Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vũ Thị Nga - 2


MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Mở đầu

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ 1

1.1 Lịch sử hình thành thẻ tín dụng quốc tế 1

1.2 Khái niệm, đặc điểm chung của thẻ tín dụng quốc tế 2

1.2.1 Khái niệm 2

1.2.2 Đặc điểm chung của thẻ tín dụng quốc tế 3

1.2.3 Các tiện ích của thẻ tín dụng quốc tế 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thẻ TDQT và tác động

của thẻ TDQT tới hoạt động của Ngân hàng 11

Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vũ Thị Nga - 2

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thẻ TDQT 11

1.3.2 Tầm quan trọng của thẻ TDQT đối với hoạt động ngân hàng 17

1.3.2.2 Tác động tới hoạt động vốn ngân quỹ 18

1.3.2.3 Tác động tới hoạt động tín dụng 19

1.3.2.4 Tác động tới lợi nhuận kinh doanh 19

1.4 Các tổ chức thẻ TDQT và một số bài học kinh nghiệm của các NHTM Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT 21

1.4.1 Hai tổ chức thẻ quốc tế Mastercard & Visa international: 21

1.4.2 Một số kinh nghiệm của các NHTM Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT 22

1.4.2.1 Kinh nghiệm phát hành thẻ TDQT của Vietcombank 22

1.4.2.2 Kinh nghiệm phát hành thẻ TDQT của ACB 24

1.4.2.3 Triển vọng phát triển công nghệ thẻ TDQT ở Việt Nam 24

1.5 Sự cần thiết phải mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ TDQT 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT HÀNH VÀ KINH DOANH THẺ TDQT TẠI VIETINBANK 28

2.1. Vài nét về Vietinbank và thị truờng thẻ TDQT tại Việt Nam 28

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Vietinbank 28

2.1.2 Các chỉ số tăng trưởng của Vietinbank 29

2.2 Quá trình hình thành và phát triển thị trường thẻ TDQT ở Việt Nam 32

2.2.1 Đặc điểm thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam 33

2.2.2 Mô hình hoạt động kinh doanh thẻ và hoạt động phát hành thẻ TDQT tại Vietinbank 34

2.3 Kết quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ TDQT tại Vietinbank 42

2.3.1 Hoạt động phát hành thẻ TDQT tại Vietinbank 42

2.3.2 Hoạt động thanh toán thẻ TDQT 45

2.4 Đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Vietinbank 50

2.4.1 Những kết quả đạt được 50

2.4.2 Những khó khăn gặp phải 55

2.5 Tiềm năng và cơ hội phát triển thẻ tín dụng 61

2.5.1 Cơ hội 61

2.5.2 Thách thức 64

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK 68

3.1 Định hướng hoạt động và công tác kinh doanh thẻ TQDT tại Vietinbank

tới năm 2015 68

3.2 Các giải pháp phát triển thẻ TDQT tại Vietinbank 69

3.2.1 Hoàn thiện phương thức phát hành và chính sách tín dụng 69

3.2.2 Nâng cao tiện ích và giá trị gia tăng của thẻ TDQT 70

3.2.3 Đa dạng hóa các loại thẻ tín dụng TDQT 71

3.2.4 Không ngừng mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ 73

2.3.5 Tăng cường các biện pháp marketing 74

3.2.6 Đào tạo cán bộ kinh doanh thẻ 76

3.2.7 Xây dựng chính sách chia sẻ lợi nhuận và cơ chế khen thưởng cho Chi nhánh78

3.2.8 Đầu tư đổi mới công nghệ 79

3.2.9 Tăng cường công tác quản trị rủi ro 81

3.3 Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra 83

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 83

3.3.1.1 Tạo môi trường kinh tế - xã hội ổn định và phát triển 83

3.3.1.2 Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tội phạm 83

3.3.1.3 Tuyên truyền rộng rãi về thẻ ngân hàng 84

3.3.1.4 Đầu tư kỹ thuật và hạ tầng cơ sở 84

3.3.2 Với Ngân hàng Nhà nước 85

3.3.2.1 Thực hiện tốt chính sách tiền tệ 85

3.3.2.2 Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ 86

3.3.2.3 Thành lập Trung tâm bù trừ thanh toán thẻ TDQT giữa các thành viên

trong nước 87

3.3.3 Với Hiệp hội thẻ 87

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ‌

1.1 Lịch sử hình thành thẻ tín dụng quốc tế

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, thẻ ngân hàng ra đời đã mang lại một cuộc cách mạng trong thanh toán của hệ thống ngân hàng bằng việc ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin tiên tiến nhất. Thẻ Ngân hàng là một phương thức thay thế tiền mặt hàng đầu trong các giao dịch tiêu dùng. Tốc độ phát hành và thanh toán thẻ liên tục tăng ở mức kỷ lục qua các năm.

Con người theo sự tiến hoá,vì nhu cầu tiện ích đòi hỏi đã phát minh ra tiền cắc (coins) tiền giấy, ngân phiếu, chi phiếu, và cũng do nhu cầu đòi hỏi nên, khoảng năm 1951 ông Frank X. McNamara (vị tổ khai sinh ra thẻ tín dụng) đã thành lập công ty đầu tiên phát hành thẻ tín dụng, 200 chiếc thẻ Credit Card đầu tiên đã cấp cho những người giàu có và có tiếng tăm trong xã hội tại New York và những chiếc thẻ này chỉ được sử dụng hạn chế trong 27 nhà hàng sang trọng ở New York lúc bấy giờ nên có tên gọi là Diners Club. Công ty American Express cũng theo gót Diners Club cho ra đời chiếc thẻ American Express, vì sự hạn chế chỉ để sử dụng trong việc ăn uống , du lịch nên loại thẻ này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp xã hội và chưa được xem như là chiếc thẻ thần kỳ (the Magic Card ).

Cho đến năm 1970, khi mà kỹ thuật điện toán bắt đầu phát triển và hệ thống căn bản cho "The Standards for Magnetic Strip" được hình thành, thì kỹ nghệ Credit card mới thực sự phát triển mạnh mẽ và trở nên một phần của thời kỳ thông tin. Chiếc thẻ Thần Kỳ " Revolving Credit Card " lần đầu tiên cấp cho người sử dụng tại tiểu bang California do Bank of America phát hành nên gọi là BankAmericard và nhanh chóng phổ biển rộng rãi khắp tiểu bang.


Cái thẻ thần kỳ này đã bắt đầu một bước tiến quan trong cho kỹ nghệ credit card .

Với những tiện ích mang lại, thẻ Ngân hàng đã chinh phục được những khách hàng khó tính nhất và mở ra những thị trường đầy hứa hẹn. Có thể khẳng định rằng thẻ ngân hàng vẫn đang và sẽ tiếp tục gặt hái được những thành công lớn trong tương lai.

Hiện nay, trên thế giới đang có 3 loại thẻ ngân hàng được sử dụng:

-Thẻ ghi nợ: áp dụng đối với các khách hàng có quan hệ thanh toán, tín dụng thường xuyên có tín nhiệm với ngân hàng do Giám đốc ngân hàng quyết định, mỗi thẻ có ghi hạn mức sử dụng tối đa do ngân hàng phát hành thẻ quy định.

-Thẻ thanh toán: được áp dụng rộng rãi cho các khách hàng. Muốn sử dụng loại thẻ này, khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản ứng tại ngân hàng và được sử dụng thẻ có giá trị thanh toán trong phạm vi ký quỹ.

-Thẻ tín dụng: được áp dụng đối với các khách hàng đủ điều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay tiền, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng chấp nhận.

Sau đây chuyên đề sẽ đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận về thẻ TDQT

1.2Khái niệm, đặc điểm chung của thẻ tín dụng quốc tế

1.2.1 Khái niệm

Thẻ tín dụng quốc tế: là một phương tiện thanh toán với hạn mức chi tiêu nhất định mà Ngân hàng cung cấp cho người sử dụng trên cơ sở khả năng tài chính, sổ ký quĩ hoặc tài sản thế chấp.

Thẻ tín dụng quốc tế được coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng đối với các chủ thẻ. Thẻ tín dụng quốc tế khác với bất kỳ


hình thức tín dụng nào trước đó bởi vì nó là một sản phẩm kết hợp của tín dụng và thanh toán. Trong các hình thức tín dụng trước đây, khi ngân hàng đồng ý cho khách hàng vay tức là giao cho khách hàng trực tiếp quyền sử dụng một lượng vốn nhất định. Còn khi Ngân hàng cấp cho khách hàng một thẻ TDQT thì chưa có một lượng tiền thực tế nào được vay. Ngân hàng chỉ đưa ra một sự đảm bảo về quyền được sử dụng một lượng tiền trong phạm vị hạn mức của khách hàng. Việc khách hàng có thực sự vay hay không phụ thuộc vào quá trình sử dụng thẻ của khách hàng sau đó.‌

Khi khách hàng sử dụng thẻ TDQT để mua hàng hoá và dịch vụ tức là họ đang sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Ngân hàng đảm nhận vai trò kế toán hộ cho các chủ thẻ trên tài khoản tín dụng. Số dư phát sinh sẽ được ghi vào bên nợ của tài khoản, được hiểu là một khoản cho vay. Khách hàng phải tiến hành thanh toán theo sao kê khi đến hạn. Tín dụng thẻ có tính tuần hoàn và cho phép người sử dụng mở rộng khả năng tài chính trong ngắn hạn. Chỉ cần khách hàng tuân thủ đúng các qui định hợp đồng sử dụng thẻ thì sẽ luôn có quyền sử dụng thẻ.

1.2.2 Đặc điểm chung của thẻ tín dụng quốc tế

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều thẻ TDQT do các tổ chức phát hành như Visacard, Mastercard, American express, JCB, Diner club …Phạm vi sử dụng của các loại thẻ này trên toàn thế giới, trong đó phải kể đến 2 loại thẻ là Visacard và Mastercard, số điểm tiếp nhận 2 loại thẻ này lên đến hàng triệu điểm.

Các loại thẻ đều có cấu tạo giống nhau, có kích thước tiêu chuẩn 6*10 cm. Hiện nay, thẻ có thể được sản xuất bằng công nghệ thẻ từ tính hoặc thẻ thông minh. Số lượng thẻ từ tính hiện tại đang được dùng nhiều hơn, vì nó là loại thẻ ra đời sớm hơn nhưng nó cũng đã bộc lộ một số nhược điểm về kỹ thuật và độ bảo mật không cao, dễ bị làm giả. Do đó, công nghệ thẻ thông


minh (thẻ chip) ra đời và nhanh chóng được ứng dụng. Tuy thẻ thông minh có thể khắc phục được nhược điểm của thẻ từ tính nhưng giá thành để sản xuất thì quá đắt. Việc phát hành và thanh toán thẻ tín dụng thường đi đôi với việc thiết lập các hệ thống đầu cuối như máy gửi, rút tiền tự động ATM, máy thanh toán thẻ tại các điểm bán hàng (POS).

1.2.3 Các tiện ích của thẻ tín dụng quốc tế

Tiện ích dành cho chủ thẻ:

Giảm rủi ro mang theo tiền mặt.

Quản lý kế hoạch chi tiêu cá nhân dễ dàng qua các sao kê giao dịch hàng tháng.

Được vay, hỗ trợ tài chính kịp thời từ ngân hàng đặc biệt khi đi công tác, theo học xa nhà, hoặc du học ở nước ngoài.

Dễ dàng đặt tour du lịch, khách sạn, và nhà hàng.

Tham gia thương mại điện tử, mua sắm hàng hoá dịch vụ qua mạng Internet.

Thay thế hiệu quả các khoản tạm ứng, công tác phí bằng tiền mặt của cơ quan cho cán bộ khi đi công tác.

Sở hữu phương tiện thanh toán uy tín và hiện đại.

Được hưởng lãi suất trên phần tiền ký quỹ đồng thời được trả chậm tối đa tới 45 ngày.

Được bảo hiểm toàn cầu

Thời gian thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác và an toàn………

Đối với Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ:

Lợi ích của các đơn vị chấp nhận thẻ sẽ là mở rộng thị trường và doanh số. Các chủ thẻ sẽ tìm đến các ĐVCNT để mua hàng hoá vá dịch vụ. Điều này thoả mãn được mục tiêu của các điểm chấp nhận thẻ là tối đa hoá lượng hàng


hoá, dịch vụ cung cấp được vì mỗi điểm tiếp nhận thẻ là một cơ sở kinh doanh. Đồng thời Ngân hàng thông qua dịch vụ thẻ sẽ thu được một khoản lợi nhuận là phí tính theo % trên giá trị giao dịch thẻ. Hiện tại doanh số thanh toán thẻ ở Việt Nam của khách trong nước cũng chiếm một tỷ lệ tương đối so với chủ thẻ khách nước ngoài, tăng khá nhiều so với doanh số thanh toán thẻ những năm 2006. Nó như một biện pháp xuất khẩu tại chỗ và là cơ hội để các điểm tiếp nhận thẻ mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của mình của trị trường trong nước cung như thị trường nước ngoài.

Lợi ích đối với nền kinh tế:

Thẻ TDQT giúp tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, tăng cường vòng quay của đồng tiền, khơi thông các luồng vốn khác nhau, tạo điều kiện cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán trong dân cư và của cả nền kinh tế. Hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế, giảm thiểu các tiêu cực và tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách kinh tế tài chính quốc gia. Việc tăng tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu thông sẽ làm giảm tỷ trọng của số lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó làm giảm những chi phí cần thiết lưu thông trong xã hội (in ấn, bảo quản tiền mặt, kiểm đếm...). Hơn nữa, việc thanh toán bằng thẻ TDQT qua việc sử dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật và công nghệ hiện đại tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập với nền kinh tế thế giới

Thực hiện biện pháp " kích cầu" tiêu dùng: Sự tiện lợi mà thẻ mang lại cho người sử dụng, ĐVCNT, ngân hàng khiến cho ngày càng có nhiều người chuộng sử dụng thẻ TDQT, tăng cường chi tiêu bằng thẻ, tạo lập một xu hướng tiêu dùng mới "tiêu dùng trước, trả tiền sau 45 ngày", làm tăng nhu cầu tiêu dùng. Nghĩa là thẻ đã trở thành một công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của Nhà nước. Điều này cũng tạo nên một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022