Trần Hải Yến dịch) [79], Akutagawa được nhắc đến như một trong những đại biểu xuất sắc mở đầu cho nền văn học hiện đại Nhật Bản. Shuichi Kato khẳng định Akutagawa là “nhà văn sáng tạo tiêu biểu nhất của thời đại... sự đa dạng về hình thức và nội dung trong truyện ngắn của ông lớn hơn nhiều bất kỳ tác phẩm của nhà văn đồng thời nào với ông” [79,41]. Bàn về nội dung tư tưởng của Akutagawa, Shuichi Kato cho rằng Akutagawa “không ngừng nhận thức chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Marx” [79,41] và ông giác ngộ giai cấp hơn là dân tộc. Cho nên “tinh thần chống chủ nghĩa quân phiệt, chống chủ nghĩa quốc gia và tự do chủ nghĩa thấm đượm từ đầu đến cuối trước tác của Akutagawa” [79,42]. Trong mỗi tác phẩm của mình, Akutagawa luôn thể hiện một tinh thần nhân đạo sâu sắc. Ông không những cảm thông với những kiếp người đau khổ mà còn phản ánh thời đại với sự thay đổi chóng vánh và những thói tật của nó. Shuichi Kato kết luận: “Các truyện ngắn của Akutagawa thường kết hợp hai yếu tố: Chân lý nhân đạo muôn thuở và đặc tính của một thời kỳ đặc biệt” [79,44]. Về hình thức nghệ thuật, tác phẩm của Akutagawa là một điển hình cho sự ảnh hưởng của nghệ thuật văn xuôi phương Tây hiện đại. Shuichi Kato nhận định: Akutagawa hiểu sâu sắc “từ kịch của Shakespeare đến kịch Irish, từ Villon đến Paul Valery” [79,43]. Ông “thường trích dẫn Strind berg, Nietzsche, Gogol, Dostoievski, Flaubert và Baudelaire”
[79,43]. Tác phẩm của Akutagawa còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật tự sự hiện đại trong tác phẩm của Swift và Sammuel Butler thế nhưng Akutagawa lại không bao giờ từ bỏ văn hoá truyền thống. Ông luôn có ý thức kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây một cách hài hoà.
Bài viết Các khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX của Khương Việt Hà [57] cũng nói đến Akutagawa trong vai trò là người đứng đầu của khuynh hướng sáng tác theo “chủ nghĩa tân hiện thực” - “một khuynh hướng dung hoà được những tinh hoa lý trí của chủ nghĩa tự nhiên và sắc màu lãng mạn phóng túng của chủ nghĩa duy mỹ, thể hiện một phong cách riêng biệt hoà trộn giữa hiện thực và huyền ảo” [57,126]. Khi bàn về giá trị của sáng tác Akutagawa, tác giả Khương Việt Hà đã ca ngợi tác phẩm của Akutagawa là “những sáng tác hiện thực mà sự đa dạng về nội dung và hình thức của chúng lớn hơn bất cứ tác phẩm của nhà văn nào cùng thời với ông, phản ánh sự nhạy cảm nội tâm và chiều sâu trí thức của một người am hiểu văn chương Nhật Bản truyền thống, văn học Trung Hoa cổ điển và tư tưởng phương Tây hiện đại” [57,126].
Để độc giả Việt Nam hiểu rõ về văn học Nhật Bản, năm 1998, Viện thông tin khoa học xã hội đã xuất bản cuốn sách tập hợp các chuyên đề nghiên cứu về Văn học Nhật Bản. Trong số các bài viết của các tác giả Việt Nam và nước ngoài, tác giả luận văn lưu ý đến bài viết của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh về Văn học Nhật Bản hiện đại từ thời Minh Trị đến nay [80]. ở đó, Nguyễn Tuấn Khanh đã dành gần một trang để nói về Akutagawa. Ông nhấn mạnh: “Akutagawa là nhà viết truyện nổi tiếng... Ông cố gắng kết hợp văn hoá Châu Âu và văn hoá Nhật Bản” [80,97]. Tuy thấm nhuần văn hoá phương Tây nhưng Akutagawa lại lấy đề tài trong văn học cổ Nhật Bản và Trung Quốc, “ông không chạy theo đề tài phương Tây và những khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa” [80,97]. Và tác phẩm của ông “mang lại một tiếng
chuông độc đáo: trở về gốc truyền thống nhưng phân tích tâm lý hiện đại... pha trộn hiện thực và huyền ảo, văn chương hoa mỹ nhưng súc tích, bố cục chặt chẽ” [80,97].
Như vậy, so với những tài liệu nghiên cứu về Nam Cao thì tài liệu về văn học Nhật Bản và Akutagawa còn khá ít ỏi. Đó là một khó khăn cho tác giả luận văn trong quá trình nghiên cứu và so sánh. Tuy vậy, các bài nghiên cứu trên là nguồn tư liệu tham khảo quý giá giúp chúng tôi xem xét nghệ thuật tự sự trong các truyện ngắn của nhà văn.
Có thể bạn quan tâm!
- So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao Việt Nam và Ruinôxke Akutagawa Nhật Bản - 1
- So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao Việt Nam và Ruinôxke Akutagawa Nhật Bản - 2
- Những Nét Tương Đồng Và Khác Biệt Về Tình Hình Văn Hoá Và Văn Học
- Những Tác Động Của Hoàn Cảnh Xã Hội Đối Với Cuộc Đời, Sự Nghiệp Văn Học Của Nam Cao Và Akutagawa.
- Khái Niệm Nhân Vật Như Một Phương Thức Tự Sự
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản
sau:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Thời đại của Nam Cao và Akutagawa– Những nét tương đồng và khác biệt
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện ngắn Nam Cao và Akutagawa
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao và Akutagawa
Chương 1
THỜI ĐẠI CỦA NAM CAO VÀ AKUTAGAWA - NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
1. Bối cảnh lịch sử, tình hình văn hoá và văn học Việt Nam và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.
1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX.
1.1.1. Những nét khác biệt
Có thể khẳng định rằng điểm khác biệt nổi bật và xuyên suốt lịch sử Việt
Nam và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là sự khác biệt về thể chế. Tuy là hai quốc gia châu C nhưng do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau nên trong cùng một thời điểm lịch sử, hai nước đã đi theo hai con đường, hai chế độ hoàn toàn khác nhau.
Ở Việt Nam, năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng vào cửa bể Đà Nẵng chính thức xâm lược nước ta. Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh miền Tây Nam Kì, chúng đánh ra Bắc Kì và Trung Kì. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, dân tộc ta đã tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt chống kẻ thù. Tuy nhiên, giai cấp phong kiến dần dần đã thoả hiệp và đầu hàng thực dân Pháp nên các cuộc đấu tranh của nhân dân đều bị thất bại. Sau hai hiệp ước năm 1883 và 1884, triều đình nhà Nguyễn đã phải công nhận nền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Bước sang đầu thế kỉ XX, sau khi đã bình định nước ta thành công, thực dân Pháp nhanh chóng bắt tay vào công việc khai thác thuộc địa. Chúng tăng cường bóc lột nhân công rẻ mạt và vơ vét tài nguyên. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tập trung ở ba mặt cơ bản: Bán hàng hoá, khai thác nguyên liệu và cho vay lãi. Công nghiệp chỉ được phát triển trong giới hạn không hại đến công nghiệp chính quốc, đóng khung trong phạm vi cung cấp cho chính quốc
những nguyên liệu hay những sản vật mà Pháp thiếu. Cụ thể như là: độc chiếm thị trường, mua rẻ nông phẩm (chủ yếu là gạo, tơ tằm) và bán đắt công nghiệp phẩm cho nhân dân, độc quyền ngoại thương; Độc quyền các ngành kinh doanh quan trọng từ khai thác mỏ, giao thông đến làm muối, nấu rượu, độc quyền ngân hàng đầu tư vào các ngành lợi cho việc vơ vét tài nguyên, hàng hoá để xuất khẩu; Lợi dụng quyền thống trị về chính trị, thực dân duy trì bộ máy quan liêu, cường hào và những luật lệ, chính sách sưu thuế phong kiến để ra sức chiếm đoạt ruộng đất, tạo ra các vùng sản xuất xuất khẩu (cao su, cà phê, gạo...), tăng cường bóc lột tô thuế, sưu dịch, làm phá sản nông dân và thợ thủ công, tạo ra nguồn nhân công rẻ mạt phục vụ cho các công trình xây dựng, khai thác của chúng. Kết quả của công việc đó là nuớc ta bị kéo vào quỹ đạo chủ nghĩa tư bản nhưng không được công nghiệp hoá mà lại biến thành thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu hàng xuất khẩu cho thương nghiệp Pháp. Lợi nhuận rơi vào túi Pháp còn nhân dân ta thì bị bần cùng hoá, bị phá sản, trở thành nguồn nhân công đông đảo và rẻ mạt cho các hãng buôn, các chủ thầu đồn điền của Pháp. Trong khi đó, thực dân Pháp vẫn tiếp tục duy trì mô hình kinh tế phong kiến trên cơ sở phân phối ruộng đất và phân phối sản xuất mới. Vì thế, vào những năm đầu thế kỉ XX, nước ta đã chính thức trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến chịu sự bảo hộ toàn quyền của thực dân Pháp.
Nếu như ở Việt NamN, năm 1858 là thời điểm đánh dấu sự chuyển biến quan trọng về lịch sử xã hội thì ở Nhật Bản, năm 1868 cũng là một thời điểm như thế. Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Mạc Phủ ở Nhật Bản bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Đó là nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng năm 1868 nhằm xoá bỏ chế độ Tôkưgaoa và thiết lập chính phủ mới của Thiên hoàng Mâygi. Cuộc cách mạng này được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản vì nó mở đường cho quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển và thắng
lợi ở Nhật Bản. Nhưng nó lại không đem chính quyền về tay giai cấp tư sản. Sau khi giành được chính quyền, Thiên hoàng Mâygi (Minh Trị) đã tiến hành duy tân đất nước theo mô hình của các nước tư bản phương Tây với khẩu hiệu: “theo phương Tây, học phương Tây, đuổi kịp và vượt phương Tây” trên tất cả các phương diện: hành chính, xã hội, quân đội, giáo dục, kinh tế - tài chính và đối ngoại. Vì vậy, sau cách mạng năm 1868, nền công nghiệp và kinh tế Nhật Bản đã phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ XX, các nước phương Tây đã chuyển giai đoạn từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Bởi thế, thời kì này, các công ty và các hãng độc quyền đã xuất hiện ở Nhật Bản, đánh dấu sự chuyển biến của Nhật Bản sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, tham gia tranh giành thuộc địa với các cường quốc đế quốc khác. Sự kiện nổi bật đánh dấu sự thay đổi của xã hội Nhật Bản là chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905). Sau cuộc chiến tranh này, Nhật Bản đã đạt được mục tiêu đề ra từ buổi đầu lên ngôi của thiên hoàng Mâygi là bình đẳng với các nước phương Tây đồng thời tiến hành xâm chiếm thuộc địa. Nhiều nước trong khu vực đã trở thành thuộc địa của Nhật như: Đài Loan, Mãn Châu, Triều Tiên... Sau chiến tranh Nga – Nhật, từ năm 1914 đến năm 1919, Nhật Bản tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất với tư cách là một nước đế quốc trong liên minh với Anh, Nga và Pháp. Nhưng trên thực tế, Nhật đã lợi dụng cuộc xung đột giữa hai nhóm đế quốc (Anh, Nga, Pháp và Đức, Áo, Hung, Italia) để hoàn thành việc chiếm lãnh thổ Trung Quốc. Do đó, kết thúc chiến tranh, Nhật là người thắng trận và nghiễm nhiên ngồi vào ghế những nước chiến thắng ở hội nghị Vecxai (1919) và hội nghị Oasintơn (1921) để giành nhiều quyền lợi về kinh tế và tài chính.
Như vậyN, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Việt Nam và Nhật Bản đã đi theo hai chế độ khác nhau. Nếu như Việt Nam bị xâm lược và trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến chịu sự thống trị của thực dân Pháp thì Nhật Bản lại
tiến hành cải cách đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa và nhanh chóng phát triển thành nước đế quốc chủ nghĩa đi xâm lược và bóc lột các nước khác.
1.1.2. Những nét tương đồng
Tuy có sự khác biệt về thể chế nhưng giữa Việt Nam và Nhật Bản vẫn có những điểm tương đồng về lịch sử xã hội. Điểm tương đồng dễ nhận thấy nhất là sự tương đồng về cuộc sống của nhân dân hai nước.T
Mặc dù Nhật Bản đã cơ bản trở thành một nước tư bản vào đầu thế kỉ XX nhưng điều đó không làm cho cuộc sống của nhân dân Nhật Bản tốt đẹp hơn. Công nhân có đồng lương thấp, điều kiện làm việc rất thiếu thốn, không có bảo hộ lao động, không có bảo trợ xã hội. Còn với nông dân, chính sách cải cách địa tô đã không giúp được người nông dân thoát khỏi nghèo túng mà còn làm cho nhiều người bị mất đất phải rời bỏ quê hương hoặc làm tá điền cho bọn địa chủ. Do vậy, vào thời điểm lịch sử này, các phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và các trào lưu tự do dân chủ diễn ra sôi nổi ở Nhật Bản. Cùng với các phong trào đòi tự do và dân quyền của giai cấp tư sản, cuộc đấu tranh của nông dân chống cưỡng bức lao động và sưu thuế cao đã diễn ra khắp nơi. Các cuộc đấu tranh đều bị chính quyền đàn áp đẫm máu. Song phong trào vẫn không bị dập tắt. Nhân dân không chỉ đòi quyền lợi cho cuộc sống riêng mình mà còn mong muốn củng cố nền độc lập của tổ quốc, đòi xoá bỏ hoàn toàn các hiệp ước bất bình đẳng đã kí.
Tương tự như vậyT, đời sống của nhân dân Việt Nam duới chế độ thực dân nửa phong kiến cũng vô cùng cực khổ. Muốn nắm chặt thuộc địa, thực dân Pháp cần nắm chính quyền các cấp và kiểm soát chặt chẽ nhân dân, chúng cần có một bộ máy cai trị trung thành và đắc lực, cần tạo được một cơ sở xã hội thích hợp với chế độ của chúng. Tuyệt đại đa số nông dân ở nông thôn xưa nay vẫn chịu ảnh hưởng tinh thần của thân sĩ, nho sĩ, đã từng là lực lượng
chống đối lại sự xâm lược của thực dân Pháp một cách ngoan cường trong nhiều năm. Bởi thế, họ không những bị thực dân Pháp đàn áp, chém giết để khuất phục, chiếm đoạt mà còn bị tăng cường bóc lột để giảm nhẹ chi phí cho chính quốc, tăng thu nhập cho ngân sách thuộc địa. Kết quả đã dẫn đến nhiều nông dân bị bần cùng hoá và buộc phải ly khai khỏi ảnh hưởng của thân sĩ, nho sĩ. Chính sách bóc lột hà khắc của thực dân Pháp đã làm cho nhiều nông dân bị phá sản, mất hết ruộng đất, kéo theo đó là sự xác xơ của xóm làng và sự phá sản của nông nghiệp. Trong khi đó, các đô thị xuất hiện ngày càng nhiều, thu hút những người nông dân chạy loạn, những người nông dân bị phá sản và cả những người bỏ nông thôn ra thành thị mong kiếm ăn được dễ dàng hơn. Nhưng ở thành thị đông đúc, người khôn của khó, có nhiều nghề cũng không dễ kiếm ăn. Những người nông dân, thợ thủ công bị phá sản một phần trở thành công nhân nhà máy, hầm mỏ, hoặc đi phu làm đường, làm đồn điền; phần lớn còn lại biến thành những anh bồi, anh xe, những vú em con sen, những người buôn thúng bán mẹt và không ít trở thành gái điếm, lưu manh. Một tầng lớp tiểu tư sản dân nghèo thì sống bấp bênh, cực khổ ở thành thị.
Điểm tương đồng thứ hai là việc tiếp xúc với văn minh phương Tây trong bối cảnh riêng của hai nước.§
Có thể nói việc đón nhận thành tựu của văn minh phương Tây là một sự kiện to lớn đối với đất nước mặt trời mọc. Trong thời kì MâygiC, để đạt được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhật Bản chủ trương học tập phương Tây trên mọi phương diện. Về xã hội, phong trào Âu hoá phát triển rầm rộ, đô thị được xây dựng theo kiểu phương Tây. Người Nhật từ ăn mặc đến đầu tóc đều làm giống hệt phương Tây, lịch dương còn được thay thế cho lịch âm truyền thống. Về quân đội, hải quân Nhật được mô phỏng theo Anh, còn lục quân thì theo kiểu Pháp. Đặc biệt về giáo dục, hệ thống giáo