DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1. Tổng hợp các cấp học MN, TH, THCS thành phố Hạ Long 43
Bảng 2.2. Tổng hợp các trường THCS thành phố Hạ Long 44
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp đối tượng và Số lượng phiếu khảo sát 45
Bảng 2.4. Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Ngữ văn năm học 2018 -2019 48
Bảng 2.5. Kết quả học tập môn Ngữ văn trong các trường THCS thành phố
Hạ Long 50
Bảng 2.6. Khảo sát CBQL và giáo viên về thực biểu hiện năng lực của học sinh trong học tập môn Ngữ văn 51
Bảng 2.7. Tự đánh giá của HS về biểu hiện năng lực trong học tập môn Ngữ văn 52
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 1
- Dạy Học Ngữ Văn Định Hướng Năng Lực Học Sinh
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Định Hướng Năng Lực Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Phương Pháp Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Định Hướng Năng Lực Học Sinh Ở Trường Thcs
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Bảng 2.8. Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS theo định hướng phát triển năng
lực học sinh 53
Bảng 2.9. Thực trạng về nội dung dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng
lực học sinh THCS 55
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL và giáo viên về thực trạng phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh THCS 57
Bảng 2.11. Đánh giá học sinh về thực trạng phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh THCS 58
Bảng 2.12. Khảo sát CBQL và giáo viên về thực trạng hình thức dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh THCS 60
Bảng 2.13. Khảo sát học sinh về thực trạng hình thức dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh THCS 61
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL và giáo viên về thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh THCS 62
Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên về việc tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định huớng năng lực cho học sinh THCS 64
Bảng 2.16. Ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên về thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh THCS 66
Bảng 2.17. Ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên về kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh THCS 68
Bảng 2.18. Ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng
lực học sinh THCS 70
Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV các trường THCS về mức độ cấp thiếtcủa các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng
lực học sinh 93
Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV các trường THCS về tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh 94
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Đối tượng và Số lượng phiếu khảo sát 45
Biểu đồ 2.2. Kết quả học tập môn Ngữ văn trong các trường THCS thành phố Hạ Long .. 50 Biểu đồ 2.3. Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động
dạy học môn Ngữ văn 53
Biểu đồ 3.1. Đánh giá của CBQL, GV các trường THCS về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng
lực học sinh 93
vi
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của CBQL, GV các trường THCS về tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh 95
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [8].
Nghị quyết 29/TW khóa XII ngày 04/11/2013 đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân…” [3].
Chương trình giáo dục định hướng PTNL hay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Nhằm hướng tới PTNL nhằm mục tiêu PTNL người học.
Giáo dục ĐHNL nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Thành phố Hạ Long nói chung đã có nhiều hội thảo chuyên đề về triển khai thực hiện Chương trình giáo dục ĐHPTNL cho các CBQL, GV và tổ chức thực hiện tại các nhà trường, mặc dù đã có nhiều cố gắng song trong thực tế công tác tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều lúng túng, chưa đưa lại hiệu quả cao như mong đợi, trước hết do việc tổ chức và chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, hình thức giảng dạy, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS còn nhiều bất cập, việc quản lý chuyên môn dạy học còn mang những quan niệm và cơ chế cũ, chưa đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi đặt ra.
Để góp phần hạn chế các tồn tại, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tôi nghiên cứu đề tài: “Quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường THCS Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lí dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố Hạ Long.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng việc quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất giải pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (bao gồm 05 trường: THCS Trần Quốc Toản, THCS Lê Văn Tám, THCS Cao Thắng, THCS Hồng Hải, THCS Kim Đồng).
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.
6. Giả thuyết khoa học
Việc thực hiện dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã có những kết quả nhất định song vẫn còn những tồn tại, bất cập, điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nếu nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thì sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý, góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận về nghiên cứu, so sánh, tổng hợp các tài liệu, tư liệu sách báo, công trình khoa học, văn bản, chỉ thị, nghị quyết thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục & Đào tạo về quản lý giáo dục, quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở trường THCS.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Thu thập thông tin thực tiễn từ cán bộ quản lý, GV và HS của 05 trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh; trên cơ sở đó phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề này.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý các nhà trường, trao đổi với các giáo viên có kinh nghiệm, uy tín trong dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh của các trường từ đó thu thập thông tin bổ sung sau khi đã điều tra bằng phiếu hỏi nhằm có được các ý kiến sâu hơn của GV và HS để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Tiến hành phân tích các sản phẩm của dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, từ đó nắm bắt được các nguyên tắc chung, phục vụ cho việc đánh giá dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh một cách đúng đắn nhất từ đó tìm ra những giải pháp tối ưu trong quá trình quản lí.
Việc này thực hiện qua giáo án lên lớp của GV, qua các sản phẩm bài kiểm tra, tạp san, tranh vẽ, sáng tác kịch bản, làm thơ, đóng kịch… mà giáo viên hướng dẫn HS tạo ra trong quá trình dạy và học.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến các chuyên gia về tính hợp lý, tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh để hoàn thiện các giải pháp đề xuất.
7.2.5. Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh để tìm hiểu thực trạng mọi mặt
của công tác quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.
7.2.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Vận dụng lý luận khoa học QLGD để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ đó khái quát hóa, hệ thống hóa và rút ra những kết luận.
7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê
Để có được các số liệu khoa học, đề tài sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, từ đó phục vụ cho hoạt động phân tích, đánh giá thực trạng và khảo nghiệm.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường THCS Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Những nghiên cứu về dạy học theo ĐHNL xuất hiện rất sớm trong lịch sử giáo dục, ngay từ thời cổ đại với những tên tuổi các triết gia như Socrate, Aristote, Platon, Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử. Tiếp đến thời kì Trung cổ Châu Âu, nhiều nhà khoa học cũng xem xét vấn đề dạy học theo ĐHNL (Decarter, Diterverg, Pestalotsy, Comensky, J. Rutso,…).
Ngày nay, dạy học theo ĐHNL trong giáo dục là vấn đề khoa học có phạm vi rất rộng lớn và tiêu biểu cho tư tưởng giáo dục hiện đại. Nó được các nhà khoa học trên thế giới thảo luận trên nhiều phương diện khác nhau. Cụ thể như sau:
Những năm 1970, dạy học dựa vào phong cách học tập (Learning Style-based Teaching) - là một hướng nghiên cứu tương đối mới nổi lên. Bởi lẽ phong cách học tập tích hợp cả khí chất, nét tính cách, tình cảm và năng lực nên dạy học theo phong cách học tập cũng là một chiến lược dạy học phân hóa theo tiếp cận năng lực. Thí dụ phổ biến nhất hiện nay là các chiến lược dạy học dựa vào lí thuyết đa trí tuệ.
Năm 1996, tác giả S. Kerka cho rằng dạy học theo định huớng năng lực có những ưu thế nổi bật so với cách dạy học truyền thống. Việc chú trọng vào kết quả đầu ra và những tiêu chuẩn đo lường khách quan của những năng lực cần thiết để tạo ra các kết quả là điểm được các nhà hoạch định chính sách GD&ĐT và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt quan tâm nhấn mạnh (dẫn theo [19]).
Năm 1998, R.E. Boyatzid cho rằng dạy học theo định huớng năng lực cho học sinh, cần dựa trên ba khía cạnh sau: (1) xác định các năng lực, (2) phát triển chúng, và (3) đánh giá chúng một cách khách quan (dẫn theo [25]). Để xác định được các năng lực, điểm bắt đầu thường là các kết quả đầu ra (outputs). Từ đó, đi đến xác định vai trò của những người có trách nhiệm phải tạo ra các kết quả đầu ra này. Một vai trò là một tập hợp các hành vi được mong đợi về một người theo những nghĩa vụ và địa vị công việc của người đó. Thuật ngữ “vai trò công việc” đề cập tới việc thực hiện những
nhiệm vụ thực sự của một người. Trên cơ sở của từng vai trò, xác định các NL cần thiết để có thể thực hiện tốt vai trò đó.
Năm 2013, các tác giả Xavier Roegirs, L.X Vygotsky, Dubois. D & Rothwell. W, John Dewey và J. Piaget đã đề cập đến giáo dục dựa vào năng lực (Competency- based Education) hay Đào tạo dựa vào năng lực (Competency-based Training) hoặc Học tập dựa vào năng lực (Competency-based Learning) - bản chất tiếp cận này là cụ thể hóa triết lí dạy học hướng vào người học, trước hết là năng lực của họ. Hướng vào người học là tư tưởng hiện đại mà nền tảng triết học đã được xác lập có 2 khía cạnh: tận dụng năng lực có sẵn và phát triển năng lực mới của người học trong quá trình dạy học (dẫn theo [25]).
Nghiên cứu những khía cạnh tương đối cụ thể trong GD như đánh giá dạy học, phát triển chương trình, lập kế hoạch, giám sát, phát triển GV và nhà quản lí giáo dục, phát triển học liệu, thiết kế dạy học,… theo ĐHNL. Đặc biệt có ý nghĩa là những nghiên cứu và khuyến cáo do UNESCO, UNDP, WB và ADB về phát triển chương trình trong giáo dục người lớn, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, quản lí trường học, đánh giá và giám sát dựa vào kết quả, quản lí dự án giáo dục,…
1.1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về dạy học và quản lý dạy học theo định hướng năng lực học sinh, cụ thể có các công trình như sau:
- Nghiên cứu về thiết kế chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Các tác giả Đỗ Ngọc Thống (năm 2011) [32]; Lương Việt Thái, Nguyễn Công Khanh (năm 2013) [30] cho rằng: chương trình dạy học ĐHNL là chương trình định hướng kết quả đầu ra, nhằm mục tiêu phát triển NL người học. Chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Chương trình dạy học ĐHNL không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình ĐHNL, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các NL. Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Người học cần đạt được những kết quả, yêu cầu đã quy định trong chương trình.